-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp đáp án trắc nghiệm Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường đại học Cần Thơ
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là một quá trình tất yếu của? Chủ nghĩa không tưởng - phê phán Pháp và Anh đầu thế kỷ XIX với các đại biểu xuất sắc là. Mác và Ăngghen đã tiếp thu những giá trị của nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và kho tàng tri thức nhân loại để các ông trở thành. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra lựclượng sản xuất nhiều hơn đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp lại” luận điểm này là của ai. Điều kiện chủ quan để CNXHKH ra đời là? Tài liệu giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (ML018) 11 tài liệu
Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Tổng hợp đáp án trắc nghiệm Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường đại học Cần Thơ
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là một quá trình tất yếu của? Chủ nghĩa không tưởng - phê phán Pháp và Anh đầu thế kỷ XIX với các đại biểu xuất sắc là. Mác và Ăngghen đã tiếp thu những giá trị của nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và kho tàng tri thức nhân loại để các ông trở thành. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra lựclượng sản xuất nhiều hơn đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp lại” luận điểm này là của ai. Điều kiện chủ quan để CNXHKH ra đời là? Tài liệu giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (ML018) 11 tài liệu
Trường: Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Cần Thơ
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47304640
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là một quá trình tất yếu của?
→ Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
2. Chủ nghĩa xã hội trước Mác được gọi là?
→ Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
3. Chủ nghĩa không tưởng - phê phán Pháp và Anh đầu thế kỷ XIX với các đại biểu xuấtsắc là?
→ Xanh Ximông, S.Phuriê, R.Oen.
4. Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là? → Chủ nghĩa Mác-Lênin.
5. Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa hẹp là?
→ Một trong 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin.
6. Chủ nghĩa Mác – Lênin là?
→ Học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động
khỏi mọi hình thức áp bức bóc lột bất công.
7. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ 3 bộ phận lí luận cơ bản theo cấu trúc logic:
Triết học Mác - Lênin, KTCT Mác - Lênin, CNXHKH.
8. Điều kiện khách quan dẫn đến sự ra đời CNXHKH là?
→ Điều kiện kinh tế - xã hội.
9. Tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời CNXHKH là?
Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận.
10. Tiền đề tư tưởng lý luận trực tiếp dẫn đến sự ra đời của CNXHKH là?
→ Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp.
11. Mác và Ăngghen đã tiếp thu những giá trị của nền triết học cổ điển Đức, kinh tế
chínhtrị học cổ điển Anh và kho tàng tri thức nhân loại để các ông trở thành? → Những
nhà khoa học thiên tài, những nhà cách mạng vĩ đại nhất thời đại.
→ Khi viết tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác” ai đã
khẳng định: “Nó là người kế thừa chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài
người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX đó là triết học Đức, KTCT học Anh, CNXH Pháp”? lOMoAR cPSD| 47304640 → Lênin
12. “Vào những năm 40 thế kỷ XIX dưới tác động của nền đại công nghiệp đã làm
chophương thức sản xuất TBCN có bước phát triển vượt bậc dẫn đến mâu thuẫn giữa
LLSX mang tính chất xã hội và QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về
tư liệu sản xuất bộc lộ gay gắt”. Đây là điều kiện gì đối với sự ra đời CNXH? → Điều kiện kinh tế
13. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra
lựclượng sản xuất nhiều hơn đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp
lại” luận điểm này là của ai? → Mác – Ăngghen
14. Cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp, sự ra đời của hai giai cấp luôncó
lợi ích cơ bản đối lập nhau đó là? → Tư sản và Công nhân
15. Nếu năm 1831 phong trào đấu tranh công nhân ở thành phố Lion (Pháp) giương
caokhẩu hiệu thuần túy có tính chất kinh tế “Sống có việc làm hay chết trong đấu
tranh” thì đến năm 1834 khẩu hiệu của phong trào công nhân đã chuyển sang mục đích chính trị, đó là?
→ “Cộng hòa hay là chết”
16. Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị phong trào công nhân diễn ra những năm40
thế kỷ XIX đã minh chứng lần đầu tiên giai cấp nào đã xuất hiện như một lực lượng
chính trị độc lập hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào giai cấp tư sản? → Giai cấp công nhân
17. Điều kiện chủ quan để CNXHKH ra đời là?
→ Vai trò của Mác – Ăngghen.
18. Sự chuyển biến lập trường triết học và chính trị của Mác – Ăngghen vào những năm1843 – 1848, đó là?
→ Chuyển từ lập trường thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, chuyển từ lập
trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.
19. 3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là?
→ Chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. lOMoAR cPSD| 47304640
20. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của CNXHKH?
→ Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
21. Tác phẩm kinh điển chủ yếu của CNXHKH và là cương lĩnh chính trị đầu tiên
củaphong trào công nhân và Đảng cộng sản là?
→ Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
22. Tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” do ai viết?
→ Mác – Ăngghen (2/1848).
23. Phát triển chủ nghĩa xã hội không tưởng thành CNXHKH. Đó là công lao của? Mác – Ăngghen.
24. Ăngghen đã luận chứng về sự ra đời, phát triển của CNXH từ không tưởng đến
khoahọc trong tác phẩm nào? → Chống Đuyrinh (1878).
25. Từ khi ra đời đến nay, CNXHKH phát triển qua các giai đoạn cơ bản nào? → 3 giai đoạn:
+ Mác – Ăngghen phát triển CNXHKH.
+ Lênin vận dụng và phát triển CNXHKH trong điều kiện mới.
+ Sự vận dụng phát triển và sáng tạo CNXHKH từ sau khi Lênin qua đời đến nay.
26. Ai là người có công lao lớn nhất làm cho CNXHKH từ học thuyết trở thành hiện
thựcsinh động trên thế giới? → Lênin
27. Phát kiến vĩ đại nào của Mác – Ăngghen đã luận chứng và khẳng định sự diệt
vongkhông tránh khỏi CNTB và sự thắng lợi tất yếu của CNXH?
→ Phát kiến thứ 3: học thuyết sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
28. “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại với nhau” là lời kêugọi của? → Lênin
29. Đối tượng nghiên cứu của CNXHKH là? lOMoAR cPSD| 47304640
→ Đó là những quy luật, tính quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành
và phát triển hình thái kinh tế xã hội CSCN.
30. CNXHKH sử dụng phương pháp luận chung nhất nào để luận giải sứ mệnh lịch sửcủa
giai cấp công nhân và hình thái kinh tế xã hội CSCN?
→ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin.
31. Việc nghiên cứu học tập CNXHKH có ý nghĩa về mặt?
→ Lí luận và thực tiễn.
CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Phạm trù nào được xem là trung tâm, nguyên lý xuất phát của CNXHKH và cũng
làtrọng điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận trong thời đại ngày nay?
→ Phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2. Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với ... pháttriển
hiện đại, họ lao động bằng ... ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình ... hiện đại,
là đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến.
→ nền công nghiệp/ phương thức công nghiệp/ sản xuất vật chất.
3. Mác và Ăngghen đã dựa vào những phát kiến nào để xây dựng luận chứng về sứ
mệnhlịch sử của giai cấp công nhân?
→ 2 phát kiến là: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.
4. Giai cấp công nhân thông qua chính Đảng tiền phong ... nhân dân lao động, đấu
tranhxóa bỏ CNTB, xóa bỏ chế độ bóc lột con người, giải phóng giai cấp công nhân,
nhân dân lao động khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội CSCN văn minh.
→ Giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo.
5. Giai cấp công nhân là lực lượng đại biểu lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất: → Tiên tiến.
6. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định và thực hiện bởi:
→ Điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan.
7. Điều kiện KHÁCH QUAN quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là do:
→ Địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân. lOMoAR cPSD| 47304640
8. Điều kiện CHỦ QUAN để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử là:
→ Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân và vai trò của ĐCS.
9. Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích cơ bản của:
→ Đại đa số nhân dân lao động.
10. Mâu thuẫn giữa LLSX mang tính chất xã hội hoá cao và QHSX dựa trên chế độchiếm
hữu tư nhân TBCN về TLSX biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa:
→ Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
11. Nguồn gốc của sự giàu có của các nhà tư bản là do:
→ Bóc lột ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư của giai cấp công nhân.
12. Giai cấp công nhân có mấy đặc điểm chủ yếu? → 3 đặc điểm.
13. Giai cấp công nhân là giai cấp ... và có tinh thần ...
→ tiên phong cách mạng/ cách mạng triệt để.
14. Mác và Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấptư
sản thì chỉ có ... là thực sự cách mạng, giai cấp vô sản lại là ... của bản thân nền đại công nghiệp.”
→ giai cấp vô sản - sản phẩm.
15. “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vôsản
hiện đại”. Luận điểm này là của ai? → Mác.
16. Một trong những nét mới của giai cấp công nhân thế giới hiện nay là:
→ Lực lượng lao động có trình độ học vấn ngày càng nâng cao được đào tạo nghề nghiệp
nhất định trong cơ cấu lao động.
17. Điểm tương đồng GCCN hiện nay với GCCN thế kỷ XIX là?
→ LLSX hàng đầu của xã hội hiện đại, là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện
đại, ở các nước TBCN hiện nay GCCN vẫn bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư.
18. Những biến đổi và khác biệt của giai cấp công nhân hiện nay so với công nhân thế kỷXIX là: lOMoAR cPSD| 47304640
→ Xu hướng “trí tuệ hóa” trong tăng nhanh, một bộ phận công nhân đã tham gia vào sở
hữu một lượng TLSX của xã hội thông qua chế độ cổ phần hoá.
19. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử là:
→ Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
20. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là:
→ Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử.
21. Yếu tố giữ vai trò quyết định nhất tinh thần cách mạng triệt để của GCCN là:
→ GCCN là đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến.
22. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác khi có:
→ Lý luận CNXHKH và Đảng cộng sản lãnh đạo.
23. Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời Đảng cộng sản là:
→ Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
24. Đảng cộng sản tổ chức và sinh hoạt theo nguyên tắc cơ bản nào? → Tập trung dân chủ.
25. ĐCS là đội tiên phong của ... đại biểu trung thành của ... giai cấp công nhân và nhândân
lao động, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam cho hành động, tổ chức theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng.
→ giai cấp công nhân/ lợi ích.
26. ĐCS bao gồm những ... trong GCCN được trang bị lí luận ... cách mạng.
→ người tiên phong/ khoa học.
27. ĐCS ra đời là sự kết hợp:
→ Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
28. ĐCS Việt Nam do ai sáng tạo, lãnh đạo và rèn luyện: → Hồ Chí Minh.
29. GCCN Việt Nam là một ... to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động ...làm công hưởng lương.
→ lực lượng xã hội/ chân tay và trí óc.
30. GCCN Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với: lOMoAR cPSD| 47304640
→ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu TK XIX.
31. Đại bộ phận GCCN Việt Nam xuất phát từ:
→ giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
32. ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiên phong của nhândân
lao động và của toàn dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành ... của GCCN, nhân dân
lao động và cả dân tộc, Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy ... làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.
→ lợi ích/ tập trung dân chủ.
33. GCCN nước ta có ... to lớn, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiền phonglà
ĐCS Việt Nam, giai cấp đại diện cho ..., giai cấp tiên phong đi đầu trong sự nghiệp
CNH – HĐH đất nước, lực lượng ... trong liên minh với GCCN với GCND và đội ngũ
tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
→ sứ mệnh lịch sử / phương thức sản xuất tiên tiến/ nòng cốt.
34. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Xây dựng GCCN Việt Nam hiện đại, lớn mạnh,nâng
cao bản lĩnh ..., trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp, kỹ luật lao động, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tăng
cường giáo dục ... cho GCCN, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, nhà ở và phúc lợi
xã hội cho công nhân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân.” →
chính trị/ chính trị tư tưởng.
35. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh ... toàn diện, tăng cường bảnchất
GCCN của Đảng, đổi mới ... ,nâng cao năng lực lãnh đạo cầm quyền của Đảng.” →
xây dựng chỉnh đốn Đảng/ phương thức lãnh đạo.
36. Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng Đảng ta thực sự là ... là lực lượng ... đủ
sứcmạnh lãnh đạo GCCN và toàn thể nhân dân tiến lên xây dựng đất nước giàu đẹp.”
→ hạt nhân chính trị/ nòng cốt . lOMoAR cPSD| 47304640
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Theo CNMLN, CNXH là giai đoạn nào của hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa: giai đoạn thấp
2. Thay thế trường phái kinh tế của hình thái kinh tế xhcn bằng hình thái kinh tế cscn
phảithông qua: cách mạng xhcn (do gccn tiến hành thông qua đội tiền phong là ĐCS)
3. Theo CNMLN, CNXH thường được tiếp cận theo các góc độ: 4 góc độ
+ Là phong trào thực tiễn + Là một khoa học
+ Là một chế độ xã hội tốt đẹp
+ Là trào lưu tư tưởng, lí luận
4. CNXH ra đời xuất phát từ những điều kiện chủ yếu nào? Điều kiện kinh tế và điều kiện chính trị xã hội
5. Theo CNMLN, CNXH có mấy đặc trưng cơ bản: 6 đặc trưng
6. Trong các đặc trưng của CNXH, đặc trưng nào thể hiện thuộc tính bản chất củaCNXH?
CNXH là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ
7. Theo CNMLN, CNXH có 1 trong những đặc trưng cơ bản là: CNXH giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để
con người phát triển toàn diện (6 đặc trưng trang 93)
8. Theo CNMac, CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên: lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
9. C. Mác khẳng định tính tất yếu thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH: “Giữa XH
TBCN,CSCN có 1 thời kì cải biến cách mạng từ xh nọ thành xh kia, thích ứng với thời
kì ấy là thời kì quá độ chính trị 10.
Lênin trong điều điện nước Nga Xô viết khẳng định: “Về lí luận không thể nghi
ngờgì được rằng giữa CNTB và CNCS có 1 thời kì quá độ nhất định” 11.
Thực chất của thời kì quá độ lên CNXH là: những tàn tích của xh cũ và những
nhân tố mới của CNXH tồn tại đan xen trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh 12.
Đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH: thời kì cải biến cách mạng sâu
sắc, triệt để từ xh cũ sang xh mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh, xây dựng
từng bước cơ sở vc – kĩ thuật của CNXH 13.
Đặc điểm cơ bản về kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH: tồn tại nhiều thành phần kinh tế lOMoAR cPSD| 47304640 14.
Đặc điểm cơ bản về chính trị trong thời kì quá độ: tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau 15.
Đường lối xuyên suốt của CM VN và cũng là đặc điểm cốt yếu trong di sản tư
tưởngHCM là: độc lập dân tộc gắn liền CNXH 16.
Cương lĩnh chính trị 1930 ĐCSVN khẳng định: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân do giai cấp cn lãnh đạo tiến lên cnxh bỏ qua giai đoạn tbcn” 17. Thời kì
quá độ lên cnxh trên phạm vi cả nước ta bắt đầu từ năm: 1975
18. Đại hội 9 của Đảng ta xác định con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ
lêcnxh bỏ qua chế độ tbcn tức là: bỏ qua chế độ áp bức bất công bóc lột tbcn, bỏ
qua thói hư tật xấu, những thiết chế thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xhcn
19. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên cnxh (bổ sung phát triển 2011)
Đảng ta xác định xh xhcn mà nhân dân ta xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản: 8 đặc trưng
20. Đặc trưng nào của xh xhcn mà nhân dân ta xây dựng còn là mục tiêu tổng quát của
sựnghiệp xây dựng cnxh ở nước ta: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
21. Đảng ta xây dựng đặc trưng về kinh tế của xh xhcn mà nhân dân ta xây dựng là: có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
22. Đảng ta xây dựng có mấy phương hướng xây dựng cnxh ở VN hiện nay: 8 phương hướng
23. Đảng ta xác định một trong những phương hướng xây dựng cnxh ở VN hiện nay là:
Đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên môi trường (trang 117)
24. Đảng ta xác định phương hướng phát triển kinh tế trong xây dựng cnxh ở nước tahiện
nay là: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xhcn
25. Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm phát triển lên cnxh, đại hội 13 khẳng
định: “Lí luận về đường lối đổi mới về cnxh và con đường đi lên cnxh ở nước ta
ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”
26. ĐH 13 đánh giá thành tựu của 35 năm thực hiện…30 năm tiến hành xây
dựng…thànhtựu là: chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch
sử, phát triển mạnh mẽ toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới lOMoAR cPSD| 47304640
27. Khẳng định nào sau đây được thể hiện trong văn kiện đh lần thứ mấy: “Đất nước tachưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”: ĐH 13
28. ĐH 13 xác định mục tiêu phát triển đất nước 2025 (kỉ niệm 50 năm giải phóng
miềnNam) thống nhất đất nước: là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng
hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp
29. ĐH 13 xác định mục tiêu phát triển đất nước 2030 (kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng):
Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao
30. ĐH 13 xác định mục tiêu phát triển đất nước 2045 (kỉ niệm 100 năm thành lập nước
VN DCCH, nay là CHXHCN VN): trở thành nước phát triển, thu nhập cao
31. ĐH 13 xác định mấy phương hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030: 12 phương hướng
CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Dân chủ có nghĩa chung: Quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân
2. Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người
3. Dân chủ xuất hiện sớm nhất: chiếm hữu nô lệ
4. Các chế độ dân chủ xuất hiện: chủ nô, tư sản, xã hội chủ nghĩa
5. Điểm tiến bộ của dân chủ tư sản: thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế
6. Hạn chế của nền dân chủ tư sản: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị nằm trong
tay giai cấp tư sản
7. Dân chủ XHCN ra đời khi: từ sau thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga (1917)
8. Dân chủ XHCN khác với các nền dân chủ đã có trong lịch sử ở điểm cơ bản nào? Là
nền được rộng rãi nhất trong lịch sử
9. Lênin nhấn mạnh: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nàocũng
dân chủ hơn gấp triệu lần”
10. Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sửnhân
loại là nền dân chủ ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
11. Dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? Công nhân
12. Bản chất nền chính trị dân chủ XHCN: Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông
qua ĐCS đối với toàn xã hội nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân lOMoAR cPSD| 47304640
13. Bản chất nền kinh tế của DCXHCN: dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu
sản xuất chủ yếu
14. Bản chất của tư tưởng DCXHCN: lấy hệ tư tưởng Mác...xã hội mới
15. DCXHCN Việt Nam ra đời khi: Cách mạng tháng Tám (1945)
16. Bàn về quyền làm chủ nhân dân trên lĩnh vực chính trị HCM chỉ rõ: “Trong chế
độXHCN thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân,
bao nhiêu lợi ích đều là vì dân”
17. DCXHCN ở Việt Nam được thực hiện dưới hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
18. ĐH 13 xác định phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giámsát,
dân thụ hưởng đồng thời xác định rõ vai trò Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí mặt trận
tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội làm nòng cốt”
19. ĐH 13 của Đảng nêu rõ: “Xử lí kịp thời, nghiêm minh những tổ chức cá nhân lợidụng
gây rối nội bộ...làm phương hại đến quyền làm chủ nhân dân
20. Nhà nước xuất hiện sớm nhất: Chiếm hữu nô lệ
21. Các kiểu nhà nước trong lịch sử: chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa
22. Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp
công nhân đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ
23. Bản chất chính trị của nhà nước: Mang bản chất giai cấp công nhân giai cấp có lợi
ích phù hợp với lợi ích chung nhân dân lao động
24. Bản chất kinh tế: Chịu sự quy định của chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất
25. Bản chất văn hóa: Được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của CN Mác
và những giá trị văn hóa của nhân loại
26. Nhà nước pháp quyền XHCN được hiểu là: một kiểu nhà nước mà ở đó tất cả mọicông
dân đều được giáo dục pháp luật tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân
27. Nhà nước pháp quyền XHCN quản lí mọi mặt đời sống xã hội chủ yếu bằng: Hiến pháp, pháp luật
28. Nhà nước pháp trị và nhà nước pháp quyền giống nhau: là dùng pháp luật để quản lí xã hội
29. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước XHCN
Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội lOMoAR cPSD| 47304640
30. Trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước VN dưới sự lãnh đạoĐảng,
đã ban hành mấy bản hiến pháp: 5 bản
31. ĐH 13 nhấn mạnh: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, rành mạch
phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước”
32. Nhà nước pháp quyền XHCN có mấy đặc điểm: 6 đặc điểm
33. ĐH 13 nêu rõ: “Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN: Trong sạch,vững
mạnh, tinh gọn hoạt động hiệu lực hiệu quả vì nhân dân phục vụ tiếp tục đẩy mạnh
đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực lãng phí quan liêu tội phạm và tệ nạn xã hội”
34. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN VN được coi là nhiệm vụtrọng
tâm và là 1 trong 3 đột phá chiến lược ĐH 13
CHƯƠNG 5: CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP,
TẦNG LỚP THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Cơ cấu xã hội là gì? Là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ
xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên
2. Cơ cấu xã hội giai cấp là gì? Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách
quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu
tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất về địa vị chính trị xã hội
giữa các giai cấp và tầng lớp đó
3. Trong các loại cơ cấu xã hội sau đây, cơ cấu xã hội nào giữ vị trí quan trọng hàng đầuchi
phối cơ cấu xh khác: Cơ cấu xh giai cấp
4. CNXH khoa học nghiên cứu loại hình ccxh nào? Cơ cấu xh giai cấp
5. Sự biến đổi ccxhgc được quyết định bởi: sự biến đổi cơ cấu kinh tế
6. Yếu tố nào quy định sự đa dạng, phức tạp của ccxhgc trong thời kì quá độ lên cnxh: đa
dạng và phức tạp của cơ cấu kinh tế
7. Ccxhgc ở nước ta hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ
tri thức, đội ngũ doanh nhân
8. Giai cấp công nhân có vai trò quan trọng đặc biệt là giai cấp lãnh đạo cách mạng là
lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH và là lực lượng nòng cốt trong liên minh
GCCN, GCND và đội ngũ tri thức lOMoAR cPSD| 47304640
9. GCND cùng với nông nghiệp nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp HDH
nông nghiệp nông thôn là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững
10. Đội ngũ tri thức là lực lượng lao động sáng tạo quan trọng…đất nước xây dựng kinh
tế tri thức phát triển nền văn hóa VN
11. Đội ngũ doanh nhân phát triển nhanh… thành một đội ngũ vững mạnh
12. Luận điểm: “Cách mạng vô sản là bài đồng ca…bài ca ai điếu” của ai? Các Mác
13. Lênin khẳng định: “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể có được
chínhquyền của giai cấp vô sản không thể nghĩ đến việc duy trì chính quyền đó”
14. Lênin chỉ rõ: “Duy chính vô sản là hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp, giai cấp
vô sản, đội ngũ tiên phong…vô sản”
15. Trong thời kì quá độ CNXH, GCCN,GCND và tầng lớp lao động khác vừa là lựclượng
sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị xã hội to lớn
16. Liên minh GCCN, GCND, tầng lớp lao động khác do yếu tố nào quyết định: do có
những lợi ích cơ bản, thống nhất với nhau
17. Nội dung liên minh nào quyết định nhất, là cơ sở vật chất kĩ thuật của liên minhGCCN,
ND, LĐK trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN: đó là liên minh kinh tế
18. Mục đích liên minh chính trị giữa GCCN, ND, LĐK trong thời kì quá độ lên CNXHở
VN nhằm: phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
19. Mục đích của liên minh văn hóa-xã hội giữa GCCN, ND, LĐK: xây dựng nền văn
hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
20. Trong liên minh giai cấp tầng lớp ở nước ta hiện nay, giai cấp giữ vai trò lãnh đạo: Giai cấp công nhân
21. Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta, giai cấp công nhân vẫn là giai cấp lãnh đạo
thông qua đội tiền phong và Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội
22. Trong thời kì quá độ, đội ngũ tri thức có vai trò như thế nào? Là lực lượng lao động
sáng tạo, đặc biệt quan trọng
23. Trong thời kì quá độ thanh niên có vị trí vai trò như thế nào? Trụ cột của nước nhà,
chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
24. Sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kì quá độ mang tính: quy luật phổ biến
và đặc thù của xã hội VN lOMoAR cPSD| 47304640
25. Có mấy phương hướng cơ bản xây dựng cơ cấu xã hội giai cấp và tăng cường liênminh: 5 phương hướng
CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Theo quan điểm của CN Mác Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hộiloài
người, trải qua các hình thức cộng đồng người khác nhau từ thấp đến cao bao gồm: thị
tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc
2. Khái niệm nào sau đây dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình thànhtrong
lịch sử trong lãnh thổ nhất định có chung mối liên hệ về kinh tế, ngôn ngữ và một nền
văn hóa? Dân tộc - quốc gia
3. Đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc quốc gia là: có chung phương thức sinh hoạt kinh tế
4. Sự biến đổi của cộng đồng dân tộc do yếu tố nào quyết định? Do biến đổi của phương thức sản xuất
5. Ở các nước phương Tây dân tộc được hình thành từ chế độ nào? Chế độ tư bản chủ nghĩa
6. Ở các nước phương Đông yếu tố nào là cơ bản nhất để hình thành dân tộc? Do yêu cầu
đoàn kết chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm
7. Xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc là: Tách khỏi nhau và liên hiệp lại
8. Nội dung cương lĩnh dân tộc theo quan điểm của CN Mác Lênin là: Các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng, được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả dân tộc
9. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền: thiêng liêng của các dân tộc
10. Quyền dân tộc tự quyết giữa các dân tộc: tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình
11. Trong các nội dung của quyền dân tộc tự quyết thì nội dung nào được coi là cơ bản,tiên
quyết nhất: Nội dung chính trị
12. Cương lĩnh dân tộc của CNMLN do ai viết: LÊNIN viết
13. Động lực để các quốc gia dân tộc “tách khỏi nhau” hoặc “liên hiệp lại” xuất phát từ: lợi ích dân tộc
14. Giá trị truyền thống hàng đầu của dân tộc VN là: Yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm lOMoAR cPSD| 47304640
15. Vấn đề dân tộc ở VN được Đảng ta khằng định như thế nào? Vấn đề mang tính chiến
lược cơ bản, lâu dài
16. VN là một quốc gia đa dân tộc có mấy đặc điểm: 6 đặc điểm
17. “Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đằng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùngphát
triển” là đặc trưng thứ mấy của xã hội XHCN mà ta xây dựng: Đặc trưng 6
18. Tại ĐH 13 Đảng ta đề ra chủ trương: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng giúp nhau cùng phát triển. Huy động phân bố, sử dụng, quản lí hiệu quả các
nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về KT, VH, XH ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Ngăn chặn mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc”
19. “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người …
lựclượng siêu trần thế” của ai: Ăngghen
20. Theo quan điểm của CNMLN, tôn giáo là: một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư
ảo hiện thực khách quan
21. Theo quan điểm CNMLN, tôn giáo có nguồn gốc: KT-XH, nhận thức, tâm lí
22. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lê CNXH có mấy nguyên tắc: 4 nguyên tắc
23. Một trong những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lênCNXH
là: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
24. Quan điểm: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu….thế giới đại
đồng”của ai? Hồ Chí Minh
25. Quan điểm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống….tức là văn hóa” củaai? Hồ Chí Minh
26. VN có mấy tôn giáo lớn: 6
27. Tôn giáo ở VN có mấy đặc điểm: 5
28. Một trong đặc điểm của tôn giáo ở VN: Một quốc gia nhiều tôn giáo; đa dạng, đan xen
29. Khâu đột phá đầu tiên trong nhận thức tư duy, lý luận của Đảng ta “về vấn đề tôngiáo
VN” là: tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần một bộ phận nhân dân
30. Đảng ta xác định lực lượng làm tốt công tác tôn giáo trong thời kì mới là trách
nhiệmcủa: toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo lOMoAR cPSD| 47304640
31. Theo quan điểm tôn giáo của Đảng ta hiện nay việc theo đạo truyền đạo cũng nhưmọi
hoạt động tôn giáo khác: đều phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật
32. Cốt lõi của công tác tôn giáo trong thời kì quá độ lên CNXH là: Công tác dân vận
33. ĐH 13 của Đảng khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo,
chứcsách, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo….sự nghiệp phát triển đất nước…xử lí nghiêm
minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo…dân tộc”
CHƯƠNG 7: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Chỉ ra luận điểm đúng về gia đình: gia đình là tế bào hạt nhân, nền tảng của xã hội,
tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội
2. Quan hệ nào là cơ bản nhất trong gia đình: 2 cơ bản (quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống)
3. Trong học thuyết MLN, giải phóng phụ nữ thì cần: giải phóng xã hội
4. “Hằng ngày tái tạo nên đời sống bản thân mình, người bắt đầu tạo ra những người
khácsinh sôi nảy nở đó là quan hệ vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái đó là gia đình” luận
điểm của: Mác và Ăngghen
5. Cơ sở hình thành gia đình là: Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, quan hệ
cha mẹ nuôi và con nuôi
6. “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì
xãhội mới tốt, hạt nhân xã hội là gia đình” là câu nói của: Hồ Chí Minh
7. Gia đình gồm mấy chức năng cơ bản: 4 chức năng
8. Một trong những cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH: hôn nhân
tự do, tiến bộ, 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng
9. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ, diễn ra trên phương diện
nào?Quy mô, chức năng, quan hệ gia đình 10.
ĐH 12 của Đảng đưa ra nhiệm vụ phát triển gia đình: "Thực hiện chiến lược phát
triển gia đình VN, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh” 11.
ĐH 12 xác định: “Coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em xây dựng gia đình hạnh phúc”