-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đềề: Theo anh(chị) việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta thời kỳ trước
đổi mới? Anh(chị) hãy chỉ ra những hạn chế của cơ chế này. Bài làm
Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:
Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó
nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như
phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế,
không coi trọng các quy luật thị trường.
Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:
Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp dụng từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp
hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ
tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn,
định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy nhân sự, tiền lương,… đều do các cấp có thẩm
quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh
nghiệp; doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp
lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không
đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền
tự chủ sản xuất kinh doanh cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là
chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp”, vì vậy rất
nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan
trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa
sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người
lao động. Hệ thống thể chế chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục
hành chính còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; phương thức quản
lý hành chính vừa tập trung quan liêu, vừa phân tán chưa thông suốt. Trong khi đó, đội
ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần và trách nhiệm.
Việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu bao cấp đã tác động đến nền kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới: Về mặt tích cực:
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, tức là dựa vào sự tăng
đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế quản lý
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định. Cơ chế này
cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
nước vào việc các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt
trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập
trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục
tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc. Bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ
huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện
mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không phải riêng ai. Về mặt tiêu cực:
Trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động bất lợi cho hệ thống xã hội chủ nghĩa
trên toàn thế giới nói chung, việc Đảng duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu bao cấp đã làm tình hình kinh tế nước ta lâm vào tình trạng trì
trệ, khủng hoảng, không cạnh tranh, triệt tiêu động lực kinh tế của người lao động,
không kích thích được tính năng động, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. Nó
hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm
năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, tỷ lệ lạm phát nền kinh
tế nước ta cao ở ba con số.
Hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:
Thứ nhất, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã thủ
tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nó hạn chế sự
phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực
trong xã hội như tham ô, lãng phí. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát
triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó,
làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng.
Thứ hai, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã triệt
tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không thích tính năng động, sáng tạo của
các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thứ
ba, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp làm cho
đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quan liêu,
lộng hành, hống hách, dùng quyền lực để áp bức bóc lột nhân dân lao động. Thứ tư, trong
cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, giáo
dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch
và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không cần quan tâm nhiều đến đầu ra. Chúng
ta không phủ nhận những thành tựu của giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra,
song cũng cần thấy rằng, cơ chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính
cạnh tranh, kém năng động, sáng tạo, là mảnh đất cho căn bệnh thành tích và chủ
nghĩa hình thức tồn tại.
Đảng và nhà nước ta đã thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp từ năm 1954 - 1986. Trong giai đoạn đầu, cơ chế này được coi là
phù hợp, đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, chính vì vậy nó đã góp phần
quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tuy nhiên, đến sau năm 1975, khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, thì cơ chế quản lý
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp. Dưới áp lực
của tình thế khách quan và nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vào Đại hội
VI, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.