Cơ hội và thách thức của đối ngoại Việt Nam - Lịch sử đảng | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

Cơ hội và thách thức của đối ngoại Việt Nam - Lịch sử đảng | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
19 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cơ hội và thách thức của đối ngoại Việt Nam - Lịch sử đảng | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

Cơ hội và thách thức của đối ngoại Việt Nam - Lịch sử đảng | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

55 28 lượt tải Tải xuống
Tng hp word
Chủ đề: Cơ hội và thách thức của đối ngoại Việt Nam thời kì đi mới
Đề tài: Quan hệ đối ngoại Việt Nam – Hoa Kì trong thời kì đi mới
I. M/ đ0u (ph0n d2n thuy4t trình)
II.
7
i dung
1. Quan hê
7
V
7
t – M: trong quá khứ ( trước năm 1975)
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
( trước năm 1946)
- Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước , người bôn ba nhiều quốc gia trên
thế giới, nhất là các nước lớn, sau này là thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc . Tại Mỹ, Người đã có thời gian sinh sống và làm việc ở
nhiều thành phố, như New York, Boston vì thế Người đã thấu hiểu những giá
trị tốt đẹp của nhân dân Mỹ với công cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như
những mặt trái của giai cấp tư sản Mỹ.
- Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 17/10/1945 dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt – Mỹ thân hữu Hội đã được thành lập,
được coi là hội hữu nghị song phương đầu tiên của Việt Nam. Sau đó Người đã
nhiều lần gửi thông điệp, thư tới Mỹ với thiện chí hòa bình, cùng hợp tác.
Ngày 17/10, tại Hà Nội, Hội Việt - Mỹ (Thuộc Liên hiệp Hữu nghị) tổ chức kỷ
niệm 73 năm ngày thành lập “Việt-Mỹ thân hữu Hội”, tiền thân của Hội Việt -
Mỹ hiện nay (17/10/1945 - 17/10/2018).
- Tuy nhiên sau đó, hai nước đã trải qua cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm bởi
tham vọng quá lớn của Mỹ trở thành bá chủ thế giới.
b. Âm mưu xâm lược của Mỹ và công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
(1946-1975)
- Âm mưu xâm lược của Mỹ: Pháp có thể xâm lược nhân dân ta đến gần 10 năm
như vậy cũng là nhờ có được sự viện trợ rất lớn từ Mỹ, cụ thể:
Bước vào năm 1953, quân ta đang chiếm ưu thế hơn, Pháp đang đứng trước
nguy cơ thất bại thì vào tháng 7/1953 chúng vạch ra kế hoạch chính trị-quân sự
lấy tên là “Kế hoạch Nava” với mục tiêu trong vòng 18 tháng “chuyển bại
thành thắng” và chi phí vật chất của kế hoạch Nava phần lớn do Mỹ thực hiện.
Tuy nhiên, ta đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch của chúng với chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ “ lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu”.
(Tướng Henri Nava (1898-1983), Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương)
Ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng” của QĐND Việt Nam Anh
hùng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ toàn thắng
Tại Hội nghị Giơnevơ (5-7/1954) Bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa
bình ở Đông Dương đã được thông qua và có chữ ký các bên tuy nhiên phía đại
diện Mỹ không kí mà chỉ tuyên bố cam kết tôn trọng Hiệp định
(Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương)
Quan hệ của ta với Mỹ bắt đầu trở nên căng thẳng khi mà trong chính Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) Đảng ta đã xác định đối tượng đấu tranh
chính của Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ
- Công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975):
Ta với Mỹ chính thức bước vào thời kì chiến tranh khốc liệt và căng thẳng nhất
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã đưa ra đường lối
chiến lược chung: “cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt
của cả nước là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”
21 năm kháng chiến tưởng chừng như cả thế kỉ nhân dân ta đã chịu biết bao
khổ cực, mất mát, đánh đổi bao xương máu để rồi trong 12 ngày đêm cuối năm
1972 ta đã hoàn toàn đánh bại Mỹ với chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”
và ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được kí kết thành công là bước ngoặt quan
trọng để kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
(Quang cảnh của buổi lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam, ngày 27-1-1973)
2. Cơ hô
7
i
Gần 30 năm qua kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại
giao vào ngày 12-7-1995; xác lập quan hệ đối tác toàn diện vào ngày 25-7-2013,
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt những bước phát triển toàn diện, thực chất,
ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho an ninh, hòa bình, hợp tác, phát
triển tại khu vực và trên thế giới.
Về chính trị - ngoại giao:
sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đã tăng lên rõ rệt thông qua việc hai bên
thường xuyên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao.Nổi bật nhất trong 10
năm qua là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
(tháng 5-2016),Tổng thống Donald Trump (tháng 11-2017, tháng 2-2019) và
Tổng thống Joe Biden (tháng 9-2023)
Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ nhân dịp hai nước kỉ
niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng
đối với quan hệ song phương, vừa là sự tiếp nối con đường Chủ tịch HCM
đã đi, vừa đánh dấu sự hoàn tất một chương sử hai bên bình thường hóa
hoàn toàn quan hệ.
Ngày 10/9/2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà
nước tới Việt Nam tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn
diện một lần nữa ghi dấu mốc quan trọng mới trong quan hệ hai nước,
chuyến thăm không chỉ thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ trong mối quan hệ
với Việt Nam mà còn khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt
Nam.
Hợp tác kinh tế - thương mại:
- Là lĩnh vực hợp tác thành công nhất, trở thành trọng tâm, nền tảng, động lực
phát triển cho quan hệ chung giữa hai nước. Kim ngạch thương mại song
phương tăng hơn 5 lần trong vòng 10 năm qua, từ 25 tỷ USD (năm 2012) lên
gần 139 tỷ USD (năm 2022).Đặc biệt, từ một nước thành viên Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ thuộc loại
thấp nhất, năm 2014, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các nước ASEAN về xuất
khẩu vào Mỹ. Hiện nay, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam, đồng thời là thị trường duy nhất và đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ
USD trong xuất khẩu của Việt Nam.
- Về đầu tư, hiện nay Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 trong số 101
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 700 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, có tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 11
tỷ USD.
Về giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân:
- Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực hợp tác quan trọng, mang tầm chiến lược bởi
lẽ con người luôn là yếu tố quyết định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này. Chỉ hai tháng sau Ngày tuyên
bố độc lập, Người đã nêu đề nghị cử 50 tri thức Việt Nam sang học tập ở Mỹ
(Thư gửi Ngoại trưởng Mỹ ngày 1/11/1945). Ngày nay số sinh viên, nghiên
cứu sinh Việt Nam ở Mỹ đã là 30.000 người. Lãnh đạo hai nước bày tỏ quyết
tâm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
này, coi đây là một lĩnh vực trọng yếu và lâu dài. hằng năm, có từ 23.000 sinh
viên đến 25.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Hoa Kỳ, đưa Việt Nam trở
thành nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ năm trên thế giới về
số lượng sinh viên theo học ở Hoa Kỳ.
Hợp tác y tế và ứng phó với đại dịch COVID-19 tiếp tục là điểm sáng trong
quan hệ hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc hỗ trợ lẫn nhau về
trang thiết bị y tế, tiếp cận vaccine, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh
và bảo hộ công dân. Trong đại dịch Covid-19 Mỹ đã cung cấp vaccine kịp thời
và đúng lúc cho Việt Nam để chống lại đại dịch.
HỢP TÁC SỐ, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và
đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số.
- Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân
lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp khoản tài trợ
gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ
Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.
- Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ được xác định là lĩnh vực mang tính
đột phá mới. Hai nước sẽ tập trung vào việc tạo nền tảng công nghệ số, hệ sinh
thái bán dẫn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chuyển đổi năng lượng,
công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm cũng sẽ được chú trọng.
Về quốc phòng - an ninh:
- Việt Nam đã tiếp nhận các khoản hỗ trợ an ninh song phương trị giá khoảng 60
triệu USD do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ thông qua chương trình Tài trợ
Quân sự Nước ngoài (FMF)
- Từ năm 2015 đến năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê chuẩn việc xuất
khẩu vĩnh viễn các thiết bị quốc phòng trị giá 32,3 triệu USD với Việt Nam
thông qua chương trình Giao dịch Thương mại Trực tiếp (DCS)
- Quan hệ hợp tác quốc phòng được hai bên triển khai phù hợp với quan hệ
chung hai nước theo tinh thần các văn bản, thoả thuận đã ký, đạt được kết quả
tích cực trên các lĩnh vực: đối thoại - tham vấn, trao đổi đoàn, khắc phục hậu
quả chiến tranh, đào tạo, cứu hộ-cứu nạn, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, quân
y…
- Khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục được hai bên xác định là một lĩnh vực
hợp tác ưu tiên. Tổng thống Biden khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt
Nam trong việc rà vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tẩy rửa ô nhiễm môi
trường do chất độc dioxin gây ra, mở rộng chương trình giúp đỡ người khuyết
tật, việc quy tập hài cốt của những quân nhân của cả hai bên còn mất tích trong
chiến tranh.
Về hợp tác trong các thể chế đa phương: hai nước đã thúc đẩy trao đổi và
ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN -
Hoa Kỳ, tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ
cùng chia sẻ tầm nhìn về thúc đẩy vai trò tích cực của các thể chế đa
phương trong khu vực, như ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Sáng
kiến Hạ nguồn sông Mekong,
3. Thách thức
Trong thời kỳ Đổi mới, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được nới lỏng
và tái thiết lập sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình này, Việt
Nam đã phải đối mặt với một số thách thức.
a. Lịch sử chiến tranh: Cuộc Chiến tranh Việt Nam đã để lại những vết thương
sâu sắc trong quan hệ giữa hai nước. Sự khác biệt về quan điểm chính trị và xã
hội vẫn làm tăng độ căng thẳng và khó khăn trong quá trình tái thiết quan hệ
như:
Mỹ: Mỹ ủng hộ chế độ chính quyền miền Nam (chế độ Việt Nam Cộng
Hòa) và coi cuộc chiến là một cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa cộng
sản. Mỹ mong muốn duy trì sự tự do và ngăn chặn sự lan truyền của chủ
nghĩa cộng sản trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam: Việt Nam coi cuộc chiến tranh là một cuộc kháng chiến dân tộc
chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và sau đó là Mỹ. Việt Nam nhìn
nhận cuộc chiến là một phần của cuộc cách mạng thống nhất và độc lập.
b. Quan điểm đối lập: Việt Nam và Hoa Kỳ có những quan điểm chính trị và xã
hội khác nhau. Việt Nam là một nước cộng sản trong khi Hoa Kỳ là một nước
tư bản. Sự khác biệt này đã tạo ra những trở ngại và thách thức trong việc đạt
được những thỏa thuận và hiểu biết chung.
Mỹ: Mỹ coi mình là một nền văn minh tiến bộ với tôn chỉ tự do dân chủ.
Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự, tương trợ và xây dựng nước nhanh
chóng nhằm giúp Việt Nam Cộng Hòa xây dựng một xã hội dân chủ và
hướng tới sự hiện đại hóa.
Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (miền Bắc) đều cố gắng chung tay xây dựng mô
t quốc gia ngay sau khi
chiến tranh kết thúc. Mục tiêu của Việt Nam là đảm bảo nhân dân được sống
trong bình yên, ổn định, cùng với việc xóa bỏ công cụ thực dân và xây dựng
nền kinh tế cộng sản.
c. Các vấn đề nhân quyền: Một trong những điểm khác biệt lớn giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ là quan điểm về nhân quyền và tự do cá nhân. Việt Nam đã phải đối
mặt với áp lực và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, về việc
tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền.
Cụ thể :
Sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ giữa hai nước được cải thiện, Mỹ mở đại
sứ quán ở Hà Nội vào năm 1995 và hai nước nối lại quan hệ ngoại giao chính
thức vào năm Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền đã là một điểm căng thẳng 1995.
quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ. Mỹ có quan ngại về việc Việt Nam vi phạm
quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền công dân cơ bản khác. Các tổ
chức nhân quyền Mỹ và quốc tế ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm nhân
quyền ở Việt Nam, bao gồm việc bắt giữ người biểu tình, hành hình và vi phạm
quyền tự do ngôn luận. Quan điểm và ưu tiên về nhân quyền của hai nước còn
tạo ra sự khác biệt đáng kể trong quan hệ đối ngoại. Mỹ thường đặt nhân quyền
là một mảng quan trọng trong chính sách đối ngoại và thường áp đặt các biện
pháp trừng phạt kinh tế đối với các quốc gia vi phạm nhân quyền. Việc Mỹ
không thể chấp nhận hoàn toàn tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã gây ra sự
căng thẳng trong quan hệ và đôi khi tạo ra các tranh cãi công khai.
d. Kinh tế và thương mại:
- Trước khi tái thiết lập quan hệ, các lệnh cấm của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đáng kể
đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với việc đẩy mạnh chính sách
Đổi mới và mở cửa đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước đã
được cải thiện, mặc dù vẫn còn những thách thức trong việc thực hiện thoả
thuận thương mại.
- Mặc dù có những thách thức, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc
đàm phán và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, an ninh,
văn hóa và giáo dục. Dần dần, quan hệ đối ngoại giữa hai nước đã tiến triển và
ngày càng củng cố, mang lại lợi ích cho cả hai bên và đóng góp vào sự ổn định
và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
4. GiEi pháp, chi4n lưc
a. Từ nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, hàn gắn, hòa giải đến bình thường
hóa quan hệ(1975 đến 1995)
- Hơn hai thập niên sau Hiệp định Paris, hai nước (Việt Nam và Mỹ) đã phải trải
qua những giai đoạn thăng trầm để tiến tới bình thường hóa quan hệ
- Kể từ năm 1986, sau khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới mới thì quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển
- Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã khẳng định: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc
với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải
thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”. Nhờ
những chính sách ngoại giao này đã từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ tiến
đến việc bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước”
- Ngày 11/7/1995, quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ bước sang trang sử mới khi Thủ
tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam –Hoa Kỳ. Từ đây mở
ra giai đoạn hợp tác mới giữa hai nước trên tinh thần “ gác lại quá khứ, vượt
qua khác biệt, phát huy tương đồng hướng tới tương lai”.
Tổng thống Bill Clinton (trái) và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố quyết định bình
thường hóa quan hệ năm 1995.
b. Thiết lập và duy trì quan hệ ngoại giao toàn diện, sâu rộng (1995 đến nay)
Từ 1995 đến nay nước ta đã trải qua 8 kì đại hội, qua các kì đại hội chính sách đối
ngoại nói chung và chính sách đối ngoại giữa ta và Mỹ nói riêng ngày càng hoàn
thiện và phát triển hơn. Mới nhất, trong kì đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (1-
2/2021) Đảng ta đã đưa ra những chính sách có sự kế thừa và phát triển những điểm
mới so với các kì đại hội trước đó.
- Nhiệm vụ:
Thứ nhất, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối
ngoại, không để bị động, bất ngờ
Ta và Mỹ đã có sự hợp tác, giúp đỡ cùng phát triển về mọi mặt nhưng điều đó không
có nghĩa ta phụ thuộc và bị động trong mối quan hệ này, mọi sự hợp tác đều có mục
đích vì thế cần tỉnh táo “biết mình”, “biết người”, “biết thời thế” mới có thể tranh thủ
thời cơ, thuận lợi để phát triển đất nước
Thứ hai, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
Sử dụng các phương thức, biện pháp hòa bình để ngăn ngừa, hóa giải và đẩy lùi nguy
cơ xung đột, chiến tranh từ sớm, từ xa
Thứ ba, tiên phong huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước
Ví dụ như trong dịch bệnh Covid-19 Mỹ đã viện trợ cho ta tổng là 9,5 triệu USD
trong đó bao gồm 5 triệu USD cho quỹ hỗ trợ kinh tế
Thứ tư, tiên phong mở đường, đồng hành, phục vụ lợi ích của người dân, địa phương
và doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế
Đảng đã đề ra định hướng “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy
người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”
Thứ năm, tiên phong nâng cao vị thế và uy tín đất nước
- Định hướng: Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng
- Chủ trương: Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối
ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân
5.
7
n dIng, liên hê
7
a. Ý nghĩa của đường lối của Đảng trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa
Kỳ
- Nhờ đường lối ngoại khéo léo và thông minh, sau gần 30 năm thiết lập quan hệ
song phương vào năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác đáng tin
cậy, hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện. Hiện nay, mối quan hệ đối tác đã
phát triển vững chắc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị an ninh và giao lưu giữa
nhân dân hai nước.
- Với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, Hoa Kỳ ủng hộ Việt
Nam tiến bước vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh
quốc tế và tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi
- Mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ cũng phát triển vô cùng
nhanh chóng. Với hơn hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam đến sinh sống và
học tập tại Hoa Kỳ, đã đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ.rên 200
dự án Kiều bào từ Hoa Kỳ đầu tư về nước với tổng vốn gần 3 tỷ USD. Năm
2010, trong tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng lượng kiều hối từ các
nơi trên thế giới gửi về Việt Nam vẫn ở mức gần 8 tỷ USD, kiều hối gửi về từ
Hoa Kỳ chiếm hơn 60% trong tổng số này.
- Trong những năm tiếp theo, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục củng cố quan hệ
hợp tác song phương trên nhiều phương diện, đó là mối quan hệ đối tác chiến
lược sống động dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, bình đẳng, mang lại lợi
ích cho hai nước.
b. Bài học cho Đảng ta.
- Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua đã nêu: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.”
Hoa Kỳ là quốc gia có sức mạnh tổng hợp vượt trội so với nhiều nước khác
trên thế giới, là cường quốc về kinh tế, quốc phòng, an ninh…, là đối tác thuộc
diện ưu tiên, là mối quan hệ chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam.
- Chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng Hoa Kỳ xây dựng
quan hệ hợp tác trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể
chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau là một chủ
trương phù hợp với tinh thần hòa hiếu và truyền thống yêu chuộng hòa bình
của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam nên tiếp tục phát huy và thực thi nhất
quán trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều sự khác biệt về chế độ chính trị và trình độ
phát triển, bên cạnh đó là sự đa dạng về văn hóa và lịch sử. Vậy nên, trong bối
cảnh mối quan hệ Đối tác toàn diện đang phát triển ngày càng đi vào chiều sâu,
Đảng và Nhà nước cần nỗ lực tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác, giảm
thiểu sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ, đồng thời, duy trì cơ
chế đối thoại thiện chí để xử lý bất đồng trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và
xây dựng.
- Cuối cùng, để phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững và lớn mạnh,
Việt Nam cần đánh giá và dự báo đúng tình hình trong nước và quốc tế. Để từ
đó không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy trong hoạch định và triển khai chính
sách đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc và xu thế thời đại.
c. Liên hệ sinh viên
- Một là, sinh viên phải ý thức được trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với
cộng đồng, với đất nước, quốc gia và dân tộc của mình để có động lực xây
dựng lộ trình, giải pháp để vươn lên, đưa vị thế thanh niên Việt Nam cao hơn
trên bản đồ nhân tài khu vực cũng như thế giới.
- Hai là phải chủ động trau dồi, hoàn thiện kỹ năng, kiến thức cần có trong bối
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhất là những kỹ năng thực hành xã
hội, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ và khả năng bắt nhịp
với những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Ba là chủ động cập nhật, tiếp thu những vấn đề của quốc gia và thế giới, phải
hiểu được bối cảnh đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước cũng như sự đổi mới giáo dục hay lộ trình hội nhập các khu vực kinh tế
toàn cầu. Cuối cùng là tinh thần sẻ chia, ý thức với cộng đồng. Trong bối cảnh
đất nước đang hội nhập sâu rộng, sinh viên không nên chỉ biết sống vì bản thân
mà cần phải có sự sẻ chia một cách sâu rộng với cộng đồng, với bạn bè quốc tế
xung quanh để gián tiếp trở thành những đại sứ, những thông điệp góp phần
củng cố và nâng cao thêm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
III. K4t luâ
7
n
Chiến tranh tàn khốc qua đi, Mỹ cấm vận Việt Nam, cho đến bình thường hóa
quan hệ ngoại giao giữa hai nước; sau tất cả, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ cựu
thù đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Dù cho quá khứ để lại nỗi đau
thương không thể xóa nhòa, nhưng ta không thể chỉ mãi đắm chìm trong quá khứ,
ta cần nhìn vào đó như một bài học để hướng tới tương lai, sao cho xứng với công
lao bao thế hệ ông cha đã nằm xuống để gìn giữ và gây dựng nên đất nước được
như ngày hôm nay. Với quan điểm “thêm bạn, bớt thù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
mỗi người con Việt Nam đều cần trang bị đầy đủ tri thức, tin và nghe theo đường
lối của Đảng để biết đâu là bạn, đâu là thù, để có thể lựa chọn hợp tác phát triển,
đưa đất nước Việt Nam ngày càng trở nên giàu mạnh, nâng cao vị thế trên trường
quốc tế.
| 1/19

Preview text:

Tng hp word
Chủ đề: Cơ hội và thách thức của đối ngoại Việt Nam thời kì đi mới
Đề tài: Quan hệ đối ngoại Việt Nam – Hoa Kì trong thời kì đi mới I.
M/ đ0u (ph0n d2n thuy4t trình) II. Nô 7i dung 1.
Quan hê 7 Viê 7t – M: trong quá khứ ( trước năm 1975)
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ( trước năm 1946)
- Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước , người bôn ba nhiều quốc gia trên
thế giới, nhất là các nước lớn, sau này là thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc . Tại Mỹ, Người đã có thời gian sinh sống và làm việc ở
nhiều thành phố, như New York, Boston vì thế Người đã thấu hiểu những giá
trị tốt đẹp của nhân dân Mỹ với công cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như
những mặt trái của giai cấp tư sản Mỹ.
- Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 17/10/1945 dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt – Mỹ thân hữu Hội đã được thành lập,
được coi là hội hữu nghị song phương đầu tiên của Việt Nam. Sau đó Người đã
nhiều lần gửi thông điệp, thư tới Mỹ với thiện chí hòa bình, cùng hợp tác.
Ngày 17/10, tại Hà Nội, Hội Việt - Mỹ (Thuộc Liên hiệp Hữu nghị) tổ chức kỷ
niệm 73 năm ngày thành lập “Việt-Mỹ thân hữu Hội”, tiền thân của Hội Việt -
Mỹ hiện nay (17/10/1945 - 17/10/2018).

- Tuy nhiên sau đó, hai nước đã trải qua cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm bởi
tham vọng quá lớn của Mỹ trở thành bá chủ thế giới.
b. Âm mưu xâm lược của Mỹ và công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1946-1975)
- Âm mưu xâm lược của Mỹ: Pháp có thể xâm lược nhân dân ta đến gần 10 năm
như vậy cũng là nhờ có được sự viện trợ rất lớn từ Mỹ, cụ thể:
 Bước vào năm 1953, quân ta đang chiếm ưu thế hơn, Pháp đang đứng trước
nguy cơ thất bại thì vào tháng 7/1953 chúng vạch ra kế hoạch chính trị-quân sự
lấy tên là “Kế hoạch Nava” với mục tiêu trong vòng 18 tháng “chuyển bại
thành thắng” và chi phí vật chất của kế hoạch Nava phần lớn do Mỹ thực hiện.
Tuy nhiên, ta đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch của chúng với chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ “ lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu”.
(Tướng Henri Nava (1898-1983), Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương)
 Ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng” của QĐND Việt Nam Anh
hùng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng
 Tại Hội nghị Giơnevơ (5-7/1954) Bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa
bình ở Đông Dương đã được thông qua và có chữ ký các bên tuy nhiên phía đại
diện Mỹ không kí mà chỉ tuyên bố cam kết tôn trọng Hiệp định
(Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương)
 Quan hệ của ta với Mỹ bắt đầu trở nên căng thẳng khi mà trong chính Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) Đảng ta đã xác định đối tượng đấu tranh
chính của Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ
- Công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975):
Ta với Mỹ chính thức bước vào thời kì chiến tranh khốc liệt và căng thẳng nhất
 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã đưa ra đường lối
chiến lược chung: “cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt
của cả nước là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”
 21 năm kháng chiến tưởng chừng như cả thế kỉ nhân dân ta đã chịu biết bao
khổ cực, mất mát, đánh đổi bao xương máu để rồi trong 12 ngày đêm cuối năm
1972 ta đã hoàn toàn đánh bại Mỹ với chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”
và ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được kí kết thành công là bước ngoặt quan
trọng để kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
(Quang cảnh của buổi lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam, ngày 27-1-1973) 2. Cơ hô 7i
Gần 30 năm qua kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại
giao vào ngày 12-7-1995; xác lập quan hệ đối tác toàn diện vào ngày 25-7-2013,
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt những bước phát triển toàn diện, thực chất,
ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho an ninh, hòa bình, hợp tác, phát
triển tại khu vực và trên thế giới. 
Về chính trị - ngoại giao: 
sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đã tăng lên rõ rệt thông qua việc hai bên
thường xuyên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao.Nổi bật nhất trong 10
năm qua là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
(tháng 5-2016),Tổng thống Donald Trump (tháng 11-2017, tháng 2-2019) và
Tổng thống Joe Biden (tháng 9-2023) 
Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ nhân dịp hai nước kỉ
niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng
đối với quan hệ song phương, vừa là sự tiếp nối con đường Chủ tịch HCM
đã đi, vừa đánh dấu sự hoàn tất một chương sử hai bên bình thường hóa hoàn toàn quan hệ. 
Ngày 10/9/2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà
nước tới Việt Nam tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn
diện một lần nữa ghi dấu mốc quan trọng mới trong quan hệ hai nước,
chuyến thăm không chỉ thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ trong mối quan hệ
với Việt Nam mà còn khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam. 
Hợp tác kinh tế - thương mại:
- Là lĩnh vực hợp tác thành công nhất, trở thành trọng tâm, nền tảng, động lực
phát triển cho quan hệ chung giữa hai nước. Kim ngạch thương mại song
phương tăng hơn 5 lần trong vòng 10 năm qua, từ 25 tỷ USD (năm 2012) lên
gần 139 tỷ USD (năm 2022).Đặc biệt, từ một nước thành viên Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ thuộc loại
thấp nhất, năm 2014, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các nước ASEAN về xuất
khẩu vào Mỹ. Hiện nay, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam, đồng thời là thị trường duy nhất và đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ
USD trong xuất khẩu của Việt Nam.
- Về đầu tư, hiện nay Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 trong số 101
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 700 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, có tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 11 tỷ USD.
Về giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân:
- Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực hợp tác quan trọng, mang tầm chiến lược bởi
lẽ con người luôn là yếu tố quyết định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này. Chỉ hai tháng sau Ngày tuyên
bố độc lập, Người đã nêu đề nghị cử 50 tri thức Việt Nam sang học tập ở Mỹ
(Thư gửi Ngoại trưởng Mỹ ngày 1/11/1945). Ngày nay số sinh viên, nghiên
cứu sinh Việt Nam ở Mỹ đã là 30.000 người. Lãnh đạo hai nước bày tỏ quyết
tâm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
này, coi đây là một lĩnh vực trọng yếu và lâu dài. hằng năm, có từ 23.000 sinh
viên đến 25.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Hoa Kỳ, đưa Việt Nam trở
thành nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ năm trên thế giới về
số lượng sinh viên theo học ở Hoa Kỳ.
 Hợp tác y tế và ứng phó với đại dịch COVID-19 tiếp tục là điểm sáng trong
quan hệ hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ, đặc biệt trong việc hỗ trợ lẫn nhau về
trang thiết bị y tế, tiếp cận vaccine, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh
và bảo hộ công dân. Trong đại dịch Covid-19 Mỹ đã cung cấp vaccine kịp thời
và đúng lúc cho Việt Nam để chống lại đại dịch.
HỢP TÁC SỐ, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và
đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số.
- Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân
lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp khoản tài trợ
gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ
Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.
- Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ được xác định là lĩnh vực mang tính
đột phá mới. Hai nước sẽ tập trung vào việc tạo nền tảng công nghệ số, hệ sinh
thái bán dẫn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chuyển đổi năng lượng,
công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm cũng sẽ được chú trọng.
Về quốc phòng - an ninh:
- Việt Nam đã tiếp nhận các khoản hỗ trợ an ninh song phương trị giá khoảng 60
triệu USD do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ thông qua chương trình Tài trợ
Quân sự Nước ngoài (FMF)
- Từ năm 2015 đến năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê chuẩn việc xuất
khẩu vĩnh viễn các thiết bị quốc phòng trị giá 32,3 triệu USD với Việt Nam
thông qua chương trình Giao dịch Thương mại Trực tiếp (DCS)
- Quan hệ hợp tác quốc phòng được hai bên triển khai phù hợp với quan hệ
chung hai nước theo tinh thần các văn bản, thoả thuận đã ký, đạt được kết quả
tích cực trên các lĩnh vực: đối thoại - tham vấn, trao đổi đoàn, khắc phục hậu
quả chiến tranh, đào tạo, cứu hộ-cứu nạn, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, quân y…
- Khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục được hai bên xác định là một lĩnh vực
hợp tác ưu tiên. Tổng thống Biden khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt
Nam trong việc rà vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tẩy rửa ô nhiễm môi
trường do chất độc dioxin gây ra, mở rộng chương trình giúp đỡ người khuyết
tật, việc quy tập hài cốt của những quân nhân của cả hai bên còn mất tích trong chiến tranh.
Về hợp tác trong các thể chế đa phương: hai nước đã thúc đẩy trao đổi và
ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN -
Hoa Kỳ, tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
cũng như phối hợp giải quyết các vấn đề toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ
cùng chia sẻ tầm nhìn về thúc đẩy vai trò tích cực của các thể chế đa
phương trong khu vực, như ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Sáng
kiến Hạ nguồn sông Mekong, 3. Thách thức
Trong thời kỳ Đổi mới, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được nới lỏng
và tái thiết lập sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình này, Việt
Nam đã phải đối mặt với một số thách thức.
a. Lịch sử chiến tranh: Cuộc Chiến tranh Việt Nam đã để lại những vết thương
sâu sắc trong quan hệ giữa hai nước. Sự khác biệt về quan điểm chính trị và xã
hội vẫn làm tăng độ căng thẳng và khó khăn trong quá trình tái thiết quan hệ như: 
Mỹ: Mỹ ủng hộ chế độ chính quyền miền Nam (chế độ Việt Nam Cộng
Hòa) và coi cuộc chiến là một cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa cộng
sản. Mỹ mong muốn duy trì sự tự do và ngăn chặn sự lan truyền của chủ
nghĩa cộng sản trong khu vực Đông Nam Á. 
Việt Nam: Việt Nam coi cuộc chiến tranh là một cuộc kháng chiến dân tộc
chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và sau đó là Mỹ. Việt Nam nhìn
nhận cuộc chiến là một phần của cuộc cách mạng thống nhất và độc lập.
b. Quan điểm đối lập: Việt Nam và Hoa Kỳ có những quan điểm chính trị và xã
hội khác nhau. Việt Nam là một nước cộng sản trong khi Hoa Kỳ là một nước
tư bản. Sự khác biệt này đã tạo ra những trở ngại và thách thức trong việc đạt
được những thỏa thuận và hiểu biết chung. 
Mỹ: Mỹ coi mình là một nền văn minh tiến bộ với tôn chỉ tự do dân chủ.
Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự, tương trợ và xây dựng nước nhanh
chóng nhằm giúp Việt Nam Cộng Hòa xây dựng một xã hội dân chủ và
hướng tới sự hiện đại hóa. 
Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (miền Bắc) đều cố gắng chung tay xây dựng mô ‰t quốc gia ngay sau khi
chiến tranh kết thúc. Mục tiêu của Việt Nam là đảm bảo nhân dân được sống
trong bình yên, ổn định, cùng với việc xóa bỏ công cụ thực dân và xây dựng nền kinh tế cộng sản.
c. Các vấn đề nhân quyền: Một trong những điểm khác biệt lớn giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ là quan điểm về nhân quyền và tự do cá nhân. Việt Nam đã phải đối
mặt với áp lực và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, về việc
tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền. Cụ thể :
Sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ giữa hai nước được cải thiện, Mỹ mở đại
sứ quán ở Hà Nội vào năm 1995 và hai nước nối lại quan hệ ngoại giao chính thức vào năm T
1995. uy nhiên, vấn đề nhân quyền đã là một điểm căng thẳng
quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ. Mỹ có quan ngại về việc Việt Nam vi phạm
quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền công dân cơ bản khác. Các tổ
chức nhân quyền Mỹ và quốc tế ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm nhân
quyền ở Việt Nam, bao gồm việc bắt giữ người biểu tình, hành hình và vi phạm
quyền tự do ngôn luận. Quan điểm và ưu tiên về nhân quyền của hai nước còn
tạo ra sự khác biệt đáng kể trong quan hệ đối ngoại. Mỹ thường đặt nhân quyền
là một mảng quan trọng trong chính sách đối ngoại và thường áp đặt các biện
pháp trừng phạt kinh tế đối với các quốc gia vi phạm nhân quyền. Việc Mỹ
không thể chấp nhận hoàn toàn tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã gây ra sự
căng thẳng trong quan hệ và đôi khi tạo ra các tranh cãi công khai.
d. Kinh tế và thương mại:
- Trước khi tái thiết lập quan hệ, các lệnh cấm của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đáng kể
đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với việc đẩy mạnh chính sách
Đổi mới và mở cửa đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước đã
được cải thiện, mặc dù vẫn còn những thách thức trong việc thực hiện thoả thuận thương mại.
- Mặc dù có những thách thức, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc
đàm phán và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, an ninh,
văn hóa và giáo dục. Dần dần, quan hệ đối ngoại giữa hai nước đã tiến triển và
ngày càng củng cố, mang lại lợi ích cho cả hai bên và đóng góp vào sự ổn định
và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
4. GiEi pháp, chi4n lưc
a. Từ nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, hàn gắn, hòa giải đến bình thường
hóa quan hệ(1975 đến 1995)
- Hơn hai thập niên sau Hiệp định Paris, hai nước (Việt Nam và Mỹ) đã phải trải
qua những giai đoạn thăng trầm để tiến tới bình thường hóa quan hệ
- Kể từ năm 1986, sau khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới mới thì quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển
- Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã khẳng định: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc
với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải
thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á”. Nhờ
những chính sách ngoại giao này đã từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ tiến
đến việc bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước”
- Ngày 11/7/1995, quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ bước sang trang sử mới khi Thủ
tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam –Hoa Kỳ. Từ đây mở
ra giai đoạn hợp tác mới giữa hai nước trên tinh thần “ gác lại quá khứ, vượt
qua khác biệt, phát huy tương đồng hướng tới tương lai”.
Tổng thống Bill Clinton (trái) và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố quyết định bình
thường hóa quan hệ năm 1995.
b. Thiết lập và duy trì quan hệ ngoại giao toàn diện, sâu rộng (1995 đến nay)
Từ 1995 đến nay nước ta đã trải qua 8 kì đại hội, qua các kì đại hội chính sách đối
ngoại nói chung và chính sách đối ngoại giữa ta và Mỹ nói riêng ngày càng hoàn
thiện và phát triển hơn. Mới nhất, trong kì đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (1-
2/2021) Đảng ta đã đưa ra những chính sách có sự kế thừa và phát triển những điểm
mới so với các kì đại hội trước đó. - Nhiệm vụ:
Thứ nhất, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối
ngoại, không để bị động, bất ngờ
Ta và Mỹ đã có sự hợp tác, giúp đỡ cùng phát triển về mọi mặt nhưng điều đó không
có nghĩa ta phụ thuộc và bị động trong mối quan hệ này, mọi sự hợp tác đều có mục
đích vì thế cần tỉnh táo “biết mình”, “biết người”, “biết thời thế” mới có thể tranh thủ
thời cơ, thuận lợi để phát triển đất nước
Thứ hai, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
Sử dụng các phương thức, biện pháp hòa bình để ngăn ngừa, hóa giải và đẩy lùi nguy
cơ xung đột, chiến tranh từ sớm, từ xa
Thứ ba, tiên phong huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước
Ví dụ như trong dịch bệnh Covid-19 Mỹ đã viện trợ cho ta tổng là 9,5 triệu USD
trong đó bao gồm 5 triệu USD cho quỹ hỗ trợ kinh tế
Thứ tư, tiên phong mở đường, đồng hành, phục vụ lợi ích của người dân, địa phương
và doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế
Đảng đã đề ra định hướng “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy
người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”
Thứ năm, tiên phong nâng cao vị thế và uy tín đất nước -
Định hướng: Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng -
Chủ trương: Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối
ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân
5. Vâ 7n dIng, liên hê 7
a. Ý nghĩa của đường lối của Đảng trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ
- Nhờ đường lối ngoại khéo léo và thông minh, sau gần 30 năm thiết lập quan hệ
song phương vào năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác đáng tin
cậy, hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện. Hiện nay, mối quan hệ đối tác đã
phát triển vững chắc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước.
- Với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, Hoa Kỳ ủng hộ Việt
Nam tiến bước vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh
quốc tế và tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi
- Mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ cũng phát triển vô cùng
nhanh chóng. Với hơn hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam đến sinh sống và
học tập tại Hoa Kỳ, đã đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ.rên 200
dự án Kiều bào từ Hoa Kỳ đầu tư về nước với tổng vốn gần 3 tỷ USD. Năm
2010, trong tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng lượng kiều hối từ các
nơi trên thế giới gửi về Việt Nam vẫn ở mức gần 8 tỷ USD, kiều hối gửi về từ
Hoa Kỳ chiếm hơn 60% trong tổng số này.
- Trong những năm tiếp theo, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục củng cố quan hệ
hợp tác song phương trên nhiều phương diện, đó là mối quan hệ đối tác chiến
lược sống động dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, bình đẳng, mang lại lợi ích cho hai nước. b. Bài học cho Đảng ta.
- Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI vừa qua đã nêu: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.”
Hoa Kỳ là quốc gia có sức mạnh tổng hợp vượt trội so với nhiều nước khác
trên thế giới, là cường quốc về kinh tế, quốc phòng, an ninh…, là đối tác thuộc
diện ưu tiên, là mối quan hệ chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
- Chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng Hoa Kỳ xây dựng
quan hệ hợp tác trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể
chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau là một chủ
trương phù hợp với tinh thần hòa hiếu và truyền thống yêu chuộng hòa bình
của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam nên tiếp tục phát huy và thực thi nhất
quán trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều sự khác biệt về chế độ chính trị và trình độ
phát triển, bên cạnh đó là sự đa dạng về văn hóa và lịch sử. Vậy nên, trong bối
cảnh mối quan hệ Đối tác toàn diện đang phát triển ngày càng đi vào chiều sâu,
Đảng và Nhà nước cần nỗ lực tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác, giảm
thiểu sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ, đồng thời, duy trì cơ
chế đối thoại thiện chí để xử lý bất đồng trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và xây dựng.
- Cuối cùng, để phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững và lớn mạnh,
Việt Nam cần đánh giá và dự báo đúng tình hình trong nước và quốc tế. Để từ
đó không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy trong hoạch định và triển khai chính
sách đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc và xu thế thời đại. c. Liên hệ sinh viên
- Một là, sinh viên phải ý thức được trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với
cộng đồng, với đất nước, quốc gia và dân tộc của mình để có động lực xây
dựng lộ trình, giải pháp để vươn lên, đưa vị thế thanh niên Việt Nam cao hơn
trên bản đồ nhân tài khu vực cũng như thế giới.
- Hai là phải chủ động trau dồi, hoàn thiện kỹ năng, kiến thức cần có trong bối
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhất là những kỹ năng thực hành xã
hội, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ và khả năng bắt nhịp
với những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Ba là chủ động cập nhật, tiếp thu những vấn đề của quốc gia và thế giới, phải
hiểu được bối cảnh đất nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước cũng như sự đổi mới giáo dục hay lộ trình hội nhập các khu vực kinh tế
toàn cầu. Cuối cùng là tinh thần sẻ chia, ý thức với cộng đồng. Trong bối cảnh
đất nước đang hội nhập sâu rộng, sinh viên không nên chỉ biết sống vì bản thân
mà cần phải có sự sẻ chia một cách sâu rộng với cộng đồng, với bạn bè quốc tế
xung quanh để gián tiếp trở thành những đại sứ, những thông điệp góp phần
củng cố và nâng cao thêm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. III. K4t luâ 7n
Chiến tranh tàn khốc qua đi, Mỹ cấm vận Việt Nam, cho đến bình thường hóa
quan hệ ngoại giao giữa hai nước; sau tất cả, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ cựu
thù đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Dù cho quá khứ để lại nỗi đau
thương không thể xóa nhòa, nhưng ta không thể chỉ mãi đắm chìm trong quá khứ,
ta cần nhìn vào đó như một bài học để hướng tới tương lai, sao cho xứng với công
lao bao thế hệ ông cha đã nằm xuống để gìn giữ và gây dựng nên đất nước được
như ngày hôm nay. Với quan điểm “thêm bạn, bớt thù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
mỗi người con Việt Nam đều cần trang bị đầy đủ tri thức, tin và nghe theo đường
lối của Đảng để biết đâu là bạn, đâu là thù, để có thể lựa chọn hợp tác phát triển,
đưa đất nước Việt Nam ngày càng trở nên giàu mạnh, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.