Cơ hội và thách thức với Thương mại điện tử | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Cơ hội và thách thức với Thương mại điện tử | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SÀN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Đoàn Thị Dung – 0372019689 – CQ59/62.01
Trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành
dấu ấn của nền kinh tế số trong đời sống của người dân Việt Nam. Các doanh
nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước hội to lớn từ
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Sau bối cảnh đại dịch covid vừa qua, TMĐT
lại càng phát triển như một điều tất yếu, từ đó đáp ứng sự thay đổi về hành vi
tiêu dùng, mua sắm của người dân Việt Nam. Đây được xem là một tín hiệu đáng
mừng đối với ngành TMĐT ở Việt Nam khi các hoạt động kinh doanh giao dịch
trực tuyến bằng công nghệ hiện đại đang dần thay thế những hình thức mua sắm
truyền thống. Bên cạnh những cơ hội to lớn thì nó cũng là còn có nhiều khó khăn
các sàn giao dịch TMĐT cũng như các doanh nghiệp cần phải giải quyết để
có thể hoạt động một cách vững vàng và phát triển hơn nữa.
I. Thực trạng về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
Tính đến tháng 03/2022, đã 1.446 sàn giao dịch TMĐT đănghoạt động
với Bộ Công Thương. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam
nằm trong nhóm các thị trường bán lẻ TMĐT phát triển nhanh nhất.
Theo số liệu thống kê được Bộ TT&TT thống kê và phân tích dựa trên báo cáo
E-Conomy SEA - 2021 báo cáo "Việt Nam: TMĐT tăng tốc sau COVID-19"
của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) 2021, đại dịch COVID-19 đã thay đổi
thói quen tiêu dùng Việt Nam. Việt Nam đã thêm 8 triệu người tiêu dùng số
mới kể từ khi đại dịch bắt đầu, với 55% đến từ khu vực ngoài thành thị. Trong
đó, những người sử dụng các dịch vụ số trước đại dịch - đã sử dụng thêm trung
bình 4 dịch vụ kể từ khi đại dịch xảy ra mức độ hài lòng của hầu hết người
dùng với các dịch vụ này đạt 83%. Xu thế tăng trưởng của hoạt động mua sắm
hàng trực tuyến vẫn được tiếp tục duy trì, ngay cả sau giai đoạn giãn cách xã hội.
1
Mua hàng trực tuyến đã dần trở thành thói quen mua sắm thường xuyên của
người dân.
Theo nghiên cứu về thị trường TMĐT của Công ty nghiên cứu dữ liệu
Metric.vn trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường E-Commerce lớn thứ
2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. So với sự phát triển trên toàn
thế giới, Việt Nam tăng trưởng rất mạnh. Theo Statista - một công ty nghiên
cứu thị trường dữ liệu người tiêu dùng, tốc độ phát triển E-Commerce toàn
cầu năm 2021 16,24%. Tại Việt Nam, tốc độ phát triển E-Commerce năm
2021 cao hơn 20%, và dự kiến sẽ tăng tới 29% năm 2025
II. Cơ hội trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Thứ nhất: Giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên quen thuộc phổ
biến tại Việt Nam.
Theo báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp của Nextrans, sự tiện lợi an toàn
ngày càng gia tăng của các giao dịch trực tuyến đang thúc đẩy sự phát triển của
lĩnh vực TMĐT. Sau những lần giãn cách hội trong đại dịch COVID-19 đã
xây dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Việt
Nam, đưa Việt Nam tr thành một trong những quốc gia tỷ lệ thanh toán
không dùng tiền mặt cao nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Visa, tại Việt Nam, hiện tại, 65% người tiêu dùng mang ít
tiền mặt hơn so với trước đây và 76% người tiêu dùng đang sử dụng ví điện tử.
Tại Việt Nam, Tiki và Lazada đã tích hợp các giải pháp thanh toán trực tuyến
như VNPay eMoney. ZaloPay đã hợp tác thêm với 269 nhà bán lẻ nhà
cung cấp dịch vụ trong năm qua bên cạnh các thương hiệu hiện có, chẳng hạn
như Sendo Circle K. Sự hợp tác giữa những nền tảng TMĐT hàng đầu
những khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán điện tử như VNPay, MoMo,
ZaloPay ShopeePay, sẽ thúc đẩy hơn nữa nhu cầu mua sắm trực tuyến sử
dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo báo cáo Transforming Southeast Asia Lazada thực hiện vào tháng
9/2022, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà bán hàng tham gia
2
kinh doanh trên sàn này đã tăng 84% so với cùng kỳ năm 2021. Chuyển đổi số
trở thành giải pháp đắc lực để duy trì hoạt động của nhiều ngành nghề kinh tế.
Lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là cắt giảm chi
phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng trong thời gian ngắn hơn, hệ thống
báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên...
Thứ hai: sở hạ tầng logistics đã được cải thiện, tạo thuận lợi cho các
giao dịch TMĐT trên toàn quốc
Chất lượng dịch vụ logistics có tác động đáng kể đến chi phí giao dịch TMĐT,
tốc độ giao dịch độ an toàn của hàng hóa. Kỳ vọng của khách hàng về hoạt
động giao hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ trong lĩnh vực
logistics, từ đó đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng và tiết kiệm.
Dịch vụ giao hàng đã được đưa vào chiến lược tăng trưởng của Tiki từ năm
2021. Logistic. Theo ghi nhận của Tiki, nền tảng này đầu 10 triệu USD vào
công nghệ mỗi năm. con số này dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Shopee cũng đang trong cuộc đua tương tự. Nền tảng đã tăng cường phát triển
Shopee Express để tiếp cận được ngày càng nhiều người dùng khu vực nông
thôn, dẫn đến số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.
Thứ ba: Nhà nước nhấn mạnh hỗ trợ đổi mới chính sách cho các doanh
nghiệp:
Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025
tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm
2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc
đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp cộng đồng; Thu hẹp
khoảng cách giữa các thành phố lớn các địa phương về mức độ phát triển
TMĐT; Xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển
bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong ngoài
nước thông qua ứng dụng TMĐT; đẩy mạnh giao dịch, TMĐT xuyên biên giới;
Trở thành quốc gia thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu
khu vực Đông Nam Á.
3
III. Thách thức trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Thứ nhất: Quy mô phát triển TMĐT giữa các địa phương chưa đồng đều
Các địa phương nằm cách xa trung tâm thành phố hầu như chưa tiếp cận được
với phương thức giao dịch mới này. Vì vậy, việc sử dụng tiền mặt trong các giao
dịch TMĐT vẫn còn khá phổ biến.
Thứ hai: Giao dịch thương mại trên các phương tiện điện tử đặt ra các
đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt là trên Internet.
Bản chất của giao dịch TMĐT gián tiếp, bên mua bên bán ít biết, thậm
chí không biết về nhau, giao dịch hoàn toàn thông qua các kênh truyền không
xác định được. Điều này dẫn đến những lo ngại riêng của cả người mua và người
bán: Người mua: lo sợ số thẻ tín dụng của họ khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ
xấu hoặc bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp… Người bán: lo ngại về khả
năng thanh toán quá trình thanh toán của bên mua. Tất cả các giao dịch đó
đều liên quan đến các thông tin dưới dạng dữ liệu tồn tại chuyển đi trên
mạng.Về mặt công nghệ, kỹ thuật hoá nền tảng bản giải quyết vấn đề
này. Kỹ thuật mã hoá về cơ bản bao gồm một thuật toán mã hoá -giải mã và một
khoá được dùng để hoá - giải mã. Thách thức thuật này chỉ hiệu lực
trong một thời gian nhất định, việc dò và giải mãhoàn toàn có thể nếu loại bỏ
yếu tố thời gian. Hơn nữa, đối với các nước chưa phát triển, năng lực Công nghệ
thông tin năng lực tự tạo ra các sản phẩm riêng chưa nên hoàn toàn phụ
thuộc công nghệ vào các nước phát triển
Thứ ba: Rào cản gia nhập ngành và sự thiếu hoàn hảo của cơ sở hạ tầng.
Thị phần chủ yếu nằm trong tay của shopee, lazada, tiki thói quen mua
sắm của khách hàng chiếm ưu thế trên các kênh này.vậy các startup rất khó
thâm nhập vào thị trường với hình TMĐT truyền thống. Điều này buộc các
công ty mới thành lập phải tìm kiếm cơ hộithị trường ngách - nơicác nhu
cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng. Đồng thời các công ty này phải
mô hình kinh doanh sáng tạo và thích ứng nhanh để tồn tại trên thị trường.
4
Hạ tầng logistic chưa hoàn thiện, khung pháp đang còn thiếu vẫn chưa tạo
điều kiện cho một số loại hình khởi nghiệp phát triển. Theo nhận định của
Nextrans, sự đóng cửa của các doanh nghiệp mới thành lập không chỉ thể hiện
hình kinh doanh của những doanh nghiệp này không phù hợp còn tín
hiệu để Nhà nước tập trung vào cải thiện sở hạ tầng và những động lực tăng
trưởng khác nữa.
Thứ tư: Sàn giao dịch TMĐT nước ngoài đang chi phối thị trường Việt
Nam
Theo Bộ TT&TT, thách thức đầu tiên là thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay
đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Đáng chú ý một số DN xuất phát điểm
DN Việt Nam nhưng khi thành công thì được nước ngoài mua lại hoặc do
pháp nhân nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Điển hình như sàn Tiki vốn là một
sàn bản địa Việt Nam, đến cuối năm 2020 vốn ngoại tại sàn này đã chiếm gần
55%, và đến 2021 sàn này chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global của
Singapore.
Sự phát triển của TMĐT đã đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho
việc xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh Việt Nam. Phát triển
TMĐT là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi cho việc ứng
dụng các hình kinh doanh. Sự phát triển song song giữa thương mại truyền
thống TMĐT, các vấn đề trong giao dịch TMĐT phát sinh cũng bài toán
được đặt ra với quan quản nhà nước trong việc quản bảo vệ người
tiêu dùng. Với việc hoàn thiện những sửa đổi trong Nghị định 52/NĐ-CP cũng
như các nhóm giải pháp trong hệ sinh thái “Phát triển nền tảng tín nhiệm
TMĐT” ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh,
tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp và mang đến
những phát triển vượt bậc cho bức tranh TMĐT ở Việt Nam.
[1] Đỗ Phong (2023), “Thương mại điện tử tăng nhanh, trụ cột đóng góp cho
kinh tế số” (Tạp chí kinh tế số Việt Nam)
5
[2] https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/153849/Thach-thuc--
nguy-co-trong-phat-trien-TMdT-cua-Viet-Nam-va-de-xuat.html
[3] Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2022), Báo cáo Thương
mại điện tử Việt Nam các năm 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021
6
| 1/6

Preview text:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SÀN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Đoàn Thị Dung – 0372019689 – CQ59/62.01
Trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành
dấu ấn của nền kinh tế số và trong đời sống của người dân Việt Nam. Các doanh
nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội to lớn từ
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Sau bối cảnh đại dịch covid vừa qua, TMĐT
lại càng phát triển như một điều tất yếu, từ đó đáp ứng sự thay đổi về hành vi
tiêu dùng, mua sắm của người dân Việt Nam. Đây được xem là một tín hiệu đáng
mừng đối với ngành TMĐT ở Việt Nam khi các hoạt động kinh doanh giao dịch
trực tuyến bằng công nghệ hiện đại đang dần thay thế những hình thức mua sắm
truyền thống. Bên cạnh những cơ hội to lớn thì nó cũng là còn có nhiều khó khăn
mà các sàn giao dịch TMĐT cũng như các doanh nghiệp cần phải giải quyết để
có thể hoạt động một cách vững vàng và phát triển hơn nữa.
I. Thực trạng về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
Tính đến tháng 03/2022, đã có 1.446 sàn giao dịch TMĐT đăng ký hoạt động
với Bộ Công Thương. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam
nằm trong nhóm các thị trường bán lẻ TMĐT phát triển nhanh nhất.
Theo số liệu thống kê được Bộ TT&TT thống kê và phân tích dựa trên báo cáo
E-Conomy SEA - 2021 và báo cáo "Việt Nam: TMĐT tăng tốc sau COVID-19"
của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) 2021, đại dịch COVID-19 đã thay đổi
thói quen tiêu dùng Việt Nam. Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng số
mới kể từ khi đại dịch bắt đầu, với 55% đến từ khu vực ngoài thành thị. Trong
đó, những người sử dụng các dịch vụ số trước đại dịch - đã sử dụng thêm trung
bình 4 dịch vụ kể từ khi đại dịch xảy ra và mức độ hài lòng của hầu hết người
dùng với các dịch vụ này đạt 83%. Xu thế tăng trưởng của hoạt động mua sắm
hàng trực tuyến vẫn được tiếp tục duy trì, ngay cả sau giai đoạn giãn cách xã hội. 1
Mua hàng trực tuyến đã dần trở thành thói quen mua sắm thường xuyên của người dân.
Theo nghiên cứu về thị trường TMĐT của Công ty nghiên cứu dữ liệu
Metric.vn trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường E-Commerce lớn thứ
2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. So với sự phát triển trên toàn
thế giới, Việt Nam có tăng trưởng rất mạnh. Theo Statista - một công ty nghiên
cứu thị trường và dữ liệu người tiêu dùng, tốc độ phát triển E-Commerce toàn
cầu năm 2021 là 16,24%. Tại Việt Nam, tốc độ phát triển E-Commerce năm
2021 cao hơn 20%, và dự kiến sẽ tăng tới 29% năm 2025
II. Cơ hội trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Thứ nhất: Giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên quen thuộc và phổ
biến tại Việt Nam.
Theo báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp của Nextrans, sự tiện lợi và an toàn
ngày càng gia tăng của các giao dịch trực tuyến đang thúc đẩy sự phát triển của
lĩnh vực TMĐT. Sau những lần giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 đã
xây dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Việt
Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán
không dùng tiền mặt cao nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Visa, tại Việt Nam, hiện tại, 65% người tiêu dùng mang ít
tiền mặt hơn so với trước đây và 76% người tiêu dùng đang sử dụng ví điện tử.
Tại Việt Nam, Tiki và Lazada đã tích hợp các giải pháp thanh toán trực tuyến
như VNPay và eMoney. ZaloPay đã hợp tác thêm với 269 nhà bán lẻ và nhà
cung cấp dịch vụ trong năm qua bên cạnh các thương hiệu hiện có, chẳng hạn
như Sendo và Circle K. Sự hợp tác giữa những nền tảng TMĐT hàng đầu và
những gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán điện tử như VNPay, MoMo,
ZaloPay và ShopeePay, sẽ thúc đẩy hơn nữa nhu cầu mua sắm trực tuyến và sử
dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo báo cáo Transforming Southeast Asia mà Lazada thực hiện vào tháng
9/2022, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà bán hàng tham gia 2
kinh doanh trên sàn này đã tăng 84% so với cùng kỳ năm 2021. Chuyển đổi số
trở thành giải pháp đắc lực để duy trì hoạt động của nhiều ngành nghề kinh tế.
Lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là cắt giảm chi
phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng trong thời gian ngắn hơn, hệ thống
báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên...
Thứ hai: Cơ sở hạ tầng logistics đã được cải thiện, tạo thuận lợi cho các
giao dịch TMĐT trên toàn quốc
Chất lượng dịch vụ logistics có tác động đáng kể đến chi phí giao dịch TMĐT,
tốc độ giao dịch và độ an toàn của hàng hóa. Kỳ vọng của khách hàng về hoạt
động giao hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến công nghệ trong lĩnh vực
logistics, từ đó đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng và tiết kiệm.
Dịch vụ giao hàng đã được đưa vào chiến lược tăng trưởng của Tiki từ năm
2021. Logistic. Theo ghi nhận của Tiki, nền tảng này đầu tư 10 triệu USD vào
công nghệ mỗi năm. Và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Shopee cũng đang trong cuộc đua tương tự. Nền tảng đã tăng cường phát triển
Shopee Express để tiếp cận được ngày càng nhiều người dùng ở khu vực nông
thôn, dẫn đến số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần.
Thứ ba: Nhà nước nhấn mạnh hỗ trợ đổi mới chính sách cho các doanh nghiệp:
Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025
tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm
2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc
đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp
khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển
TMĐT; Xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển
bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài
nước thông qua ứng dụng TMĐT; đẩy mạnh giao dịch, TMĐT xuyên biên giới;
Trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. 3
III. Thách thức trong phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Thứ nhất: Quy mô phát triển TMĐT giữa các địa phương chưa đồng đều
Các địa phương nằm cách xa trung tâm thành phố hầu như chưa tiếp cận được
với phương thức giao dịch mới này. Vì vậy, việc sử dụng tiền mặt trong các giao
dịch TMĐT vẫn còn khá phổ biến.
Thứ hai: Giao dịch thương mại trên các phương tiện điện tử đặt ra các
đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt là trên Internet.
Bản chất của giao dịch TMĐT là gián tiếp, bên mua và bên bán ít biết, thậm
chí không biết về nhau, giao dịch hoàn toàn thông qua các kênh truyền không
xác định được. Điều này dẫn đến những lo ngại riêng của cả người mua và người
bán: Người mua: lo sợ số thẻ tín dụng của họ khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ
xấu hoặc bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp… Người bán: lo ngại về khả
năng thanh toán và quá trình thanh toán của bên mua. Tất cả các giao dịch đó
đều liên quan đến các thông tin dưới dạng dữ liệu tồn tại và chuyển đi trên
mạng.Về mặt công nghệ, kỹ thuật mã hoá là nền tảng cơ bản giải quyết vấn đề
này. Kỹ thuật mã hoá về cơ bản bao gồm một thuật toán mã hoá -giải mã và một
khoá được dùng để mã hoá - giải mã. Thách thức là kĩ thuật này chỉ có hiệu lực
trong một thời gian nhất định, việc dò và giải mã là hoàn toàn có thể nếu loại bỏ
yếu tố thời gian. Hơn nữa, đối với các nước chưa phát triển, năng lực Công nghệ
thông tin và năng lực tự tạo ra các sản phẩm riêng chưa có nên hoàn toàn phụ
thuộc công nghệ vào các nước phát triển
Thứ ba: Rào cản gia nhập ngành và sự thiếu hoàn hảo của cơ sở hạ tầng.
Thị phần chủ yếu nằm trong tay của shopee, lazada, tiki và thói quen mua
sắm của khách hàng chiếm ưu thế trên các kênh này. Vì vậy các startup rất khó
thâm nhập vào thị trường với mô hình TMĐT truyền thống. Điều này buộc các
công ty mới thành lập phải tìm kiếm cơ hội ở thị trường ngách - nơi mà các nhu
cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng. Đồng thời các công ty này phải có
mô hình kinh doanh sáng tạo và thích ứng nhanh để tồn tại trên thị trường. 4
Hạ tầng logistic chưa hoàn thiện, khung pháp lý đang còn thiếu vẫn chưa tạo
điều kiện cho một số loại hình khởi nghiệp phát triển. Theo nhận định của
Nextrans, sự đóng cửa của các doanh nghiệp mới thành lập không chỉ thể hiện
mô hình kinh doanh của những doanh nghiệp này không phù hợp mà còn là tín
hiệu để Nhà nước tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng và những động lực tăng trưởng khác nữa.
Thứ tư: Sàn giao dịch TMĐT nước ngoài đang chi phối thị trường Việt Nam
Theo Bộ TT&TT, thách thức đầu tiên là thị trường TMĐT Việt Nam hiện nay
đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Đáng chú ý một số DN xuất phát điểm
là DN Việt Nam nhưng khi thành công thì được nước ngoài mua lại hoặc do
pháp nhân nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Điển hình như sàn Tiki vốn là một
sàn bản địa Việt Nam, đến cuối năm 2020 vốn ngoại tại sàn này đã chiếm gần
55%, và đến 2021 sàn này chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global của Singapore.
Sự phát triển của TMĐT đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho
việc xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam. Phát triển
TMĐT là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi cho việc ứng
dụng các mô hình kinh doanh. Sự phát triển song song giữa thương mại truyền
thống và TMĐT, các vấn đề trong giao dịch TMĐT phát sinh cũng là bài toán
được đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ người
tiêu dùng. Với việc hoàn thiện những sửa đổi trong Nghị định 52/NĐ-CP cũng
như các nhóm giải pháp trong hệ sinh thái “Phát triển nền tảng tín nhiệm
TMĐT” ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh,
tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp và mang đến
những phát triển vượt bậc cho bức tranh TMĐT ở Việt Nam.
[1] Đỗ Phong (2023), “Thương mại điện tử tăng nhanh, trụ cột đóng góp cho
kinh tế số” (Tạp chí kinh tế số Việt Nam) 5 [2]
https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/153849/Thach-thuc--
nguy-co-trong-phat-trien-TMdT-cua-Viet-Nam-va-de-xuat.html
[3] Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2022), Báo cáo Thương
mại điện tử Việt Nam các năm 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 6