Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong thực tế các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng. Do vậy để nắm bắt được các quy luật, mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên,xã hội và tư duy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện. Vận dụng nguyên tắc này
vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Bài làm:
Trong thực tế các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng.
Do vậy để nắm bắt được các quy luật, mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận
động của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên,xã hội và tư duy, chúng ta cần một
học thuyết để dễ dàng nghiên cứu và tiếp cận nó. Với học thuyết của Mác – Lênin
đã đề cập đến các vấn đề này thông qua Phép biện chứng duy vật. Và đặc biệt
trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn thì nguyên tắc toàn diện là
một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của Phép biện chứng duy vật. Đến
nay, nguyên tắc này vẫn được vận dụng rộng rãi và công cuộc dổi mới ở Việt Nam
Nguyên tắc toàn diện là gì? Nguyên tắc toàn diện là khi xem xét sự vật hiện
tượng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với các vật hiện tưởng khác, xem xét tất cả
các yếu tố, các mối quan hệ vốn của nó. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận
thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó
trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính
chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện
tượng đó với sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một
chiều. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét: đánh giá từng mặt, từng
mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định
sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung,
kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật nguy biện, coi
cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc
ngược lại, dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện
tượng.Chính vì điều này mà chúng ta có thể hiểu biết nhiều hơn về sự đa dạng,
nhiều mặt trong nhận thức và hành dộng để từ đó có thể tránh và hạn chế sự phiến
hiện trong nhận thức và máy móc trong hành động.
Nhờ những vai trò to lớn mà Nguyên tắc toàn diện mang lại đã đặt ra câu
hỏi Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là gì? là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến, một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Theo quan
điểm siêu hình, các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, chúng không
có sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định lẫn nhau, mang tính ngẫu nhiên, không có
khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng quan điểm suy vật biện chứng khẳng đinh
do sự vật hiện tượng, quá trình trong thế giới thống nhất mà chúng tồn tại trong
muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.Các sự vật trong thế giới dù đa dạng đến
đâu thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất, chúng đều chịu sự
chi phối của quy luật vật chất, nên chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau Mối liên hệ
là sự tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau giữa
cá mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với
nhau. Mà chúng tồn tại mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng. .
Chúng chi phối một các tổng quá quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật,
hiện tượng xảy ra trong thế giới và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Các mối liên hệ phổ biến xuất hiện một cách khách quan trong sự tồn tại phát triển
trong mọi lĩnh vực của thế giới. Mặc khác, nó tồn tại và xuất hiện một cách đa
dạng phong phú trong từng lĩnh vực , từng sự vật, hiện tượng. Chính vì mối liên hệ
có tính khách quan và tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và trong thực
tiễn chúng ta cần phải có quan điểm toàn diện.
Trong công cuộc đổi mới đất nước đặt ra rất nhiều thách thức, làm sao để tiếp cận
và vận dụng nguyên tắc toàn diện một cách chính xác, hợp lý là yêu cầu hết sức
cần thiết và quan trọng. Vận dụng nguyên tắc này đem đến những giá trị to lớn để
đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, hội nhập cùng phát triển.
Nếu như nước ta chỉ tập trung vào hoạt động kinh tế mà quên mất phát triển chính
trị - xã hội hoặc nếu như trong sản xuất tập trung sản xuất một mặt hàng quá nhiều
mà quên đi những mặt hàng quan trọng hoặc đơn giản là sản sản xuất một mặt
hàng mà không quan tâm đến ô nhiễm môi trường mà nó mang lại nhưng điều này
có thể đánh giá được tầm quan trọng của nguyên tắc toàn diện. Để đổi mới dất
nước thì cần phải hoạt động song song, toàn diện về chính trị, văn hóa – xã hội,
kinh tế, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng….Rất khó đổi mới trong ngày một ngày
hai nhưng không phải vì điều đó mà chúng ta bỏ cuộc, công cuộc đổi mới này cần
thời gian và quan trọng là biết vận dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Như trong
nền kinh tế, việc vận dụng nguyên tắc toàn diện thể hiện rõ nhất ở việc nước ta
thay đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Về chính trị, chúng ta bắt đầu
công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối
và chính sạch đối nội, đối ngoại, phải càng ngày càng hoàn thiện cơ chế lãnh đạo,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân,... Như trong nền kinh tế, việc vận dụng
nguyên tắc toàn diện thể hiện rõ nhất ở việc nước ta thay đổi từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Về chính trị, chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi
mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sạch đối nội, đối
ngoại, phải càng ngày càng hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân,... Chính sự đổi mới chính trị tạo điều kiện cho đổi mới kinh tế. Về
văn hóa – xã hội, trong công cuộc đổi mới chúng ta phải coi nguồn lực con người
là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước, ưu tiên
giải quyết chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, phát triểu giáo dục và đào tạo; khoa học và
công nghệ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc khác,
trong công cuộc đổi mới khi gặp khó khăn, thử thách, các vấn đề nan giải, thì
chúng ta cần phải xem xét lại từ đầu, xem xét vấn đề ấy một cách bao quát, đặt nó
trong mối liên hệ phổ biến, phân tích thuộc tính bên trong nó cũng như xem xét nó
trong mối liên hệ với các vấn đề, sự vật hiện tương khác. Từ đó rút ra cách giải
quyết thật sự đúng đắn phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Bên cạnh đó
làm sao để mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với ổn định chính trị, mối liên hệ
giữa phát triển kinh tế với việc vảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức
truyền thống của dân tộc, mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vện
tổ quốc xã hội chủ nghĩa, mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển khoa học
– kĩ thuật. Thách thức là không nhỏ đối với việc đổi mới ở nước ta.