Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn
Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA NGỮ VĂN
BỘ MÔN VĂN HỌC VIỆT NAM – HÁN NÔM ------------------
TS. VÕ MINH HẢI
(Biên soạn)
CƠ SỞ NGỮ VĂN HÁN NÔM 2
(HÁN VĂN VIỆT NAM)
Bình Định, tháng 9 năm 2018
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm 2 đ ợc ƣ
biên soạn dựa trên cơ sở
của hệ thống bài giảng về văn bản Hán văn Trung Hoa và Hán văn Việt Nam
mà chúng tôi đã trình bày tại các lớp sinh viên khoa Ngữ văn, Đại học Quy
Nhơn từ khoá 24 đến nay. Đối tƣợng phục vụ chính của giáo trình này là sinh
viên ngành Sƣ phạm Ngữ văn, Lịch sử, Cử nhân khoa học Ngữ văn, Lịch sử và
Việt Nam học của các khoa Ngữ văn, Lịch sử, Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Đây
là học phần thứ 2 (năm thứ hai), tiếp sau học phần Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm 1
(năm thứ nhất) và là tiền đề cho học phần Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm 3 ở năm
thứ ba. Những dữ liệu đƣợc sử dụng để minh giải các văn bản trong tập sách
này đã đƣợc chúng tôi chọn lọc kỹ lƣỡng, góp phần bổ sung thêm kiến thức về
văn học, lịch sử và văn hoá, xã hội cho sinh viên ngành khoa học xã hội.
A. CẤU TRÖC GIÁO TRÌNH CƠ SỞ NGỮ VĂN HÁN NÔM 2
1. Giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên những yêu cầu thực tiễn của Việc
dạy và học bộ môn Ngữ văn Hán Nôm theo tinh thần đổi mới chƣơng trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và chƣơng trình đạo tạo Sƣ phạm Ngữ văn, Cử nhân
khoa học Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học của Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
Đây là một trong những giáo trình Ngữ văn Hán Nôm đầu tiên đƣợc biên soạn
dựa trên phƣơng pháp tích hợp giữa ngôn ngữ Hán văn cổ, văn học cổ trung
đại, lịch sử và văn hoá.
2. Hệ thống văn bản đƣợc tuyển giảng trong giáo trình đƣợc chia thành
10 bài cụ thể. Hệ thống văn bản đƣợc tuyển chọn trong giáo trình này đƣợc
phân bố từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với những kiến thức văn hoá cần
thiết của các sinh viên chuyên ngành xã hội. Những văn bản đƣợc chọn giảng
là những văn bản Hán văn tiêu biểu trong văn học, lịch sử Trung Hoa và Việt
Nam. Đó có thể là văn bản thơ, cáo, chiếu, tản văn lịch sử, triết học. Nhìn
chung, tất cả những văn bản này đều mang những giá trị đặc biệt về văn học,
lịch sử và triết học. Mỗi bài tuyển văn đƣợc chúng tôi phân chia thành 5 mục
khác nhau: I. Chính văn, II. Giới thiệu về tác giả tác phẩm (hoặc thể loại), III.
Chú giải từ ngữ, IV. Ngữ pháp, V. Bài tập thực hành. Trong mỗi bài giảng, vì 2
yêu cầu của bộ môn và xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, chúng tôi đã
từng bƣớc bổ sung những kiến thức về lịch sử, từ cổ Hán Việt, điển cổ, thi liệu và
dẫn liệu là những trích đoạn trong thơ cổ điển, truyện Nôm Việt Nam. Đây cũng là
sự minh chứng cho quá trình xuyên thấm, ảnh hƣởng của những ngữ liệu cổ văn
trong văn hoá và ngôn ngữ văn học Việt Nam.
3. Với tên gọi là Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm 2, thông qua giáo trình này,
chúng tôi mong muốn góp thêm một số tƣ liệu về văn bản, quá trình minh giải
văn bản ngõ hầu giúp cho các bạn sinh viên và những ngƣời yêu mến cổ văn có
thêm đƣợc những tƣ liệu cần thiết bổ sung cho kiến văn của mình. Đặc biệt, để
tạo nên tính xác thực và khoa học, chúng tôi từng bƣớc ứng dụng phƣơng pháp
nghiên cứu minh giải văn bản theo hƣớng liên ngành, đối chiếu so sánh văn
bản. Tuy nhiên, trong quá trình chúng tôi biên soạn những đơn vị kiến thức
đƣợc xem là bổ trợ chúng tôi đều giải thích rõ ràng. Còn những kiến thức bắt
buộc, chúng tôi đƣa vào phần Ghi chú và Từ đồng âm.
Trong phần chính văn, phần dịch nghĩa là do chúng tôi phiên âm dịch
nghĩa dựa trên sự đối chiếu với các bản dịch nghĩa của các nhà nghiên cứu
khác. Riêng đối với phần dịch văn, chúng tôi tuyển chọn những bài dịch mẫu
mực của các nhà nghiên cứu tiền bối nhƣ một sự tri ơn và kính trọng những
ngƣời đã mở đƣờng cho bộ môn.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý
1. Điều kiện tiên quyết khi học giáo trình này là sinh viên đã có những
kiến thức cơ bản về vấn đề ngôn ngữ văn tự Hán, cấu tạo chữ Hán, bộ thủ, ngữ
nghĩa, cú pháp, từ pháp… trong học phần Hán văn cơ sở. Vì vậy, trong giáo
trình này, chỉ giới thiệu từ ngữ, giải thích ý nghĩa, gợi ý dịch nghĩa còn công
việc còn lại là do sinh viên chủ động nghiên cứu.
2. Vấn đề học tập Hán Nôm không chỉ bó hẹp trong những kiến thức
đƣợc cung cấp ở trên lớp mà nó còn rất cần đến sự chuyên chú, kiên trì và
hứng thú của ngƣời học. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu đối vơi ngƣời học là quá
trình thực hành. Thông qua những gợi ý của chúng tôi trong mục Bài tập thực 3
hành, các bạn sinh viên có thể tìm hiểu thêm trong các tài liệu tham khảo cần thiết cho bộ môn.
Văn tuyển Hán Nôm là những tác phẩm có giá trị không chỉ về văn
chƣơng mà còn tiêu biểu về học thuật, đại diện cho các trƣờng phái nghiên
cứu, tƣ tƣởng triết học khác nhau. Do đó, yêu cầu ngƣời học phải tự trang bị
cho mình một hệ thống kiến thức cơ bản về Hán Nôm trong qua quá trình tự
nghiên cứu, nhất là các kiến thức về văn, sử, triết trong văn học và văn hoá
trung đại Trung Hoa và Việt Nam.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận đƣơc sự quan tâm, giúp đỡ
của lãnh đạo nhà trƣờng, phòng Nghiên cứu khoa học Đại học Quy Nhơn, quý
thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và bộ môn Ngôn ngữ - Hán Nôm, đặc biệt là
sự quan tâm, giúp đỡ, hƣớng dẫn, phản biện về chuyên môn của thầy giáo –
Giảng viên Huỳnh Chƣơng Hƣng (bộ môn Hán Nôm), xin cho phép tôi đƣợc
bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
Vì hệ thống tƣ liệu và thời gian còn hạn chế nên việc biên soạn giáo
trình Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm 2 sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính
mong quý thầy cô cùng đồng nghiệp, độc giả bổ sung và chỉ chính. Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Mạnh thu, Mậu Tuất, 2018
Soạn giả cẩn chí 4
Bài 1. HÁN VĂN VIỆT NAM
– NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT
I. HÁN VĂN VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SONG NGỮ
1. Trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều công trình đề cập đến Hán
văn Việt Nam trong giới Hán Nôm học. Những công trình đó góp phần quan
trọng cho việc nghiên cứu, giải thích thực thể Hán văn Việt Nam, bƣớc đầu tìm
ra những nét riêng biệt của Hán văn Việt Nam. Theo mục tiêu đó của Hán Nôm
học, chúng tôi nghĩ rằng cần đẩy mạnh nghiên cứu Hán văn Việt Nam từ góc
độ song ngữ hay liên ngữ. Bởi vì, là sản phẩm của môi trƣờng song ngữ, Hán
văn Việt Nam, một mặt, phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt của văn
ngôn, mặt khác, lại chịu áp lực của hoàn cảnh ngôn ngữ nơi nó thể hiện và
hành chức trong những điều kiện xã hội - ngôn ngữ Việt Nam trong suốt hai chục thế kỉ ...
2. Có một điều dễ nhận thấy: khối lƣợng các văn bản Hán văn Việt Nam
cho đến nay vẫn còn đƣợc giữ lại chủ yếu từ sau khi nƣớc nhà giành đƣợc
quyền tự chủ. Sự độc lập dƣờng nhƣ đã không ngăn cả Hán văn đƣợc dùng một
cách rộng rãi, mà có vẻ nhƣ ngƣợc lại. Sau độc lập, Hán học ở Việt Nam lại
càng phát triển và mở rộng... Phạm vi phổ biến chữ Hán ngày một rộng thêm,
số lƣợng văn bản nhiều hơn... Đã có những ý kiến giải thích về vấn đề này theo
từng góc độ khác nhau - góc độ lịch sử, góc độ văn hoá... và cả từ góc độ song
ngữ. Chính tiếng Việt phát triển trong môi trƣờng song ngữ Việt - Hán (hay
Hán - Việt) đã là nhân tố quan trọng thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc học chữ Hán.
3. Song ngữ Việt - Hán từ khi nƣớc nhà độc lập khác với song ngữ Việt -
Hán ở thời Bắc thuộc về chất. Bởi lẽ, ở thời độc lập, tiếng Việt đã phát triển cả
về chức năng lẫn cấu trúc. Còn Hán văn chỉ là ngôn ngữ viết (thƣ diện ngữ)
(Lƣu Quang Khánh, 1995). Song ngữ Việt - Hán không những chỉ khác với
chính mình ở giai đoạn trƣớc đó mà còn khác với nhiều song ngữ hiện đại ở 5
các nƣớc châu Phi hay châu á, nơi tiếng Anh, tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai,
ngôn ngữ vay mƣợn nhƣng là sinh ngữ... (Diebold, 1961). Các ngôn ngữ thành
viên của từng song ngữ hiện đại phân chia nhau về phạm vi các chức năng sử
dụng... Tuy có những điểm riêng nhƣ vậy, nhƣng dù sao, các văn bản Hán văn
Việt Nam - vì đƣợc viết bằng ngôn ngữ- văn tự vay mƣợn, ngôn ngữ thứ hai...,
nên vẫn phải mang những đặc điểm chung của loại văn bản vốn không phải là
tiếng mẹ đẻ. Do vậy, tự nhiên, chúng phải chịu ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ của
ngƣời viết và cả các nhân tố xã hội - ngôn ngữ khác nữa...
4. Nghiên cứu song ngữ nở rộ trong khoảng những năm 50-60 và cho
đến nay vẫn là một vấn đề có tính thời sự trong ngôn ngữ học. Nghiên cứu
song ngữ nảy sinh trong nhu cầu thực tế của việc dạy, học và sử dụng ngôn
ngữ thứ hai. Những tƣ tƣởng về so sánh ngôn ngữ không phải là mới xuất hiện
ở thời hiện đại, song, kế thừa những tri thức của ngôn ngữ học so sánh - lịch
sử, nghiên cứu song ngữ chủ yếu nghiên cứu quá trình tạo văn bản bằng ngôn
ngữ thứ hai. Do vậy, nó nghiêng về mặt ứng dụng, giúp cho ngƣời học ngôn
ngữ thứ hai nắm ngôn ngữ này nhanh hơn, tránh đƣợc những lỗi có thể tránh (Gak, 1989).
5. Việc dạy, học và sử dụng ngôn ngữ thứ hai xét từ góc độ song ngữ tuỳ
thuộc vào các nhân tố sau đây: tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ cần học, cần viết. Hai
điểm xuất phát này sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc xây dựng các văn bản của
ngôn ngữ thứ hai sẽ đƣợc xây dựng trên nền liên ngữ này. Có thể hình dung sự
tác động và liên kết đó bằng sơ đồ dƣới đây nếu ta xét các nhân tố này trong
môi trƣờng song ngữ Việt - Hán: 6
Muốn tìm hiểu Hán văn Việt Nam, tìm ra những nét (đặc điểm) riêng
của nó, cần phải tìm hiểu không gian liên ngữ. Dƣờng nhƣ Hán văn Việt Nam
trong không gian liên ngữ đƣợc tạo tác trong sự ảnh hƣởng và pha trộn của cả
hai ngôn ngữ, nó đƣợc hình thành trong trạng thái động. Chúng ta hãy xem sự
tác động của từng nhân tố thành viên lên quá trình hình thành các văn bản Hán
văn Việt Nam. Trƣớc hết là nhân tố tiếng mẹ đẻ.
6. Nhân tố tiếng mẹ đẻ có ảnh hƣởng lớn đến quá trình học, sử dụng
ngôn ngữ thứ hai, trong đó, ảnh hƣởng dễ nhận ra nhất là ở lĩnh vực vốn từ.
Khả năng nắm bắt vốn từ của ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ vay mƣợn và sau đó
sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn để tạo tác văn bản, có phần phụ thuộc
trực tiếp vào trình độ và khả năng nắm bắt vốn từ tiếng mẹ đẻ, phụ thuộc vào
mức độ phong phú, của vốn từ tiếng mẹ đẻ có đáp ứng nổi hay không những
khái niệm tƣơng đƣơng đƣợc diễn đạt ở vốn từ ngôn ngữ thứ hai. Vì thế, sự
phát triển và mức độ phong phú của vốn từ ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ tạo điều kiện
cho việc nắm vốn từ ngôn ngữ thứ hai. "Nhân tố mạnh mẽ hơn cả có ảnh
hƣởng đến quá trình nắm vốn từ của ngôn ngữ thứ hai chính là vốn từ của tiếng
mẹ đẻ" (Robert Lado, M, 1989, tr 38). Con đƣờng làm phong phú vốn từ của
tiếng Việt trong giai đoạn song ngữ chính là sự vay mƣợn vốn từ tiếng Hán
[Chủ yếu từ văn ngôn, nếu nhƣ ở giai đoạn tiếp thu qua các kinh điển của các
trào lƣu triết học cổ Trung Quốc và qua các văn bản văn ngôn cải cách nếu nhƣ 7
ở những năm đầu thế kỉ XX] (Nguyễn Ngọc San, 2-94). Nắm tiếng mẹ đẻ nhất
là vốn từ của nó sẽ tạo điều kiện cho những ngƣời đi học và sử dụng chữ Hán
đƣợc tốt hơn, song đồng thời cũng chuẩn bị cho các khả năng chuyển nghĩa,
sang dòng, biến nghĩa... trong cách hiểu một loạt từ của văn ngôn tiếng Hán
trong nhận thức ngôn ngữ của ngƣời Việt Nam đi học và sử dụng chữ Hán.
Tiếng Việt qua hệ thống sách giáo khoa dạy chữ Hán và thực tế giảng dạy chữ
Hán của nền Hán học Việt Nam truyền thống đã đóng vai trò cần yếu trong
việc học chữ Hán (Phạm Văn Khoái, 1996. tr. 136 -149).
Tƣơng tác giữa tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) và ngôn ngữ thứ hai (Hán văn)
đã diễn ra trong chu trình phụ thuộc vào sự giống nhau và khác nhau giữa hai
ngôn ngữ này. Có thể nhìn thấy sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại ngôn
ngữ này về phƣơng diện qua các công trình nghiên cứu loại hình (Stankevich
N.V., H 1982; Nguyễn Quang Hồng, H. 1994; Chúc Ngƣỡng Tu, H.1995) v.v...
Tựu trung sự giống nhau và khác nhau thể hiện ở mấy điểm sau:
- Giống nhau về hình thức nhƣng khác nhau về ý nghĩa.
- Giống nhau về ý nghĩa nhƣng khác nhau về hình thức.
- Khác nhau về hình thức và cả về ý nghĩa.
- Giống nhau về ý nghĩa cơ bản, nghĩa gốc nhƣng khác nhau về nghĩa rộng.
- Giống nhau về ý nghĩa nhƣng khác nhau về sự phân bổ theo từng nhóm
văn bản hay từng vùng. Có thể qui những hiện tƣợng thuộc loại này là giống
hay khác theo đặc điểm "phƣơng ngữ", có tính chất "phƣơng ngữ".
Sự giống và khác về từ và ngôn ngữ nói chung trong không gian liên
ngữ Hán - Việt còn đƣợc thể hiện qua tự dạng. Các văn bản tiếng Việt ở hoàn
cảnh ngôn ngữ song ngữ Việt - Hán chủ yếu đƣợc ghi bằng chữ Nôm - một loại
văn tự phát sinh từ chữ Hán..., cho nên, những khác biết giữa tự dạng của chữ
viết tiếng Việt - chữ Nôm trong môi trƣờng song ngữ Việt - Hán, đến lƣợt
mình cũng góp phần "tích cực" để tạo nên những sự "lệch chuẩn" về tự dạng 8
trong thực tế sử dụng chữ Hán. Những ví dụ do nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Sán
nêu ra, đặc biệt là trƣờng hợp khác biết về cách viết của chữ Việt ( ẵ ) trong
Khang Hi tự điển và các Hán Việt tự điển khác và trong thực tế viết chữ Hán
nói chung cần đƣợc hiểu trong bối cảnh song ngữ. Giao thoa (interference) ở
đây không chỉ dừng ở các cấp độ của ngôn ngữ mà còn cả phƣơng diện tự dạng
nữa (Vũ Tuân Sán, 1/1996). Nhƣ vậy, các nét khác biệt về tự dạng giữa chữ
Hán và chữ Nôm đã tiềm tàng khả năng "lệch chuẩn" ngay cả về phƣơng diện
chính tả. Có thể nghĩ rằng, ở ngƣời viết chữ Hán khi ngƣời đó đã biết chữ Nôm
ngầm có khả năng khiến anh ta có hƣớng viết chữ Hán theo tinh thần viết chữ
Nôm (ở mức độ nào đó). Tất nhiên đây là trƣờng hợp rất ít khi xảy ra vì chuẩn
chính tả của chữ Hán rất bảo thủ và nghiêm ngặt. (Sofronov. M.V,1979), ngay
cả những ngôn ngữ có chính tả bảo thủ nhất cũng không thể so sánh với mức
độ bảo thủ và nghiêm ngặt của chữ Hán. Do vậy, nhƣ nhà nghiên cứu Vũ Tuấn
Sán có nhận xét, những trƣờng hợp khác biệt về tự dạng giữa các văn bản Hán
văn Việt Nam và chữ Hán Trung Quốc là ít thấy. Cho dù là nhƣ vậy, song khả
năng "lệch chuẩn" (interference) ở đây là hoàn toàn có thể, là khả năng luôn luôn tiềm tàng.
Các biểu hiện giống và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai
cũng tiềm tàng những khả năng "lệch chuẩn", chúng ta có thể dễ nhận ra, đồng
thời cũng có khi rất khó có thể nhận ra. Không nên nghĩ rằng vốn từ Hán Việt
có trong tiếng Việt ở các giai đoạn là hoàn toàn giống tiếng Hán. Điều này có
nghĩa là ngày cả các bộ phận đƣợc tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) vay mƣợn ngôn từ
thứ hai (ở đây là tiếng Hán), nhƣng trong quan hệ với ngôn ngữ thứ hai ở môi
trƣờng song ngữ Việt - Hán thì cái bộ phận vay mƣợn này cũng thể hiện vai
trò, tính chất và nhiều nét nghĩa, hình thức khác với ở cội nguồn ban đầu của
mình (tiếng Hán). Tất nhiên những khác biệt này rất khó nhận ra và thƣờng
đƣợc che dấu bởi các hình thức bề ngoài giống nhau (nhất là tự dạng trong
song ngữ Việt - Hán). ở nhiều trƣờng hợp, chúng giống nhau cả về hình thức
và ý nghĩa, còn khác nhau ở đây chủ yếu là về ý nghía phái sinh, nghĩa phát
triển, nghĩa mới, nghĩa văn cảnh... và có khi chúng lại biến nghĩa, chuyển 9
nghĩa... Tựu trung, đó là những khác biệt về nghĩa rộng. Sự khác biết này rất tế
nhị, chỉ có những ngƣời am hiểu cả hai ngôn ngữ mới nhận ra. Hệ quả tự nhiên
là xuất hiện các cách nói mới, cách diễn đạt mới, nét nghĩa mới có tính chất
Việt Nam trong cách sử dụng chữ Hán. Nhìn vào ở một phƣơng diện nào đó
trong mối quan hệ với tiếng Hán (Hán văn) có thể coi đó là những "biến thể có tính chất phƣơng ngữ"
7. Dƣờng nhƣ sự phức tạp của vấn đề không chỉ dừng ở mức độ các khác
biệt về nghĩa rộng hay "biến thể có tính chất phƣơng ngữ" mà nó còn thể hiện
ở chỗ khác. Theo cách dạy, học và sử dụng chữ Hán trong môi trƣờng song
ngữ Việt - Hán, những cách dùng khác nhau theo nghĩa rộng đã đƣợc truyền lại
từ thế hệ này sang thế hệ khác, rồi do tập quán mô phỏng ngƣời đi trƣớc nên nó
đƣợc lƣu lại với thời gian, dần dần mọi ngƣời quen dùng và chấp nhận. Chính
các biểu hiện này dần dần dẫn đến "tính li tâm tƣơng đối" của cách dùng Hán
văn ở Việt Nam. "Tính li tâm tƣơng đối" ngày càng tích tụ lại, tiềm ẩn khả
năng "sang dòng" (tất nhiên cũng là tƣơng đối), khả năng trở thành "gạch nối",
khả năng "chuyển nghĩa"... trong thực tế sử dụng chữ Hán và văn ngôn ở Việt
Nam nếu nhƣ chúng ta xem xét chúng với văn ngôn chính gốc. Cho đến bây
giờ chúng ta có những công trình lớn thống kê, nghiên cứu những hiện tƣợng
"gạch nối", "sang dòng" trong Hán văn Việt Nam, nhƣng chúng ta hoàn toàn có
thể nghĩ đến khả năng này từ góc độ song ngữ.
8. Nhiều lần trên đây chúng tôi đã nhắc rằng: Không gian liên ngữ và
các thành tổ cấu thành song ngữ Việt - Hán không phải đứng yên tại chỗ mà
ngƣợc lại, chúng luôn luôn biến đổi... Ngay thành tố văn ngôn chính gốc (văn
ngôn Trung Quốc) cũng thƣờng xuyên vận động, trải qua nhiều cuộc cải cách.
Nhiều phong cách, trƣờng phái văn ngôn ra đời trong khoảng thời gian hơn hai
mƣơi thế kỷ đã làm cho văn ngôn không phải là một lƣợc đồ ngôn ngữ khô
cứng, không phải hoàn toàn là một tử ngữ mà ngƣợc lại nó cũng luôn biến đổi.
Về vấn đề này chúng tôi đã đề cập trong các bài viết về văn ngôn nói chung, 10
văn ngôn hậu kì nói riêng, cũng nhƣ các cuộc cải cách văn ngôn ở Trung Quốc
thời trung thế kỉ (Phạm Văn Khoái,1 - 1996; 4-1996).
Môi trƣờng liên ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc cắt nghĩa các nét
riêng của ngôn ngữ thứ hai khi nó đƣợc phổ biến ở nƣớc ngoài so với nguyên
gốc của nó ở trong nƣớc trong sự tƣơng tác với tiếng mẹ đẻ của ngƣời đi học.
Nhƣ vậy, nghiên cứu môi trƣờng liên ngữ, không gian liên ngữ hay nghiên cứu
liên ngữ trở thành một trong những nội dung chính để nghiên cứu liên ngữ trở
thành một trong những nội dung chính để nghiên cứu những đặc điểm Hán văn
Việt Nam. Nghiên cứu liên ngữ thực chất là nghiên cứu "sự thể hiện của các
ngôn ngữ (trong không gian liên ngữ) hơn là nghiên cứu ngôn ngữ cụ thể nhƣ
nó đã có sẵn" (Carl James, M., 1989, tr. 208).
Đƣơng nhiên, sự thể hiện của các ngôn ngữ trong không gian liên ngữ là
một quá trình, có tính tiến hoá... "Sự thể hiện của các ngôn ngữ vốn là khái
niệm mang trong mình nội dung tiến hoá (theo cách nói cuả F. Saussure), từ đó
có thể thấy rằng phân tích đối chiếu liên ngữ tựa hồ thuộc phƣơng diện lịch đại
hơn là đồng đại: (Carl James, M, -> 1989, -> tr.208). Điều này có nghĩa là
những nét riêng của Hán văn Việt Nam cần phải đƣợc giải thích trong mối
quan hệ của hai ngôn ngữ trong môi trƣờng song ngữ Việt - Hán, cần phải
đƣợc xem xét trong không gian liên ngữ, trong sự thể hiện mình của các ngôn
ngữ thành viên qua các thế hệ ngƣời sử dụng chữ Hán.
9. Có cơ sở để nghĩ rằng các khả năng "lệch chuẩn" và các thực tế "sang
dòng" trong Hán văn Việt Nam đã phần nào làm cho Hán văn Việt Nam trong
môi trƣờng liên ngữ Việt - Hán đóng vai trò của "ngôn ngữ - ngƣời trung gian"
(Akhmanova O.S, Melchuk I.A,... MGU, 1961) mà ta thƣờng gọi là chuyển
ngữ để xây dựng vốn từ tiếng Việt. Có thể trình bày mối tƣơng tác đó bằng sơ đồ sau đây: 11
Trong cơ chế đó, văn ngôn Trung Quốc (hay Hán văn nói chung) và Việt
ngữ đều là những ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ xuất phát. Trên đây chúng tôi đã
nhấn mạnh áp lực của tiếng Việt lên quá trình học và sử dụng chữ Hán từ góc
độ nghiên cứu liên ngữ... Kết quả là Hán văn Việt Nam, với thời gian, dần dần
trở thành một biến thể Việt Nam của Hán văn nói chung, nó nhƣ là một "ngôn
ngữ - ngƣời trung gian", có "tính tự trị" và "li tâm tƣơng đối" ... Đồng thời
cũng chính trong cái không gian liên ngữ này, tiếng Hán (văn ngôn) thông qua
Hán văn Việt Nam - "ngôn ngữ - ngƣời trung gian" đã ảnh hƣởng đến tiếng
Việt. Song vấn đề này sẽ đƣợc đề cập ở một dịp khác.
10. Trên đây chúng ta đã nói đến sự tƣơng tác các yếu tố ngôn ngữ trong
không gian liên ngữ, chúng ta cũng nói đến sự giống và khác nhau giữa hai
ngôn ngữ đã dẫn đến hình thành một biến thể của ngôn ngữ thứ hai do những
ngƣời đi học và sử dụng ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ vay mƣợn - mà cụ thể ở
đây là Hán văn Việt Nam dần dần bị lệch chuẩn so với Hán văn chính gốc.
Cũng cần nói đến các bƣớc đi và nhịp độ của sự lệch chuẩn (interference) ở 12
mức độ khái quát nhất. Nếu nhƣ ở các ngôn ngữ biến hình (các ngôn ngữ ấn -
Âu) sự giao thoa trƣớc hết biểu hiện ở phƣơng diện hình thức "thoạt đầu diễn
ra quá trình giản lƣợc bao gồm quá trình đánh rơi các biến tố, các liên từ, các
từ biểu thị chức năng quán từ, sau đó lại có những quá trình phức tạp hơn (Carl
James, M, 1989, tr 214). Nhƣ thế, những giao thoa đó có thể nhìn thấy nhờ các
tiêu chí hình thức. Còn ở các ngôn ngữ đơn lập nhƣ tiếng Hán và tiếng Việt,
giao thoa sẽ xảy ra chủ yếu ở phƣơng diện cú pháp và sử dụng từ. Có thể có
nhiều cách dùng từ và cú pháp của tiếng Việt đã ảnh hƣởng đến cách đặt câu
trong Hán văn Việt Nam. Chẳng hạn ở Quán Sứ tự công đức bi kí có câu: "Lê
triều tiền chi tam cung tứ quán..." rõ ràng chịu ảnh hƣởng của cú pháp tiếng
Việt. Một số địa danh cũng có hiện tƣợng này nhƣ Hoa Lƣ - Hoa lau... có trật
tự cú pháp khác với tiếng Hán. "Con ngƣời thiên về mang những hình thức và
ý nghĩa từ tiếng mẹ đẻ và văn hoá của cộng đồng, dân tộc mình vào tiếng nói
và văn hoá nƣớc ngoài" (Lado, M, P, 1989, tr 32-60).
11. Nhƣ vậy, hình thành trong môi trƣờng song ngữ Việt - Hán, Hán văn
Việt Nam trong những mức độ nhất định đã có những biểu hiện "lệch chuẩn".
Đó cũng là đặc điểm chung của mọi văn bản viết bằng ngôn ngữ thứ hai. Vậy
cần xem mối quan hệ giữa Hán văn Việt Nam mang những đặc điểm bị giao
thoa với các "chuẩn" thông thƣờng của văn ngôn (cụ thể là văn ngôn Trung
Quốc) nhƣ thế nào? Khái niệm "chuẩn" dù mặc nhiên đƣợc mọi ngƣời thừa
nhận, song không phải là không có vấn đề cần bàn, "Nhiều nhà ngôn ngữ học
chẳng cần thảo luận cũng dễ chấp nhận định đề mà theo đó, một trong những
đặc trƣng cơ bản để một cộng động trở thành dân tộc là ở chỗ phải có một ngôn
ngữ chuẩn. Từ góc độ này, dƣờng nhƣ một ngôn ngữ đƣợc coi là chuẩn khi có
sự thừa nhận chung về phát âm, chính tả, ngữ pháp và cách dùng từ, sự thừa
nhận ấy là bắt buộc cho mọi thứ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết bao gồm cả
ngôn ngữ văn học dân tộc thống nhất và ngôn ngữ học thông dụng hiện đại
nữa... Song, dƣờng nhƣ đó là quan niệm lý tƣởng tuyệt đối. Hoàn cảnh ngôn
ngữ tồn tại trong thực tế ở từng nƣớc khác rất xa ý tƣởng này" (Ferguson C, P.
1989, tr.125). Dẫn ra lời phát biểu trên đây về chuẩn ngôn ngữ, chúng tôi muốn 13
nói rằng ngay trong phạm vi một ngôn ngữ, vấn đề chuẩn cũng không phải lúc
nào cũng là tuyệt đối. Việc xây dựng ngôn ngữ chuẩn trong một cộng đồng,
trong một dân tộc cũng còn vấp phải một loạt những khó khăn. Chuẩn luôn
luôn đƣợc xét trong quan hệ với các phƣơng ngữ. Ngay trong điều kiện hiện
đại, cho dù ý kiến xây dựng ngôn ngữ chuẩn đã đƣợc mọi ngƣời mặc nhiên
thừa nhận thế mà cũng bị coi là "quan niệm lí tƣởng tuyệt đối" phƣơng chi là
vấn đề chuẩn tuyệt đối đối với việc sử dụng một ngôn ngữ vay mƣợn, ngôn
ngữ thứ hai ở ngoài chính quốc. Đƣợc sản sinh và vận hành trong môi trƣờng
liên ngữ, khả năng giao thoa hoá của ngôn ngữ thứ hai là hiển nhiên. Nguyên
nhân làm cho giao thoa chính là do tiếng mẹ đẻ và do các nhân tố văn hoá, xã
hội, tâm lí khác nữa. Giao thoa của Hán văn trong không gian liên ngữ Việt -
Hán đã tạo nên biến thể Việt Nam của Hán văn nói chung, tạo nên sự đa dạng
trong việc sử dụng chữ của các nƣớc đồng văn Đông á. Bằng việc nghiên cứu
Hán văn Việt Nam trong môi trƣờng song ngữ, chúng ta sẽ từng bƣớc hiểu rõ
các bƣớc đi và nhịp điệu dẫn đến các hiện tƣợng giao thoa trong Hán văn Việt Nam.
II. HÁN VĂN LÝ TRẦ
N TRONG 10 THẾ KỈ HÁN VĂN VIỆ T NAM
1. Trong bài viết “Một vài nét khác biệt về mặt ngôn ngữ (ngữ pháp)
giữa hai nhóm văn bản hán văn trong Thơ văn Lý – Trần (tập I” trên Tạp chí
Hán Nôm số 3(28)-1996, chúng tôi có đề cập đến sự khác biệt về ngôn ngữ
giữa hai nhóm văn bản đƣợc tập hợp trong Thơ văn Lý – Trần (tập I). Trên
thực tế, đó là Hán văn của thời Lý trở về trƣớc. Ở đó, chúng tôi nêu lên sự khác
biệt giữa ngữ lục Thiên tông và các văn bản có tính chất nghi thức, hành chính
và nêu lên 2 mô hình ngôn ngữ của hai nhóm văn bản này. Nhóm các văn bản
ngữ lục Thiền tông phần nào định hƣớng theo ngôn ngữ nói của bạch thoại
Trung đại (bạch thoại sớm), do nó chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ các bản dịch
kinh Phật và do nhiều yếu tố xã hội – ngôn ngữ khác nữa. Nhóm các văn bản
có tính chất nghi thức hành chính viết theo ngôn ngữ của các văn bản cổ (chủ
yếu là ngôn ngữ của Kinh thƣ). 14
Ở phần này, chúng tôi muốn bàn thêm về một số vấn đề còn lại, để nêu
lên những đặc trƣng chung của chữ Hán thời Lý – Trần trong mối quan quan
hệ với các dạng thức ngôn ngữ viết của tiếng Hán nói chung, qua đó, đặt vấn
đề nêu lên vai trò cũng nhƣ quan hệ của Hán văn Lý – Trần với tiến trình 10
thế kỷ sử dụng chữ Hán ở Việt Nam thời độc lập nói riêng.
2. Để nêu ra những nhận xét về đặc trƣng tình hình sử dụng chữ Hán ở
một khoảng thời gian dài gồm 5 thế kỷ vốn thƣờng đƣợc gọi bằng một cái tên
chung: Hán văn Lý-Trần, cần phải phân loại các văn bản còn lại của giai đoạn
này trên hai cơ sở: cấu trúc và chức năng của Hán văn. Nếu xuất phát từ 2 tiêu
chí này, Hán văn Lý-Trần đƣợc qui vào 3 nhóm văn bản sau:
– Nhóm các văn bản nghi thức, công văn hành chính.
– Nhóm các văn bản ngữ lục Thiền tông.
– Nhóm các văn bản thơ văn.
Mỗi nhóm văn bản trên đây có những đặc trƣng phân biệt của mình
không chỉ về phƣơng diện mục tiêu, mục đích đƣợc viết ra, hay các tác giả –
chủ nhân tạo tác văn bản. Hơn nữa, chúng lại có những đặc trƣng ngôn ngữ,
thể loại, phong cách riêng của mình. Chẳng hạn, ở nhóm các văn bản nghi
thức, công văn hành chính, ngƣời viết chủ yếu là những ngƣời tham gia bộ
máy quản lý Nhà nƣớc. Do yêu cầu về nội dung diễn đạt (những mệnh lệnh,
chính lệnh, chủ trƣơng nào đó), nên ngôn ngữ của nó phải theo mẫu mực, chủ
yếu dựa vào Kinh thƣ. Khuôn mẫu ngôn ngữ tạo các văn bản này đã trở thành
nội dung của thi cử. Trong các khoa thi (nhất là vào thời Trần) đểu có kỳ thi
chiếu, biểu. Xét về mặt chức năng xã hội, sự xuất hiện của nhóm văn bản này
đã chứng tỏ chữ Hán đƣợc khẳng định là ngôn ngữ của mọi hoạt động nghi
thức, hành chính. Đây chính là cơ sở để xem chữ Hán là quốc gia văn tự, tạo
điều kiện cho việc mở mang, phổ biến chữ Hán, nếu khi xét từ góc độ Nhà
nƣớc. Nhóm văn bản ngữ lục Thiền tông, do đặc trƣng ngôn ngữ của mình, lại
là dấu hiệu cho sự tiếp nối của một thời kỳ chữ Hán đƣợc dùng nhƣ một sinh
ngữ ở cuối thời Bắc thuộc sang chữ Hán đƣợc dùng nhƣ một ngôn ngữ viết
thuần tuý ở thời độc lập. 15
Nhóm các văn bản thơ, phú, văn, ký chủ yếu có niên đại vào thời Trần.
Chúng xuất hiện ngày càng nhiều. Đội ngũ những ngƣời viết cũng rất đông
đảo: vua, quan, Nho sĩ… Sự xuất hiện nhóm văn bản này đã mang đến một bộ
mặt mới cho thực tế sử dụng chữ Hán về mọi phƣơng diện: lý tƣởng thẩm mỹ,
phong cách, thể loại viết, đặc điểm ngôn ngữ… Cũng nhƣ các thể loại ở nhóm
văn bản nghi thức, hành chính, thơ phú đã trở thành môn thi bắt buộc trong các
kỳ thi. Bởi vậy, thơ, phú (và nhất là thơ) xuất hiện ngày càng nhiều, chiếm số
lƣợng chủ yếu trong thực tế sử dụng chữ Hán. Việc thơ có mặt trong thi cử đã
khiến cho mức độ ngƣời sử dụng chữ Hán để làm thơ tăng lên nhƣ Trần
Nguyên Đán đã phát biểu:
Đấu tƣớng tòng thần giai thức tự,
Lại viên, tƣợng thị diệc năng thi.
(Tƣớng võ quan hầu đều biết chữ,
Thợ thuyền, thơ lại cũng hay thơ).
(Thơ văn Lý-Trần, tập 3, tr.196)
Thi cử với nội dung thơ phú đã dấn đến sự mở rộng thi phẩm về số
lƣợng và cũng ngầm tạo nên tính nhà trƣờng trong thơ chữ Hán.
3. Phân chia thành ba nhóm văn bản trên đây không có nghĩa là lúc nào
ranh giới giữa chúng cũng tuyệt đối rõ ràng, có khi có những hiện tƣợng
chuyển jtiếp. Về mối liên hệ và đặc trƣng ngôn ngữ có tính chuyển tiếp ở đây,
có lẽ cần phải nhắc đến hai hiện tƣợng có tính chất chuyển tiếp rõ nét.
Nhiều vua nhà Trần vừa là những ngƣời quản lý Nhà nƣớc, vừa là những
ngƣời rất am hiểu Thiền tông, đồng thời cũng là những ngƣời trƣớc tác nhiều
bằng chữ Hán. Trong số đó phải kể đến vua Trần Thái Tông. Ông là tác giả của
nhiều tập sách có liên quan đến Thiền tông nhƣ: Thiền tông chỉ nam (đã thất
truyền, nay chỉ còn bài tựa), Khoá hƣ lục … Ông có sáng tác thơ và bài thơ Ký
Thanh Phong am tăng Đức Sơn đƣợc chọn làm mở đầu cho bộ hợp tuyển thơ
chữ Hán Việt Nam đầu tiên – Việt âm thi tập do Phan Phu Tiên khởi thảo, Chu
Xa hoàn thành, Lý Tử Tấn phê điểm… Các vua nhƣ Trần Thánh Tông, Trần
Nhân Tông… đều có thơ. Thơ họ, nói chung, đều nói về Thiền, song chắc hẳn, 16
có nhiều điều khác với ngữ lục Thièn tông thuần tuý… Thơ họ chủ yếu nói đến
cuộc sống hiệun thực theo ý vị Thiền, tựa hồ không thấy sáo ngữ của Nho. Thơ
họ nặng về tự sự, diễn tả sự vật, hiện tƣợng, trong sự sâu lắng của đạo Thiền.
Hãy đọc vài câu trong bài Đăng Bảo Đài sơn của Trần Nhân Tông làm ví dụ. Địa tịch đài dũ cổ Thời lai xuân vị thâm
Vân sơn tƣơng viễn cận Hoa kính bán tình âm Vạn sự thủy lƣu thủy Bách niên tâm ngữ tâm Ỳ lan hoành ngọc địch
Minh nguyệt mãn hung khâm.
Một số vua Trần lại có thi tập. Danh từ thi tập ở đây đã có âm vang Hán
học, đâu chỉ còn là những câu kệ của các tổ do học trò ghi lại nữa… Thơ họ có
hình thức chải chuốt hơn, tuy vẫn giữ nguyên ý vị Thiền, nhƣng mang đầy hơi
thở của cuộc sống, đâu đã xuất hiện cách nói quá nhiều điển tích, điển cố…
Đây cũng là dấu hiệu cho bƣớc chuyển từ ngữ lục Thiền tông sang ngôn ngữ
thơ, mà các Nho sĩ là đại diện ở nửa cuối thế kỷ XIV.
Hiện tƣợng thơ trở thành di sản Hán văn chủ yếu đƣợc sƣu tập trong Thơ
văn Lý-Trần tập III biểu thị một bƣớc chuyển biến mới trong thực tế dùng chữ
Hán. Nghiên cứu ngôn ngữ thơ của các tác giả đƣợc sƣu tập ở đây, chúng tôi
thấy rằng các văn bản thơ đƣợc viết bằng ngôn ngữ hỗn nhập. Thơ thời Trần
tạo nên nhóm văn bản riêng, nó có thể đƣợc coi là sự chuyển biến có liên quan về văn thể.
4. Cùng với thời gian, do yêu cầu Nhà nƣớc tập quyền, Nho học càng
đƣợc đẩy mạnh và tƣơng ứng với nó, phạm vi những ngƣời biết chữ Hán cũng
đƣợc mở rộng thêm. Chính tình hình này đã tạo nên một sự chuyển biến mới
trong việc sử dụng chữ Hán. Vấn đề chọn khuôn mẫu viết đã đƣợc đặt ra và
đƣợc một nhà Nho tiêu biểu của thời kỳ này là Phạm Sƣ Mạnh phát biểu trong 17
bài Ngày xuân hoạ thơ vua dƣới thuật ngữ “văn thể” của ngữ văn truyền thống.
Duật vân ngũ sắc ủng cung vi,
Tuyệt triệu Nho thần xuất điện trì.
Nhũ yến minh cƣu đƣơng ngọ hậu,
Tế chiên quảng hạ thiết hƣơng di.
Thần tâm Nhị đế, Tam vƣơng cổ,
Văn thề Tiên Tần, Lƣỡng Hán kỳ.
Trắc thính nội thần truyền nội chỉ,
Kỳ hoa Đại xã định tân nghi.
(Mây lành năm sắc phủ quanh cung cấm,
Chiếu vua gọi Nho thần đến trƣớc thềm điện.
Sau buổi trƣa, chim yến, chim cƣu kêu,
Dƣới cờ tua nhỏ trong ngôi nhà rộng đặt đỉnh hƣơng.
Tấm lòng của Vua nhƣ Nhị đế, Tam vƣơng khi xƣa,
Văn thể của ngƣời kỳ diệu nhƣ văn thể thời Tiên Tần, Lƣỡng Hán.
Lắng nghe thị thần truyền chiếu chỉ của nội điện,
Định nghi thức mới cho lễ Đại xã cầu đƣợc mùa.
(Thơ văn Lý – Trần, tập III, tr.91).
Trong cái tinh thần hƣớng về “Nhị đế, Tam vƣơng” về phƣơng diện tổ
chức Nhà nƣớc, thì văn thể cũng đƣợc nhằm vào để viết theo kiểu Tiên Tần,
Lƣỡng Hán. Đâu còn tình hình nhƣ đầu thời Trần có sự phân chia chức năng
của Nho, Phật trong Thiên tông chỉ nam tự, mà Trần Thái Tông đã phát biểu
nữa. Sự định hƣớng luôn cả tình hình học chữ Hán, viết chữ Hán cả một thời
kỳ, giai đoạn, và có thể nói, cũng là định hƣớng cho suốt các thế kỷ sau này.
Nói đến “viết bằng chữ Hán” cũng tức là mới chỉ đề cập đến một thuật
ngữ chung chung, chƣa định hƣớng rõ xem đó là định hƣớng vào thời kỳ cụ thể
nào. Bời vì, từ khi có hệ thống văn bản viết đến những thế kỷ XIII-XIV, tiếng
Hán đã có một bề dày lịch sử, với chí ít là 2 hình thái ngôn ngữ viết. Việc xác
định các mẫu mực cần vƣơn tới là văn thể thời Tiên Tần (văn chƣ tử) và thời 18
Lƣỡng Hán (sử) để ngƣời Việt Nam lúc đó hƣớng vào khi viết, là đã xác định
cái tính cách căn bản của cách viết Hán văn từ đây… Điều này còn đƣợc quán
triệt trong suốt các thế kỷ sau, mà minh chứng hiển nhiên cho tƣ tƣởng này là
các bộ tuyển tập đầu tiên về thơ văn Lý-Trần ra đời vào thời Lê sơ chủ yếu sƣu
tầm thơ Nho, thơ các nhà quản lý mới của giai đoạn Lý-Trần. Nội dung thi học
Lý-Trần của Hoàng Đức Lƣơng chủ yếu dành cho thơ Nho cũng là ví dụ cho
tính định hƣớng trên đây…
5. Tính định hƣớng trên đây, trong bối cảnh bận rộn của công cuộc xây
dựng Nhà nƣớc phong kiến tập quyền theo kiểu Nho giáo, đầy ắp công việc, đã
mang lại một tinh thần, một dấu ấn riêng của Hán văn Lý-Trần… Hán văn Lý-
Trần là Hán văn phác thực, đầy sức sống… Thi cử tuy có hƣớng vào từ
chƣơng, song chƣa bị mặt tiêu cực từ chƣơng tác động, nên kẻ sĩ thời Trần có
phẩm cách nhƣ Lê Quý Đôn đã nhận xét: “Các vị ấy phẩm hạnh và thanh giới
cao khiết, có tƣ cách ngƣời trí thức quân tử nhƣ đời Tây Hán, không phải kẻ
tầm thƣờng sánh đƣợc”.
Sự định hƣớng vào văn thể Tiên Tần, Lƣỡng Hán là sự định hƣớng vào
các giá trị mẫu mực của ngôn ngữ viết tiếng Hán, vào thời mà các ngôn ngữ
viết đã đóng vai trò rất lớn trong nhận thức cuộc sống… Những giai đoạn Tiên
Tần, Lƣỡng Hán trên đây trong lịch sử ngôn ngữ viết của tiếng Hán là những
giai đoạn của ngôn ngữ phác thực. Những giá trị cổ điển về ngôn ngữ viết ở
thời Tiên Tần đã đạt đƣợc trong nhã ngôn (và sau đó gọi là văn ngôn), và lối
viết này lại một lần đƣợc biến đổi vào thời Lƣỡng Hán, mà những gì đƣợc ghi
chép trong Sử ký của Tƣ Mã Thiên và Hán thƣ của Ban Cố đã đƣợc ngƣời Việt
Nam học tập để diễn đạt theo tình hình mới của mình.
Có lẽ ví dụ điển hình nhất cho sự định hƣớng mô phỏng viết chữ Hán là
bài Lâm chung di chiếu của Lý Nhân Tông.
Viết di chiếu lúc lâm chung là việc thƣờng làm. Lâm chung di chiếu của
Lý Nhân Tông đƣợc Phạm Đình Hổ đánh giá là “già dặn, súc tích, phảng phất
nhƣ văn đời hán” (Vũ trung tuỳ bút. 1989, tr.136). Hán Văn Đế cũng có một
bài Lâm chung di chiếu còn đƣợc lƣu giữ trong Hán thƣ. Thế nhƣng, nếu so hai 19
bài Lâm chung di chiếu với nhau, thì ta thấy không có gì khác mấy. Khác
chăng là công việc cần làm khác, ngƣời kế vị khác, tình hình khác… Những cái
đó buộc lòng phải tự viết ra, không thể chỉ còn là việc đổi từ, đổi ngữ nữa. Ở
những đoạn mới này, ngôn ngữ cổ hơn, đầy rẫy trích dẫn từ Kinh thƣ. Nếu đem
so sánh hai bản di chiếu, xét về ngôn ngữ, ba thấy bản của Lý Nhân Tông ra
đời sau bản của Hán Văn Đế hơn chục thế kỷ, lại có cách viết cổ hơn rất nhiều…
Khi định hƣớng vào văn thể Tiên Tần, Lƣỡng Hán và các giá trị cổ điển
khác, dƣờng nhƣ ở thời Lý – Trần, ngƣời ta chỉ chọn từ đây ra những cái gì đặc
trƣng nhất. Điều này thể hiện qua nội dung thi cử. Chƣơng trình khoa thi năm
Bính Tý niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396), ở kỳ thứ ba, thi bài chiếu theo thể
Hán… sự định hƣớng trên đây dễ dẫn đến mô phỏng.
6. Những điều nêu trên là những nét chấm phá, phần nào đã đề cập đến
những đặc trƣng sử dụng chữ Hán thời Lý-Trần. Hán văn thời Lý-Trần đã tạo
nên giá trị cổ điển của mƣời thế kỷ sử dụng chữ Hán ở Việt Nam thời độc lập.
Điều này đã đƣợc các nhà trí thức dân tộc các thế kỷ sau đó nhƣ Hoàng Đức
Lƣơng, Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ… phát biểu.
Đến thời Lê Trung hƣng, khi thi cử làm cho văn viết chữ Hán đã trở
thành tệ lậu, thì chính là lúc đó ngƣời ta đề cao giá trị của Hán văn thời Lý-
Trần, coi đó là mẫu mực, lấy đó làm tự hào. Công cuộc sƣu tập di sản hán văn
Lý-Trần trong nhiều thế kỷ, từ nhiều nguồn… (chủ yếu xuất phát từ góc độ thơ
văn), đã phần nào khôi phục lại diện mạo của thực tế sử dụng chữ Hán thời Lý-
Trần và đó cũng là một phần rất trọng yếu của mƣời thế kỷ dùng chữ Hán ở
Việt Nam thời độc lập. Có thể nói, chữ Hán ở thời Lý-Trần là chữ Hán phác
thực, có ý nghĩa và giá trị cổ điển cho các thế kỷ sau này.
III. HÁN VĂN THỜI LÝ TRẦN VÀ HÁN VĂN THỜI NGUYỄN
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Hán văn Lý - Trần là một giai đoạn dài cơ hồ gần 5 thế kỷ của Hán
văn Việt Nam (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV), gồm 6 triều đại: Ngô, Đinh,
Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ trong đó Lý, Trần là hai triều tiêu biểu nhất. Đó là một 20