Cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

I. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀUTHÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAYTrong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, sự tồn tạicủa nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tấtyếu lịch sử.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45438797
MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH đrồi phát triển lên
một bước cao hơn đó là CNCS - một chế độ xã hội mà ở đó quan hệ sở hữu là sở
hữu công cộng, xã hội không còn giai cấp có tính tự quản cao, làm theo nhu cầu.
Con người được tự do phát triển toàn diện. Đó mục tiêu của loài người nói
chung của nước ta nói riêng. Muốn xây dựng được một hội như vậy điều
kiện tiên quyết là phải phát triển lực lượng sản xuất.
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, kém phát
triển. Di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại khá nặng.
Những hệ quả của trạng thái bao cáo duy bao cấp vẫn còn, chưa thực sự sẵn
sàng hội nhập. Do vậy phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số một của toàn
Đảng toàn dân. Muốn vậy phải phát triển kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo chế thị trường sự quản của
Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây giải pháp cơ bản để chuyển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta hiện nay.
Đề tài “Cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của đường lối phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” giúp cho chúng ta có nhận
thức chính xác về nền sản xuất hội. Đồng thời thấy được ý nghĩa to lớn của
việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nước ta trong thời kỳ qđvừa
phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với cách thức phát
triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế.
NỘI DUNG
Thành phần kinh tế khu vực kinh tế, kiểu quan hkinh tế dựa trên một
hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế không tồn
tại biệt lập, mà liên hchặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cấu
kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
lOMoARcPSD| 45438797
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác cạnh
tranh.
I. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin, sự tồn tại
của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất
yếu lịch sử. Trong Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đã chỉ
ra rằng, sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền thì không thể thủ tiêu
chế độ tư hữu ngay lập tức được phải cải tạo nó dần dần. Đến Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ , sau khi giành được thắng lợi chính
trị, giai cấp sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy
toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa hội Liên vào đầu những năm 20 của
thế kỷ XX càng khẳng định tính đúng đắn của việc sdụng và cải tạo dần dần đối
với những thành phần kinh tế của xã hội cũ mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra.
Nhận thấy chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp trong điều kiện đất
nước đã hoà bình, V.I.Lênin đã dũng cảm thừa nhận: "Chúng ta đã thất bại trong
cái ý định dùng phương pháp "xung phong", nghĩa là dùng con đường ngắn nhất,
nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất phân phối theo nguyên tắc
hội chủ nghĩa"
1
. Từ đó, V.I.Lênin khẳng định cần phải thay thế chính sách cộng
sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP). Một trong những nội dung cơ
bản của NEP luận về nền kinh tế nhiều thành phần. V.I.Lênin viết: "Không
còn nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm
tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một
loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư
bản phát triển"
2
. Một trong các biện pháp quá độ đặc biệt mà V.I.Lênin nói ở đây
1
V.I.Lênin. Toàn tập, t. 44. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 254
2
V.I.Lênin. Sđd., t. 43, tr. 68
lOMoARcPSD| 45438797
chính việc sử dụng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó được
V.I.Lênin giải thích rõ như sau: "Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng
vào kinh tế, phải nghĩa trong chế độ hiện nay những thành phần,
những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa bản chủ nghĩa hội không? Bất
cứ ai cũng đều thừa nhận là có"
3
.
Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, xét đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
trình đphát triển của lực lượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các nước tiểu nông, do trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất còn nhiều hạn chế không đồng đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều
loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số thành phần kinh tế
của phương thức sản xuất cũ còn tác dụng tích cực nhất định đối với sphát
triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, các nkinh điển của chủ nghĩa
Mác Lênin đã giải thích rất tại sao phải phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá trình
Đảng và nhân dân ta nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thể
hiện tư duy mới của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa
thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại nước ta trong một
thời gian tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép, không căn cứ vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Những sai lầm này tất yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng
kinh tế hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 - đầu những năm 80 ca thế
kỷ XX. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức
3
V.I.Lênin. Sđd., t. 43, tr. 248
lOMoARcPSD| 45438797
hành động, phải tìm ra con đường, bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa
hội.
Tại Đại hội VI, khi đề ra đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương
đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng hội chủ nghĩa. Đây bước tiến quan trọng về duy luận
nhận thức thực tiễn. Đảng không chỉ thừa nhận stồn tại như một tất yếu của nền
kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết
phải chính sách đúng đắn nhằm sử dụng phát triển các thành phần kinh tế,
trong đó có kinh tế tư nhân nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Cùng với sự vận động của thực tiễn sự phát triển của nhận thức, luận về phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng hội chủ nghĩa tiếp tục được
Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và
X. Tại Đại hội X (năm 2006), Đảng ta c định cấu nền kinh tế nước ta gồm
năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế
bản nhà nước, kinh tế vốn đầu nước ngoài. Điểm mới đây là đã gộp
kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng
thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X
cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế
thị trường định hướng hội chủ nghĩa nước ta, các thành phần kinh tế bình
đẳng với nhau. Điều này tác dụng tích cực tạo syên tâm phát triển sản xuất
kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước.
Sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong
phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên ch
nghĩa hội, v.v. quy định sự tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu
và tương ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện
nay. Trong cơ cấu nền kinh tế đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định thành
phần đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong
việc huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển lực
lượng sản xuất.
lOMoARcPSD| 45438797
III. ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN
VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Trong nền kinh tế nhiều thành phần nước ta hiện nay, những thành
phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng những thành phần kinh
tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về
liệu sản xuất sở kinh tế. Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các doanh
nghiệp nhà nước, còn bao gồm các tài sản, ng ckinh tế quan trọng thuộc
sở hữu nhà nước, v.v.. Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định rõ: "Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, v.v.. Kinh tế nhà nước kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"
4
.
Trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước xu hướng
giảm xuống. Trước thực trạng này, đã có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế nhà nước
chỉ cần nắm lấy những yết hầu của nền kinh tế đủ. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, bởi nếu nắm được yết hầu kinh tế mà các
doanh nghiệp vẫn thua lỗ triền miên, tỷ trọng GDP quá thấp thì sẽ không thể đem
lại sức mạnh cho kinh tế nhà nước. Vì vậy, kinh tế nnước chỉ thể phát huy
được vai trò chủ đạo của mình khi nó vừa nắm được huyết mạch của nền kinh tế,
vừa có năng suất lao động cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Vấn đề là ở chỗ,
làm cách nào để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, tr. 83
Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần kinh
tế của chủ nghĩa xã hội. Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên hình
thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Sự phát triển theo định hướng
hội chủ nghĩa nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững chắc thành phần
kinh tế này, bởi như V.I.Lênin đã nhấn mạnh, đó hình dễ tiếp thu nhất của
những người nông dân để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Rút bài học kinh
nghiệm sâu sắc từ phong trào tập thể hoá trước đổi mới và thực tế những năm đổi
mới vừa qua, Đảng Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển thành phần
lOMoARcPSD| 45438797
kinh tế này, chủ trương xây dựng các hợp tác kiểu mới phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất và nhu cầu của các chủ thể sản xuất.
Những năm qua, mặc dù được xác định là cùng với kinh tế nhà nước ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, song sự phát triển
của kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế: hoạt động chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất
- kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm. Do vậy, để thực hiện mục tiêu
Chính ph đề ra là kinh tế tập thể chiếm 13,8% GDP vào năm 2010 quan
trọng hơn, cùng với kinh tế nnước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân,
chúng ta cần có những biện pháp tích cực để kinh tế tập thể phát triển từng bước,
vững chắc.
Kinh tế nhân bao gồm thể, tiểu chủ bản nhân. Nhìn chung,
sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây,
kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực,
chiếm 45,7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác đóng góp 6,8%GDP). Như vậy, kinh
tế tư nhân đạt 38,9% GDP, tương đương với tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước
5
.
Trong kinh tế nhân, kinh tế thể, tiểu chủ dựa trên hình thức hữu nhỏ
về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả thành thị
nông thôn, khả năng huy động vốn lao động. Đóng góp của kinh tế thể,
tiểu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao
5 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2006, tr. 146
nhưng lại đang giảm liên tục. Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí
một dấu hiệu tích cực, phản ánh sự di chuyển khá mạnh mẽ của vào các bộ
phận, các thành phần kinh tế trình độ cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách
thức sản xuất nhỏ lẻ để tiến lên những hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Đây là một
xu thế tất yếu, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường qtrình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ buộc những thành viên của kinh
tế cá thể, tiểu chủ phải thay đổi, di chuyển vào các bộ phận, các thành phần kinh
tế khác để bảo đảm lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh và cơ hội để phát triển
khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
lOMoARcPSD| 45438797
Đối với kinh tế bản tư nhân, đây là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa hội, bộ phận kinh tế này đã đóng góp tích cực vào việc phát triển lực
lượng sản xuất, huy động vốn, tạo việc làm cho người lao động, v.v..
Từ khi Luật Doanh nghiệp nhân Luật Công ty ra đời (21/12/1990),
các doanh nghiệp nhân đã thực sđi vào hoạt động với đầy đủ cách pháp
nhân, kinh tế tư bản tư nhân đã có sự phát triển đáng kể, phát huy hiệu quả khả
năng huy động vốn tạo việc làm mới cho người lao động; đóng góp của
cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do mới hình thành, nên tỷ trọng cơ cấu GDP của
chưa cao. Đối với thành phần kinh tế này, Đảng ta chủ trương khuyến khích
phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh pháp luật
không cấm; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp để phát
triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, v.v..
Kinh tế bản nhà nước thành phần kinh tế dựa trên hình thức shữu
hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nnước với kinh tế bản nhân trong và ngoài
nước dưới các hình thức hợp tác, liên doanh. Trong quan niệm của V.I.Lênin, kinh
tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế quá độ đặc biệt quan trọng và cần thiết để
đi n chủ nghĩa hi. Ông coi thứ ch nghĩa tư bản 2/3 là chủ nghĩa
xã hội, cái "không đáng sợ", thậm chí còn "phòng chờ" để đi vào chủ nghĩa
xã hội.
Tuy vậy, sự vận động hiện thực của thành phần kinh tế này ở nước ta đang
một vấn đề cần phải bàn. Các chế, chính sách, điều kiện Việt Nam hiện
nay chưa tạo ra sự thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Những năm
đầu tiên khi chúng ta mới thực hiện đường lối mở cửa, lẽ các doanh nghiệp
nước ngoài hy vọng vào việc khai thác những tiềm năng của một th trường n
rất mới mẻ, nên họ đã đầu tư rất lớn vào Việt Nam, liên doanh, liên kết giữa kinh
tế nhà nước với các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam mức cao. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian, số vốn này
giảm mạnh. Chính nguồn vn đầu giảm nên tỷ trọng GDP của thành phần
kinh tế này cũng liên tục giảm. Đầu tư nước ngoài là bộ phận phát triển nhất của
lOMoARcPSD| 45438797
kinh tế bản nhà nước nước ta, nếu đầu nước ngoài giảm sút thì tất yếu sẽ
làm cho thành phần kinh tế này kém phát triển, thậm chí là không phát triển.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong thời gian tới, kinh tế bản nhà nước
khả năng phát triển mạnh mẽ, bởi hiện nay, chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta đang tìm mọi biện pháp tích cực
hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư. Hơn nữa, hiện nay, một số thành phần
kinh tế khác đang phát triển rất mạnh mẽ, nên trong tương lai không xa, nhu cầu
liên doanh, liên kết sẽ tăng cao, từ đó sẽ làm cho kinh tế bản nhà nước phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang nền sản xuất lớn hội chủ
nghĩa.
Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài một thành phần kinh tế mới nảy sinh
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Năm 1987, khi Luật Đầu tư
trực tiếp nước ngoài được ban hành thì kinh tế có vốn đầu nước ngoài mới thực
sự bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, đã hàng ngàn công ty nước ngoài
có dự án đầu tư ở Việt Nam. Tính từ năm 1988 đến năm 2003, nước ta đã thu hút
được trên 40 tỷ USD đầu trực tiếp nước ngoài và đã thực hiện được hơn 20 tỷ
USD. Năm 2005, các doanh nghiệp vốn đầu nước ngoài đóng góp khoảng
15,9% GDP, năm 2007 khoảng 17%. Từ khi chúng ta gia nhập WTO, nguồn vốn
đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng đột biến, năm 2007
hơn 20 tUSD (tăng khoảng 70% so với năm 2006), sáu tháng đầu năm năm 2008
là 31,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, sự phát triển của thành phần kinh tế này đã đang nảy sinh một
vấn đề - đó sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu nước ngoài. Giả định rằng, vì lý
do nào đó, chẳng hạn lạm phát, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút một số
lượng lớn nguồn vốn đầu thì tình hình kinh tế hội Việt Nam sẽ thế nào?
Hoặc tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này ngày càng lớn đến mức ngang
bằng hoặc vượt kinh tế nhà nước thì liệu kinh tế nhà nước có thể duy trì được vai
trò chủ đạo của mình không? Nhà nước có thể kiểm soát được thành phần kinh tế
này hay không? Rõ ràng, sự phát triển của thành phần kinh tế này đem lại những
lợi ích kinh tế – xã hội rất lớn, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng
lOMoARcPSD| 45438797
trực tiếp đến định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo chúng tôi, đtận
dụng được những đóng góp hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của
đối với nền kinh tế hội nước ta, một mặt, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ
kinh tế nhà nước để tạo nên sức mạnh thực sự của Nhà nước; mặt khác, phải
biện pháp hướng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào kinh tế tư bản
nhà nước.
Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước
đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ
nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng
định hướng hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển
thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự ch của các thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường
vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa
là giải pháp cơ bản để chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn ở nước ta khẳng
định "mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế đxây dựng sở vật chất - kỹ thuật
của chủ nghĩa hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với cả ba mặt sở
hữu, quản lý phân phối”
4
.
Từ sự nhận thức về tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu các
thành phần kinh tế qua đó có những chính sách kinh tế phù hợp khuyến khích sản
4
Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2001, trang 86 - 87
lOMoARcPSD| 45438797
xuất hàng hóa tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Bên
cạnh đó phải biết khai thác thế mạnh của sản xuất hàng hóa các thành phần
kinh tế để giải phóng sức sản xuất, tăng năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm
cho xã hội, tạo công ăn việc làm. Hơn thế nữa Nhà nước, phải có chính sách đúng
đắn để quản các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thấy
được xu hướng phát triển, yếu điểm của từng thành phần để hạn chế ngăn chặn
các tiêu cực trong xã hội.
Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
hội chủ nghĩa vận hành theo chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
nước ta quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại hóa trong một
hội nhân dân làm chủ, nhân ái, văn hóa, kỷ cương, xóa bỏ áp bức bất
công, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ấm no, tự do hành phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
2. V.I.Lênin. Toàn tập, t. 43. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978
3. V.I.Lênin. Toàn tập, t. 44. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45438797 MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH để rồi phát triển lên
một bước cao hơn đó là CNCS - một chế độ xã hội mà ở đó quan hệ sở hữu là sở
hữu công cộng, xã hội không còn giai cấp có tính tự quản cao, làm theo nhu cầu.
Con người được tự do phát triển toàn diện. Đó là mục tiêu của loài người nói
chung và của nước ta nói riêng. Muốn xây dựng được một xã hội như vậy điều
kiện tiên quyết là phải phát triển lực lượng sản xuất.
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, kém phát
triển. Di sản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn còn tồn tại khá nặng.
Những hệ quả của trạng thái bao cáo tư duy bao cấp vẫn còn, chưa thực sự sẵn
sàng hội nhập. Do vậy phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số một của toàn
Đảng toàn dân. Muốn vậy phải phát triển kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là giải pháp cơ bản để chuyển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta hiện nay.
Đề tài “Cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của đường lối phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” giúp cho chúng ta có nhận
thức chính xác về nền sản xuất xã hội. Đồng thời thấy được ý nghĩa to lớn của
việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kỳ quá độ vừa
phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với cách thức phát
triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. NỘI DUNG
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một
hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế không tồn
tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu
kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. lOMoAR cPSD| 45438797
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh.
I. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, sự tồn tại
của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất
yếu lịch sử. Trong Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đã chỉ
ra rằng, sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền thì không thể thủ tiêu
chế độ tư hữu ngay lập tức được mà phải cải tạo nó dần dần. Đến Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, sau khi giành được thắng lợi chính
trị, giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy
toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vào đầu những năm 20 của
thế kỷ XX càng khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng và cải tạo dần dần đối
với những thành phần kinh tế của xã hội cũ mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra.
Nhận thấy chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp trong điều kiện đất
nước đã hoà bình, V.I.Lênin đã dũng cảm thừa nhận: "Chúng ta đã thất bại trong
cái ý định dùng phương pháp "xung phong", nghĩa là dùng con đường ngắn nhất,
nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc
xã hội chủ nghĩa"1. Từ đó, V.I.Lênin khẳng định cần phải thay thế chính sách cộng
sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP). Một trong những nội dung cơ
bản của NEP là lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần. V.I.Lênin viết: "Không
còn nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm
tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một
loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư
bản phát triển"2. Một trong các biện pháp quá độ đặc biệt mà V.I.Lênin nói ở đây
1 V.I.Lênin. Toàn tập, t. 44. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 254
2 V.I.Lênin. Sđd., t. 43, tr. 68 lOMoAR cPSD| 45438797
chính là việc sử dụng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó được
V.I.Lênin giải thích rõ như sau: "Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng
vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần,
những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất
cứ ai cũng đều thừa nhận là có"3.
Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, xét đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nước tiểu nông, do trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất còn nhiều hạn chế và không đồng đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều
loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số thành phần kinh tế
của phương thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác – Lênin đã giải thích rất rõ tại sao phải phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá trình
Đảng và nhân dân ta nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thể
hiện tư duy mới của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa
thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta trong một
thời gian tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép, không căn cứ vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Những sai lầm này tất yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng
kinh tế – xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế
kỷ XX. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức
3 V.I.Lênin. Sđd., t. 43, tr. 248 lOMoAR cPSD| 45438797
và hành động, phải tìm ra con đường, bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tại Đại hội VI, khi đề ra đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương
đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và
nhận thức thực tiễn. Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu của nền
kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết
phải có chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế,
trong đó có kinh tế tư nhân nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Cùng với sự vận động của thực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được
Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và
X. Tại Đại hội X (năm 2006), Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm
năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế
tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mới ở đây là đã gộp
kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng
thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân. Văn kiện Đại hội X
cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế bình
đẳng với nhau. Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm phát triển sản xuất
kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phi nhà nước.
Sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong
phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, v.v. quy định sự tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu
và tương ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện
nay. Trong cơ cấu nền kinh tế đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định là thành
phần đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong
việc huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất. lOMoAR cPSD| 45438797
III. ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở
VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành
phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song cũng có những thành phần kinh
tế còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất là cơ sở kinh tế. Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các doanh
nghiệp nhà nước, mà còn bao gồm các tài sản, công cụ kinh tế quan trọng thuộc
sở hữu nhà nước, v.v.. Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định rõ: "Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, v.v.. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"4.
Trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước có xu hướng
giảm xuống. Trước thực trạng này, đã có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế nhà nước
chỉ cần nắm lấy những yết hầu của nền kinh tế là đủ. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, bởi nếu nắm được yết hầu kinh tế mà các
doanh nghiệp vẫn thua lỗ triền miên, tỷ trọng GDP quá thấp thì sẽ không thể đem
lại sức mạnh cho kinh tế nhà nước. Vì vậy, kinh tế nhà nước chỉ có thể phát huy
được vai trò chủ đạo của mình khi nó vừa nắm được huyết mạch của nền kinh tế,
vừa có năng suất lao động cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Vấn đề là ở chỗ,
làm cách nào để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 83
Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần kinh
tế của chủ nghĩa xã hội. Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên hình
thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Sự phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững chắc thành phần
kinh tế này, bởi như V.I.Lênin đã nhấn mạnh, đó là mô hình dễ tiếp thu nhất của
những người nông dân để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Rút bài học kinh
nghiệm sâu sắc từ phong trào tập thể hoá trước đổi mới và thực tế những năm đổi
mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển thành phần lOMoAR cPSD| 45438797
kinh tế này, chủ trương xây dựng các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất và nhu cầu của các chủ thể sản xuất.
Những năm qua, mặc dù được xác định là cùng với kinh tế nhà nước ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, song sự phát triển
của kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế: hoạt động chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất
- kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm. Do vậy, để thực hiện mục tiêu
mà Chính phủ đề ra là kinh tế tập thể chiếm 13,8% GDP vào năm 2010 và quan
trọng hơn, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân,
chúng ta cần có những biện pháp tích cực để kinh tế tập thể phát triển từng bước, vững chắc.
Kinh tế tư nhân bao gồm cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Nhìn chung,
sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây,
kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực,
chiếm 45,7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác đóng góp 6,8%GDP). Như vậy, kinh
tế tư nhân đạt 38,9% GDP, tương đương với tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước5.
Trong kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ
về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả thành thị và
nông thôn, có khả năng huy động vốn và lao động. Đóng góp của kinh tế cá thể,
tiểu chủ trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao
5 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 146
nhưng lại đang giảm liên tục. Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí là
một dấu hiệu tích cực, phản ánh sự di chuyển khá mạnh mẽ của nó vào các bộ
phận, các thành phần kinh tế có trình độ cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách
thức sản xuất nhỏ lẻ để tiến lên những hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Đây là một
xu thế tất yếu, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ buộc những thành viên của kinh
tế cá thể, tiểu chủ phải thay đổi, di chuyển vào các bộ phận, các thành phần kinh
tế khác để bảo đảm lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh và cơ hội để phát triển
khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. lOMoAR cPSD| 45438797
Đối với kinh tế tư bản tư nhân, đây là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, bộ phận kinh tế này đã đóng góp tích cực vào việc phát triển lực
lượng sản xuất, huy động vốn, tạo việc làm cho người lao động, v.v..
Từ khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời (21/12/1990),
các doanh nghiệp tư nhân đã thực sự đi vào hoạt động với đầy đủ tư cách pháp
nhân, kinh tế tư bản tư nhân đã có sự phát triển đáng kể, phát huy có hiệu quả khả
năng huy động vốn và tạo việc làm mới cho người lao động; đóng góp của nó
cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do mới hình thành, nên tỷ trọng cơ cấu GDP của
nó chưa cao. Đối với thành phần kinh tế này, Đảng ta chủ trương khuyến khích
phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật
không cấm; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để nó phát
triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, v.v..
Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu
hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài
nước dưới các hình thức hợp tác, liên doanh. Trong quan niệm của V.I.Lênin, kinh
tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế quá độ đặc biệt quan trọng và cần thiết để
đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông coi nó là thứ chủ nghĩa tư bản mà 2/3 là chủ nghĩa
xã hội, là cái "không đáng sợ", thậm chí còn là "phòng chờ" để đi vào chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy, sự vận động hiện thực của thành phần kinh tế này ở nước ta đang
là một vấn đề cần phải bàn. Các cơ chế, chính sách, điều kiện ở Việt Nam hiện
nay chưa tạo ra sự thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Những năm
đầu tiên khi chúng ta mới thực hiện đường lối mở cửa, có lẽ các doanh nghiệp
nước ngoài hy vọng vào việc khai thác những tiềm năng của một thị trường còn
rất mới mẻ, nên họ đã đầu tư rất lớn vào Việt Nam, liên doanh, liên kết giữa kinh
tế nhà nước với các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam ở mức cao. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian, số vốn này
giảm mạnh. Chính vì nguồn vốn đầu tư giảm nên tỷ trọng GDP của thành phần
kinh tế này cũng liên tục giảm. Đầu tư nước ngoài là bộ phận phát triển nhất của lOMoAR cPSD| 45438797
kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta, nếu đầu tư nước ngoài giảm sút thì tất yếu sẽ
làm cho thành phần kinh tế này kém phát triển, thậm chí là không phát triển.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong thời gian tới, kinh tế tư bản nhà nước có
khả năng phát triển mạnh mẽ, bởi hiện nay, chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta đang tìm mọi biện pháp tích cực và
hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư. Hơn nữa, hiện nay, một số thành phần
kinh tế khác đang phát triển rất mạnh mẽ, nên trong tương lai không xa, nhu cầu
liên doanh, liên kết sẽ tăng cao, từ đó sẽ làm cho kinh tế tư bản nhà nước phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới nảy sinh
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Năm 1987, khi Luật Đầu tư
trực tiếp nước ngoài được ban hành thì kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới thực
sự có bước phát triển nhanh chóng. Hiện nay, đã có hàng ngàn công ty nước ngoài
có dự án đầu tư ở Việt Nam. Tính từ năm 1988 đến năm 2003, nước ta đã thu hút
được trên 40 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã thực hiện được hơn 20 tỷ
USD. Năm 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng
15,9% GDP, năm 2007 khoảng 17%. Từ khi chúng ta gia nhập WTO, nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng đột biến, năm 2007 là
hơn 20 tỷ USD (tăng khoảng 70% so với năm 2006), sáu tháng đầu năm năm 2008 là 31,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, sự phát triển của thành phần kinh tế này đã và đang nảy sinh một
vấn đề - đó là sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Giả định rằng, vì lý
do nào đó, chẳng hạn lạm phát, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút một số
lượng lớn nguồn vốn đầu tư thì tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam sẽ thế nào?
Hoặc là tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này ngày càng lớn đến mức ngang
bằng hoặc vượt kinh tế nhà nước thì liệu kinh tế nhà nước có thể duy trì được vai
trò chủ đạo của mình không? Nhà nước có thể kiểm soát được thành phần kinh tế
này hay không? Rõ ràng, sự phát triển của thành phần kinh tế này đem lại những
lợi ích kinh tế – xã hội rất lớn, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng lOMoAR cPSD| 45438797
trực tiếp đến định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo chúng tôi, để tận
dụng được những đóng góp và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của nó
đối với nền kinh tế – xã hội nước ta, một mặt, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ
kinh tế nhà nước để tạo nên sức mạnh thực sự của Nhà nước; mặt khác, phải có
biện pháp hướng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào kinh tế tư bản nhà nước.
Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo lý
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước
đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ
nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển
thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường
vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế. KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa
là giải pháp cơ bản để chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn ở nước ta khẳng
định "mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với cả ba mặt sở
hữu, quản lý phân phối”4.
Từ sự nhận thức về tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu và các
thành phần kinh tế qua đó có những chính sách kinh tế phù hợp khuyến khích sản
4 Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, trang 86 - 87 lOMoAR cPSD| 45438797
xuất hàng hóa tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Bên
cạnh đó phải biết khai thác thế mạnh của sản xuất hàng hóa và các thành phần
kinh tế để giải phóng sức sản xuất, tăng năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm
cho xã hội, tạo công ăn việc làm. Hơn thế nữa Nhà nước, phải có chính sách đúng
đắn để quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thấy
được xu hướng phát triển, yếu điểm của từng thành phần để hạn chế ngăn chặn
các tiêu cực trong xã hội.
Quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở
nước ta là quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại hóa trong một
xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức bất
công, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ấm no, tự do hành phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
2. V.I.Lênin. Toàn tập, t. 43. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978
3. V.I.Lênin. Toàn tập, t. 44. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978