Cơ sở văn hóa VN.bản Gốc - Ngôn ngữ | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở văn hóa VN.bản Gốc - Ngôn ngữ | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem.

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN.............................................................7
1.1. Văn hóa và văn hóa học..........................................................................................8
1.1.1. Con người - chủ /khách thể của văn hóa..............................................................8
1.1.1.1. Những định nghĩa khác nhau về con người.......................................................9
1.1.1.2. Sự nhìn nhận vai trò của con người................................................................10
1.1.1.3. Con người Việt Nam vừa là chủ - khách thể của văn hóa Việt Nam..............11
1.1.2. Khái niệm văn hóa và các khái niệm khác.........................................................12
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa..........................................................................................12
1.1.2.2. Khái niệm văn minh........................................................................................17
1.1.2.3. Khái niệm văn hiến.........................................................................................18
1.1.2.4. Khái niệm văn vật...........................................................................................19
1.2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa....................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM........................................................25
2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp......................................................................25
2.2. Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền........................................................................26
2.3. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa................................................................................29
2.3.1. Khái niệm...........................................................................................................29
2.3.2. Giao lưu và tiếp biến trong văn hoá Việt Nam...................................................29
2.3.2.1. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á....................................................................29
2.3.2.2. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa.................................................31
2.3.2.3. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ........................................................31
2.3.2.4. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây...............................................31
2.3.2.5. Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay...............................................32
CHƯƠNG 3: CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓADIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VĂN
HÓA VIỆT NAM........................................................................................................33
1.1. Ngôn ngữ..............................................................................................................35
1.2. Tôn giáo................................................................................................................35
1.2.1. Nho giáo............................................................................................................35
1.2.2. Phật giáo...........................................................................................................38
1.2.3. Kitô giáo............................................................................................................40
1.3. Tín ngưỡng...........................................................................................................41
1.3.1. Tín ngưỡng phồn thực........................................................................................41
1.3.2. Tín ngưỡng thờ thành hoàng..............................................................................42
1.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu..........................................................................................43
1.4. Lễ hội....................................................................................................................46
1.5. Phong tục..............................................................................................................47
1.5.1. Phong tục hôn nhân và tính cộng đồng..............................................................47
1.5.2. Phong tục tang ma và triết lí âm dương.............................................................51
1.5.3. Phong tục lễ tết, lễ hội và tính hệ thống của chúng...........................................54
CHƯƠNG 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Lớp văn hóa bản địa..............................................................................................70
2.1.1.Giai đoạn văn hóa thời tiền sử............................................................................71
2
2.1.2. Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc...............................................................................72
2.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực.................................................73
2.2.1. Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc...........................................................73
2.2.2. Giai đoạn văn hóa Đại Việt...............................................................................74
2.3. Lớp văn hóa phương Tây......................................................................................76
2.3.1. Giai đoạn văn hóa Đại Nam..............................................................................76
2.3.2. Giai đoạn văn hóa hiện đại................................................................................78
CHƯƠNG 5: KHÔNG GIAN VĂN A VIỆT NAM..................................................81
BÀI 1: VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC........................................................................82
1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội.................................................................................82
1.2. Đặc điểm văn hoá vùng Tây Bắc..........................................................................85
BÀI 2: VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC.......................................................................92
2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội.................................................................................92
BÀI 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ........................................97
3.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội...............................................................97
3.2. Đặc điểm vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ.............................................................99
BÀI 4: VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ....................................................................102
4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội...............................................................................102
4.2. Đặc điểm vùng văn hoá Trung Bộ......................................................................103
4.2.1. Đặc điểm chung của vùng văn hoá Trung Bộ..................................................103
4.2.2. Tiểu vùng văn hoá xứ Huế...............................................................................105
BÀI 5: VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN..............................................................106
5.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội...............................................................................106
5.2. Đặc điểm của vùng văn hoá Tây Nguyên...........................................................108
BÀI 6: NG VĂN HÓA NAM BỘ..........................................................................117
6.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội...............................................................................117
6.2. Đặc điểm vùng văn hoá Nam Bộ........................................................................120
3
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HC PHẦN
1. Tên học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam
2. Số tín chỉ: 3(2,1)
3. Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 30 tiết; Thảo luận: 30 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không
5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Quản trị văn phòng
6. Mô tả vắn tắt, nội dung học phần:
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học đại cương về văn hóa Việt Nam, trình bày
những đặc trưng cơ bản nhất về văn hóa (khái niệm, bản chất, chức năng, quy luật phát
triển) và các đặc điểm của văn hóa Việt Nam: Định vị văn hóa Việt Nam; các thành tố
văn hóa và diễn trình lịch sử văn hóa; các vùng văn hóa ở Việt Nam.
7. Mục tiêu của học phần
- Về kiến thức
+ Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa nền văn
hóa Việt Nam;
+ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quy luật hình thành phát triển
cùng những thành quả của văn hóa dân tộc; sinh viên th vận dụng các kiến thức
của môn học vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc;
+ Đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức văn hóa đặc trưng của
từng vùng miền trong cả nước và một số khu vực trên thế giới.
- Về kỹ năng:
+ Giúp sinh viên kỹ năng phân tích, tổng hợp các kiến thức, làm vệc nhóm
chủ động trong nghiên cứu khoa học;
+ Tạo tiền đề lý luận để sinh viên học tập các môn khoa học chuyên ngành;
+ Sinh viên thái độ nghiêm túc trong rèn luyện ý thức tự học, nghiên cứu
khoa học một cách độc lập.
8. Tài liệu giảng dạy
* Giáo tnh học tập: Trần Quc Vượng, sn hóa Việt Nam, NXBGD, Hà Ni.
* Tài liệu tham khảo thêm:
4
- Trần Ngọc Thêm, , NXB Tổng hợp TPTìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
HCM, (trang 19 - 94);
- Trần Quốc Vượng, (2003), , NXB VănVăn hóa Việt Nam, tìm tòi suy ngẫm
học, (trang 119 - 154).
- Ngô Đức Thịnh, , 2004.Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam
9. Phương pháp giảng dạy
Quy nạp kết hợp với diễn giải, kết hợp lý luận với thực tiễn, tư duy lôgíc và các
phương pháp khác như: thuyết trình; nêu vấn đề; tổ chức học tập theo nhóm; phân tích;
giảng dạy thông qua thảo luận, seminar...
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Đánh giá sinh viên theo quy chế 43.
11. Nội dung chi tiết của học phần
Gồm 3 chuyên đề như sau:
- Chuyên đề 1: Văn hóa – Những khái niệm cơ bản;
- Chuyên đ2: c thành tố văn hóa và diễn trình lịch sử của văn hóa Vit Nam;
- Chuyên đề 3: Không gian văn hóa Việt Nam.
12. Nội dung chi tiết học phần:
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HÓA – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
* Mục tiêu của chuyên đề:
- Về kiến thức:
Chuyên đề giúp cho sinh viên nắm được:
- Những khái niệm bản và phân biệt các khái niệm khác nhau về con người,
văn hóa, văn hóa học, văn minh, văn hiến và văn vật;
- Gp sinh viên hiểu được vai trò, nhiệm vụ chức năng và c thành tố ca n a;
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức bản về văn hóa Việt Nam cũng
như quá trình giao thoa, tiếp xúc với văn hóa của các dân tộc khác.
- Về kĩ năng:
Hình thành cho sinh viên các kỹ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng phân tích vấn đề, năng nhận biết nội hàm các khái niệm bản
của ngành văn hóa học;
+ Kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa vấn đề.
5
- Về thái độ:
Giúp sinh viên thấy được trong bối cảnh một nền kinh tế thị trường, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế thì những hiểu biết về văn hóa và cơ sở văn hóa Việt Nam trở
nên đặc biệt cần thiết. vậy, sinh viên luôn phải ý thức hoàn thiện kiến thức về
văn hóa.
* Hướng dẫn tự học
Trước khi học chuyên đề 1, sinh viên cần đọc tài liệu học tập Trần Quốc
Vượng, , Nxb Giáo dục Hà Nội; tài liệu tham khảo Trần NgọcCơ sở văn hóa Việt Nam
Thêm, , Nxb Giáo dục Nội; Trần Ngọc Thêm, sở văn hóa Việt Nam Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP HCM.
* Phương pháp giảng dạy
Quy nạp kết hợp với diễn giải, kết hợp lý luận với thực tiễn, tư duy lôgíc và các
phương pháp khác như: thuyết trình; nêu vấn đề; tổ chức học tập theo nhóm; phân tích;
giảng dạy thông qua thảo luận, seminar...
* Tài liệu tham khảo
* Giáo trình học tập: Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn a Việt Nam, NXBGD, Hà Nội.
* Tài liệu tham khảo thêm:
- Trần Ngọc Thêm, , NXB Tổng hợp TPTìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
HCM, (trang 19 - 94);
- Trần Quốc Vượng, (2003), , NXB VănVăn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm
học, (trang 119 - 154).
* Nội dung của chuyên đề:
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Văn hóa và văn hóa học
1.1.1. Con người - chủ /khách thể của văn hóa
Một trong những khía cạnh cần xem xét của vấn đề quan hệ giữa con người
và văn hóa. Mối quan hệ này được bộc lộ ra ở ba khía cạnh quan trọng:
+ Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa;
+ Con người cũng là sản phẩm của văn hóa;
+ Con người cũng đại biểu mang g trị văn hóa do con người sáng tạo ra.
6
Như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa.
1.1.1.1. Những định nghĩa khác nhau về con người
- Trong tưởng phương Đông, con người trụ thu nhỏ “Nhân thân tiểu
thiên địa”. Theo mô hình tam phân (bộ ba) hay thuyết Tam Tài, con người là một trong
ba ngôi ba thế lực của vũ trụ bao la tức Thiên - Địa – Nhân.
- Trong hệ thống quan niệm của Phật giáo, người muôn loài bình đẳng,
khác với quan niệm phương Tây cổ truyền cho con người trung tâm trụ, chúa tể
của muôn loài.
- Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị
lớn nhất con người phần hồn, phần hồn cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn phần
xác chỉ cái ngắn ngủi thoảng qua, rồi cũng nhanh chóng ra đi - trở về với cát
bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ,
khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn
tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư , p tc cuộc đời cho số phận.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị
nhất con người cái sinh vật, bản chất người bản chất sinh vật. Còn những cái
như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ, không có giá
trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sinh vật, chủ nghĩa duy vật siêu
hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ sự thỏa mãn về nhu
cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống
vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo
nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh, sống vượt lên thời gian, vượt ra
không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng loại... Cả hai cách
tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ
tuyệt đối hóa đến thần hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần
xác) và ngược lại, không thấy được con người một thể thống nhất giữa mặt vật chất
và mặt tinh thần.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn con người
như một thành tố đã tồn tại trong nhiều mối quan hệ hội như định nghĩa của Mác:
“Trong tính thực tiễn của nó, bản chất con người là sự tổng hoà các quan hệ xã hội.”
7
- Quan niệm mácxít về con người vấn đề bản nhất của cuộc đấu tranh
quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn sản chủ nghĩa nhân đạo hội chủ nghĩa.
C.Mác viết: "Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó
xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người".
- Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người. Người đã nêu
ra những yêu cầu, những tiêu chuẩn của con người mới, chỉ ra biện pháp xây dựng con
người mới. Theo Người, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần những con
người xã hội chủ nghĩa.
1.1.1.2. Sự nhìn nhận vai trò của con người
- Trong toàn bộ sự phát triển hội, con người luôn luôn tồn tại với hai
cách: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.
+ Với tư cách là chủ thể, con người thực hiện sự phát triển của xã hội, mà trước
hết là sự phát triển lực lượng sản xuất.
+ Với cách đối tượng, con người hưởng thụ những thành quả của sự phát
triển đó. Không có con người thì không có sự hưởng thụ cũng không sự cống hiến -
nghĩa không sự phát triển. Với cách thực thể hội, con người hoạt động
thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động
phát triển của lịch sử hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện sẵn của tự
nhiên, con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú
thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
- Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
tn con nời. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho stồn tại của con người,
vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bmặt xã hội. Trên sở nắm bắt quy luật
của lịch sửhội, con người tng qua hoạt động vật chất và tinh thần, tc đẩy hội phát
triển tthấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.
- thể nói rằng, mỗi svận động và tiến lên của lịch ssẽ quy định tương ứng với
sự vận động và biến đổi của bản chất con nời. Vì vậy, để phát triển bản chất con người
theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều
8
hơn. Hoàn cảnh đó chính toàn bộ môi trường tự nhiên hội tác động đến con
người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác,
ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một
cách tích cực tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt
động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ
và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó
là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào
của lịch sử xã hội loài người.
thế, dần dà, nhân loại càng nhận ra vai trò của con người càng ngày vai
trò của con người càng được đánh giá cao.
1.1.1.3. Con người Việt Nam vừa là chủ - khách thể của văn hóa Việt Nam.
Đã nhiều nhận t về con người Việt Nam tự xưa đến nay (theo tình cảm,
theo trí) song nhận thức về con người Việt Nam vẫn chưa đầy đủ. Từ góc độ chủ
thể của văn hóa, con người Việt Nam một mặt con người nhân, mặt khác mang
tính dân tộc truyền thống.
1.1.2. Khái niệm văn hóa và các khái niệm khác
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa
- Chữ văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên,cultus
khai thác tự nhiên giáo dục đào tạo thể hay cộng đồng để họ không còn con
vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp.
- Văn hoá ra đời từ rất lâu gắn liền với sự ra đời của nhân loại nhưng mãi đến
thế kỷ 17, đặc biệt nửa sau thế kỷ 19, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung
nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Xung quanh thuật ngữ văn hoá rất nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu dẫn đến
nhiều quan niệm khác nhau. Đến nay đã hàng trăm khái niệm về văn hoá. Việc
nhiều quan niệm về thuật ngữ văn hoá không làm cho việc hiểu thuật ngữ một cách ti
nợc, mâu thuẫn mà trái lại làm cho vấn đđược hiểu biết phong phú, toàn diện hơn.
Sau đây là những quan niệm, cách hiểu được sử dụng phổ biến:
a, Theo nghĩa hẹp (nghĩa gốc của từ):
- Theo tiếng Latinh: Văn hóa (Culture) nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông
9
nom cây lương thực -> vun trồng.
- Theo tiếng Hán cổ: Văn -> đẹp, Hoá -> cảm hoá.
- Văn hóa: đem cái đẹp, cái tốt, cái đúng để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá
trong đời sống thực tiễn.
b, Theo nghĩa rộng:
- Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo trong quá trình lịch sử.
- Nói đến văn hoá là nói đến con người - nói đến những đặc trưng riêng chỉ có ở
loài người nói tới việc phát huy những năng lựcbản chất của con người nhằm hoàn
thiện con người, hướng con người đến các giá trị chân- thiện- mỹ. Nếu tự nhiên
(không khí, đất đai) là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, giúp loài người hình thành
sinh tồn thìn hoá cái nôi thứ hai - nơi đó toàn bộ đời sống vật chất tinh
thần của loài người được hình thành, nuôi dưỡng phát triển. Nếu như con ngưòi
không thể tồn tại nếu tách khỏi tự nhiên thì cũng như vậy, con người không thể trở
thành “người” theo đúng nghĩa nếu tách khỏi môi trường văn hoá. Theo nghĩa này, văn
hoá mặt trong tất cả các hoạt động của con người: từ những suy thầm kín, cách
giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trị hay hội. Như vậy, hoạt
động văn hóa hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất tinh thần nhằm giáo dục
con người khát vọng hướng đến chân - thiện- mỹ và khả năng sáng tạo chân- thiện - mỹ
trong đời sống.
* Minh hoạ: một số quan niệm về văn hoá theo phạm vi nghiên cứu rộng:
- Theo E.Herriot:
“Văn hoá cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, cái vẫn còn thiếu
sau khi người ta đã học tất cả.”
-Theo Hồ Chí Minh:
Trong mục Đọc sách phần cuối tập (1942-1943), Hồ ChíNhật trong
Minh đã viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, các phương tiện, phương
10
thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo phát minh đó tức văn hoá. Văn hoá s
tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”
- Theo UNESCO
- Định nghĩa về văn hóa của UNESCO, được nêu ra trong Tuyên bố về những
chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì 1982 Mexico:
"Văn hóa hôm nay thể coi tổng thể những nét riêng biệt tinh thần vật
chất, trí tuệ xúc cảm quyết định tính cách của một hội hay của một nhóm người
trong hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật văn chương, những lối sống, những
quyền bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục những tín
ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khảng suy xét về bản thân. Chính văn hóa
làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán
dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ sáng
tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân".
- Năm 1988, tổ chức thế giới UNESCO đã đưa ra định nghĩa văn hóa ngắn gọn
hơn được sử dụng: “Văn hóa tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong
quá khứ và hiện tại... hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống và các thị hiếu -
văn hóa giúp xác định được đặc tính riêng của từng dân tộc”.
+ Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hoá:
- Một là: những di sản văn hoá hữu thể;
- Hai là: những di sản văn hoá vô hình.
Tóm lại, khái niệm văn hoá rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần
được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của
mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ
giữa người với người, giữa người với thiên nhiên và ăn môi trường xã hội.
-> Có thể hiểu một cách chung nhất về văn hoá như sau:
“Văn hoá toàn bộ giá trị vật chất tinh thần loài người tạo ra trong quá
trình lịch sử”
| 1/104

Preview text:

1 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN.............................................................7
1.1. Văn hóa và văn hóa học..........................................................................................8
1.1.1. Con người - chủ /khách thể của văn hóa..............................................................8
1.1.1.1. Những định nghĩa khác nhau về con người.......................................................9
1.1.1.2. Sự nhìn nhận vai trò của con người................................................................10
1.1.1.3. Con người Việt Nam vừa là chủ - khách thể của văn hóa Việt Nam..............11
1.1.2. Khái niệm văn hóa và các khái niệm khác.........................................................12
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa..........................................................................................12
1.1.2.2. Khái niệm văn minh........................................................................................17
1.1.2.3. Khái niệm văn hiến.........................................................................................18
1.1.2.4. Khái niệm văn vật...........................................................................................19
1.2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa....................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM........................................................25
2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp......................................................................25
2.2. Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền........................................................................26
2.3. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa................................................................................29
2.3.1. Khái niệm...........................................................................................................29
2.3.2. Giao lưu và tiếp biến trong văn hoá Việt Nam...................................................29
2.3.2.1. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á....................................................................29
2.3.2.2. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Trung Hoa.................................................31
2.3.2.3. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Ấn Độ........................................................31
2.3.2.4. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá phương Tây...............................................31
2.3.2.5. Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay...............................................32
CHƯƠNG 3: CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA VÀ DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA VĂN
HÓA VIỆT NAM........................................................................................................33
1.1. Ngôn ngữ..............................................................................................................35
1.2. Tôn giáo................................................................................................................35
1.2.1. Nho giáo............................................................................................................35
1.2.2. Phật giáo...........................................................................................................38
1.2.3. Kitô giáo............................................................................................................40
1.3. Tín ngưỡng...........................................................................................................41
1.3.1. Tín ngưỡng phồn thực........................................................................................41
1.3.2. Tín ngưỡng thờ thành hoàng..............................................................................42
1.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu..........................................................................................43
1.4. Lễ hội....................................................................................................................46
1.5. Phong tục..............................................................................................................47
1.5.1. Phong tục hôn nhân và tính cộng đồng..............................................................47
1.5.2. Phong tục tang ma và triết lí âm dương.............................................................51
1.5.3. Phong tục lễ tết, lễ hội và tính hệ thống của chúng...........................................54
CHƯƠNG 4: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Lớp văn hóa bản địa..............................................................................................70
2.1.1.Giai đoạn văn hóa thời tiền sử............................................................................71 2
2.1.2. Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc...............................................................................72
2.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực.................................................73
2.2.1. Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc...........................................................73
2.2.2. Giai đoạn văn hóa Đại Việt...............................................................................74
2.3. Lớp văn hóa phương Tây......................................................................................76
2.3.1. Giai đoạn văn hóa Đại Nam..............................................................................76
2.3.2. Giai đoạn văn hóa hiện đại................................................................................78
CHƯƠNG 5: KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM..................................................81
BÀI 1: VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC........................................................................82
1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội.................................................................................82
1.2. Đặc điểm văn hoá vùng Tây Bắc..........................................................................85
BÀI 2: VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC.......................................................................92
2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội.................................................................................92
BÀI 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ........................................97
3.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội...............................................................97
3.2. Đặc điểm vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ.............................................................99
BÀI 4: VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ....................................................................102
4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội...............................................................................102
4.2. Đặc điểm vùng văn hoá Trung Bộ......................................................................103
4.2.1. Đặc điểm chung của vùng văn hoá Trung Bộ..................................................103
4.2.2. Tiểu vùng văn hoá xứ Huế...............................................................................105
BÀI 5: VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN..............................................................106
5.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội...............................................................................106
5.2. Đặc điểm của vùng văn hoá Tây Nguyên...........................................................108
BÀI 6: VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ..........................................................................117
6.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội...............................................................................117
6.2. Đặc điểm vùng văn hoá Nam Bộ........................................................................120 3
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HC PHẦN
1. Tên học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam
2. Số tín chỉ: 3(2,1)
3. Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 30 tiết; Thảo luận: 30 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không
5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Quản trị văn phòng
6. Mô tả vắn tắt, nội dung học phần:
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học đại cương về văn hóa Việt Nam, trình bày
những đặc trưng cơ bản nhất về văn hóa (khái niệm, bản chất, chức năng, quy luật phát
triển) và các đặc điểm của văn hóa Việt Nam: Định vị văn hóa Việt Nam; các thành tố
văn hóa và diễn trình lịch sử văn hóa; các vùng văn hóa ở Việt Nam.
7. Mục tiêu của học phần
- Về kiến thức
+ Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa và nền văn hóa Việt Nam;
+ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quy luật hình thành và phát triển
cùng những thành quả của văn hóa dân tộc; sinh viên có thể vận dụng các kiến thức
của môn học vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc;
+ Đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức văn hóa đặc trưng của
từng vùng miền trong cả nước và một số khu vực trên thế giới.
- Về kỹ năng:
+ Giúp sinh viên có kỹ năng phân tích, tổng hợp các kiến thức, làm vệc nhóm
chủ động trong nghiên cứu khoa học;
+ Tạo tiền đề lý luận để sinh viên học tập các môn khoa học chuyên ngành;
+ Sinh viên có thái độ nghiêm túc trong rèn luyện ý thức tự học, nghiên cứu
khoa học một cách độc lập.
8. Tài liệu giảng dạy
* Giáo trình học tập: Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXBGD, Hà Nội.
* Tài liệu tham khảo thêm: 4
- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp TP HCM, (trang 19 - 94);
- Trần Quốc Vượng, (2003), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, (trang 119 - 154).
- Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, 2004.
9. Phương pháp giảng dạy
Quy nạp kết hợp với diễn giải, kết hợp lý luận với thực tiễn, tư duy lôgíc và các
phương pháp khác như: thuyết trình; nêu vấn đề; tổ chức học tập theo nhóm; phân tích;
giảng dạy thông qua thảo luận, seminar...
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Đánh giá sinh viên theo quy chế 43.
11. Nội dung chi tiết của học phần
Gồm 3 chuyên đề như sau:
- Chuyên đề 1: Văn hóa – Những khái niệm cơ bản;
- Chuyên đề 2: Các thành tố văn hóa và diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam;
- Chuyên đề 3: Không gian văn hóa Việt Nam.
12. Nội dung chi tiết học phần:
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HÓA – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
* Mục tiêu của chuyên đề: - Về kiến thức:
Chuyên đề giúp cho sinh viên nắm được:
- Những khái niệm cơ bản và phân biệt các khái niệm khác nhau về con người,
văn hóa, văn hóa học, văn minh, văn hiến và văn vật;
- Giúp sinh viên hiểu được vai trò, nhiệm vụ chức năng và các thành tố của văn hóa;
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam cũng
như quá trình giao thoa, tiếp xúc với văn hóa của các dân tộc khác. - Về kĩ năng:
Hình thành cho sinh viên các kỹ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng phân tích vấn đề, kĩ năng nhận biết nội hàm các khái niệm cơ bản của ngành văn hóa học;
+ Kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa vấn đề. 5 - Về thái độ:
Giúp sinh viên thấy được trong bối cảnh một nền kinh tế thị trường, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế thì những hiểu biết về văn hóa và cơ sở văn hóa Việt Nam trở
nên đặc biệt cần thiết. Vì vậy, sinh viên luôn phải có ý thức hoàn thiện kiến thức về văn hóa.
* Hướng dẫn tự học
Trước khi học chuyên đề 1, sinh viên cần đọc tài liệu học tập Trần Quốc
Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội; tài liệu tham khảo Trần Ngọc
Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội; Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP HCM.
* Phương pháp giảng dạy
Quy nạp kết hợp với diễn giải, kết hợp lý luận với thực tiễn, tư duy lôgíc và các
phương pháp khác như: thuyết trình; nêu vấn đề; tổ chức học tập theo nhóm; phân tích;
giảng dạy thông qua thảo luận, seminar...
* Tài liệu tham khảo
* Giáo trình học tập: Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXBGD, Hà Nội.
* Tài liệu tham khảo thêm:
- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp TP HCM, (trang 19 - 94);
- Trần Quốc Vượng, (2003), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, (trang 119 - 154).
* Nội dung của chuyên đề:
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Văn hóa và văn hóa học
1.1.1. Con người - chủ /khách thể của văn hóa
Một trong những khía cạnh cần xem xét của vấn đề là quan hệ giữa con người
và văn hóa. Mối quan hệ này được bộc lộ ra ở ba khía cạnh quan trọng:
+ Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa;
+ Con người cũng là sản phẩm của văn hóa;
+ Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra. 6
Như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa.
1.1.1.1. Những định nghĩa khác nhau về con người
- Trong tư tưởng phương Đông, con người là vũ trụ thu nhỏ “Nhân thân tiểu
thiên địa”. Theo mô hình tam phân (bộ ba) hay thuyết Tam Tài, con người là một trong
ba ngôi ba thế lực của vũ trụ bao la tức Thiên - Địa – Nhân.
- Trong hệ thống quan niệm của Phật giáo, người và muôn loài là bình đẳng,
khác với quan niệm phương Tây cổ truyền cho con người là trung tâm vũ trụ, chúa tể của muôn loài.
- Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị
lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn phần
xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh chóng ra đi - trở về với cát
bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ,
khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn
tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư vô, phó thác cuộc đời cho số phận.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị
nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn những cái
như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ, không có giá
trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sinh vật, chủ nghĩa duy vật siêu
hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu
cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống
vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo
nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh, sống vượt lên thời gian, vượt ra
không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng loại... Cả hai cách
tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ
tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần
xác) và ngược lại, không thấy được con người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn con người
như một thành tố đã tồn tại trong nhiều mối quan hệ xã hội như định nghĩa của Mác:
“Trong tính thực tiễn của nó, bản chất con người là sự tổng hoà các quan hệ xã hội.” 7
- Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu tranh
quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
C.Mác viết: "Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó
xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người".
- Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người. Người đã nêu
ra những yêu cầu, những tiêu chuẩn của con người mới, chỉ ra biện pháp xây dựng con
người mới. Theo Người, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa.
1.1.1.2. Sự nhìn nhận vai trò của con người
- Trong toàn bộ sự phát triển xã hội, con người luôn luôn tồn tại với hai tư
cách: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.
+ Với tư cách là chủ thể, con người thực hiện sự phát triển của xã hội, mà trước
hết là sự phát triển lực lượng sản xuất.
+ Với tư cách là đối tượng, con người hưởng thụ những thành quả của sự phát
triển đó. Không có con người thì không có sự hưởng thụ cũng không có sự cống hiến -
nghĩa là không có sự phát triển. Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động
thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động
phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự
nhiên, con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú
thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
- Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người,
vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật
của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát
triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra.
- Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với
sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Vì vậy, để phát triển bản chất con người
theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều 8
hơn. Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con
người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác,
có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một
cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt
động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ
và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó
là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào
của lịch sử xã hội loài người.
Vì thế, dần dà, nhân loại càng nhận ra vai trò của con người và càng ngày vai
trò của con người càng được đánh giá cao.
1.1.1.3. Con người Việt Nam vừa là chủ - khách thể của văn hóa Việt Nam.
Đã có nhiều nhận xét về con người Việt Nam tự xưa đến nay (theo tình cảm,
theo lí trí) song nhận thức về con người Việt Nam vẫn chưa đầy đủ. Từ góc độ là chủ
thể của văn hóa, con người Việt Nam một mặt là con người cá nhân, mặt khác mang
tính dân tộc truyền thống.
1.1.2. Khái niệm văn hóa và các khái niệm khác
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa
- Chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên,
khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con
vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp.
- Văn hoá ra đời từ rất lâu gắn liền với sự ra đời của nhân loại nhưng mãi đến
thế kỷ 17, đặc biệt là nửa sau thế kỷ 19, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung
nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Xung quanh thuật ngữ văn hoá có rất nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu dẫn đến
nhiều quan niệm khác nhau. Đến nay đã có hàng trăm khái niệm về văn hoá. Việc có
nhiều quan niệm về thuật ngữ văn hoá không làm cho việc hiểu thuật ngữ một cách trái
ngược, mâu thuẫn mà trái lại làm cho vấn đề được hiểu biết phong phú, toàn diện hơn.
Sau đây là những quan niệm, cách hiểu được sử dụng phổ biến:
a, Theo nghĩa hẹp (nghĩa gốc của từ):
- Theo tiếng Latinh: Văn hóa (Culture) có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông 9
nom cây lương thực -> vun trồng.
- Theo tiếng Hán cổ: Văn -> đẹp, Hoá -> cảm hoá.
- Văn hóa: đem cái đẹp, cái tốt, cái đúng để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá
trong đời sống thực tiễn. b, Theo nghĩa rộng:
- Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo trong quá trình lịch sử.
- Nói đến văn hoá là nói đến con người - nói đến những đặc trưng riêng chỉ có ở
loài người nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn
thiện con người, hướng con người đến các giá trị chân- thiện- mỹ. Nếu tự nhiên
(không khí, đất đai) là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, giúp loài người hình thành
và sinh tồn thì văn hoá là cái nôi thứ hai - nơi ở đó toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của loài người được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Nếu như con ngưòi
không thể tồn tại nếu tách khỏi tự nhiên thì cũng như vậy, con người không thể trở
thành “người” theo đúng nghĩa nếu tách khỏi môi trường văn hoá. Theo nghĩa này, văn
hoá có mặt trong tất cả các hoạt động của con người: từ những suy tư thầm kín, cách
giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trị hay xã hội. Như vậy, hoạt
động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục
con người khát vọng hướng đến chân - thiện- mỹ và khả năng sáng tạo chân- thiện - mỹ trong đời sống.
* Minh hoạ: một số quan niệm về văn hoá theo phạm vi nghiên cứu rộng: - Theo E.Herriot:
“Văn hoá là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu
sau khi người ta đã học tất cả.” -Theo Hồ Chí Minh:
Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942-1943), Hồ Chí Minh đã viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện, phương 10
thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự
tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” - Theo UNESCO
- Định nghĩa về văn hóa của UNESCO, được nêu ra trong Tuyên bố về những
chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì 1982 ở Mexico:
"Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa
làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán
và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân".
- Năm 1988, tổ chức thế giới UNESCO đã đưa ra định nghĩa văn hóa ngắn gọn
hơn và được sử dụng: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong
quá khứ và hiện tại... hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống và các thị hiếu -
văn hóa giúp xác định được đặc tính riêng của từng dân tộc”.
+ Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hoá:
- Một là: những di sản văn hoá hữu thể;
- Hai là: những di sản văn hoá vô hình.
Tóm lại, khái niệm văn hoá rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần
được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của
mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ
giữa người với người, giữa người với thiên nhiên và ăn môi trường xã hội.
-> Có thể hiểu một cách chung nhất về văn hoá như sau:
“Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử”