Cocacola-DUC- Thinh - In this paper we discuss warehousing systems and present a classification of - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Cocacola-DUC- Thinh - In this paper we discuss warehousing systems and present a classification of - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
I.
.Các hạn chế trong chuỗi logistics của công ty CocaCola Việt Nam.
1. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng chưa phối hợp nhịp nhàng
Năm 2005 Coca Cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử dụng.
Điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên liệu chưa tốt. Đồng thời
cũng cho thấy sự yếu kém trong việc chuyển tải nguồn cung và thiếu liên kết giữa nhà
sản xuất và nhà cung cấp nguồn nguyên liệu.
2. Chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các yếu tố mắc xích trong chuỗi cung ứng
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và Coca cola Việt Nam cũng mắc phải
tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng
với nhau và chưa thật sự liên kết chặc chẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm, lợi ích.
Điển hình là vụ việc Coca Cola Việt Nam kiện các đại lý của mình năm 2005.
Coca Cola thu hút các đại lí độc quyền bằng các chính sách hấp dẫn, tạo nên mối quan
hệ hợp tác gắn bó giữa công ty với đại lí. Các đại lí không được bán hàng của đối thủ
cạnh tranh bù lại Coca Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1000
đồng/két. Nhưng trong quá trình giao hàng, nhận hàng việc ghi hóa đơn lại rất đơn giản.
Các đại lý không hề có giấy tờ nào ràng buộc về pháp lý. Tạo tâm lý không an tâm cho
các đại lý khi hợp tác lâu dài.
3. Phát triển và quản lí nhân sự chưa tối ưu
Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu thì lượng tiêu thụ của Coca Cola bao giờ cũng hơn
Pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy?
Điều đó là nhờ Pepsi đặc chân vào thị trường Việt Nam trước có được những đại lý và hệ
thống vững chắc. Đó là đội ngũ nhân lực am hiểu tâm lý tiêu dùng người Việt. Đó là điều
mà Coca Cola vẫn còn thiếu xót trong thị trường Việt Nam.
4. Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản và cung ứng phân phối chưa chặt chẽ.
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và lưu trữ kho bãi đã dẫn tới một số trường
hợp chưa tới ngày hết hạn mà đã nổi mốc sản phẩm bị hư. Công tác giám sát sản xuất
chưa tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm như có pin trong nước Coca Cola gây mất niềm tin khách hàng.
Điều này thể hiện lên sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với các nhà phân
phối, các đại lý. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
https://ddvt.vn/topic/623/chu%E1%BB%97i-cung-%E1%BB%A9ng-cocacola-v
%C3%AD-d%E1%BB%A5-v%E1%BB%81-chu%E1%BB%97i-cung-%E1%BB %A9ng-case-study I.
Đề xuất giải pháp cho chuỗi logistics của CocaCola.
1. kết hợp chuỗi logistics xanh
Một chuỗi logistics hoàn hảo không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra các giá trị tăng thêm
mà còn phải hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, nghĩa là cần xem xét trên
phương diện môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong vài năm trở lại đây, các công ty
đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình thông qua việc xây
dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường - Chuỗi cung ứng xanh (The
Green Supply Chain). Không chỉ bảo vệ môi trường, chuỗi cung ứng xanh còn được xem
là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi
nhuận. Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên
cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và phát
triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR
Model sau đây: SCOR Model là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín, mô tả một hệ
thống bao gồm các quá trình được liên kết chặt chẽ thông qua việc trao đổi thông tin
thường xuyên giữa các đối tác trong chuỗi, đó là:
+ Lập kế hoạch cho cả chuỗi và cho từng giai đoạn trong chuỗi (Plan);
+ Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source);
+ Chế tạo sản phẩm (Make);
+ Phân phối sản phẩm (Deliver);
+ Thu hồi sản phẩm (Return Deliver);
+ Thu hồi nguồn nguyên vật liệu đã đượcc tái chế (Returrn source).
Làm “xanh” các khâu trong chuỗi cung ứng:
Tác động của các khâu trong chuỗi logistics đến môi trường:
Hiểu được những tác động đối với môi trường, COCA-COLA đã đưa ra
một số giải pháp cụ thể trong từng khâu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đó.
Trong tất cả các khâu, sản xuất có tác động nhiều nhất. Do đó, COCA-COLA rất chú
trọng đến việc cắt giảm lượng ảnh hưởng của quá trình sản xuất trong chuỗi cung ứng.
Các giải pháp COCA-COLA thực hiện nhằm làm “xanh” trong
từng khâu của chuỗi logistics:
a. Trong quá trình sản xuất:
Quá trình sản xuất ra nước uống đóng chai COCA-COLA trải qua nhiều
khâu từ việc thu thập vật liệu thô, đên việc sản xuất đóng gói để có một sản phẩm
hoàn chỉnh. Để thực hiện mục tiêu đề ra trong quá trình sản xuất, COCA-COLA
đã đưa ra các giải pháp sau:
• Quản lý nhà cung ứng:
Đánh giá tổng thể
COCA-COLA có thể thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xem
xét một cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cung
ứng để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của COCA-COLA. Việc đánh giá này
được thực hiện bởi các chuyên gia của COCA-COLA. Các chuyên gia có trách
nhiệm lên kế hoạch, điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội bao
gồm ít nhất 2 người và thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánh
giá sẽ được thông báo tới các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được sự
nhất trí của cả hai bên. Tất cả các đánh giá đều được đưa vào hệ thống cơ sở dữ
liệu của COCA-COLA để tránh sự đánh giá trùng lắp.
Đánh giá chuyên sâu:
Bên cạnh đánh giá tổng thể, COCA-COLA còn thực hiện các đánh giá
chuyên sâu về điều kiện lao động và môi trường. Các đánh giá dựa trên quy định
của chính quyền địa phương, tiêu chuẩn SA8000, và những yêu cầu của COCACOLA.
Mục tiêu của COCA-COLA là mỗi năm tiến hành 5-10 cuộc đánh giá.
Phương pháp đánh giá bao gồm các công việc:
Tham quan cơ sở sản xuất ( bao gồm tất cả cơ sở vật chất, kể cả khu nội trú, căng-tin, và các kho hóa chất).
Phỏng vấn ban quản lý.
o Phỏng vấn công nhân.
Kiểm tra những tài liệu liên quan ( như là bảng lương, lịch làm việc).
COCA-COLA đã đưa ra hệ thống đánh giá đối với nhà cung ứng thông qua
kiểm soát việc đáp ứng các yêu cầu mà COCA-COLA đưa ra liên quan đến việc chế tạo sản phẩm.
COCA-COLA cần yêu cầu nhà cung ứng phải lưu danh mục các bán
thành phẩm cung cấp cho COCA-COLA. Những tài liệu này phải có thể
sử dụng được theo yêu cầu đã đề ra.
Các nhà cung ứng cần kết hợp việc xem xét các vấn đề môi trường trong
quá trình thiết kế và đảm bảo việc thảo luận về vấn đề môi trường được
lưu tâm trong chuỗi cung ứng của chính họ.
COCA-COLA cũng kiểm tra sự phù hợp với những yêu cầu của mình
cũng như với các tiêu chuẩn xã hội thông qua việc việc kiểm tra sổ sách
và thanh tra. Nếu phát hiện có nhà cung ứng nào không đáp ứng,
COCA-COLA sẽ yêu cầu họ sữa chữa và tiếp tục kiểm tra.
COCA-COLA hợp tác với các nhà cung ứng để phát triển khẩu hiệu về
việc thực hiện vấn đề môi trường của các thành phần và nguyên liệu trên các sản phẩm.
• Xử lý các chất thải và khí gây ô nhiễm
Trong khi vấn đề sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là lĩnh vực quan
trọng nhất giúp COCA-COLA có thể phát triển các hoạt động môi trường, thì Tập
đoàn này còn tiếp tục quản lý những vấn đề quan trọng khác.
• Vấn đề sử dụng nước
Nước được sử dụng phần lớn tại các cơ sở sản xuất của COCA-COLA để
phục cho việc xử lý nguyên vật liệu. • Chất thải
Mục tiêu của COCA-COLA là giảm đến mức thấp nhất các chất thải, đặc
biệt là các chất thải bị thải vào đất mà không được xử lý. Mặc dù khối lượng sản
xuất ngày càng tăng làm cho tổng lượng chất thải không thể giảm xuống, nhưng
COCA-COLA có thể tăng tỷ lệ tái sử dụng các chất thải này từ. Tỷ lệ này bao gồm các
chất rắn được tái sử dụng và tái chế để dùng làm nguyên vật liệu, hay được sử
dụng làm nguồn năng lượng năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất b. Đóng gói
Khâu đóng gói có một chức năng quan trọng là bảo quản sản phẩm trong
quá trình vận chuyển hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong quá trình đóng gói phụ thuộc vào loại và
khối lượng nguyên vật liệu được sử dụng, cũng như số phận của các hộp đóng gói
này sau khi người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm. Sở dĩ việc đóng gói có tác động
gián tiếp đến môi trường vì trọng lượng và kích cỡ của nó ảnh hưởng đến nguồn
năng lượng cần thiết để vận chuyển và tồn trữ hàng hóa. Hộp đóng gói càng nhỏ
càng nhẹ thì lượng năng lượng tiêu thụ tính trên một sản phẩm càng ít.
COCA-COLA có thể tiến hành các cải tiến ở một số khu vực với việc giảm khối
lượng đóng gói trên một sản phẩm và sử dụng nhiều hơn các nguyên vật liệu được
tái sản xuất lại. Nhờ việc giảm đi kích cỡ bao bì đóng gói mà trọng lượng kiện
hàng giảm xuống, đồng thời nhiều sản phẩm hơn sẽ được đưa vào trong một
không gian như trước để vận chuyển đi. Do đó, tiết kiệm được năng lượng trong
quá trình dự trữ vận chuyển, và cắt giảm một lượng chi phí đáng kể cho việc vận chuyển hàng hóa.
c. Thu hồi và tái chế
Tại sao phải thu hồi và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng?
COCA-COLA nhấn mạnh giá trị của môi trường với nỗ lực thu lại nhiều
nhất lượng nguyên liệu trong sản phẩm đã qua lưu thông. Làm được điều này họ
sẽ giảm được nhiều năng lượng và chất hóa học sử dụng để sản xuất nguyên liệu
mới cho sản phẩm. Với việc biết rõ sự lựa chọn trong thiết kế và thực hiện việc tái
chế một cách tốt nhất, họ đã giảm được các tác động xấu đối với môi trường.
Việc thiết kế sản phẩm và mạng lưới bảo hành giúp kéo dài thời gian tồn tại của
sản phẩm. Việc tái sinh này mang lại nhiều lợi ích. Quá trình tái sinh bắt đầu bằng
việc thu hồi sản phẩm, điều phối, phân loại, xử lý lại nhằm tối đa hóa hiệu quả
việc tái sinh. Đây là lý do tại sao COCA-COLA rất quan tâm đến việc thu hồi và lựa chọn
nhà tái sản xuất ( để đảm bảo hiệu quả thực hiện và các tiêu chuẩn về an
toàn, sức khỏe và môi trường cao nhất).
COCA-COLA nhận thấy trách nhiệm của mình là thu hồi lại các sản phẩm
quá hạn hoặc không còn sử dụng được và xử lý một cách có trách nhiệm là tái chế
nó ngay khi có thể và xem đó là nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Để thực
hiện được nghĩa vụ đó, COCA-COLA thiết kế các mạng lưới tái chế trên khắp thế
giới phù hợp với các tiêu chuẩn mà COCA-COLA đề ra. COCA-COLA đã thực
hiện thu hồi trên 200 quốc gia, với các điểm thu hồi tại hơn 130.000 trung tâm
dịch vụ. Hơn nữa, tất cả các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống của COCA-COLA
đều thực hiện thu hồi thiết bị cũ. Các sản phẩm cũ được thu hồi từ các kênh bán
hàng lẻ khác nhau hay được tái chế tại các quốc gia khác. Sự kết hợp các kênh
khác nhau này làm cho khả năng vứt bỏ các sản phẩm không được sử dụng là hầu như không có.
Các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu thu hồi và tái chế:
Xây dựng ý thức – một chiến lược thu hồi.
Ý thức người tiêu dùng rất quan trọng để thu hồi lại sản phẩm, vì vậy
COCA-COLA đang thúc đẩy việc thực hiên bằng nhiều cách. Thách thức lớn nhất
là nâng cao ý thức tiềm năng của người tiêu dùng để thu hồi những phế phẩm cũ
và thúc đẩy mọi người làm theo.
COCA-COLA cần thực hiện một vài chiến lược nâng cao ý thức thu hồi và tiếp
tục tìm ra nhiều cách hiệu quả và phổ biến hơn.
d. Quá trình sử dụng sản phẩm
Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới có mạng lưới trên 200 quốc
gia, điều đó vừa mang đến cho COCA-COLA những lợi thế cũng như trách nhiệm
to lớn trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trước các tác động
của hoạt động thượng mại. Sợi dây liên hệ chính giữa các hoạt động kinh doanh
với khí thải gây hiệu ứng nhà kính nằm ở giai đoạn sử dụng sản phẩm. COCACOLA đã
ước tính rằng các hoạt động sản xuất riêng lẻ của nó chỉ tạo ra lượng khí
thải chiếm 10% tổng lượng khí tạo ra trong suốt chu kì sống của sản phẩm, 90%
còn lại đến từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các nhà sản xuất linh kiện, quá trình phân phối.