Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, pháp luật nghiêm cấm việc "kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi."
Tuy nhiên, quy định này không trực tiếp đề cập đến trường hợp giữa con đẻ và con nuôi của cùng
một gia đình. Do vậy, chúng ta cần xem xét thêm các nguyên tắc chung của pháp luật gia đình.
Mặc dù pháp luật không cấm tuyệt đối, nhưng theo nguyên tắc chung được quy định tại Điu 2
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, các quan hhôn nhân phải "phù hợp với đạo đức xã hội, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc."
Trong thực tiễn, con đẻ và con nuôi trong cùng một gia đình thường được coi như anh chị em
ruột, có mi quan hệ gia đình gần gũi. Việc kết hôn giữa họ có thể không phù hợp với quan niệm
đạo đức truyền thống.
1. Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định hiện nay?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nn và gia đình năm 2014, quy định về điều kin
đăng ký kết hôn với các tờng hợp cấm kết hôn như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn gi tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng,
có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, m kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì
mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao
động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, quan hệ giữa con nuôi và con để hoàn toàn không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn, do
đó, chỉ cần đảm bảo thêm điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
về Điều kiện kết hôn.
2. Điều kiện đăng ký kết hôn hiện nay
Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi
đó thì nam, nữ mới quyền kết hôn. Cluật và tục lViệt Nam đã buộc nam, nữ phi tuân
theo một số quy định khi kết hôn.
Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học
như y hc, tâm học, xã hội học, luật học..., đồng thời, phải căn cứ vào phong tục, tập quán,
truyn thống của mi dân tộc. Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm kc nhau, căn cứ
o những yếu tố trên mà những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn.
Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình những năm trước quy định nam, nữ khi kết hôn phải có
những điều kiện sau:
1) Nam phải tđủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
2) Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên
o, không ai được cưỡng ép hay cản trở;
3) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
4) Các bên nam, nữ không thuộc mt trong các trường hợp cấp kết hôn.
Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì cơ quan đăng kí kết
hôn quyền tchối đăng kí kết hôn cho họ. Trong trường hợp nam, nữ đã được đăng kí kết hôn
nhưng mt trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm mt trong các điều kiện kết hôn thì việc kết
hôn đó là trái pháp luật và Toà án quyn hu bỏ việc kết hôn trái pháp lut đó khi yêu cầu.
Cách tính tuổi: Với quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành, để tính tuổi kết hôn phải
dựa vào cách tính tuổi tròn. Nghĩa là, ch coi là đtui kết hôn khi nam tn 20 tuổi nữ phải
tròn 18 tui. Ví dụ: Nam sinh ngày 1-2-1992 t đến ngày 1-2-2012 là đủ tuổi kết hôn. Như vậy
t ngày này trở đi, họ mới được phép kết hôn.
Về tự nguyện kết hôn:
- Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn. Hai
bên nam, nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích
xây dựng gia đình. Ý chí này của mi bên nam, nữ không bị tác động bởi một bên hoặc của
người thứ ba.
- Tự nguyện kết hôn còn thể hin bằng dấu hiệu khách quan. Người kết hôn phải bày t mong
mun được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký
kết hôn. thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải cố mặt của hai bên nam, nữ.
Về điều kiện năng lực hành vi dân sự:
Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 s52/2014/QH13 quy định nam, nữ
khi kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vin sự.
Theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Bộ lut Dân sự năm 2015 t khi một người do b bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình t theo yêu
cầu của người quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lc
hành vi trên cơ sở kết luận của tchức giám định. Như vậy, ti thời điểm kết hôn mà một người
quyết định của Tòa án tuyên bố người đó người mất năng lực hành vi dân sự t không đủ
điều kiện kếtn.

Preview text:

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, pháp luật nghiêm cấm việc "kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi."
Tuy nhiên, quy định này không trực tiếp đề cập đến trường hợp giữa con đẻ và con nuôi của cùng
một gia đình. Do vậy, chúng ta cần xem xét thêm các nguyên tắc chung của pháp luật gia đình.
Mặc dù pháp luật không cấm tuyệt đối, nhưng theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 2
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, các quan hệ hôn nhân phải "phù hợp với đạo đức xã hội, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc."
Trong thực tiễn, con đẻ và con nuôi trong cùng một gia đình thường được coi như anh chị em
ruột, có mối quan hệ gia đình gần gũi. Việc kết hôn giữa họ có thể không phù hợp với quan niệm
đạo đức truyền thống.
1. Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định hiện nay?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về điều kiện
đăng ký kết hôn với các trường hợp cấm kết hôn như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì
mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao
động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, quan hệ giữa con nuôi và con để hoàn toàn không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn, do
đó, chỉ cần đảm bảo thêm điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
về Điều kiện kết hôn.
2. Điều kiện đăng ký kết hôn hiện nay
Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lý đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi
đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộc nam, nữ phải tuân
theo một số quy định khi kết hôn.
Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học
như y học, tâm lí học, xã hội học, luật học..., đồng thời, phải căn cứ vào phong tục, tập quán,
truyền thống của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, căn cứ
vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn.
Ở Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình những năm trước quy định nam, nữ khi kết hôn phải có những điều kiện sau:
1) Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
2) Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên
nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;
3) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
4) Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấp kết hôn.
Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì cơ quan đăng kí kết
hôn có quyền từ chối đăng kí kết hôn cho họ. Trong trường hợp nam, nữ đã được đăng kí kết hôn
nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì việc kết
hôn đó là trái pháp luật và Toà án có quyền huỷ bỏ việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.
Cách tính tuổi: Với quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật hiện hành, để tính tuổi kết hôn phải
dựa vào cách tính tuổi tròn. Nghĩa là, chỉ coi là đủ tuổi kết hôn khi nam tròn 20 tuổi và nữ phải
tròn 18 tuổi. Ví dụ: Nam sinh ngày 1-2-1992 thì đến ngày 1-2-2012 là đủ tuổi kết hôn. Như vậy
từ ngày này trở đi, họ mới được phép kết hôn.
Về tự nguyện kết hôn:
- Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn. Hai
bên nam, nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích
xây dựng gia đình. Ý chí này của mỗi bên nam, nữ không bị tác động bởi một bên hoặc của người thứ ba.
- Tự nguyện kết hôn còn thể hiện bằng dấu hiệu khách quan. Người kết hôn phải bày tỏ mong
muốn được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký
kết hôn. Vì thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải cố mặt của hai bên nam, nữ.
Về điều kiện năng lực hành vi dân sự:
Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định nam, nữ
khi kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực
hành vi trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Như vậy, tại thời điểm kết hôn mà một người
có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện kết hôn.