Con đường biện chứng của quá trình nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Chúng ta nhận thấy, theo triết học Mác – Lênin, nhận thức thực chất không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn, mà nhận thức là một quá trình biện chứng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức
Chúng ta nhận thấy, theo triết học Mác – Lênin, nhận thức thực chất không phải là sự phản ánh thụ động,
giản đơn, mà nhận thức là một quá trình biện chứng.
Theo Lênin có đưa ra quan điểm cụ thể như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức
hiện thực khách quan”.
Như vậy, ta nhận thấy, con đường biện chứng của quá trình nhận thức thực chất sẽ bao gồm hai khâu sau:
– Nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác; Tri giác; Biểu tượng. Cụ thể như sau:
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) được hiểu cơ bản chính là những tri thức do các giác quan
mang lại. Nét đặc trưng cơ bản ở giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là nhận thức sẽ được
thực hiện trong mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn thông qua các nấc thang cụ thể như là cảm giác, tri giác,
biểu tượng. Các thành phần của nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) cụ thể như sau:
+ Cảm giác được hiểu cơ bản chính là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện
tượng lên các giác quan cụ thể của con người. Cảm giác phản ánh đến từng mặt, từng khía cạnh, từng
thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm giác đó chính là thế giới
khách quan, còn bản chất của cảm giác thì đó lại là hình ảnh chủ quan về thế giới đó.
+ Tri giác được hiểu cơ bản chính là sự tổng hợp của nhiều cảm giác riêng biệt vào một mối liên hệ có
tính thống nhất và cũng từ đó mà đã tạo nên một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
+ Biểu tượng thì sẽ được hình thành dựa vào sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau của các giác quan
và quá trình này cũng đã có sự tham gia của các yếu tố cụ thể như: phân tích, trừu tượng và khả năng ghi
nhận thông tin của não người. Thực chất thì ta nhận thấy rằng, đây cũng chính là nấc thang cao và có tính
chất phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Đây cũng chính là hình ảnh cảm tính tương đối hoàn
chỉnh về sự vật, hiện tượng và nó được lưu lại trong não người và bởi vì có các tác động nào đó được tái
hiện lại khi các sự vật, hiện tượng không còn nằm trong tầm cảm tính.
Trong biểu tượng thì cũng đã có những phản ánh gián tiếp về sự vật, hiện tượng và với biểu tượng, con
người cũng đã có thể hình dung được cơ bản về sự khác nhau và mâu thuẫn nhưng con người về căn bản
vẫn chưa nắm được sự chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.
– Nhận thức lý tính bao gồm: Khái niệm; Phán đoán; Suy luận.
Ta nhận thấy rằng, nhận thức lý tính sẽ bắt nguồn từ trực quan sinh động và nhận thức lý tính cũng sẽ bắt
nguồn từ những lý luận truyền lại. Nhận thức lý tính cũng đã góp phần có thể phản ánh sâu sắc, chính xác
và đầy đủ hơn về khách thể nhận thức. Cụ thể về các thành phần của nhận thức lý tính bao gồm:
+ Khái niệm được hiểu cơ bản chính là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm thực chất sẽ
vừa có tính khách quan, bên cạnh đó thì nó lại vừa có tính chủ quan khi thực hiện phản ánh cả một tập
hợp những thuộc tính cơ bản có tính bản chất và chung nhất của các sự vật, hiện tượng dựa vào sự tổng
hợp, khái quát biện chứng những thông tin mà nó đã thu nhận được về sự vật, hiện tượng thông qua hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức.
+ Phán đoán được hiểu cơ bản chính là hình thức tư duy thực hiện việc liên kết các khái niệm lại với nhau
để nhằm mục đích có thể khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính cụ thể nào đó của sự
vật, hiện tượng; phán đoán cũng chính là hình thức được sử dụng để có thể phản ánh mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào ý thức của con người tạo nên vai trò của phán đoán là hình
thức biểu hiện và giúp có thể diễn đạt các quy luật khách quan.
+ Suy luận (suy lý) được hiểu cơ bản chính là hình thức của tư duy thực hiện việc liên kết các phán đoán
lại với nhau để nhằm mục đích có thể thông qua đó rút ra tri thức mới theo phương pháp phán đoán cuối
cùng được suy ra từ những phán đoán tiên đề. Suy luận trong thực tế hiện nay có vai trò quan trọng trong
tư duy trừu tượng, bởi thực chất thì suy luận đã giúp thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ cái đã
biết đến nhận thức gián tiếp cái chưa biết.
-Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn:
Như đã phân tích cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thực chất cũng
chính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế, nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính thông thường diễn ra một cách đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, tuy nhiên thì nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính
có sự gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, nhận thức cảm tính cũng chính là cơ
sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, thông qua việc có tính khái quát cao, nhận thức lý tính lại
có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng từ đó mà
nhận thức lý tính đã giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, trong thực tiễn, nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con
người sẽ mới chỉ có được những tri thức cơ bản về đối tượng còn bản thân những tri thức đó liệu trên thực
tế có thật sự chính xác hay không thì thực chất con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức
cũng đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có sự chân thực hay không. Để nhằm mục đích có thể
thực hiện được điều này thì nhận thức nhất thiết sẽ cần phải trở về với thực tiễn, nhận thức phải dùng thực
tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo đối với tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình
nhận thức. Không những thế, ta cũng thấy rằng, mọi nhận thức suy đến cùng thì cũng sẽ đều cần phải là
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại để có thể phục vụ thực tiễn.
Thông qua đó, chúng ta cũng có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận
động, phát triển của nhận thức cụ thể đó là từ thực tiễn đến nhận thức, từ nhận thức trở về với thực tiễn và
từ thực tiễn cũng sẽ vẫn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức,… Trên thực tế thì quá trình này sẽ lặp đi
lặp lại liên tục và sẽ không có điểm dừng cuối cùng, thông thường thì trình độ của nhận thức và thực tiễn
ở những chu kỳ sau thông thường thì sẽ cao hơn khi thực hiện so sánh với chu kỳ trước, cũng chính vì vậy
mà càng ngày th quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và có
sự sâu sắc hơn về thực tại khách quan.
| 1/2

Preview text:

Con đường biện chứng của quá trình nhận thức
Chúng ta nhận thấy, theo triết học Mác – Lênin, nhận thức thực chất không phải là sự phản ánh thụ động,
giản đơn, mà nhận thức là một quá trình biện chứng.
Theo Lênin có đưa ra quan điểm cụ thể như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.
Như vậy, ta nhận thấy, con đường biện chứng của quá trình nhận thức thực chất sẽ bao gồm hai khâu sau:
– Nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác; Tri giác; Biểu tượng. Cụ thể như sau:
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) được hiểu cơ bản chính là những tri thức do các giác quan
mang lại. Nét đặc trưng cơ bản ở giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là nhận thức sẽ được
thực hiện trong mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn thông qua các nấc thang cụ thể như là cảm giác, tri giác,
biểu tượng. Các thành phần của nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) cụ thể như sau:
+ Cảm giác được hiểu cơ bản chính là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện
tượng lên các giác quan cụ thể của con người. Cảm giác phản ánh đến từng mặt, từng khía cạnh, từng
thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm giác đó chính là thế giới
khách quan, còn bản chất của cảm giác thì đó lại là hình ảnh chủ quan về thế giới đó.
+ Tri giác được hiểu cơ bản chính là sự tổng hợp của nhiều cảm giác riêng biệt vào một mối liên hệ có
tính thống nhất và cũng từ đó mà đã tạo nên một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
+ Biểu tượng thì sẽ được hình thành dựa vào sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau của các giác quan
và quá trình này cũng đã có sự tham gia của các yếu tố cụ thể như: phân tích, trừu tượng và khả năng ghi
nhận thông tin của não người. Thực chất thì ta nhận thấy rằng, đây cũng chính là nấc thang cao và có tính
chất phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Đây cũng chính là hình ảnh cảm tính tương đối hoàn
chỉnh về sự vật, hiện tượng và nó được lưu lại trong não người và bởi vì có các tác động nào đó được tái
hiện lại khi các sự vật, hiện tượng không còn nằm trong tầm cảm tính.
Trong biểu tượng thì cũng đã có những phản ánh gián tiếp về sự vật, hiện tượng và với biểu tượng, con
người cũng đã có thể hình dung được cơ bản về sự khác nhau và mâu thuẫn nhưng con người về căn bản
vẫn chưa nắm được sự chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.
– Nhận thức lý tính bao gồm: Khái niệm; Phán đoán; Suy luận.
Ta nhận thấy rằng, nhận thức lý tính sẽ bắt nguồn từ trực quan sinh động và nhận thức lý tính cũng sẽ bắt
nguồn từ những lý luận truyền lại. Nhận thức lý tính cũng đã góp phần có thể phản ánh sâu sắc, chính xác
và đầy đủ hơn về khách thể nhận thức. Cụ thể về các thành phần của nhận thức lý tính bao gồm:
+ Khái niệm được hiểu cơ bản chính là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm thực chất sẽ
vừa có tính khách quan, bên cạnh đó thì nó lại vừa có tính chủ quan khi thực hiện phản ánh cả một tập
hợp những thuộc tính cơ bản có tính bản chất và chung nhất của các sự vật, hiện tượng dựa vào sự tổng
hợp, khái quát biện chứng những thông tin mà nó đã thu nhận được về sự vật, hiện tượng thông qua hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức.
+ Phán đoán được hiểu cơ bản chính là hình thức tư duy thực hiện việc liên kết các khái niệm lại với nhau
để nhằm mục đích có thể khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính cụ thể nào đó của sự
vật, hiện tượng; phán đoán cũng chính là hình thức được sử dụng để có thể phản ánh mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào ý thức của con người tạo nên vai trò của phán đoán là hình
thức biểu hiện và giúp có thể diễn đạt các quy luật khách quan.
+ Suy luận (suy lý) được hiểu cơ bản chính là hình thức của tư duy thực hiện việc liên kết các phán đoán
lại với nhau để nhằm mục đích có thể thông qua đó rút ra tri thức mới theo phương pháp phán đoán cuối
cùng được suy ra từ những phán đoán tiên đề. Suy luận trong thực tế hiện nay có vai trò quan trọng trong
tư duy trừu tượng, bởi thực chất thì suy luận đã giúp thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ cái đã
biết đến nhận thức gián tiếp cái chưa biết.
-Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn:
Như đã phân tích cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thực chất cũng
chính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế, nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính thông thường diễn ra một cách đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, tuy nhiên thì nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính
có sự gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, nhận thức cảm tính cũng chính là cơ
sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, thông qua việc có tính khái quát cao, nhận thức lý tính lại
có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng từ đó mà
nhận thức lý tính đã giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, trong thực tiễn, nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con
người sẽ mới chỉ có được những tri thức cơ bản về đối tượng còn bản thân những tri thức đó liệu trên thực
tế có thật sự chính xác hay không thì thực chất con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức
cũng đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có sự chân thực hay không. Để nhằm mục đích có thể
thực hiện được điều này thì nhận thức nhất thiết sẽ cần phải trở về với thực tiễn, nhận thức phải dùng thực
tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo đối với tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình
nhận thức. Không những thế, ta cũng thấy rằng, mọi nhận thức suy đến cùng thì cũng sẽ đều cần phải là
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại để có thể phục vụ thực tiễn.
Thông qua đó, chúng ta cũng có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận
động, phát triển của nhận thức cụ thể đó là từ thực tiễn đến nhận thức, từ nhận thức trở về với thực tiễn và
từ thực tiễn cũng sẽ vẫn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức,… Trên thực tế thì quá trình này sẽ lặp đi
lặp lại liên tục và sẽ không có điểm dừng cuối cùng, thông thường thì trình độ của nhận thức và thực tiễn
ở những chu kỳ sau thông thường thì sẽ cao hơn khi thực hiện so sánh với chu kỳ trước, cũng chính vì vậy
mà càng ngày th quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và có
sự sâu sắc hơn về thực tại khách quan.