Con người và bản chất con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề bài: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con ngườivà bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề bài: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người
và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên.
TPHCM, ngày 20, tháng 12, năm 2021 Lời mở đầu
Hiểu biết bản thân là một kĩ năng cần thiết để con người phát triển và hoàn thiện.
Và vì thế, hiểu một cách đúng đắn, khoa học về con người và bản chất con người là
một đòi hỏi cấp thiết đối với mỗi con người hiện nay.
Bài tiểu luận nhằm phân tích, trình bày quan điểm của triết học Mác - Lênin về
con người và bản chất con người cùng với ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm đó.
Cuối lời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh đã đưa bộ môn Triết học Mác-Lênin vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - TS.Trần Nguyên Ký vì thầy đã
tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như giới thiệu những tư
liệu học tập, tham khảo bổ ích cho em trong suốt học kỳ vừa qua. Trong thời gian tham
dự lớp học của thầy, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết
cho quá trình sống, học tập và làm việc sau này của em.
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tài liệu, em đã tích lũy được kiến thức và kỹ
năng cho bản thân để hoàn thành bài luận này. Tuy nhiên do sự non trẻ và vùng kiến
thức rộng lớn của môn học, em vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế nên bài tiểu luận
của em khó tránh khỏi có những sai sót. Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp cho
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn!
1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người
1.1. Khái niệm về con người
1.1.1 Bản tính tự nhiên
Con người là một thực thể sinh vật mang đặc tính xã hội. Nghĩa là con người vừa
là sản phẩm của giới tự nhiên, vừa là một động vật xã hội và có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt tự nhiên và xã hội.
Xét trên mặt sinh học, giới tự nhiên chính là tiền đề vật chật cho sự hình thành,
tồn tại và phát triển của mỗi con người, là “thân thể vô cơ của con người”. Vì vậy,
bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người và con người
phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên như quy luật di truyền, tiến hóa,... Do
vậy, việc nghiên cứu về cấu tạo và nguồn gốc tự nhiên của chính mình giúp con người
có được cơ sở khoa học vững chắc để hiểu biết, làm chủ chủ bản thân và sáng tạo ra
lịch sử nhân loại. Bản tính tự nhiê ấy đ n
ược phân tích từ hai góc độ sau:
- Đầu tiên, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của
giới tự nhiên. Kết luận này được đưa ra dựa trên các cơ sở khoa học như học thuyết
tiến hóa của Đácuyn hay sự phát triển của chủ nghĩ duy vật.
- Tiếp đến, con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên, trực tiếp hoặc gián
tiếp chịu chi phối bởi những quy luật tự nhiên. Khi giới tự nhiên biến đổi sẽ tác động
đến sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Ngược lại, sự biến đổi và hoạt động
của con người cũng tác động trở lại, làm biến đổi môi trường tự nhiên. Đây chính là
mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người và giới tự nhiên.
1.1.2. Bản tính xã hội
Khi lý giải về con người, quan niệm duy vật siêu hình đã tuyệt đối hóa bản tính tự
nhiên và xem nhẹ đi bản tính xã hội của con người. Khác với quan niệm đó, quan
niệm duy vật biện chứng không chỉ dừng lại ở việc lý giải bản tính tự nhiên mà còn lý
giải các quan hệ lịch sử xã hội của con người. Con người được tồn tại với tư cách là
“người” khi xét trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội, tiêu biểu như: gia đình, giai
cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại,... Vì vậy, bản tính xã hội chính là một phương diện
cơ bản khác của con người, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. 1
Hơn nữa, đây còn là bản tính đặc thù của con người. Bản tính xã hội có thể được xem
xét dưới hai góc độ sau:
- Một là, trong suốt quá trình hình thành và tiến hóa, loài người không chỉ có
những nguồn góc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội với các hoạt động xã hội khác
nhau mà trước nhất và quan trọng nhất là lao động sản xuất. Chính nhờ vào lao động
mà con người có thể vượt qua những loài vật khác mà tiến hóa và phát triển thành
người, thành thực thể xã hội, thành chủ thể có lý tính, có “bản năng xã hội”. “Người
là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài
vật”1. Do đó, con người không thể tách rời khỏi xã hội loài người bởi đó là điểm cơ
bản để phân biệt con người và con vật.
- Hai là, sự tồn tại của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố và quy luật xã
hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự
phát triển của mỗi cá nhân sẽ dẫn đến sự phát triển của xã hội. Khi ở ngoài những mối
quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần
túy chứ không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của một con người tự nhiên - xã hội tồn tại
thống nhất với nhau, quy định, tác động qua lại, làm biến đổi lẫn nhau. Nhờ vào đó,
mà khả năng hoạt động sáng tạo của con người được tạo thành.
1.1.3. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử
Con người không chỉ là sản phẩm lâu dài của giới tự nhiên mà còn là sản phẩm
của lịch sử xã hội và của chính bản thân con người. Con người tồn tại với tư cách là
sản phẩm của lịch sử nhưng đồng thời cũng chủ thể của lịch sử. Con người và con vật
đều có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của riêng mình. Nhưng trong khi con
vật tham dự một cách thụ động và bản năng vào lịch sử ấy, thì con người, thông qua
lao động và sáng tạo, đã tạo ra lịch sử của chính mình, lịch sử của nhân loại.
1.2. Bản chất con người
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C. Mác nêu lên quan điểm mình: "Bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"2. Như 1 2 2
vậy, trên bình diện tính hiện thực, bản chất của con người chính là sự tổng h của òa các quan hệ xã hội.
Con người thông qua lao động mà trở thành một thực thể xã hội. Trong quá trình
lao động, con người không chỉ có quan hệ lẫn nhau trong lao động sản xuất, mà còn
có rất nhiều những quan hệ xã hội khác trên các bình diện khác nhau như kinh tế,
chính trị, xã hội,… Và trong những sinh hoạt xã hội ấy, ở những điều kiện lịch sử nhất
định, con người có những quan hệ xã hội nhất định với nhau để tồn tại và phát triển.
Và ở đó - những điều kiện lịch sử cụ thể, tạo nên những con người lịch sử, hình thành
nên bản chất của con người.
Như trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những người có quyền lực kinh tế trở thành
chủ nô, sở hữu tư liệu sản xuất và nô lệ. Những người bị thống trị lúc đó trở thành nô
lệ trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị và xã hội lúc bấy giờ. Nhưng trong quan hệ
kinh tế - chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, họ là những “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử.
Như thế, không có con người phi lịch sử, cũng không có một bản chất cố hữu hay
bất biến nào của con người. Bản chất con người là sản phẩm của sự tổng hòa - khác
với tổng cộng hay kết hợp một cách đơn giản - những mối quan hệ xã hội khác nhau,
trong những điều kiện lịch sử xác định. Mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác
nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. Có nhiều loại quan hệ xã hội: quan hệ
quá khứ, hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tình thân, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất
nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế hoặc phi kinh tế,...
Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản chất của con người.
Khi nhìn trên bình diện bản chất xã hội, con người là sản phẩm của những hoàn
cảnh lịch sử. Và theo biện chứng của mối quan hệ giữa lịch sử và con người - chủ thể
của nó, trong mức độ lịch sử sáng tạo ra con người, thì con người cũng sáng tạo ra
lịch sử trong chừng mực đó. Điều đó có nghĩ là, hoàn cảnh lịch sử quyết định bản chất
của con người. Đồng thời, con người, với tư cách là một thực thể xã hội, đã thông qua
hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó theo nhu cầu của mình và
cũng cải biến chính bản thân mình. Từ đó tiến đến làm chủ bản thân và sáng tạo ra lịch sử. 3
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm của triết học Mác - Lênin
về con người và bản chất con người
2.1. Ý nghĩa lý luận
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, có thể rút ra
một số ý nghĩa lý luận quan trọng sau đây:
- Một là, để lý giải con người một cách khoa học thì cần phải xem xét, đánh giá
trên cả hai phương diện bản tính tự nhiên và xã hội. Song, bản tính xã hội vẫn là điều
căn bản hơn, có tính quyết định hơn nên phải xem trọng nó hơn.
- Hai là, đề cao vai trò của lao động, phát huy năng lực sáng tạo lịch sử của mỗi
con người để thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
- Ba là, xây dựng những mỗi quan hệ kinh tế - xã hội lành mạnh vì bản chất con
người chính là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khi đưa những áp dụng những ý nghĩa lý luận vào thực tiễn, ta có được những ý
nghĩa thực tiễn sau đây:
- Đầu tiên, phải biết xây dựng một thái độ sống cân bằng. Tức là phải hiểu biết
nhu cầu sinh học, đồng thời cũng phải coi trọng, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất xã hội
tốt đẹp, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo những nhu cầu bản năng tầm thường.
- Tiếp đến, trong học tập và làm việc phải biết phát huy vai trò làm chủ, tích cực
của con người, không ngừng sáng tạo, thay đổi, thích nghi với những điều kiện, hoàn
cảnh khó khăn trong cuộc sống. Như trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, con
người, nhất là học sinh, sinh viên phải có khả năng thay đổi chính mình để thích nghi
với thời đại chuyển đổi số, với cách học trực tuyến để có thể nâng cao hiệu quả học
tập, tri thức của bản thân để từ đó hướng đến xây dựng và đóng góp cho gia đình, nhà trường và xã hội.
- Cuối cùng, con người cần biết quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng môi
trường xã hội lành mạnh, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát
triển và hoàn thiện bản thân mình. Nhất là khi mọi hoạt động xã hội được số hóa như
hiện nay, cùng với việc những quan hệ rộng lớn như kinh tế, chính trị, xã hội dần dần
được chuyển sang hình thức trực tuyến, thì cá nhân cũng phải giao tiếp trực tuyến với
nhau. Điều đó không khỏi dẫn đến những khó khăn, hiểu lầm trong giao tiếp. Do vậy, 4
con người phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân, tránh
khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội để tạo ra một môi trường sống tốt
đẹp, hướng đến triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp: “Mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người”. 3. Kết luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã lý giải một cách khoa học về con người
trên cả hai bình diện bản tính tự nhiên và bản tính xã hội. Đồng thời cũng chỉ ra được
bản chất con người chính là sự tổng hòa của những mối quan hệ xã hội khác nhau,
trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Chính vì thế, con người chính là sản phẩm của
quá trình lịch sử lâu dài. Trong suốt quá trình ấy, bằng lao động sản xuất và sáng tạo
mà con người đã tác động ngược lại lịch sử, thay đổi và làm chủ bản thân. Từ đó, con
người trở thành chủ thể của lịch sử và tạo ra lịch sử của nhân loại.
Hiểu rõ và nắm vững quan điểm trên sẽ giúp con người nắm bắt được những ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cốt lõi sau:
- Xem xét, đánh giá con người trên cả bản tính tự nhiên lẫn xã hội để hiểu biết
nhu cầu sinh học và tu dưỡng phẩm chất xã hội tốt đẹp.
- Hiều biết vai trò quan trọng của lao động và sáng tạo, vai trò làm chủ lịch sử của
con người để không ngừng sáng tạo, vượt qua những hoàn cảnh lịch sử khó khăn.
- Xây dựng môi trường sống với các mối quan hệ xã hội tốt đẹp để hướng tới một
cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và mọi người.
4. Tài liệu tham khảo
[1] C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Sđd, t.20, tr.673
[2] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.6 5