-
Thông tin
-
Quiz
Con người và bản chất con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong quan niệm của Triết học Mác - Xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Con người và bản chất con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong quan niệm của Triết học Mác - Xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
MC LC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................
1. Quan điểm của triết học mác-lênin về con người và bản chất con người ................. 1
1.1. Khái niệm con người ................................................................................................ 1
a. Con người là một thực thể tự nhiên ....................................................................... 1
b. Con người là một thực thể xã hội ........................................................................... 1
1.2. Bản chất con người ................................................................................................... 2
2. NGHA L LUN V THC TIN CA QUAN ĐIM TRÊN ......................... 3
2.1 ngha l lun ........................................................................................................... 3
2.2 ngha thực tiễn ....................................................................................................... 3
LỜI CM ƠN ..................................................................................................................... 5
TI LIU THAM KHO .................................................................................................. 6
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quan niệm của Triết học Mác - Xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất
biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy
luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-
ơ-bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" (1) .
Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là
hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa
yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.
Từ ý nghĩa trên, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã hội,
phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản
thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa
các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống
hiến quan trọng của triết học mác - xit.
Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người đến nay vẫn còn nguyên
giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc phát huy nguồn
lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm hiện thực hóa
mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (4)
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên – TS. Trần Nguyên K. Trong
quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Triết học, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
giảng dạy vô cùng tận tình của thầy. Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những
gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề con người và bản chất con người trong tư tưởng Mác- Lênin gửi đến thầy.
1. QUAN ĐIM CA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI V BN
CHẤT CON NGƯỜI
1.1. Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội
a. Con người là một thực thể tự nhiên
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người
chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ
bản của con người, loài người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu
tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con
người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt ộ
đ ng sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.
Bản tính tự nhiên của con người đ ợc
ư phân tích từ hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa
học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật
và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng "là
thân thể vô cơ của con người". Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của
quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người
và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên;
ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại
môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng
giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
b. Con người là một thực thể xã hội
Mặc dù con người sinh ra từ sự tiến hóa tự nhiên song khác với mọi động vật khác, con
người có đặc tính xã hội. Mỗi con người với tư cách là "người" chính là xét trong mối quan 1
hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại. Bản tính xã hội ủ
c a con người được phân tích từ giác độ sau đây:
Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có
nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của
nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có
khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó
luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã ộ
h i. Xã hội biến đổi thì mỗi
con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi
cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy
định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động
sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
1.2. Bản chất con người
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác khẳng định: “Bản chất con người
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn
lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của
nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con
người với tư cách "người", phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như
vậy, có thể hiểu con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc
tính xã hội. Bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là
"tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên
từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa...
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành
và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được 2
tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã
hội của nó trong lịch sử. Cũng vì thế, sự giải phóng bản chất con người cần phải là hướng
vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nó, thông qua đó mà
có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn
cảnh lịch sử nhất định. Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn,
thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo
nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của
chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
2. NGHA L LUN V THC TIN CA QUAN ĐIM TRÊN
2.1 ngha l lun
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất con người là cơ sở
phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người. Biểu hiện:
Trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản tính tự nhiên
lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi t ọ
r ng hơn việc xem xét con người
từ phương diện bản tính xã hội. Mặt khác, trong việc xây dựng thái độ sống vừa phải biết
tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội, tránh rơi vào thái
độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, nên cần chú trọng việc xây dựng môi
trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát triển được
những con người tốt đẹp, hoàn thiện. Đồng thời, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân, tránh khuynh hướng đề
cao quá mức cá nhân hoặc xã hội con người là tổng thể các quan hệ xã hội.
2.2 ngha thực tiễn
Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người
và bản chất con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong lãnh đạo đất
nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất n ớ ư c: 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp
với điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người bao
hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các ộ n i dung cơ ả
b n là: tư tưởng về giải h p óng
nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư tưởng về con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Giải
phóng nhân dân lao động gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, bởi ở Việt
Nam quyền lợi của nhân dân lao động thống nhất với quyền lợi của giai cấp và dân tộc.
Đấu tranh giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp vô sản và giai cấp nông dân
dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản không phải chỉ để giải phóng bản thân giai cấp vô sản,
mà còn để giải phóng giai cấp nông dân và toàn thể dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột. Chỉ
bằng cách đó, và duy nhất bằng cách đó, thì việc giải phóng giai cấp vô sản mới có thể thực
hiện được triệt để và đảm bảo thắng lợi hoàn toàn. Công cuộc giải phóng nhân dân lao động,
giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn, triệt
để bằng việc thực hiện cách mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Sự nghiệp giải phóng đó chỉ được hoàn thành khi các giai cấp bị bóc lột,
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên phạm vi toàn thế giới thoát khỏi ách áp
bức, nô lệ. Do bối cảnh lịch sử của quốc gia dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng
giành độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc. Đối với Người, độc lập dân tộc chỉ là bước khởi
đầu để đưa nhân dân tới cuộc sống tự do và hạnh phúc. Bởi theo Người, nếu nước độc lập
mà nhân dân không tự do, không ấm no hạnh phúc thì độc lập tự do đó cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nhằm ụ m c tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Nhân dân ta qua đó sẽ có một chất lượng cuộc
sống tốt hơn. Trong chủ trương này, Đảng ta cũng khẳng định phát huy nhân tố con người
Việt Nam, coi con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. 4
LỜI CM ƠN
Lời đầu tiên, em muốn gửi ờ
l i cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Nguyên Ký, người đã dìu
dắt và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn “Triết học Mác
Lênin”. Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, thầy và trò đều chỉ có thể dạy và học
qua chiếc màn hình nhỏ. Cũng vì thế mà em từng lo sợ rằng kiến thức về môn “Triết học
Mác Lenin" của mình sẽ khá mơ hồ và không chắc chắn. Tuy nhiên, nhờ sự giảng dạy nhiệt
tình, hướng dẫn tận tâm của thầy mà em đã có thể tự mình học hỏi và khám phá ra nhiều
kiến thức hữu ích. Từ những kiến thức mà thầy truyền tải qua các tiết học, em đã trả lời
được một vài câu hỏi trong cuộc sống thông qua bộ môn “Triết học Mác Lênin”. Nhờ có
sự tận tụy của thầy mà bộ môn “Triết học Mác Lenin” tr n
o g suy nghĩ của em không còn
khô khan, khó hiểu như cách mà mọi người thường định nghĩa về nó nữa.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức là vô tận nên bài làm của em khó có thể tránh khỏi những sai
xót, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em kính chúc thầy có nhiều sức khỏe để tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn! 5
TI LIU THAM KHO
+ “Tài liệu hướng dẫn ôn tp môn học TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN” (của Khoa Lý luận
chính trị Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)
+ Bài báo “Tìm hiểu lun điểm của C.Mác về bản chất con người và ngha trong
phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay” (của báo Thanh Hóa - Giáo trình
“Những nguyên lý cơ bản của Mác-Lenin”)
+ Từ điển bách khoa Triết học 6