Con người và bản chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Theo như C.Mác thì con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển caonhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sang tạo nên tất cảcác thành tựu của văn minh và văn hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1.Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người
1.1Con người là thực thể sinh học – xã hội.
Theo như C.Mác thì con người một sinh vật tính hội trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên của lịch sử hội, chủ thể của lịch sử, sang tạo nên tất cả
các thành tựu của văn minh văn hóa. Về phương diện sinh học, con người một
thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “ Bản thân cái
sự kiện con người từ động vậtra, cũng đã quyết định việc con người không bao
giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn của con vật” . Khi xem xét con
1
người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, không thể tách rời hai phương diện
sinh học hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết
định phương diện kia.
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của giới tự
nhiên. “ Giới tự nhiên… là thân thể vô cơ của con người , đời sống thể xác và tinh thần
của con người gắn liền với giới tự nhiên” . Về phương diện thực thể sinh học, con
2
người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới
tự nhiên chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan. Bằng hoạt động
thực tiến con người trở thành một bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự
nhiên, thống nhất với giới tự nhiên. Vì vậy, con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn
bó, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển.
Không những vậy, con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt
động hội quan trọng nhất của con người lao động sản xuất. Người giống vật
duy nhất thể bằng lao động thoát khỏi trạng thái thuần túy loài vật” . Nhờ
3
lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành
chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên” có lý tính, có “bản năng xã hội”.
1.2Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt của mình.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn t p, t.20. Sđd. tr.146.
2 C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn t p, t.42, Nxb. Chính tr Quốốc gia, Hà N i. tr.135.
3 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994). Toàn t p, t. 20, Sđd. Tr.673.
thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng
bất cứ cái cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật
ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một
bước tiến do tổ chức thể của con người quy định. Sản xuất ra những liệu sinh
hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của
mình” .
4
Quan niệm của triết học Mác Lênin về sự khác biệt giữa con người con vật thể
hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản
xuất vật chất. Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người
và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển.
1.3Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
Chủ nghĩa Mác Lênin khẳng định con người vừa sản phẩm của sự phát triển lâu
dài của giới tự nhiên, vừa sản phẩm lịch sử hội loài người của chính bản thân
con người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tưởng Đức rằng, tiền đề của
luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử của các ông những con người hiện thực
đang hoạt động, lao động sản xuất làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở
thành những con người như đang tồn tại. Cần lưu ý rằng con người sản phẩm của
lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động
để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
1.4Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
Con người sản phẩm phát triển của tự nhiên lịch sử phát triển của hội. Song,
điều quan trọng hơn cả con người luôn luôn chủ thể của lịch sử hội. Với tính
cách chủ thể của lịch sử, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biến đổi giới tự
nhiên, biến đổi xã hội và bản thân mình.
Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người sản phẩm của lịch sử, đồng thờichủ thể sang tạo ra lịch sử. Hoạt động sản
xuất vật chất vừa điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa phương thức dẫn
đến sự biến đổi hội. Đó quá trình con người nhận thức vận dụng các quy luật
4 C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn t p, t. 3, Nxb.Chính tr Quốốc gia, Hà N i. tr. 29.
khách quan để khẳng định lịch sử vận động phát triển của hội lịch sử phát triển
của các phương thức sản xuất vật chất khác nhau,…
Không con người trừu tượng, con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử và bản chất của con người trong tính hiện thực của nó là tổng hòa
những mối quan hệhội. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kính,
mà là hệ thống mở tương ứng với điều kiện lịch sử của con người. Cho nên, có thể nói
rằng sự vận động phát triển của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động
phát triển của bản chất con người thông qua những mối quan hệ xã hội trong lịch sử.
1.5 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người tổng hòa các quan hệ hội.
Bản chất của con người luôn được hình thành thể hiện những con người hiện
thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ hội tạo nên bản chất
của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hay là tổng hợp chúng lại với
nhau mà là sự tổng hòa chúng. Có nhiều loại quan hệ và tất cả các quan hệ đó đều góp
phần hình thành nên bản chất con người. Các quan hệ hội thay đổi thì bản chất của
con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ hội cụ thể, con người mới
thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó bản
chất của con người mới phát triển. Các quan hệ xã hội hình thành có vai trò chi phối và
quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến đời sống con người
không còn thuồn túy là một động vật mà là một động vật xã hội.
2.Ý nghĩa luận và thực tiễn trong quan điểm của Triết học Mác Lênin về con
người và bản chất con người
2.1Ý nghĩa lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về con người bản chất con người sở
phương pháp luận cho tất cả hoạt động của con người, giải khoa học vấn đề con
người trên hai phương diện phương diện tự nhiên phương diện hội, trong đó
mặt hội đóng vai trò quyết định. Khi xem xét đánh giá con người, cần phải xem
xét cả hai phương diện sinh học hội, trong đó coi trọng hơn việc xét từ phương
diện xã hội. Trong việc xây dựng thái độ sống phải biết tính đến nhu cầu sinh học song
cần coi trọng rèn luyện phẩm chất hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo những
nhu cầu bản năng tầm thường; biết phát huy năng lực sang tạo của mỗi người. Chú
trọng xây dựng hội tốt đẹp với những quan hệ hội tốt đẹp để thể xây dựng,
phát triển những con người tốt đẹp, hoàn thiện. Đồng thời, trong hoạt động nhận thức
thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ hội nhân, tránh
khuynh hướng đề cao quá mức nhân hoặc hội con người tổng thể các quan hệ
xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng
sáng tạo phát triển luận về con người phù hợp với điều kiện lịch s hội Việt
Nam hiện đại. tưởng Hồ Chí Minh về con người bao m nhiều nội dung khác
nhau, trong đó các nội dung bản là: tưởng về giải phóng nhân dân lao động,
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tưởng về con người vừa mục tiêu, vừa
động lực của cách mạng, tưởng về phát triển con người toàn diện. Việt Nam,
quyền lợi của nhân dân lao động thống nhất với quyền lợi của giai cấp dân tộc, do
đó giải phóng nhân dân lao động phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc. Công cuộc ấy chỉ thể thắng lợi thắng lợi triệt để bằng việc thực hiện cách
mạng sản, xây dựng thành công chủ nghĩa hội chủ nghĩa cộng sản. Do bối
cảnh lịch sử của quốc gia, dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tưởng giành độc
lập, tự do cho quốc gia, dân tộc. Đối với Người, độc lập dân tộc chỉ bước khởi đầu
để đưa nhân dân tới cuộc sống tự do và hạnh phúc. Bởi theo Người, nếu nước độc lập
nhân dân không tự do, không ấm no hạnh phúc thì độc lập tự do đó cũng chẳng
ý nghĩa gì. Đảng ta đã quán triệt vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
về con người bản chất con người cũng như tưởng Hồ Chí Minh về con người
trong lãnh đạo đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước. Đảng chủ trương
đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Nhân dân ta qua đó sẽ một chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Đảng luôn khẳng định việc phát huy nhân tố con người Việt
Nam, coi con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới
cũng như phát triển đất nước trên tinh thần đất nước của dân, do dân và vì dân.
| 1/5

Preview text:

1.Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người
1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội.
Theo như C.Mác thì con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sang tạo nên tất cả
các thành tựu của văn minh và văn hóa. Về phương diện sinh học, con người là một
thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “ Bản thân cái
sự kiện là con người từ động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao
giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”1. Khi xem xét con
người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, không thể tách rời hai phương diện
sinh học và xã hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của giới tự
nhiên. “ Giới tự nhiên… là thân thể vô cơ của con người , đời sống thể xác và tinh thần
của con người gắn liền với giới tự nhiên”2. Về phương diện thực thể sinh học, con
người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới
tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan. Bằng hoạt động
thực tiến con người trở thành một bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự
nhiên, thống nhất với giới tự nhiên. Vì vậy, con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn
bó, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển.
Không những vậy, con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt
động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. “ Người là giống vật
duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”3. Nhờ có
lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành
chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên” có lý tính, có “bản năng xã hội”.
1.2 Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt của mình.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn t p, t.20. Sđd. tr .146.
2 C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn t p, t.42, Nxb. Chính tr Quốốc gia, Hà N i. tr .135.
3 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994). Toàn t p, t. 20, Sđd. T r.673.
“ Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng
bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật
ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một
bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” .4
Quan niệm của triết học Mác – Lênin về sự khác biệt giữa con người và con vật thể
hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản
xuất vật chất. Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người
và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển.
1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu
dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân
con người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực
đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở
thành những con người như đang tồn tại. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của
lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động
để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
Con người là sản phẩm phát triển của tự nhiên và lịch sử phát triển của xã hội. Song,
điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử xã hội. Với tính
cách chủ thể của lịch sử, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biến đổi giới tự
nhiên, biến đổi xã hội và bản thân mình.
Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sang tạo ra lịch sử. Hoạt động sản
xuất vật chất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức dẫn
đến sự biến đổi xã hội. Đó là quá trình con người nhận thức và vận dụng các quy luật
4 C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn t p, t. 3, Nxb.C ậ hính tr Quốốc gia, Hà N ị i. tr ộ . 29.
khách quan để khẳng định lịch sử vận động phát triển của xã hội là lịch sử phát triển
của các phương thức sản xuất vật chất khác nhau,…
Không có con người trừu tượng, con người là cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử và bản chất của con người trong tính hiện thực của nó là tổng hòa
những mối quan hệ xã hội. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kính,
mà là hệ thống mở tương ứng với điều kiện lịch sử của con người. Cho nên, có thể nói
rằng sự vận động và phát triển của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và
phát triển của bản chất con người thông qua những mối quan hệ xã hội trong lịch sử.
1.5 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện
thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất
của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hay là tổng hợp chúng lại với
nhau mà là sự tổng hòa chúng. Có nhiều loại quan hệ và tất cả các quan hệ đó đều góp
phần hình thành nên bản chất con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất của
con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, con người mới có
thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó bản
chất của con người mới phát triển. Các quan hệ xã hội hình thành có vai trò chi phối và
quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến đời sống con người
không còn thuồn túy là một động vật mà là một động vật xã hội.
2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con
người và bản chất con người
2.1 Ý nghĩa lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất con người là cơ sở
phương pháp luận cho tất cả hoạt động của con người, lý giải khoa học vấn đề con
người trên hai phương diện là phương diện tự nhiên và phương diện xã hội, trong đó
mặt xã hội đóng vai trò quyết định. Khi xem xét và đánh giá con người, cần phải xem
xét cả hai phương diện sinh học và xã hội, trong đó coi trọng hơn việc xét từ phương
diện xã hội. Trong việc xây dựng thái độ sống phải biết tính đến nhu cầu sinh học song
cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo những
nhu cầu bản năng tầm thường; biết phát huy năng lực sang tạo của mỗi người. Chú
trọng xây dựng xã hội tốt đẹp với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng,
phát triển những con người tốt đẹp, hoàn thiện. Đồng thời, trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân, tránh
khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội con người là tổng thể các quan hệ xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng
sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội Việt
Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người bao hàm nhiều nội dung khác
nhau, trong đó có các nội dung cơ bản là: tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động,
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của cách mạng, tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Ở Việt Nam,
quyền lợi của nhân dân lao động thống nhất với quyền lợi của giai cấp và dân tộc, do
đó giải phóng nhân dân lao động phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc. Công cuộc ấy chỉ có thể thắng lợi và thắng lợi triệt để bằng việc thực hiện cách
mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Do bối
cảnh lịch sử của quốc gia, dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc
lập, tự do cho quốc gia, dân tộc. Đối với Người, độc lập dân tộc chỉ là bước khởi đầu
để đưa nhân dân tới cuộc sống tự do và hạnh phúc. Bởi theo Người, nếu nước độc lập
mà nhân dân không tự do, không ấm no hạnh phúc thì độc lập tự do đó cũng chẳng có
ý nghĩa gì. Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người và bản chất con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
trong lãnh đạo đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước. Đảng chủ trương
đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Nhân dân ta qua đó sẽ có một chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Đảng luôn khẳng định việc phát huy nhân tố con người Việt
Nam, coi con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới
cũng như phát triển đất nước trên tinh thần đất nước của dân, do dân và vì dân.