Công dân toàn cầu - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Nếu ta từng nghe đến Bill Gates, chắc hẳn sẽ nghe đến nhiều câu nói thấm thía của ông.Và có câu nói này của ông em thực sự tâm đắc: “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó đó khôngphải là lỗi của bạn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa ban giám khảo!
Thưa toàn thể hội thi!
Lời đầu tiên cho phép em được thay mặt các thành viên trong đội được gửi tới các quý vị đại
biểu, các thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội thi của chúng ta thành công tốt
đẹp!
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến!
Nếu ta từng nghe đến Bill Gates, chắc hẳn sẽ nghe đến nhiều câu nói thấm thía của ông.
Và có câu nói này của ông em thực sự tâm đắc: “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó đó không
phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn”. Hay là những
dòng ký trong cuốn: Dưới nắng trời Châu Âu, Venise và những cuộc tình gondola của Dương
Thụy, Sống như người Paris,... Những cuốn sách du được viết ra bởi những người công
dân toàn cầu đã đặt chân lên nhiều vùng đất khác nhau, với tâm hồn rộng mở đã truyền được
nguồn cảm hứng cho mọi người. Từ đó thôi thúc em lại gần hơn với hình ảnh người công dân
toàn cầu.
Trước hết, công dân toàn cầu những người thể sống làm việc một hay nhiều
quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…
những công việc họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu. Doanh nhân
Phạm Nhật Vượng, nghệ tài năng Đặng Thái Sơn, người nông dân Nguyễn Tri Công, nhà
giáo Tô Thụy Diễm Quyên,… là những hình ảnh công dân toàn cầu đáng ngưỡng mộ.
Thế giới ngày càng bình đẳng và xóa bỏ đi ranh giới, tất cả người Việt Nam đều thể
trở thành một công dân toàn cầu trong kỷ nguyên công nghệ số. Vậy tiêu chuẩn người công
dân toàn cầu là gì ?
Đầu tiên, cần phẩm chất tài năng xứng tầm. Biết học tập suốt đời, biết khám phá
những thứ mới mẻ. Học kiến thức khoa học, học cách sử dụng ngôn ngữ, học kiến thức
hội,... luôn tìm kiếm nguồn phát triển bản thân mọi lúc mọi nơi.Tự rèn luyện cho tâm trí khả
năng tư duy, phân tích, sáng tạo và phản biện. Một người có giáo dục tốt, có kỹ năng hứa hẹn
sẽ trở thành người công dân toàn cầu đáng trọng.
Tiếp theo, là có sự trải nghiệm, có tầm nhìn xa và chiến lược dài hạn. Đi nhiều, khám phá
nhiều, ta tích lũy được càng nhiều. Đó sự bổ trợ của trải nghiệm chiêm nghiệm. Albert
Einstein từng nói: “Bạn phải biết được những quy luật của trò chơi.Và sau đó bạn phải chơi
giỏi hơn những người khác”. Khi bạn chơi giỏi hơn, sẽ khiến bước chân của bạn đi được
xa hơn.
một người trẻ bước đầu trở thành một công dân toàn cầu, em nghĩ trước hết mình
phải là một người Việt Nam biết giữ gìn phẩm chất và bản sắc văn hóa người Việt. Đó là yêu,
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, truyền thống yêu nước đoàn kết đấu tranh, tinh thần
“tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn”,...Thứ hai là học Tiếng anh. Em luôn đổi mới
việc học ngôn ngữ bằng nhiều nguồn: nghe bản tin tiếng anh, đọc sách tiếng anh, luyện tập 4
kỹ năng,...Tuy quá trình ban đầu khó khăn, lúng túng song sự kiên trì đã khiến em tự tin
lên từng ngày. Ngoài ra, em tìm hiểu về các nền văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của các vùng
miền khác nhau trên thế giới qua sách báo, truyền thông, đặc biệt ấn tượng với cuốn “Ngôn từ
phiêu lưu ký”. Đó là cuốn sách rất hay, trong đó tác giả chọn cho từng quốc gia chỉ một từ để
thể hiện nền văn hoá đặc trưng và tính cách con người nơi ấy. Cuối cùng là kỹ năng tự lập
tự tin. Đây chính là kỹ năng quan trọng để đứng vững và phát triển bản thân trong môi trường
quốc tế.
Một số bạn trẻ cho rằng: “Chỉ người giàu có, thành công, xuất ngoại nhiều mới là công
dân toàn cầu”. Vậy chắc hẳn các bạn chưa nghe câu chuyện “Quả táo thần kỳ của Kimura”?
Truyện kể về ông lão nông dân Kimura đã nỗ lực rất nhiều sau những lần thất bại, kiệt quệ tài
sản, chịu nhiều tai tiếng trong việc trồng táo thì đã gặt hái được vụ mùa bội thu. Câu chuyện
đã trả lời rằng để trở thành người công dân toàn cầu không phải giàu hay quan to chức lớn mà
điều cần thiết là có phẩm chất, năng lực và học vấn.
“ Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất
bại là không dám mạo hiểm” – Mark Zuckerberg.Và thật tuyệt vời nếu mỗi sinh viên sư phạm
chúng ta phấn đấu trở thành một người giáo viên toàn cầu như cô giáo người Mường Hà Ánh
Phượng, top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu. Một giáo yêu nghề mến trẻ, biết vượt lên
khó khăn để vươn tới ước mơ, đã đóng góp 1 tấm gương người thầy chịu thương chịu khó.
Nếu đã đạt được những phẩm chất trên, nghĩa chúng ta đã sẵn sàng để trở thành người
công dân toàn cầu, đáp ứng nguồn nhân lực tiềm năng cho ngành giáo dục Việt Nam.
Không việc khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.
Mong rằng mỗi sinh viên sư phạm thủ đô chúng ta sẽ lấy đó làm động lực cố gắng để tiến xa
hơn trong tương lai tới.
| 1/2

Preview text:

CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Kính thưa các quý vị đại biểu! Kính thưa ban giám khảo! Thưa toàn thể hội thi!
Lời đầu tiên cho phép em được thay mặt các thành viên trong đội được gửi tới các quý vị đại
biểu, các thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội thi của chúng ta thành công tốt đẹp!
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến!
Nếu ta từng nghe đến Bill Gates, chắc hẳn sẽ nghe đến nhiều câu nói thấm thía của ông.
Và có câu nói này của ông em thực sự tâm đắc: “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó đó không
phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn”. Hay là những
dòng ký trong cuốn: Dưới nắng trời Châu Âu, Venise và những cuộc tình gondola của Dương
Thụy, Sống như người Paris,... Những cuốn sách du ký được viết ra bởi những người công
dân toàn cầu đã đặt chân lên nhiều vùng đất khác nhau, với tâm hồn rộng mở đã truyền được
nguồn cảm hứng cho mọi người. Từ đó thôi thúc em lại gần hơn với hình ảnh người công dân toàn cầu.
Trước hết, công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều
quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…
Và những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu. Doanh nhân
Phạm Nhật Vượng, nghệ sĩ tài năng Đặng Thái Sơn, người nông dân Nguyễn Tri Công, nhà
giáo Tô Thụy Diễm Quyên,… là những hình ảnh công dân toàn cầu đáng ngưỡng mộ.
Thế giới ngày càng bình đẳng và xóa bỏ đi ranh giới, tất cả người Việt Nam đều có thể
trở thành một công dân toàn cầu trong kỷ nguyên công nghệ số. Vậy tiêu chuẩn người công dân toàn cầu là gì ?
Đầu tiên, cần có phẩm chất và tài năng xứng tầm. Biết học tập suốt đời, biết khám phá
những thứ mới mẻ. Học kiến thức khoa học, học cách sử dụng ngôn ngữ, học kiến thức xã
hội,... luôn tìm kiếm nguồn phát triển bản thân mọi lúc mọi nơi.Tự rèn luyện cho tâm trí khả
năng tư duy, phân tích, sáng tạo và phản biện. Một người có giáo dục tốt, có kỹ năng hứa hẹn
sẽ trở thành người công dân toàn cầu đáng trọng.
Tiếp theo, là có sự trải nghiệm, có tầm nhìn xa và chiến lược dài hạn. Đi nhiều, khám phá
nhiều, ta tích lũy được càng nhiều. Đó là sự bổ trợ của trải nghiệm và chiêm nghiệm. Albert
Einstein từng nói: “Bạn phải biết được những quy luật của trò chơi.Và sau đó bạn phải chơi
giỏi hơn những người khác”. Khi bạn chơi giỏi hơn, nó sẽ khiến bước chân của bạn đi được xa hơn.
Là một người trẻ bước đầu trở thành một công dân toàn cầu, em nghĩ trước hết mình
phải là một người Việt Nam biết giữ gìn phẩm chất và bản sắc văn hóa người Việt. Đó là yêu,
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, truyền thống yêu nước đoàn kết đấu tranh, là tinh thần
“tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn”,...Thứ hai là học Tiếng anh. Em luôn đổi mới
việc học ngôn ngữ bằng nhiều nguồn: nghe bản tin tiếng anh, đọc sách tiếng anh, luyện tập 4
kỹ năng,...Tuy quá trình ban đầu có khó khăn, lúng túng song sự kiên trì đã khiến em tự tin
lên từng ngày. Ngoài ra, em tìm hiểu về các nền văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của các vùng
miền khác nhau trên thế giới qua sách báo, truyền thông, đặc biệt ấn tượng với cuốn “Ngôn từ
phiêu lưu ký”. Đó là cuốn sách rất hay, trong đó tác giả chọn cho từng quốc gia chỉ một từ để
thể hiện nền văn hoá đặc trưng và tính cách con người nơi ấy. Cuối cùng là kỹ năng tự lập và
tự tin. Đây chính là kỹ năng quan trọng để đứng vững và phát triển bản thân trong môi trường quốc tế.
Một số bạn trẻ cho rằng: “Chỉ người giàu có, thành công, xuất ngoại nhiều mới là công
dân toàn cầu”. Vậy chắc hẳn các bạn chưa nghe câu chuyện “Quả táo thần kỳ của Kimura”?
Truyện kể về ông lão nông dân Kimura đã nỗ lực rất nhiều sau những lần thất bại, kiệt quệ tài
sản, chịu nhiều tai tiếng trong việc trồng táo thì đã gặt hái được vụ mùa bội thu. Câu chuyện
đã trả lời rằng để trở thành người công dân toàn cầu không phải giàu hay quan to chức lớn mà
điều cần thiết là có phẩm chất, năng lực và học vấn.
“ Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất
bại là không dám mạo hiểm” – Mark Zuckerberg.Và thật tuyệt vời nếu mỗi sinh viên sư phạm
chúng ta phấn đấu trở thành một người giáo viên toàn cầu như cô giáo người Mường Hà Ánh
Phượng, là top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu. Một cô giáo yêu nghề mến trẻ, biết vượt lên
khó khăn để vươn tới ước mơ, đã đóng góp 1 tấm gương người thầy chịu thương chịu khó.
Nếu đã đạt được những phẩm chất trên, nghĩa là chúng ta đã sẵn sàng để trở thành người
công dân toàn cầu, đáp ứng nguồn nhân lực tiềm năng cho ngành giáo dục Việt Nam. “
Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.
Mong rằng mỗi sinh viên sư phạm thủ đô chúng ta sẽ lấy đó làm động lực cố gắng để tiến xa hơn trong tương lai tới.