Công nghệ 4.0 liên hệ triết - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Công nghệ 4.0 liên hệ triết - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:02 3/8/24
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT HỌC
Chúng ta đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0) phát triển
mạnh mẽ, chứng minh dự báo thiên tài của C.Mác cách đây hơn một trăm năm về những thay
đổi khi “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Cuộc cách mạng này có tác động sâu
rộng tới nhận thức, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, quan hệ giữa các dân tộc… tạo ra những cơ
hội và những thách thức đối với mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay.
Theo C.Mác, con người muốn tồn tại, trước hết phải lao động sản xuất để tạo ra những vật phẩm nuôi
sống mình, sau đó mới đến vấn đề tinh thần, tư tưởng. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, con
người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống tinh thần. Các quan hệ chính trị, pháp quyền, đạo đức,
nghệ thuật, tôn giáo… đều hình thành, biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất. Đi sâu nghiên cứu nền sản
xuất xã hội, C.Mác phát hiện ra quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực
lượng sản xuất. Trong lực lượng sản xuất, vai trò của KHCN được thể hiện ở trình độ của người lao
động và trình độ của công cụ lao động, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”. Quan niệm của
C.Mác về vai trò của KHCN hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và có ý
nghĩa phương pháp luận khi nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Một là, sự kết nối tự động trong các khâu của quá trình sản xuất, ra các quyết định tối ưu tự động, có khả
năng chỉ huy, điều hành thông minh, tái tạo các nguồn tài nguyên, quản trị rủi ro tối ưu. Đặc trưng phổ biến
của cách mạng công nghiệp 4.0 là: (1) Xu hướng kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn,
điện toán đám mây và kết nối in-tơ-nét vạn vật đang thúc đẩy phát triển máy móc tự động hóa và hệ thống
sản xuất thông minh. (2) Công nghệ in 3D cho phép sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các
dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ. Công nghệ này cho phép in ra
sản phẩm bằng những phương pháp phi truyền thống nhờ đó loại bỏ các khâu sản xuất trung gian và
giảm chi phí sản xuất. (3) Công nghệ na-nô và vật liệu mới cho phép tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng
dụng rộng rãi. (4) Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học có bước phát triển vượt bậc cho phép con người
kiểm soát từ xa mọi thứ, không giới hạn về không gian, thời gian; tương tác nhanh hơn, tốt hơn và chính xác hơn.
Hai là, những công nghệ mới sẽ ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, đồng thời cũng thách
thức về vai trò thực sự của con người. Những gì đúng ngày hôm nay, ngày mai sẽ không còn tồn tại nữa.
Tất cả các mô hình kinh doanh nằm ngoài cuộc cách mạng này sẽ thất bại. Các chính phủ sẽ gặp khó
khăn trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện. Công nghệ
mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh nếu không được kiểm soát
tốt. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất
lượng cuộc sống cho dân. Tuy nhiên, sẽ chỉ có lợi cho những người có khả năng thích nghi với sự đổi
mới. Nguy cơ cũng có thể gây ra do công nghệ kỹ thuật số thâm nhập vào việc chia sẻ thông tin của
truyền thông xã hội. Sự tương tác này sẽ là cơ hội cho sự hiểu biết liên văn hóa và liên kết toàn cầu. Tuy
nhiên, nó cũng có thể tạo ra và tuyên truyền cho những kỳ vọng không thực tế, tạo cơ hội cho những ý
tưởng cực đoan và tội lỗi lây lan. about:blank 1/6 23:02 3/8/24
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT
Ba là, tạo ra những bất bình đẳng xã hội mới, nhất là những bất lợi cho người nghèo, lao động có trình độ
thấp. Giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 xảy ra với bất
công gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị cũng như thể chế, khoảng cách giàu -
nghèo nếu không thay đổi cách quản trị xã hội. Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ
trong lịch sử lại có một thời điểm con người cùng lúc đứng trước nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Để phát
triển, nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức xã hội, kinh doanh sẽ phải chủ động thoát khỏi lối mòn với những tư
duy và cách làm truyền thống. Họ sẽ phải luôn đặt câu hỏi về mọi thứ, từ ra các quyết định chính trị, xây
dựng các chiến lược, các mô hình kinh doanh cho đến các quyết định đầu tư vào đào tạo nhân lực hay
nghiên cứu phát triển. Cuộc cách mạng 4.0 có thể mang lại tình trạng bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là
nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Tài năng, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất, hơn là yếu tố
vốn. Thị trường việc làm ngày càng tách biệt, phân đoạn thành “kỹ năng thấp - lương thấp” và “kỹ năng
cao - lương cao”, dẫn đến gia tăng căng thẳng về việc làm và thu nhập trong xã hội, nhất là ở các quốc
gia, vùng lãnh thổ không chuẩn bị tốt.
Bốn là, công nghệ mới ngày càng tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các công việc nhà nước, nói
lên chính kiến của mình. Chính phủ sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát công
chúng, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Nhưng các chính phủ cũng sẽ phải đối mặt với áp lực phải thay
đổi để hoạch định và thực hiện chính sách. Tốc độ ra quyết định, phản ứng với các sự kiện cũng cần phải
nhanh chóng hơn. Người dân có điều kiện nắm bắt nhiều thông tin đa chiều, được bày tỏ ý kiến và tham
gia vào quá trình ra quyết định và xây dựng các luật lệ. Xã hội sẽ ngày càng công khai, minh bạch và dân
chủ hơn khi vai trò của người dân ngày càng được nâng cao. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ
ảnh hưởng sâu sắc đến bản chất của an ninh quốc gia và quốc tế, ảnh hưởng đến cả bản chất của các
cuộc xung đột. Lỗ hổng mới này sẽ dẫn đến những lo ngại mới, thực sự là một nguy cơ đối với nhân loại.
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam
Khẳng định vai trò to lớn của KHCN, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011) xác định: “KHCN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện
đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển KHCN nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển
kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”(4). Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Phát triển mạnh mẽ KHCN, làm cho KHCN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng
nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh”(5).
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho mọi dân tộc, nhất là các dân tộc đi sau có thể phát triển
nhanh bằng đi tắt, đón đầu. Cũng như ba cuộc cách mạng công nghiệp trước, dân tộc nào nắm bắt được
cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại thì phát triển, giàu có; ngược lại, dân tộc nào không nắm
bắt được sẽ bị gạt ra ngoài sự phát triển. Nhờ có chủ trương đúng về phát triển KHCN, mặc dù nước ta
còn ở trình độ của nước đang phát triển, nhưng theo thống kê chưa đầy đủ, đã có 55% dân số sử dụng
điện thoại thông minh và 54% nối mạng in-tơ-nét, đứng thứ 5 ở châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, ở mức
độ nhất định, chúng ta đã bước đầu được thụ hưởng những thành tựu KHCN hiện đại. Tuy nhiên, trên
thực tế, hoạt động KHCN của Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa thực sự trở thành động lực
phát triển kinh tế - xã hội. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động KHCN chưa được chú trọng
đúng mức. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ KHCN tuy đã có nhiều đổi mới nhưng còn không ít
bất cập, hạn chế; cơ chế quản lý hoạt động KHCN chậm được hoàn thiện, chỉ khoảng 30% số nghiên cứu
được chuyển giao ứng dụng hoặc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện; số doanh nghiệp dám “mạo hiểm” đầu
tư cho các nghiên cứu khoa học còn rất ít... Khi đất nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc about:blank 2/6 23:02 3/8/24
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT
tế sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần này đang tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu
rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, là cơ hội để Việt Nam tiến thẳng vào lĩnh vực công
nghệ mới, tranh thủ các thành tựu KHCN tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình CNH, HĐH đất nước và thu
hẹp khoảng cách phát triển. Có nhiều chủ trương, quyết sách cần phải thực hiện, trong đó, nổi lên một số vấn đề sau:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển KHCN và nắm bắt ứng
dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đương đại. Hiện nay, nhiều cấp ủy, người đứng đầu
các cơ quan, doanh nghiệp, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức rõ vai trò và sự
cần thiết phát triển KHCN; sự nắm bắt và ứng dụng các thành tựu KHCN như là một động lực quan trọng
thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Vì vậy, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31-10-2012 về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trong đó, cần nắm vững định hướng phát
triển KHCN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa
phương, cơ quan, đơn vị.
Đổi mới chiến lược công nghiệp Việt Nam, ưu tiên thúc đẩy phát triển KHCN mũi nhọn, như: công nghệ
na-nô, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền, công nghệ của trí tuệ nhân tạo… Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 là thời cơ để chúng ta xây dựng chiến lược công nghiệp mới gắn với những
đặc trưng của nó, hình thành các chính sách KHCN phù hợp.
Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KHCN, thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu, phát triển, ứng dụng. Sử dụng đồng bộ các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật thuận lợi cho KHCN phát triển. Đổi mới cơ chế quản lý
đối với các tổ chức KHCN trên cơ sở thực hiện nghiêm túc Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5-9-2005
quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập. Đổi mới về chính sách quản
lý tài chính đối với kinh phí hoạt động KHCN theo cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đối với các
nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Cần đổi mới mạnh mẽ và toàn
diện nội dung, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu tạo ra tiền đề quan
trọng nhất cho quá trình thích ứng và hội nhập quốc tế. Đào tạo nhân lực về mặt công nghệ và tri thức
mới cũng như xây dựng một môi trường hỗ trợ sáng tạo có ý nghĩa sống còn để thích nghi cuộc cách
mạng này. Cần đầu tư có chiều sâu và hiệu quả để các trường đại học trọng điểm đi đầu trong nghiên cứu
KHCN mới nhằm tiệm cận với các nước tiên tiến. Có chính sách phát triển đội ngũ chuyên gia, các nhà
khoa học. Các trường đại học trọng điểm thu hút nhân tài trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy.
Đồng thời, tiên phong trong khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ và tri thức, là nơi ươm mầm tài năng của
đất nước trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay. about:blank 3/6 23:02 3/8/24
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT
VÍ DỤ VỀ MÂU THUẪN
Ví dụ về quy luật mâu thuẫn trong triết học:
Từ khái niệm về mâu thuẫn được nêu cụ thể bên trên ta nhận thấy rằng, mọi sự
vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo
thành mâu thuẫn trong bản thân mình, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi, từ đó thì cái
mới ra đời. Chúng ta đưa ra một số ví dụ về quy luật mâu thuẫn trong triết học như sau:
– Ví dụ như trong lịch sử dân tộc, cụ thể là quá trình kháng chiến chống Pháp,
nhân dân ta có mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh
điểm, tạo cho ta động lực đứng lên đấu tranh và kết quả cuối cùng là nhà nước
Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời.
– Ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân sẽ có thể lợi dụng những
mặt đối lập trong di truyền và biến dị, gây ra đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn.
– Ví dụ như trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhằm từ đó các chủ
thể nhận ra được những mặt tranh chấp nội bộ để có hướng giải quyết phù hợp,
điều chỉnh các mặt chưa tốt của các thành viên. Việc làm này là cần thiết và góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đó.
– Ví dụ như trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta còn vấp phải
những khó khăn trở ngại. Bênh cạnh những cá nhân vẫn luôn luôn phấn đấu vươn
lên thì vẫn còn những cá nhân là những người biếng nhác hay những thành phần bất hảo.
Bên cạnh những người có điều kiện học tập thì trên thực tế sẽ vẫn còn đó những
học sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để nhằm mục đích có thể giải quyết các
vướng mắc trên, về phía Nhà nước cần ban hành rộng rãi hơn, hoàn thiện hơn
các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hợp lí, đảm bảo nghiêm trị và cải tạo
tốt tội phạm. Về phía các chủ thể là những người dân, mỗi người cần tự đấu tranh
với chính mình, chống lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong học tập
cũng như trong quá trình lao động. about:blank 4/6 23:02 3/8/24
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT
– Ví dụ như trong trong quá trình nhận thức, lý do các tư tưởng con người ngày
càng phát triển bởi luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai,
giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn.
– Ví dụ như sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở các thời kì lại
tạo nên một hình thái xã hội mới. Xã hội mới hình thành sẽ lại làm nảy sinh ra
những mâu thuẫn mới trong lòng xã hội đó và từ đó cũng sẽ lại tạo nên một hình thái xã hội khác.
4. Ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống:
Vấn đề mâu thuẫn trong cuộc sống:
Việc các chủ thể sinh sống và tiếp xúc hàng ngày xuất hiện nhiều nguyên nhân
chủ quan hay khách quan mà con người không thể dung hòa các mối quan hệ nên
giữa con người cũng xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Mỗi cá nhân trong xã hội sẽ không tồn tại riêng lẻ, độc lập mà các cá nhân sẽ sống
và làm việc trong một môi trường sống nhất định bao quanh là nhiều chủ thể khác.
Mâu thuẫn là điều tất yếu của cuộc sống. Mỗi chủ thể là một quan niệm, một tính
cách riêng nên việc giữa các chủ thể xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh
khỏi. Không những thế thì thực chất việc xảy ra giữa hai người hay một nhóm
người trong công việc hay là những mâu thuẫn trong cuộc sống ở hoàn cảnh khác
nhau thường xuyên xảy ra. Trong cuộc sống, dù là ở môi trường nào thì những
mâu thuẫn sẽ làm cho các mối quan hệ của chúng ta trở nên tồi tệ hơn.
Để nhằm mục đích có thể nhận diện chính xác các vấn đề mâu thuẫn đang diễn
ra, người ta chia mâu thuẫn thành 5 nhóm chính bao gồm các loại mâu thuẫn cơ
bản sau đây: Mâu thuẫn trong mỗi con người, mâu thuẫn giữa những nhu cầu và
yêu cầu của cá nhân, mâu thuẫn giữa các cá nhân, mâu thuẫn giữa cá nhân với
nhóm, mâu thuẫn giữa các nhóm.
Ví dụ về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong thực tiễn
Đối với những mối liên hệ nhân - quả trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu
được càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được
những nguồn năng lượng lớn đề phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu con người. -
Ví dụ: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng
tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào
đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện. about:blank 5/6 23:02 3/8/24
CÔNG NGHỆ 4.0 LIÊN HỆ TRIẾT
Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân - quả của các hiện tượng tự
nhiên để thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra. -
Mối liên hệ nhân - quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt
động của con người phức tạp hơn rất n`hiều. Mối quan hệ nhân - quả này có
đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi có hoạt động của con người. Đặc
điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có những
hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động
vô ý thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi
ích của chính bản thân mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy
thuộc vào những mối liên hệ và những hậu quả xã hội mà nó gây ra. -
Ví dụ, lợi nhuận buôn bán ma túy là rất cao, cho nên những
người buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán
ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại, hành
động đó có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động đó
người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu
những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân - quả. -
Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân - quả ở trong đời sống xã hội
cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ tác ddoonhj về mặt lợi ích. Những lợi ích
nào được sinh ra từ những tác động nào, nó đưa lại những hậu quả nào, đó
chính là mục tiêu để nghiên cứu mối quan hệ nhân - quả trong đời sống cộng đồng.
Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả dược thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng dù ở
lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu khắc phục, tránh
những hậu quả xấu do các tác động gây ra. Ngược lại, cũng có thể lợi dụng mối
quan hệ nhân - quả này để phục vụ cho cuộc sống của mình. about:blank 6/6