Công nghiệp hóa hiện đại hóa - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Công nghiệp hóa hiện đại hóa - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
(Slide 1) Tại sao công nghiệp hóa rút ngắn ở Việt Nam lại phải gắn với phát triển kinh tế tri
thức và hội nhập kinh tế quốc tế?
(Slide 2) Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế còn lạc hậu so với thế giới hiện
đại, nên để đạt được Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
trước mắt là tránh nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình, đòi hỏi Việt Nam phải
tạo ra được sự phát triển mạnh mẽ, vượt cấp của lực lượng sản xuất. (Slide 3) Muốn vậy,
điều quan trọng trước hết là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây không phải
là hiện tượng rút ngắn đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng chúng ta là một
trong những quốc gia đầu tiên xác định và kiên trì sự lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Phát triển rút ngắn bỏ
qua một hình thái kinh tế - xã hội hay phát triển rút ngắn từng giai đoạn trong bản thân một
hình thái tự thân nó là một quá trình hợp lý và phù hợp với lịch sử tự nhiên.
(Slide 4) (Các mục đề) (Slide 5)
1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?
- (Slide 6) Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển cao của công nghiệp
và sự tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn.
- (Slide 7) Đặc điểm của quá trình CNH - HĐH ở VN:
· CNH - HĐH theo hướng XHCN nhằm
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình”.
· CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
· CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.
· CNH - HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và VN đang tích cực chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
=> CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với đất nước ta từ
một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa nên thiếu đi cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
Khi chuyển sang thời kỳ đổi mới với sự phát triển của khoa học công
nghệ đặc biệt là cách mạng thông tin, tri thức đã cho ra đời các ngành
công nghệ cao. Để bước tới công nghiệp hóa hiện đại hóa Đảng và
Nhà nước luôn nhấn mạnh và chú trọng nền kinh tế tri thức và hội
nhập kinh tế quốc tế. (Slide 8) 2. Tại sao CNH rút
ngắn ở Việt Nam gắn với - HĐH gắn liền với phát triển kinh tế
tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế?
a. CNH rút ngắn ở Việt Nam gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- (Slide 9) Nền kinh tế tri thức là gì?
- (Slide 10) Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD-Organisation for
Economic Co-operation and Development) đưa ra khái niệm năm 1995:
“Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra
của cải nâng cao chất lượng cuộc sống”.
- (Slide 11) (Click) Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp: Tri thức đóng
vai trò quan trọng đòi hỏi lực lượng lao động phải có tay nghề, kỹ thuật,
chất xám có thể áp dụng được vào sản xuất, sử dụng công nghệ cao, phát triển nền kinh tế.
- (Click) Nền kinh tế tri thức dựa vào khoa học công nghệ: cần có những
nghiên cứu, sáng tạo, để tạo ra những công nghệ mới trong khi kinh tế
công nghiệp chỉ là tối ưu và hoàn thiện những công nghệ có sẵn.
- (Click) Nền kinh tế tri thức có lao động trí tuệ tạo ra được các sản phẩm
có giá trị cao chỉ cần trong thời gian ngắn.
- (Click) Kinh tế tri thức có sự sáng tạo được coi trọng, có năng lực đổi mới,
nguồn lực về trí tuệ là yếu tố then chốt giúp nâng cao sự cạnh tranh, phát
triển và thịnh vượng của một nước.
- (Click) Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu: Các quốc gia hiện nay
luôn cố gắng tạo ra các công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ nước
nào có cùng trình độ tiến tới toàn cầu hóa.
(Click) => Về mặt kinh tế, có thể nói cốt lõi của sự phát triển rút ngắn tại Việt Nam,
chính là rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Slide 12) Lịch sử phát
triển của nền kinh tế thế giới đã cho thấy, không ít nền kinh tế đã thực hiện thành công
việc rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa như (Click) Phần Lan, (Click) Nhật Bản và
(Click) Hàn Quốc. Nếu như (Click) Tây Âu phải đi qua chặng đường gần 5 thế kỷ
(vào cuối thế kỷ XIV khởi đầu chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu), thì với (Click) Nhật Bản
chỉ mất 100 năm đã sánh ngang với các quốc gia tư bản Tây Âu về trình độ phát triển
kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa rút ngắn. (Click) Với định hướng sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng nền kinh tế chậm phát triển với mục tiêu đặt ra đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, rõ ràng cần
đẩy mạnh công nghiệp hóa, thực hiện phát triển rút ngắn. (Click) Và trong thời đại
toàn cầu hóa, tri thức hóa nền kinh tế hiện nay, công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại
hóa và dựa trên nền kinh tế tri thức.
Theo trang tạp chí Cộng sản cơ quan lý luận chính trị của Ban chấp hành trung ưng
Đảng Cộng sản VN, mục nghiên cứu - trao đổi về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”
“Trong sự nghiệp đổi mới, khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta thấy
cần và có thể rút ngắn thời gian bằng những bước nhảy vọt xen lẫn những bước tuần
tự. (Slide 13) Đảng ta đã đề ra chủ trương: tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở
mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng
bước phát triển kinh tế tri thức.
(Slide 14) (Click) Sau 20 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã mạnh hơn nhiều, tuy "
" một số thành phần của kinh tế tri thức như công nghệ thông từng bước phát triển
tin, in-tơ-nét, điện thoại di động... trong giai đoạn 2001 - 2005 đã phát triển khá
nhanh. Nhưng nhận thấy nhiều nước phát triển như (Click) Trung Quốc, (Click) Hàn
Quốc, (Click) Phần Lan, (Click) Ấn
Độ... (Click) biết kết
hợp phát triển kinh tế tri
thức đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Do đó, tranh thủ thời cơ mà bối cảnh
quốc tế tạo ra, kết hợp nội lực với các thuận lợi bước đầu về phát triển kinh tế tri thức,
(Slide 15) Đảng ta đã đề ra đường lối: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức".”
(Slide 16) Căn cứ vào các chỉ số đánh giá về mức phát triển kinh tế tri thức của Ngân
hàng thế giới, nếu so sánh nước ta với nhóm các nước công nghiệp phát triển cao
(OECD) thì nước ta có một số ít (Click) chỉ
số đạt khá như tăng trưởng GDP hằng
năm, chỉ số phát triển con người (HDI), vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI)... Nhưng nhìn
chung vẫn còn thấp kém so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nhất là (Click)
chỉ số phát triển nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công
nghệ cao, tăng sức cạnh tranh, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông... (Slide
17) Bảng dưới đây trình bày một số chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông trong một số năm qua.
Những số liệu trên đây cho thấy, tuy còn ở trình độ thấp, kinh tế tri thức ở nước ta đã
phát triển tương đối khá. (Click) Từ cuối 2006 sang 2007 bắt đầu thực hiện đường lối
"đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức", các
thành phần của kinh tế tri thức đã phát triển khá. (Click) Theo
kết quả đánh giá chỉ số
kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới năm 2006 nước ta đạt mức 2.69/10, sang năm
2007 tăng thêm 15% và đạt 3.10/10, nghĩa là nền
kinh tế nước ta đã hòa quyện các
yếu tố của kinh tế tri thức tới 31%. Với đà phát triển như hiện nay và cao hơn, tới năm
2020 kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao hiện đại sẽ trở thành chủ yếu.
(Slide 18) (Click) => Tóm lại phát triển kinh tế tri thức ở nước ta là tất yếu, là một
chuyển biến chiến lược trọng đại: chuyển nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa
chủ yếu và tri thức mới, công nghệ mới để làm ra được nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả
hơn. Tài nguyên thiên nhiên có hạn, năng lực sáng tạo con người là vô hạn. Nước ta
là nước đi sau, có cơ hội và cần thiết phải đi tắt, phát triển kinh tế tri thức ngay trong
quá trình CNH. Cùng một quá trình thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ CNH và “tri
thức hóa”. Nói cách khác đó là CNH rút ngắn dựa trên tri thức. Xuất phát từ thực tế
nước ta, yêu cầu hội nhập và yêu cầu phát triển rút ngắn buộc ta phải có chiến lược
hai tốc độ (tuần tự và nhảy vọt). (Click) Kinh tế tri thức cho ta cơ hội nắm bắt và vận
dụng sáng tạo những tri thức mới, cách thức kinh doanh mới để đổi mới nền kinh tế
nước ta. Tìm ra cái chưa biết là và sáng tạo
cái mới, là tạo ra giá trị mới. Tạo ra của
cải và nâng cao năng lực canh tranh không chỉ là nhờ tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã
có, mà chủ yếu là do sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, cách làm mới. (Slide 19)
b. CNH rút ngắn ở Việt Nam gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có thể phát triển kinh tế tri thức chúng ta cần hệ giải pháp đồng bộ, phát huy các
nguồn lực bên trong và bên ngoài, giải quyết & khắc phục các vấn đề điều kiện vốn,
điều kiện công nghệ, điều kiện về nguồn lực con người, về thị trường, cơ chế và chính
sách. Để có thể thực hiện quá trình phát triển rút ngắn đó chính là hội nhập kinh tế quốc tế:
- (Click) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI- Foreign direct investment): Khi
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều cơ hội để thị trường nước ta mở
rộng => hấp dẫn nhà đầu tư. Mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao
động và tài nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới.
- (Click) Viện trợ phát triển (ODA- Official Development Assistance): Tiến hành
bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam, các nước tài trợ và các chủ
thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng
khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng… - (Click) Hội
nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam - (Click) Tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp
thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý. Việt Nam gia nhập kinh
tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ
thuật cho công cuộc xây dựng CNXH.
- (Click) Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ
quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước.
- (Click) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày
càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
- (Slide 20) (Click) => Trước đây V iệt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với
Liên Xô và các nước Đông Âu. (Click) Hiện
nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ
ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của các
tổ chức lớn trên thế giới như: (Click) ASEAN- Association of Southeast Asian
Nations, (Click) WTO- World Trade Organization, (Click) APEC- Asia-Pacific
Economic Cooperation …Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày
càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường
quốc tế. Tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi phải
hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai,
minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày
càng được cải thiện; thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến
trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh.
(Slide 21) -> Khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai
thông, tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng đã xác
định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”.
Thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng
xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới và
các sáng chế mà nước ta chưa có. (Click) Điều này cho thấy Việt Nam tham gia hội nhập
quốc tế không những mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăng năng lực cạnh tranh,
mà còn tăng khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để nước ta
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
(Slide 22) Theo trang Bộ tài chính (mof.gov.vn) “Những kết quả đạt được sau 30 năm đổi
mới về hội nhập kinh tế quốc tế”
Sau 30 năm đổi mới (1986-2016) về kinh tế, Việt nam đã và đang phát triển ổn định, từ một
nước đói nghèo vươn lên trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông thủy sản, bước
vào ngưỡng thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.
(Slide 23) Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu không ngừng được tăng
lên, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP. (Click) Nếu năm 1986, tổng kim
ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu USD, (Click) thì
năm 2006 xuất khẩu đã đạt trên 39 tỷ
USD và kể từ sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, (Click)
đạt trên 170 tỷ USD năm 2016. Không chỉ xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên
tương ứng cho thấy mức độ mở cửa của nền kinh tế là tương đối lớn với (Click) tỷ lệ tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên đến trên 150% GDP.
(Slide 24) Gần đây nhất Bộ công thương thống kê năm 2021, (Click) tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỷ USD trong năm 2019 và (Click) đạt
trên 545 tỷ USD trong năm 2020
(Slide 25) (Click) Về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều
nhóm hàng “chủ lực” đạt kim ngạch lớn. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn, kim
ngạch đứng thứ hạng cao trên thế giới. Nếu như năm 1986 chúng ta chưa có mặt hàng nào
xuất khẩu trên 200 triệu USD thì hiện này đã có nhiều mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD, 5
tỷ USD. Cơ cấu mặt hàng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: (Click) tỷ trọng hàng
thô hoặc mới sơ chế giảm.
(Click) Đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Vốn FDI đã trở
thành một trong những động lực chính cho phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt kể từ sau
khi Việt nam gia nhập WTO. Nếu như những năm đầu của thời kỳ mở cửa, vốn FDI vào Việt
Nam không đáng kể thì kể từ (Click) sau năm 2007, lượng vốn FDI không ngừng tăng lên.
Số vốn đăng ký và cấp mới có năm (2007) còn lên đến trên 70 tỷ USD. Nếu xét về vốn thực
hiện, xu hướng tăng lên cũng xuất hiện rõ rệt kể từ năm 2007. (Click) Vốn FDI thực hiện đạt
15,8 tỷ USD, tương đương 23,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2015. (Click)
Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 30 năm đổi mới 1986-2016
(đơn vị tính: triệu USD)
Theo tạp chí Cộng sản, Cơ quan lý luận chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, mục Kinh tế
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi huy động nguồn vốn lớn và trên thực
tế, kể từ khi thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã có nhiều
cố gắng trong khai thác các nguồn vốn.
(Slide 26) Tổng cục thống kê về Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm
2023 về đầu tư nêu rõ:
(Click) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Tám ước đạt
61,3 nghìn tỷ đồng, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước. (Click) Tính chung 8 tháng
năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 352,1 nghìn tỷ
đồng, bằng 49,4% kế hoạch năm và tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ
năm 2022 bằng 47,6% và tăng 17,1%). Thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ
lực của Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện đầu tư công nhằm tạo động lực
tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023. (Click)
(Click) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan trong bối cảnh khó
khăn của kinh tế thế giới và khu vực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8
tháng năm 2023 đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. (Click) Số
dự án cấp mới đạt 1.924 dự án, tăng 69,5%; (Click) vốn
đầu tư đăng ký cấp mới đạt
8,87 tỷ USD, tăng 39,7%, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin
tưởng và kỳ vọng vào sự phát triển của kinh tế nước ta.
(Click) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2023
ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. (Click)