Công nghiệp hóa là gì ? Hiện đại hóa là gì? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Công nghiệp hóa là gì ? Hiện đại hóa là gì? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Công nghiệp hóa là gì ? Hiện đại hóa là gì?
1.1. Công nghiệp hóa là gì?
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt
động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công
nghiệp cơ khí. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ
trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay
một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, về năng suất lao động,...
1.2. Hiện đại hóa là gì?
Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản
lý kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao
động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ. Đây là một thuật ngữ
tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm
được khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc
độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử.
⇒ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay được hiểu là quá trình chuyển đổi
căn bản và toàn diện từ các hoạt động kinh tế và kinh tế - xã hội từ sử dụng sức
lao động thủ công sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.
2. Ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế
kỷ XVII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách
mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang
lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp
hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm "công nghiệp hóa"
mới được dùng để thay thế cho khái niệm "cách mạng công nghiệp", mặc dù sau
cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các
nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái quát, công nghiệp hóa là quá
trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa
trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu
kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao
động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế
lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa
là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: "Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao".
● Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội,
làm tăng năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với
thiên nhiên. Từ đó sẽ góp phần phát triển kinh tế, cải thiện được đời
sống của nhân dân và một phần quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
● Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng
cố và tăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người
sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
● Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh
chóng và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến. Tạo điều kiện bổ sung lực
lượng vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm
bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng
phát triển hơn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là một nhiệm
vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
● Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ
dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ
công. Đồng thời chuyền nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
● Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
● Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Có
hai loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh
tế. Trong khi đó, cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm,
quan trọng và cốt lõi nhất.
● Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển
dịch cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo
hướng nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn. Hướng từ một nền cơ cấu
kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và
sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, công nghiệp và dịch vụ.
● Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát
triển kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối xu
hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta.
3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
● Cần nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và lựa chọn ngành, sản phẩm có khả
năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
● Tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào
sản xuất,. Học tập, nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiện và nghiệp vụ,
đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp.
● Công nghiệp hoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đồi sống văn
hoá - xã hội của đất nước lên trình độ mới
4. cảm nhận của về chuyến đi:
Đến tham quan viện bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh tôi như bước vào
một cảnh phim quay chậm, tái hiện trọn vẹn về cuộc đời và sự nghiệp của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với tôi thì đây thật sự là một hoạt động vô
cùng bổ ích, nó giúp cho sinh viên chúng em và tất cả mọi người nói
chung hiểu được truyền thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữ nước
hào hùng, giành độc lập dân tộc của chủ tích Hồ Chí Minh và với tư cách
là một sinh viên, một công dân của đất nước, tôi thấy mình phải có ý thức
hơn với sự nghiệp phát triển đất nước. Nguồn :
https://accgroup.vn/cong-nghiep-hoa-la-gi-hien-dai-hoa-la-gi/#:~:text=Hi
%E1%BB%87n%20%C4%91%E1%BA%A1i%20h%C3%B3a
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20hi%E1%BB%83u,nh%E1%BB
%AFng%20th%C3%A0nh%20t%E1%BB%B1u%20c%C3%B4ng%20ngh %E1%BB%87.
https://luatminhkhue.vn/cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-la-gi.aspx
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-ha-noi/luat-hanh-
chinh/noi-dung-cua-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa/29928645