-
Thông tin
-
Quiz
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay | Tiểu luận Lịch sử xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử Đảng (LSĐ) 78 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay | Tiểu luận Lịch sử xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (LSĐ) 78 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
MỤC LỤC MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH
TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ
1.1.1. Hệ thống các khái niệm
1.1.2. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
1.2. Nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tình hình chính trị nội bộ, thực trạng công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng trong thời gian qua
2.1.1. Tình hình chính trị nội bộ liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
2.1.2. Thực trạng công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng trong thời gian qua
2.2. Nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm về công tác bảo vệ chính trị nội
bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1. Nguyên nhân
2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong tình hình hiện nay KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; là
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn xác định bảo vệ chính trị nội bộ (trước đây
gọi là bảo vệ Đảng) là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và
vai trò lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong
toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Mỗi khi Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời
kỳ mới, Đảng ta đều có các chủ trương, biện pháp để xây dựng Đảng, bảo vệ chính
trị nội bộ, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ
được tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận quan trọng của công tác xây
dựng Đảng, xây dựng lực lượng về chính trị, một nội dung cơ bản của công tác
đảng, công tác chính trị. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhằm đảm bảo
cho nội bộ Đảng luôn trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức;
phòng ngừa ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng và tiêu cực phát sinh nội
bộ; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại nội bộ Đảng của các thế
lực thù địch, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh
tổng hợp và sức chiến đấu.
Đảng là đầu tàu dẫn dắt cả nước, mọi việc gây tổn hại đến Đảng cũng sẽ gây tổn
hại đến cả nước. Các thế lực thù địch luôn chực chờ để có thể chống phá Đảng, gây
ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải
biết bảo vệ Đảng, đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhằm xây
dựng Đảng ta vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, bảo
vệ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ chính trị nội bộ là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết
là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng đã đặc biệt
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và bước đầu
đạt được một số kết quả, tích cực góp phần vào việc xây dựng tổ chức Đảng, hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh những thành tích, ưu điểm, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
trong thời gian qua còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm như: Tình trạng suy
thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, tha hóa, biến chất về tư cách, phẩm chất, bị các thế lực thù địch, các loại
tội phạm móc nối, lôi kéo, lợi dụng... gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ, làm
mất uy tín của Đảng với nhân dân. Đảng cần phải sớm có những giải pháp thiết
thực, hiệu quả khắc phục góp phần xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện, nâng
cao sức mạnh tổng hợp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài “Công tác
bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay”
làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học: Lịch sử xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ của
Đảng ta trong tình hình hiện nay
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng ta.
- Nghiên cứu. đánh giá thực trạng tình hình chính trị nội bộ và công tác bảo vệ
chính trị nội bộ trong thời gian từ 2007 đến nay, chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm tồn
tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo
vệ chính trị nội bộ trong thời gian tới.
- Dự báo tình hình, đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nhằm tăng
cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay và đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng ta trong tình hình hiện
nay; những vấn đề liên quan đến đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ…;
những tác động làm suy giảm đoàn kết nội bộ, uy tín, sức mạnh của Đảng, đe dọa
vị trí, vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; là những
vấn đề thuộc về bên trong, nội bộ của Đảng, của Nhà nước, hệ thống chính trị, của
cán bộ, đảng viên; những vấn đề bên ngoài - sự chống đối, phá hoại của các thế lực
thù địch vào nội bộ Đảng....
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực tiễn (từ năm 2007 đến nay); phương
hướng, giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đến năm 2025,
- Việc thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ của cấp ủy đảng các cấp và cơ
quan chuyên trách bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng ta; tập trung chủ yếu của Vụ
Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Trung ương và các Phòng (bộ phận) Bảo vệ
chính trị nội bộ các địa phương, đơn vị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, nguyên tắc của Đảng về xây dựng Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; quán
triệt, vận dụng các quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Dựa trên thực tiễn xây dựng và bảo vệ Đảng, nhất là những vấn đề về chính trị
(lịch sử chính trị, chính trị hiện nay) để nghiên cứu những vấn đề đặt ra.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lôgíc, kết hợp với phương pháp thống kê, tổng
hợp, phân tích, trao đổi ý kiến...
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI
BỘ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ
1.1.1. Hệ thống các khái niệm
Theo tài liệu tập huấn về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Ban Tổ chức
Trung ương phát hành năm 2001, xác định:
Bảo vệ Đảng: là chống lại sự phá hoại Đảng của các thế lực thù địch, là loại trừ
những yếu tố cản trở sự phát triển của Đảng nảy sinh trong nội bộ Đảng nhằm giữ
cho Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là
người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Công tác bảo vệ Đảng: Là toàn bộ hoạt động của cấp ủy, của các tổ chức Đảng
các cấp từ Trung ương đến cơ sở; của các cơ quan, lực lượng bảo vệ Đảng chuyên
trách; của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị nhằm bảo vệ quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; bảo đảm sự trong sạch về chính trị
của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn phá hoại của
các thế lực thù địch hòng mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ, đảng viên làm tay
sai cho chúng, cài cắm người của chúng vào nội bộ Đảng để phá hoại Đảng.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ trước đây gọi là công tác Bảo vệ Đảng. Thuật
ngữ “Bảo vệ chính trị nội bộ” được sử dụng trong Chỉ thị 23-CT/TW ngày
12/6/1993 của Bộ Chính trị Khoá VII về “Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội
bộ trong tình hình mới” gắn liền với Quyết định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị về
việc thành lập Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
Như vậy: Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng; về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ Đảng
về chính trị, tư tưởng là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị, nền tảng tư tưởng
của Đảng. Bảo vệ Đảng về nguyên tắc, tổ chức của Đảng là bảo vệ Điều lệ Đảng,
nguyên tắc tổ chức của Đảng được thực hiện đúng; bảo vệ tổ chức của Đảng luôn
luôn trong sạch, vững mạnh. Bảo vệ cán bộ, đảng viên của Đảng là bảo vệ phẩm
chất, tiêu chuẩn chính trị. Trong thể chế chính trị của nước ta là Đảng Cộng sản
duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo toàn xã hội bằng các chủ trương, đường lối;
thông qua chính quyền Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua đội
ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng hoạt động trong hệ thống chính trị.
Khái niệm về bảo vệ chính trị nội bộ: “Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối,
Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo vệ tổ chức đảng, bảo vệ cán bộ, đảng
viên, nhằm làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là một đảng cách mạng chân
chính, trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho đạo đức, trí tuệ, lương tâm và danh dự
của dân tộc Việt Nam”. [6. tr 36-37].
1.1.2. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
1.1.2.1. Vị trí, vai trò
Bảo vệ chính trị nội bộ là bộ phận của công tác xây dựng Đảng, là quy luật trong
quá trình tồn tại, phát triển của Đảng:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 80 năm qua đã khẳng định bảo vệ Đảng -
bảo vệ chính trị nội bộ gắn liền với quá trình ra đời và đấu tranh, trưởng thành của
Đảng. Bảo vệ Đảng - bảo vệ chính trị nội bộ là công việc tất yếu, là đòi hỏi khách
quan của sự tồn tại và phát triển của Đảng ta. Dưới chế độ phong kiến, các nhà
nước đều coi trọng việc bảo vệ nội bộ, có nhiều biện pháp, cách thức bảo vệ triều
chính. Sự sụp đổ, suy tàn của nhiều triều đại phần lớn là do thiếu “tự bảo vệ”. Bộ
“Quốc triều hình luật” (thời Lê) quy định tội danh thập ác là tội phạm hàng đầu
(mưu phản, mưu đại nghịch, mưu phản nước, theo giặc), áp dụng hình phạt chu di
tam tộc... Dưới chế độ tư bản, các chính đảng tư sản thay nhau cầm quyền ở các
quốc gia. Mỗi đảng cầm quyền đều có những công cụ, biện pháp bảo vệ sự tồn tại
chính thể của mình. Có những đảng cầm quyền liên tục 2 nhiệm kỳ hoặc trong
nhiều năm; có những đảng phải rời khỏi chính trường khi chưa mãn khoá. Thực tế
cho thấy “vấn đề nội bộ” luôn tồn tại khách quan cùng với sự tồn vong, hưng thịnh
của mỗi nhà nước, mỗi chế độ, của mỗi đảng cầm quyền. Giải quyết đúng đắn hoặc
sai lầm vấn đề nội bộ - về bảo vệ nội bộ có ý nghĩa sống còn của chế độ.
Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước XHCN, với đặc điểm lớn nhất là phải xây
dựng chế độ mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Là chế độ mới xây dựng trên nền
của chế độ cũ bị đánh đổ. Nó không chỉ chịu sự tác động theo nghĩa bị ảnh hưởng
trực tiếp của “thây ma chế độ tư bản thối rữa” như Lênin nói mà còn phải đối phó
với sự chống trả, phục thù của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, sự non nớt, thậm chí là
sự ươn hèn trước sự lôi kéo, mua chuộc rất tinh vi của kẻ thù; sự tha hoá, “tự đánh
mất mình” của cán bộ, đảng viên, của những người có trọng trách của Đảng. Vì
vậy, việc bảo vệ nội bộ, bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ
nghĩa càng quan trọng và cần thiết hơn.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm thấy được vấn đề bảo vệ
Đảng – bảo vệ chính trị nội bộ Đảng là cực kỳ quan trọng. Mỗi khi cách mạng
nước ta chuyển sang thời kỳ mới, Đảng đều kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp
xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng. Chính vì vậy, Đảng ta đã làm thất bại nhiều âm mưu,
thủ đoạn phá hoại của kẻ thù; bảo vệ được tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên để
lãnh đạo quần chúng đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhiều
nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã thể hiện sự coi trọng đúng mức về công tác bảo vệ
chính trị nội bộ Đảng.
Công tác bảo vệ Đảng là vấn đề tất yếu khách quan. Đảng muốn tồn tại, muốn
phát triển không thể không làm công tác bảo vệ Đảng. Đây là một bộ phận trong
toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là của
các ban tham mưu của Đảng. Công tác bảo vệ Đảng là một bộ phận quan trọng của
công tác xây dựng Đảng (theo Chỉ thị 33 của Bộ chính trị năm 1984). Công tác bảo
vệ Đảng có quan hệ đến sự sống còn của Đảng và sự tồn tại, phát triển của chế độ
xã hội chủ nghĩa. (Chỉ thị 23 của Bộ chính trị năm 1993). Đại hội X và Đại hội XI
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hết sức chú trọng công tác bảo vệ Đảng cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức”.
1.2. Nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
Nhiệm vụ của bảo vệ chính trị nội bộ trước hết là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ
Đảng, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật Nhà nước; bảo vệ cán bộ, đảng viên, ngăn
chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận
cán bộ, đảng viên. Chủ động, kịp thời đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm những
trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm tiêu chuẩn chính trị, đạo đức lối sống, vi
phạm quy định của Đảng và Pháp luật Nhà nước. Xây dựng Đảng thật sự trong
sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân là yếu tố quyết định sự thành công
của công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là
trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn
thể, nhất là trách nhiệm của cấp ủy cơ sở.
Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị
nội bộ trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ,
đảng viên về mặt chính trị. Gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng”. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề mang tính toàn cầu,... đang đặt ra
cho công tác bảo vệ chính trị nội bộ những nhiệm vụ mới, trọng tâm là:
1- Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan
điểm, nội dung, phương hướng, nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác
cách mạng cho cán bộ, đảng viên;
2- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI,
về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
3- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác cán bộ; thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ trong
từng khâu theo phân cấp quản lý cán bộ; xác minh và có kết luận của cấp ủy
có thẩm quyền những trường hợp có vấn đề về chính trị hoặc có quan hệ chính trị phức tạp;
4- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài và có quan hệ, tiếp xúc
với tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Thực hiện tốt công tác quản lý, đồng
thời có biện pháp bảo vệ cán bộ, đảng viên, lưu học sinh có liên quan đến
yếu tố nước ngoài, hiện đang công tác, học tập, nghiên cứu, lao động ở nước
ngoài, không để các thế lực thù địch, các cơ quan đặc biệt nước ngoài móc
nối, mua chuộc, lôi kéo;
5- Rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử
lý, sử dụng phù hợp đối với những trường hợp có vấn đề về chính trị; việc rà
soát phải được thực hiện một cách công tâm, khách quan, đánh giá đúng về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; về mức độ tin
cậy chính trị và sự tín nhiệm của nhân dân;
6- Kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ các cấp theo
hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm trong việc theo dõi, quản lý cán bộ,
đảng viên, bảo đảm đủ năng lực tham mưu giúp cấp ủy xử lý, giải quyết kịp
thời những vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ.
Như vậy, Bảo vệ chính trị nội bộ là bộ phận của công tác xây dựng Đảng
nhưng có vị trí vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn của Đảng, của chế
độ, phải nhận thức đúng để thực hiện tốt. Chương 2
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tình hình chính trị nội bộ, thực trạng công tác bảo vệ chính trị nội bộ của
Đảng trong thời gian qua
2.1.1. Tình hình chính trị nội bộ liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
Trong những năm qua, công tác bảo vệ chính trị nội bộ đã được các cấp ủy đảng
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng vào công
tác xây dựng Đảng, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Các
ngành, các cấp đã tập trung nắm chắc tình hình chính trị nội bộ, có chủ trương
đúng đắn, xử lý tốt các tình huống xảy ra nên tình hình chính trị nội bộ của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay cơ bản ổn định. Một bộ phận cán bộ, đảng viên tuy có thời
điểm có tâm trạng băn khoăn, lo lắng trước những vấn đề còn tồn tại trong nội bộ
Đảng, bức xúc trước những hiện tượng tiêu cực của xã hội nhưng vẫn luôn tuyệt
đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, tình hình chính trị nội bộ thời gian qua đã bộc lộ một số điểm nổi bật sau:
- Sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo,
quản lý các cấp (kể cả ở Trung ương) kéo dài và chưa có dấu hiệu suy giảm đã gây
ra sự bất bình trong nội bộ Đảng và trong nhân dân; là nguyên nhân trực tiếp làm
xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ; đe dọa, thách thức vai
trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ.
- Trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã xuất hiện tư tưởng dao động, mất
phương hướng về mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, bộc lộ sự hoài nghi, mất
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Những năm gần
đây, tình trạng đảng viên là cán bộ, công chức sau khi về hưu tự ý bỏ sinh hoạt
Đảng đã không còn là hiện tượng cá biệt. Bên cạnh đó, có những cán bộ, đảng viên
có nhiều năm cống hiến hoặc sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng
nhưng hiện nay lại quay sang công khai việc bỏ Đảng, chống đối Đảng, chống đối
chế độ như trường hợp Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng…
- Hoạt động lợi dụng quyền tự do dân chủ để phản biện vô nguyên tắc, trái tính
đảng ngày càng thể hiện rõ nét. Xuất hiện nhiều ý kiến trong cán bộ đương chức và
nghỉ hưu phê phán, thậm chí phản đối một số chủ trương, đường lối của Đảng và
sự điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội, về các vấn đề nhạy cảm khác.
- Hoạt động của cán bộ, đảng viên liên quan đến yếu tố nước ngoài (như tiếp xúc
với người nước ngoài, đi học tập, du lịch, chữa bệnh, có con đi học nước ngoài, kết
hôn với người nước ngoài…) diễn ra đa dạng, phức tạp, trong khi công tác quản lý
còn lỏng lẻo. Thiếu những quy định cụ thể, chặt chẽ về quản lý cán bộ, đảng viên
có hoạt động liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc có quy định nhưng thực hiện không nghiêm.
Theo thống kê, đến nay, Việt Nam có 98 cơ quan đại diện ngoại giao với gần 900
cán bộ, nhân viên và khoảng gần 2.250 thân nhân đi theo thực hiện công tác đối
ngoại ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ năm 2007 đến nay, đã có 46 trường hợp cán bộ đảng viên công tác tại các cơ
quan đại diện bị xử lý kỷ luật, trong đó có 01 trường hợp bị bắt sau khi về nước vì
tham gia tổ chức phản động. Có khoảng hơn 100.000 lưu học sinh đang học tập ở
30 nước và vùng lãnh thổ thuộc nhiều chương trình khác nhau như Đề án 165, Đề
án 322… Hiện nay, “đảng Việt Tân” đang chú trọng phát triển “đảng viên” trong số
cán bộ, lưu học sinh Việt Nam được đưa đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương
trình do ngân sách nhà nước cấp vì cho rằng đây là số cán bộ nguồn sau này sẽ
nắm giữ các vị trí chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và bố trí, sử dụng cán bộ
của các cấp, các ngành còn chưa khoa học, thiếu công khai, dân chủ, tạo kẽ hở để
các phần tử tiêu cực, cơ hội trục lợi, lũng đoạn nội bộ. Tình trạng chạy chức, chạy
quyền diễn ra ở nhiều nơi và được nói đến nhiều nhưng chưa có biện pháp để ngăn chặn, xử lý.
- Chất lượng sinh hoạt Đảng còn yếu, nặng về hình thức. Nhiều nơi sinh hoạt
Đảng không đều, nội dung sinh hoạt chưa bảo đảm chất lượng về chính trị, tư
tưởng, quản lý, rèn luyện đảng viên cả về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm
chất đạo đức, lối sống. Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên bị suy
giảm nghiêm trọng. Ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác và trong sinh hoạt có nơi
bị buông lỏng nên nhiều tổ chức cơ sở đảng yếu kém, ở đó những cán bộ trung
thực dám đấu tranh với những sai trái không được bảo vệ. Trong khi đó những
người lợi dụng dân chủ gây rối nội bộ, phát ngôn vô tổ chức, vô kỷ luật, nói xấu
người tốt không được đấu tranh, phê phán đúng mức và xử lý kịp thời, nhất là đối
với những người có những biểu hiện cơ hội chính trị nên gây tác hại xấu, bị các thế
lực thù địch kích động, xuyên tạc.
- Tình trạng khiếu kiện, khiếu nại còn xảy ra ở nhiều nơi liên quan đến trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên các cấp gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn nhiều yếu kém, tạo
kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng kích động, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta.
- Ở trong nước, các phần tử cơ hội chính trị, phản động tăng cường các hoạt
động chống phá một cách công khai, quyết liệt; từ việc móc nối, liên kết, hình
thành các nhóm nhằm tập hợp lực lượng chống đối đến việc biên soạn, tán phát tài
liệu tuyên truyền, vu cáo, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; thổi phồng và khoét sâu những khuyết điểm, nói xấu lãnh
đạo Đảng và Nhà nước nhằm gây tâm lý hoang mang và làm suy giảm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng.
- Về vấn đề biên giới, lãnh thổ, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc ở các nước
châu Á đang bị đẩy lên cao, cách xử lý các tranh chấp lãnh thổ của chính phủ các
nước có tác động mạnh mẽ đến chính trị nội bộ. Đối với Việt Nam, vấn đề Biển
Đông nóng lên cũng tạo thêm những khó khăn, phức tạp trong việc giải quyết thỏa
đáng cả về đối nội và đối ngoại.
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên đã xuất hiện tư tưởng dao động, mất phương
hướng về mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, bộc lộ sự hoài nghi, mất niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Những năm gần đây, tình
trạng đảng viên là cán bộ, công chức sau khi về hưu tự ý bỏ sinh hoạt Đảng đã
không còn là hiện tượng cá biệt. Bên cạnh đó, có những cán bộ, đảng viên có nhiều
năm cống hiến hoặc sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng nhưng hiện
nay lại quay sang công khai việc bỏ Đảng, chống đối Đảng, chống đối chế độ như
trường hợp Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng…
Từ năm 2007 đến nay, cơ quan an ninh đã phát hiện hàng trăm đầu mối nội gián
của cơ quan đặc biệt nước ngoài là cán bộ, đảng viên trong một số cơ quan ở Trung
ương và địa phương (trường hợp Đặng Xương Hùng, Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại
giao bỏ trốn sang Thụy Sỹ và xin tỵ nạn chính trị vào tháng 02/2014 là một ví dụ).
- Công tác bảo mật, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia còn nhiều sơ hở,
thiếu sót. Việc lộ, lọt bí mật còn qua việc quản lý và sử dụng hệ thống thiết bị công
nghệ thông tin, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin liên
lạc, qua hội nghị, hội thảo, trao đổi khoa học kỹ thuật, qua đàm phán ký kết hợp
đồng kinh tế, thậm chí có cán bộ làm gián điệp cung cấp tài liệu mật cho nước ngoài.
- Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và pháp luật, nhiều cán bộ,
đảng viên có chức, có quyền lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, lợi dụng
những sơ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước để tham ô, chiếm đoạt, gây
thất thoát tiền, tài sản của nhà nước và nhân dân hoặc để vợ, con, người thân trong
gia đình lợi dụng uy tín, vị trí công tác của mình, khai thác các mối quan hệ để làm
giàu bất chính. Hiện tượng tham ô, tham nhũng đã trở thành vấn đề chính trị của
Đảng, nó không còn là biểu hiện ở các cá nhân đơn lẻ mà đã có dấu hiệu liên kết
với nhau, che chắn cho nhau nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người, thậm chí
len lỏi vào các quyết sách quan trọng, bất chấp lợi ích chung bị xâm phạm, bất
chấp các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các vụ án kinh tế liên quan
đến cán bộ, đảng viên xảy ra thời gian gần đây ngày càng cho thấy mức độ nghiêm
trọng của tệ nạn tham ô, tham nhũng. Không ít trường hợp cán bộ, đảng viên do
bất đồng về lợi ích kinh tế, do bị xử lý kỷ luật đã từ chỗ suy thoái về đạo đức, lối
sống, trượt sang suy thoái về chính trị, công khai hoặc ngấm ngầm chống lại Đảng,
Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực quản lý kinh tế chưa nghiêm đã dẫn đến làm suy giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước.
- Tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành và quản lý
diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp đang trở thành vấn đề nghiêm trọng. Công tác
quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương về các lĩnh vực của đời sống xã
hội còn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém, bất cập nhưng không được chấn chỉnh kịp
thời gây bức xúc cho xã hội.
- Việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng còn chưa nghiêm, có nhiều lĩnh
vực còn mang tính hình thức, chiếu lệ, thiếu kiểm tra, đôn đốc nên không có kết
quả hoặc hiệu quả thấp. Trong công tác xây dựng Đảng, rất nhiều chỉ thị, nghị
quyết đã được ban hành, từ nghị quyết này đến nghị quyết khác, quyết tâm sau nói
mạnh mẽ hơn quyết tâm trước nhưng tình hình dường như chưa được cải thiện bao nhiêu.
2.1.2. Thực trạng công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng trong thời gian qua *Ưu điểm:
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng thời gian qua đã được những kết quả
quan trọng, thực sự góp phần làm trong sạch tổ chức đảng, chính quyền các cấp,
các đoàn thể trong hệ thống chính trị; góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định
chính trị đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò và vị trí của công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng đã quan tâm tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên
về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại nội bộ ta, tạo nên sự chuyển
biến sâu rộng về nhận thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ cho cán bộ, đảng viên
trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam.
Việc ban hành và thực hiện kịp thời các văn bản quy định về công tác bảo vệ
chính trị nội bộ đã tạo được sự thống nhất cao về quan điểm trong Đảng khi xem
xét, đánh giá những trường hợp có vấn đề về lịch sử chính trị mà trước đây còn có
ý kiến khác nhau trong sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, trong công tác kết nạp đảng viên
mới. Bước đầu đã phối hợp phát hiện, đấu tranh nhận diện được một số trường hợp
cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị hiện nay để kết luận xử lý.
Việc quản lý, sử dụng, xử lý cán bộ, đảng viên được thực hiện nghiêm túc,
khách quan; có sự kết hợp chặt chẽ giữa xử lý và sử dụng theo đúng quan điểm chỉ
đạo của Bộ Chính trị. Cán bộ, đảng viên có vấn đề về lịch sử chính trị sau khi có
kết luận của cấp ủy được xem xét, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với năng
lực, trình độ, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên.
Sự quan tâm của các cấp ủy trong việc rà soát, thẩm tra, xác minh và thẩm định
tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, đảng viên đã góp phần giúp cấp ủy các cấp kiện
toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; cơ bản lựa chọn được đội ngũ cán bộ đáp ứng được
những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay từ khâu tuyển chọn, sử dụng,
quy hoạch đến đề bạt, bổ nhiệm.
Từ sau Đại hội XII, XIII của Đảng đến nay, tình hình đất nước cơ bản ổn định,
có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Nội bộ nhìn chung đoàn kết,
thống nhất, đại đa số cán bộ, đảng viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều
hành của Nhà nước. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các cấp ủy, tổ chức
đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần quan
trọng vào công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh quốc
gia và bảo đảm trật tự - an toàn xã hội. Đặc biệt, thời gian qua công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo kịp thời, triển
khai quyết liệt, đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo sự đoàn kết, thống
nhất toàn Đảng, đồng thuận trong nhân dân, tạo không khí phấn khởi, an tâm trong
xã hội, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. *Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm là chính, tình hình chính trị nội bộ vẫn bộc lộ một số
hạn chế, khuyết điểm và khó khăn, thách thức như:
1- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một số cán bộ, đảng viên diễn biến
ngày càng phức tạp. Đảng viên lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai
sự thật, bình luận các vấn đề chính trị - xã hội thiếu tính xây dựng ngày càng nhiều.
2- Tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều
cơ quan, đơn vị, địa phương. Một số nơi xảy ra tình trạng đơn thư khiếu nại,
tố cáo, nhắn tin, tờ rơi nhằm bôi nhọ hạ uy tín lẫn nhau. Đáng chú ý, hoạt
động lập các trang web, blog, facebook giả mạo, lấy tên các cơ quan, cá nhân
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số ban, bộ, ngành, địa phương
để tung tin giả, tin xấu, độc hại hoặc cung cấp thông tin từ nội bộ chưa được
kiểm chứng nhằm nâng người này, hạ người kia, tạo dư luận phức tạp, gây
chia rẽ nội bộ, tác động xấu đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
3- Sai phạm của cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ cao cấp vi phạm Điều lệ
Đảng, pháp luật của Nhà nước bị xử lý kỷ luật, một mặt được nhân dân đồng
tình, ủng hộ, mặt khác cũng gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Vấn đề thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ còn xảy ra nhiều tiêu cực
liên quan đến cán bộ, đảng viên, nhà giáo, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo,
quản lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng.
4- Tình trạng lộ, lọt bí mật Nhà nước xảy ra ở một số cơ quan đảng, nhà nước
ngày càng nghiêm trọng, đáng báo động. Ý thức bảo mật và việc chấp hành
quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cán bộ,
đảng viên chưa cao. Công tác bảo mật, an toàn thông tin của các đường
truyền, mạng diện rộng, mạng nội bộ, thiết bị lưu trữ thông tin… chưa đáp ứng yêu cầu.
5- Hoạt động của cán bộ, đảng viên liên quan đến yếu tố nước ngoài (tiếp xúc
với người nước ngoài, đi học tập, du lịch, có con đi học nước ngoài, kết hôn
với người nước ngoài…) ngày càng đa dạng, phức tạp nhưng chưa có cơ chế
và biện pháp kiểm soát phù hợp.
6- Việc thiếu định hướng của một số tờ báo, buông lỏng quản lý, nhất là đối với
số cộng tác viên, chạy theo số lượng độc giả dẫn đến tình trạng đưa tin không
chính xác, sai sự thật, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật
Báo chí, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, không kiểm soát được nội
dung các bình luận (comment) làm rối loạn thông tin, tác động tiêu cực đến
dư luận xã hội. Một số cơ quan báo chí thường xuyên đăng bài viết có nội
dung nhạy cảm chính trị, thổi phồng những khuyết điểm, bất cập trong công
tác cán bộ và những sai phạm của cán bộ, đảng viên, suy diễn về gia thế và
nhân thân cán bộ lãnh đạo cấp cao… làm cho tình hình càng trở nên phức tạp
2.2. Nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm về công tác bảo vệ chính trị
nội bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1. Nguyên nhân
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ nhiều nơi, nhiều lúc còn bị xem nhẹ. Ở nhiều
nơi, cấp ủy đã không sử dụng đến hoặc không phát huy được chức năng của cơ
quan bảo vệ chính trị nội bộ trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt trong việc
đánh giá, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và người
đứng đầu cấp ủy, đặc biệt là ở cơ sở chưa được đề cao. Những vấn đề còn tồn tại
liên quan đến chính trị nội bộ hiện nay chủ yếu phát sinh từ cơ sở, từ tổ chức đảng
cơ sở nhưng không được phát hiện, uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời.
Sau khi hợp nhất với Ban Tổ chức, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, thẩm
quyền hoạt động của cơ quan Bảo vệ chính trị nội bộ bị thu hẹp. Hiện nay, cơ quan
Bảo vệ chính trị nội bộ các cấp chủ yếu vẫn chỉ được giao thẩm tra, xác minh
những trường hợp có vấn đề về lịch sử chính trị còn những vấn đề về chính trị hiện
nay thì hầu như chưa được giao trách nhiệm, nhất là việc theo dõi, phát hiện và xử
lý cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị hiện nay.
Chưa xác định rõ được phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan bảo vệ
chính trị nội bộ Đảng với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác bảo vệ
Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên, nhất là việc theo dõi, xử lý các trường hợp cán bộ,
đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan vì lý
do giữ nguyên tắc nghiệp vụ của mình đã không thông tin, trao đổi kịp thời với
nhau về các hiện tượng, đối tượng vi phạm, dẫn đến hạn chế hiệu quả việc phát
hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn.
2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
Cộng Sản Việt Nam trong thời gian qua
Một là, kịp thời làm rõ cơ sở khoa học những vấn đề nảy sinh về lý luận và thực
tiễn để tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội. Giữ thế chủ động, tiến
công trên mặt trận văn hoá tư tưởng, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, biểu
dương và phê bình, lấy xây là chính. Coi trọng tổng kết thực tiễn, đề cao điều tra
xã hội học, phát huy hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học. Quan tâm công tác
nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội một cách nhạy bén; kịp thời định hướng giải
quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Hai là, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XII) về đẩy mạnh học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ba là, công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của cấp uỷ, người đứng đầu cấp
uỷ, do cấp uỷ trực tiếp lãnh đạo, thực hiện. Vì vậy, các cấp uỷ phải chủ động, tích
cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
Đảng theo quy định Điều lệ Đảng. Chủ động nắm tình hình để phát hiện và tiến
hành kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm nhằm kịp
thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên. Quá trình thực
hiện phải thận trọng, khách quan, đúng phương châm, thẩm quyền, nguyên tắc, quy
trình, thủ tục; kết luận chính xác và xử lý nghiêm những tổ chức đảng và đảng viên
có vi phạm, không để xảy ra tình trạng xử lý kỷ luật oan sai.
Bốn là, thường xuyên củng cố, kiện toàn sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính
trị trong tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm từng bước nâng cao trình độ, năng lực
của đội ngũ cán bộ, công chức để đủ sức thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
Năm là, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là tập
trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác cán bộ; xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham
nhũng để giáo dục, răn đe và cảnh tỉnh chung. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng; tập trung xử lý
tố giác, tin báo về tội phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế và thanh tra, kiểm
tra đối với các lĩnh vực trọng điểm như quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng
sản; xây dựng cơ bản; mua sắm, quản lý tài sản công; thu, chi ngân sách…
Sáu là, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và người dân trong công tác phòng, chống
tham nhũng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện khuyến khích
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân phát hiện,
phản ánh các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay
3.1.1. Yêu cầu đối với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay
Tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đã và đang
tác động tiêu cực tới Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị - xã
hội, quốc phòng - an ninh. Các thế lực thù địch, phản động ở trong nước và nước
ngoài ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, tác động tiêu cực đến đội
ngũ cán bộ, đảng viên, với âm mưu gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, gây tâm
lý hoang mang trong nhân dân. Các thế lực thù địch ở nước ngoài công khai ủng
hộ, nuôi dưỡng các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị ở trong nước nhằm xây dựng
“lực lượng đối lập”; núp dưới chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “bảo vệ tự
do tôn giáo”, “bảo vệ tự do ngôn luận” để tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt, bóp
méo, vu khống các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây
chia rẽ trong nội bộ Đảng. Chúng dùng nhiều thủ đoạn mới, tinh vi nhằm thâm
nhập nội bộ, thu thập thông tin nội bộ, bí mật nhà nước,... Trong khi đó, một số cấp
ủy, tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng
túng trong nhận diện và đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, còn diễn biến phức tạp,...
Những thách thức, nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội nêu trên đặt ra cho
công tác bảo vệ chính trị nội bộ những yêu cầu mới:
Một là, công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn
diện của cấp ủy; thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ
được giao. Các cấp ủy và người đứng đầu phải thật sự quan tâm, nhận thức đúng vị
trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ; xác định đúng
trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới; tăng cường
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao nhận
thức, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác rà soát,
thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, đảng viên phải được
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, quán triệt quan điểm, phương châm, nguyên
tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm thận trọng, khách quan, toàn diện,
chính xác, thống nhất trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể; không nhận thức giản đơn,
vận dụng tùy tiện hoặc máy móc, thành kiến; trực tiếp góp phần bảo đảm trong
sạch nội bộ nhưng không để cán bộ, đảng viên bị oan sai, không để các thế lực thù
địch lợi dụng chống phá.
Hai là, tích cực, chủ động phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý những
vi phạm về chính trị nội bộ. Nội dung cơ bản của công tác bảo vệ chính trị nội bộ
là các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, giải quyết đối với những vụ, việc, hiện
tượng, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến nền tảng tư tưởng, mục
đích, lý tưởng, uy tín, vị thế chính trị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động, sự đoàn kết, thống nhất, trong sạch về chính trị trong nội bộ của Đảng, của hệ thống chính trị.
Ba là, coi trọng công tác nắm tình hình chính trị nội bộ, nhất là những vấn đề
chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đấu tranh chống những biểu
hiện lệch lạc, trái với đường lối, quan điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; dựa vào nhân dân, đề cao cảnh giác,
đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động nhằm phá hoại nội bộ Ðảng.
3.1.2. Nhiệm vụ mới đặt ra cho công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị
nội bộ trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ,
đảng viên về mặt chính trị. Gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng”. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề mang tính toàn cầu,... đang đặt ra
cho công tác bảo vệ chính trị nội bộ những nhiệm vụ mới, trọng tâm là:
1- Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan
điểm, nội dung, phương hướng, nhiệm vụ công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác
cách mạng cho cán bộ, đảng viên;
2- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI,
về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
3- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác cán bộ; thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ trong
từng khâu theo phân cấp quản lý cán bộ; xác minh và có kết luận của cấp ủy
có thẩm quyền những trường hợp có vấn đề về chính trị hoặc có quan hệ chính trị phức tạp;
4- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài và có quan hệ, tiếp xúc
với tổ chức, cá nhân người nước ngoài. Thực hiện tốt công tác quản lý, đồng
thời có biện pháp bảo vệ cán bộ, đảng viên, lưu học sinh có liên quan đến
yếu tố nước ngoài, hiện đang công tác, học tập, nghiên cứu, lao động ở nước
ngoài, không để các thế lực thù địch, các cơ quan đặc biệt nước ngoài móc
nối, mua chuộc, lôi kéo;
5- Rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử
lý, sử dụng phù hợp đối với những trường hợp có vấn đề về chính trị; việc rà
soát phải được thực hiện một cách công tâm, khách quan, đánh giá đúng về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; về mức độ tin
cậy chính trị và sự tín nhiệm của nhân dân;
6- Kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ các cấp theo
hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm trong việc theo dõi, quản lý cán bộ,
đảng viên, bảo đảm đủ năng lực tham mưu giúp cấp ủy xử lý, giải quyết kịp
thời những vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ.
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình hiện nay
Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục chính trị, nhất là về chủ nghĩa Mác - Lê-
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu
của mỗi cán bộ, đảng viên; nâng cao nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của công tác
bảo vệ chính trị nội bộ đối với đội ngũ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Quán triệt
và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác bảo vệ chính
trị nội bộ, như Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, của Bộ Chính trị, “Về đại
hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”;
Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW, ngày 18-10-2019, của Ban Tổ chức Trung ương, về
“Một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”; triển khai thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 18-8-2014, của Bộ
Chính trị, về “Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện
nay”; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về việc kiểm