Cung, cầu và chính sách của chính sách - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họ sử dụng lý thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 4
CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý
thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họ sử dụng lý
thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua
đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cả và
lượng hàng hóa bán ra như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy các sự kiện khác nhau làm
thay đổi cung và cầu, qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng như thế nào.
Chương này đem lại cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây, chúng ta phân
tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hoàn toàn bằng công cụ cung và cầu. Như
các bạn sẽ thấy, phương pháp phân tích này đem lại một số hiểu biết đáng ngạc nhiên. Các
chính sách thường gây ra các hậu quả mà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay dự kiến trước.
Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét các chính sách kiểm soát giá cả trực tiếp. Ví dụ, luật về
kiểm soát tiền thuê nhà quy định mức tiền thuê tối đa mà chủ nhà được phép thu từ người
thuê nhà. Luật về tiền lương tối thiểu quy định tiền lương thấp nhất mà các doanh nghiệp
được phép trả cho công nhân. N ữ h ng quy định ề
v kiểm soát giá cả thường được đưa ra khi
các nhà hoạch định chính sách tin rằng giá thị trường của một hàng hóa hay ị d ch ụ v nào đó
không công bằng đối với người mua hoặc người bán. Song như chúng ta sẽ thấy, chính các
chính sách này cũng có thể tạo ra sự bất công.
Sau khi đã thảo luận về các biện pháp kiểm soát giá cả, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của
thuế. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng thuế vừa để tác động vào các kết cục thị trường, vừa để tạo ng ồ
u n thu cho các mục tiêu công cộng. Cho dù tính phổ b ế i n của th ế u trong ề n n
kinh tế của chúng ta rất rõ ràng, nhưng h ệ i u q ả
u của chúng thì khó hiểu hơn. Ví dụ khi chính
phủ đánh thuế vào tiền lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân, doanh nghiệp hay công
nhân phải chịu gánh nặng về thuế này? Câu trả lời c ỉ h t ở
r nên rõ ràng khi chúng ta ử s dụng các công cụ mạnh ẽ m là cung và cầu.
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ CẢ
Để phân tích ảnh hưởng của b ệ
i n pháp kiểm soát giá cả đối ớ v i các ế k t ụ c c t ị h trường, một
lần nữa chúng ta lại xem xét thị trường kem. Như chúng ta đã thấy trong chương 4, nếu kem
được bán trên thị trường ạ c nh tranh, không có ự
s can thiệp của chính p ủ h , thì giá kem ẽ s điều
chỉnh để cân bằng cung và cầu: Tại mức giá cân bằng, lượng kem mà người mua m ố u n mua đúng ằ
b ng lượng kem mà người bán m ố u n bán. Cụ t ể h , chúng ta g ả
i sử giá cân bằng là 3 đô la một chiếc kem.
Không phải ai cũng cũng vui mừng với kết quả mà thị trường tự do tạo ra. Giả sử Hiệp
hội những người ăn kem Mỹ phàn nàn rằng giá 3 đô la quá cao và mọi người không thể
thưởng thức mỗi ngày một chiếc kem (định mức ăn kem mà họ đưa ra). Trong khi đó, Tổ
chức Quốc gia các nhà sản xuất kem lại kêu ca rằng mức giá 3 đô la - kết quả của sự
“cạnh tranh cắt cổ” - đang làm cho thu nhập của các thành viên của họ quá thấp. Cả hai
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 1
nhóm này đều vận động chính phủ thông qua một đạo luật nhằm thay đổi kết cục thị
trường bằng cách kiểm soát giá cả trực tiếp.
Tất nhiên, do người mua bất kỳ hàng hóa nào cũng muốn có giá thấp hơn trong khi người bán
lại muốn bán với giá cao hơn, cho nên lợi ích của hai nhóm người này xung đột nhau. Nếu
nhóm người ăn kem thành công trong việc vận động hành lang, chính phủ sẽ thông qua một
mức giá tối đa cho kem, gọi là trần giá. Nếu nhóm các nhà ả
s n xuất kem thành công, chính
phủ sẽ thông qua một mức giá tối thiểu, ọ
g i là sàn giá. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét ảnh
hưởng của các chính sách này.
Ảnh hưởng của trần giá tới kết quả hoạt động của thị trường
Khi chính phủ áp đặt một mức trần giá cho thị trường kem do bị mủi lòng vì những lời ca
thán của người ăn kem, hai kết cục có thể xảy ra. Trong p ầ
h n (a) của hình 1, chính p ủ h định
mức trần giá là 4 đô la một chiếc kem. Trong trường hợp này, trần giá được coi là không ràng
buộc do giá cân bằng cung cầu (3 đô la) thấp hơn trần giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy
nền kinh tế về trạng thái cân bằng một cách tự nhiên và trần giá không gây ra ảnh hưởng gì.
Phần (b) của hình 1 chỉ ra một khả năng khác thú vị hơn. Trong trường hợp này, chính
phủ ấn định trần giá là 2 đô la một chiếc kem. Do giá cân bằng là 3 đô la cao hơn trần giá,
nên trần giá này không phải là một điều kiện ràng buộc trên thị trường. Các lực lượng
cung cầu có xu hướng đẩy giá cả về mức giá cân bằng. Nhưng khi giá thị trường đụng vào
trần giá, nó không thể tăng cao hơn nữa. Do đó, giá thị trường phải bằng trần giá. Tại mức
giá này, lượng cầu về kem (125 chiếc như trong hình vẽ) vượt quá lượng cung về kem (75
chiếc). Do xảy ra tình trạng thiếu hụt kem, nên một số người muốn mua kem ở mức giá
cao hơn không mua được kem.
Khi tình hình thiếu hụt kem xảy ra do tác động của trần giá, một cơ chế nào đó sẽ tự nhiên
phát sinh để phân phối lượng kem này. Cơ chế này có thể là nguyên tắc xếp hàng: Những
người mua sẵn sàng đến sớm và chờ đợi sẽ mua được kem, trong khi những người không
sẵn sàng chờ đợi không mua được kem. Hoặc người bán có thể phân phối số kem này theo
sự thiên vị cá nhân của họ, chẳng hạn chỉ bán cho bạn bè, họ hàng, người cùng dân tộc
hay chủng tộc. Cần chú ý rằng mặc dù trần giá được đưa ra nhằm mục đích giúp đỡ người
mua kem, nhưng không phải tất cả người mua đều được hưởng lợi từ chính sách này. Một
số người được lợi vì được mua kem với giá thấp hơn, nhưng họ phải xếp hàng, trong khi
những người khác không mua được một chiếc kem nào.
Ví dụ về thị trường kem chỉ ra một nguyên tắc chung: Khi chính phủ áp đặt một trần giá
ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ phát sinh và
người bán phải phân phối lượng hàng hóa khan hiếm này cho một số lớn người mua tiềm
tàng. Các cơ chế phân phối phát sinh dưới tác động của trần giá này hiếm khi đáng mong
muốn. Việc xếp hàng dài là không có hiệu quả, vì nó làm mất thời gian của người mua.
Sự phân biệt đối xử theo thiên kiến của người bán vừa không hiệu quả (vì hàng hóa không
đến được người mua đánh giá nó cao nhất), vừa có khả năng không công bằng. Ngược lại,
cơ chế phân phối trong thị trường cạnh tranh tự do vừa có hiệu quả, vừa khách quan. Khi
thị trường kem đạt trạng thái cân bằng, bất kỳ ai muốn trả theo giá thị trường đều mua
được kem. Thị trường tự do phân phối hàng hóa thông qua giá cả.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 2
(a) Giá trần không ràng buộc (b) Giá trần ràng buộc Giá kem Cung Giá Cung kem 4 $ Giá trần 3 $ 3 $ 2 $ Giá trần Cầu Thiếu hụt Cầu 0 100 Lượng kem 0 75 125 Lượng kem (lượng cân bằng) lượng cung lượng cầu
Hình 1. Thị trường với trần giá. Trong phần (a), chính phủ định mức trần giá là 4 đô la.
Do mức trần giá này cao hơn giá cân bằng là 3 đô la, nên nó không có tác dụng gì và thị
trường có thể đạt tới trạng thái cân bằng cung cầu. Tại trạng thái cân bằng, lượng cung
bằng lượng cầu là 100 chiếc kem. Trong phần (b), chính phủ định ra trần giá là 2 đô la. Do
trần giá này thấp hơn giá cân bằng là 3 đô la, nên giá thị trường chỉ là 2 đô la. Tại mức giá
này, lượng cầu bằng 125 chiếc kem nhưng lượng cung chỉ bằng 75 chiếc kem. Do vậy, mức
thiếu hụt là 50 chiếc kem.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: XẾP HÀNG TẠI TRẠM XĂNG
Như chúng ta đã phân tích trong chương trước, vào năm 1973 Tổ chức Các nước Xuất khẩu
Dầu mỏ (OPEC) đã làm tăng giá dầu trên thị trường dầu thô thế giới. Do dầu thô là đầu vào
chủ yếu dùng để sản x ấ u t ă x ng, nên giá ầ d u thô cao ơ
h n đã làm giảm cung về xăng. Tình
trạng xếp hàng dài trước các trạm xăng trở nên phổ biến và lái xe thường phải c ờ h đợi hàng
giờ chỉ để mua được vài thùng xăng.
Ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng xếp hàng dài để mua xăng này? Hầu hết mọi người đổ
lỗi cho OPEC. Chắc chắn là nếu OPEC không làm tăng giá dầu thô, thì tình trạng thiếu xăng
không xảy ra. Thế nhưng các nhà kinh ế
t lại đổ lỗi cho các quy định ủ c a chính p ủ h nhằm giới
hạn giá mà các công ty xăng dầu được phép tính cho xăng.
(a) Giá trần không ràng buộc của xăng Giá xăng Cung, S1 1. Ban đầu giá Giá trần trần không có P1 tính ràng buộc, ... Cầu 0 Q1 Lượng xăng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 3
(b) Giá trần mang tính ràng buộc của xăng
2. ... nhưng khi cung giảm ... Giá xăng S2 S 1 P 2 Giá trần P1 4. ... gây 3. ... giá trần trở ra thiếu nên ràng buộc hụt Cầu 0 QS QD Q1 Lượng xăng
Hình 2. Thị trường xăng với trần giá. Phần (a) cho thấy thị trường xăng khi trần giá không
ràng buộc bởi vì giá cân bằng P1 thấp hơn trần. Phần (b) cho thấy thị trường ă x ng sau khi
sự gia tăng giá dầu (một đầu vào cho sản xuất xăng) làm dịch chuyển đường cung sang trái
từ S1 tới S2. Trong thị trường không bị kiểm soát, giá sẽ tăng ừ
t P1 lên P2. Tuy nhiên, trần
giá ngăn cản không cho điều này xảy ra. Tại mức trần giá ràng buộc, người tiêu dùng sẵn
sàng mua lượng Q ng ng ng ch D, như
ười sản xuất xă
ỉ sẵn sàng bán lượng QS. Mức chênh lệch
giữa lượng cầu và lượng cung QD - QS chính là lượng xăng bị thiếu hụt.
Hình 2 cho biết điều gì đã xảy ra. Như được minh họa trong phần (a), trước khi OPEC làm
tăng giá dầu thô, giá cân bằng của xăng là P1, thấp hơn trần giá. Do đó, quy định về giá cả
không có tác dụng gì. Tuy nhiên, khi giá dầu thô tăng lên thì tình hình thay đổi. Việc ầ d u thô
lên giá làm tăng chi phí sản xuất xăng và điều này làm giảm cung về xăng. Phần (b) cho thấy,
sự dịch chuyển sang trái của đường cung ừ
t S1 tới S2 đã làm ă t ng giá cân ằ b ng. Trong thị
trường không bị kiểm soát, sự dịch chuyển của đường cung này ẽ s làm tăng giá ă x ng cân
bằng từ P1 lên P2, và kết quả là không có tình trạng thiếu hụt xăng. Song trần giá đã ngăn
cản không cho giá tăng lên đến mức cân bằng. Tại ứ
m c trần giá này, các nhà sản xuất chỉ sẵn sàng bán lượng Q ng
S và người tiêu dùng sẵn sàng mua lượ
QD. Bởi vậy, sự dịch chuyển của
đường cung gây ra tình trạng th ế i u ụ h t trầm t ọ
r ng tại mức giá bị kiểm soát.
Cuối cùng thì đạo luật về kiểm soát giá xăng cũng bị bãi bỏ. Các nhà làm luật đã hiểu ra rằng
họ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc làm cho rất nhiều người Mỹ mất thời gian chờ
đợi xếp hàng mua xăng. Hiện nay khi giá dầu thô thay đổi, giá xăng có thể điều chỉnh để làm
cho cung và cầu cân bằng nhau.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: KIỂM SOÁT TIỀN THUÊ NHÀ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
Một ví dụ phổ biến của trần giá là chính sách kiểm soát tiền thuê nhà. Tại nhiều thành phố,
chính phủ địa phương quy định mức trần cho t ề
i n thuê mà các chủ nhà có t ể h thu ừ t người
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 4
thuê nhà. Mục tiêu của chính sách này là trợ giúp người nghèo thông qua việc làm cho nhà ở
trở nên rẻ hơn. Các nhà kinh ế t thường c ỉ
h trích chính sách kiểm soát tiền thuê nhà này với
lập luận rằng đó là một cách kém hiệu quả để giúp người nghèo nâng cao mức sống. Một nhà
kinh tế đã gọi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà là “cách tốt nhất để phá hủy một thành phố, ngoài ném bom”.
Quảng đại quần chúng không thấy ngay những tác động tiêu cực của chính sách kiểm soát
tiền thuê nhà, bởi vì chúng chỉ xảy ra sau nh ề i u năm. Trong ngắn ạ h n, chủ nhà c ỉ h có ộ m t số
lượng các căn hộ cho thuê cố định và họ không thể nhanh chóng thay đổi con số này khi tình
hình thị trường thay đổi. Hơn nữa, số người muốn thuê nhà trong một thành phố có thể không
phản ứng mạnh đối với tiền thuê nhà trong ngắn hạn, bởi vì người ta cần có thời gian để điều
chỉnh nhà ở của mình. Do đó trong ngắn hạn, cung và cầu về nhà ở tương đối ít co giãn.
Phần (a) của hình 3 chỉ rõ các tác đ n
ộ g ngắn hạn của chính sách kiểm soát tiền thuê nhà đối
với thị trường nhà ở. Cũng như với bất kỳ t ầ
r n giá nào, chính sách kiểm soát t ề i n thuê nhà
gây ra tình trạng thiếu hụt. Song do cung và cầu không co giãn trong ngắn hạn, nên mức thiếu
hụt ban đầu do chính sách kiểm soát tiền thuê nhà gây ra thấp. Tác động chính trong ngắn hạn
là làm giảm tiền thuê nhà. Tiền Tiền thuê căn Cung thuê hộ căn Cung hộ Tiền thuê bị Tiền thuê bị kiểm soát kiểm soát thiếu hụt thiếu hụt Cầu Cầu 0 Lượng căn hộ 0 Lượng căn hộ
(a) Kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn
(b) Kiểm soát tiền thuê nhà trong dài hạn
hạn (cung và cầu ít co giãn)
(cung và cầu co giãn mạnh)
Hình 3. Đạo luật về kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn hạn và dài hạn. Phần (a) cho t ấ h y
tác động ngắn hạn của luật kiểm soát tiền thuê nhà: Vì cung và cầu về nhà ở tương đối không
co giãn, mức trần giá được quy định bởi luật kiểm soát tiền thuê nhà chỉ gây ra sự thiếu hụt
nhỏ về nhà ở. P ầ h n (b) cho t ấ
h y tác động dài ạ h n ủ c a luật k ể i m soát giá ả c : Vì cung và ầ c u ề v
nhà ở co giãn nhiều hơn, nên luật kiểm soát tiền thuê nhà gây ra lượng thiếu hụt lớn.
Diễn biến trong dài hạn lại rất khác bởi vì theo thời gian, người thuê và người cho thuê nhà
phản ứng mạnh hơn đối với các điều kiện thị trường. Về phía cung, chủ nhà phản ứng lại
tiền thuê nhà thấp bằng cách không xây thêm các căn hộ mới và không bảo dưỡng các căn
hộ hiện có. Về phía cầu, tiền thuê nhà thấp khuyến khích mọi người tìm thuê căn hộ riêng
(thay vì sống với cha mẹ hay thuê chung với người khác) và gây ra tình trạng ngày càng có
nhiều người đổ về thành phố. Do đó, cả cung và cầu đều co giãn nhiều hơn trong dài hạn.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 5
Phần (b) của hình 3 minh họa cho thị trường nhà ở trong dài hạn. Khi chính sách kiểm soát
tiền thuê nhà làm cho tiền thuê nhà thấp hơn mức cân bằng, lượng cung về căn hộ giảm, trong
khi lượng cầu về căn hộ tăng. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà ở trầm trọng. Ở các thành p ố
h áp dụng chính sách kiểm soát tiền thuê nhà, chủ nhà sử dụng nhiều cơ chế để
phân phối nhà. Một vài chủ nhà có một danh sách dài các khách chờ. Người khác thì ưu tiên
người thuê chưa có con. Lại có những người phân biệt đối xử với khách hàng theo c ủ h ng ộ t c.
Cũng có khi các căn hộ lại được dành cho người thuê nhà sẵn sàng đút lót những kẻ trông nom
khu nhà ấy. Về bản c ấ h t, các khoản ố
h i lộ này làm cho tổng tiền thuê nhà của căn hộ (bao gồm
cả tiền hối lộ) gần với mức giá cân bằng.
Để hiểu đầy đủ các tác động của chính sách kiểm soát t ề
i n thuê nhà, chúng ta phải n ớ h lại
một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nêu ra trong chương 1: Con người phản ứng với
các kích thích. Trong thị trường tự do, chủ nhà cố gắng giữ nhà sạch và an toàn, ở b i vì các
căn hộ đó có giá cao. Ngược lại, khi chính sách kiểm soát tiền thuê nhà tạo ra sự thiếu hụt và
chờ đợi, chủ nhà mất động cơ quan tâm tới lợi ích của người thuê nhà. Tại sao chủ nhà lại
phải chi tiền để bảo dưỡng và nâng ấ
c p nhà cho thuê trong khi người có cầu thuê đang ế x p
hàng để thuê chúng trong tình trạng hiện tại? Xét cho cùng thì mọi người thuê được nhà với
giá rẻ hơn, nhưng họ cũng phải chấp nhận ngôi nhà kém chất lượng hơn.
Các nhà hoạch định chính sách thường phản ứng với các tác động do chính sách kiểm soát
giá gây ra bằng cách đưa ra các quy định mới. Ví dụ, có các đạo luật quy định rằng việc phân
biệt chủng tộc khi cho thuê nhà ở là phạm pháp và yêu cầu chủ nhà phải đáp ứng điều kiện
sinh hoạt cần thiết tối thiểu. Song việc thực hiện các đạo luật này rất khó khăn và tốn kém.
Ngược lại, nếu chính sách kiểm soát tiền thuê nhà bị bãi bỏ và thị trường nhà ở được điều tiết
bởi các lực lượng cạnh tranh, những đạo luật như trên sẽ t ở r nên ít ầ c n thiết hơn. Trong thị
trường tự do, tiền thuê nhà tự điều chỉnh để loại trừ tình trạng thiếu hụt - một nguyên nhân
gây ra nhiều hành vi không mong muốn của người cho thuê nhà.
Tác động của sàn giá tới kết cục thị trường
Để xem xét ảnh hưởng ủ
c a một loại chính sách k ể i m soát giá khác ủ c a chính p ủ h , chúng ta
hãy quay lại với thị trường kem. Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng chính phủ bị
thuyết phục bởi những lời khẩn cầu do Tổ chức Quốc gia của các nhà sản xuất Kem đưa ra.
Trong trường hợp này, chính phủ có thể thiết lập một sàn giá. Sàn giá, cũng như trần giá, là
một cố gắng của chính phủ nhằm duy trì giá cả ở một mức khác với mức giá cân bằng. Trong
khi trần giá áp đặt mức tối đa cho giá cả, thì sàn giá lại áp đặt mức tối th ể i u.
Khi chính phủ quy định sàn giá cho thị trường kem, hai khả năng có t ể h xảy ra. Nếu chính
phủ áp đặt sàn giá 2 đô la một chiếc kem trong khi giá cân bằng là 3 đô la, chúng ta sẽ có kết
quả như trong phần (a) của hình 4. Trong trường hợp này, sàn giá không có tính ràng buộc
bởi vì giá cân bằng cao hơn sàn giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy nền kinh ế t tới t ạ r ng thái
cân bằng một cách tự nhiên và sàn giá không có tác đụng gì.
Phần (b) của hình 4 cho thấy điều gì xảy ra khi chính phủ áp đặt sàn giá bằng 4 đô la một
chiếc kem. Trong trường hợp này, sàn giá có tính chất ràng buộc trên thị trường bởi vì giá cân
bằng 3 đô la thấp hơn sàn giá. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy giá thị trường ề v mức
cân bằng, nhưng khi chạm sàn, nó không thể xuống thấp hơn nữa. Giá thị trường phải bằng
sàn giá. Tại mức sàn giá này, lượng kem cung ra (120 chiếc) vượt quá lượng cầu (80 chiếc).
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 6
Một số người muốn bán kem với giá hiện hành không bán được kem. Do đó, sàn giá ràng
buộc gây ra tình trạng thặng dư.
Nếu trần giá và sự thiếu hụt có thể dẫn đến các ơ c c ế
h phân phối không mong muốn, thì sàn
giá và sự thặng dư cũng vậy. Trong trường hợp áp dụng sàn giá, một số người bán không thể
bán hết lượng kem mà họ muốn bán với giá thị trường. Những người bán biết chiều theo
khuynh hướng cá nhân của n ư
g ời mua, có thể do mối liên ệ h gia đình hay c ủ h ng ộ t c, sẽ bán
được nhiều kem hơn so với những người không có điều kiện này. Ngược lại trong thị trường
tự do, giá đóng vai trò là cơ chế phân phối và người bán có thể bán được tất cả lượng kem họ
muốn bán tại mức giá cân bằng.
(a) Giá sàn không ràng buộc Giá Cung kem 3$ Giá sàn 2$ Cầu 0 100 Lượng kem (lượng cân bằng) (b) Giá sàn ràng buộc Giá Cung kem Dư thừa 4$ Giá sàn 3$ (giá cân bằng) Cầu 0 80 120 Lượng kem lượng cầu lượng cung
Hình 4. Thị trường với sàn giá. Trong phần (a), chính phủ áp đặt sàn giá bằng 2 đô la. Vì
sàn giá thấp hơn giá cân bằng là 3 đô la, nên nó không có tác động gì. Giá thị trường điều
chỉnh để cân bằng cung cầu. Tại mức giá cân bằng, cả lượng cung và lượng cầu đều là 100
chiếc. Trong phần (b), chính phủ áp đặt sàn giá bằng 4 đô la, cao hơn giá cân bằng là 3 đô
la. Do đó, giá thị trường là 4 đô la. Do có 120 chiếc kem được cung ứng tại mức giá này
trong khi lượng cầu chỉ bằng 80 chiếc kem, nên mức thặng dư bằng 40 chiếc kem.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 7
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: LUẬT TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU
Một ví dụ quan trọng về chính sách sàn giá là tiền lương tối thiểu. Các đạo luật ề v tiền lương
tối thiểu quy định mức giá thấp nhất mà giới chủ có thể trả cho người lao động. Quốc hội Mỹ
lần đầu tiên quy định tiền lương tối thiểu trong Đạo luật ề v Tiêu ch ẩ u n lao động bình đẳng
vào năm 1938 nhằm đảm bảo cho người lao động một mức sống tối thiểu. Vào năm 1996,
tiền lương tối thiểu theo luật Liên bang là 4,75 đô la/giờ. Một số bang còn có tiền lương tối thiểu cao hơn.
Để phân tích tác động của tiền lương tối thiểu, chúng ta hãy xem xét thị trường lao động.
Phần (a) của hình 5 mô tả thị trường lao động phụ thuộc vào cung và cầu như tất cả các thị
trường khác. Người lao động quyết định cung về lao động và các doanh nghiệp quyết định
cầu về lao động. Nếu chính phủ không can thiệp, tiền lương sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về lao động.
(a) Thị trường lao động tự do
(b) Thị trường lao động với tiền
lương tối thiểu có tính ràng buộc Cung Tiền lương Tiền Dư cung lao động Cung lương (thất nghiệp) W cân Wmin bằng Cầu Cầu Số việc làm Lượng
0 Lượng cầu Lượng cung Lư n ợ g cân bằng lao động lao động
Hình 5. Tiền lương tối thiểu ảnh hưởng tới thị trường lao động như thế nào. Phần (a) mô
tả thị trường lao động trong đó tiền lương điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về lao động.
Phần (b) chỉ ra ảnh hưởng của tiền lư n
ơ g tối thiểu có tính ràng buộc. Do tiền lư n
ơ g tối thiểu
là một loại sàn giá, nên nó gây ra sự thặng dư: Lượng cung về lao đ n
ộ g vượt quá lượng cầu.
Kết quả là tình trạng thất nghiệp.
Phần (b) của hình 5 mô tả thị trường lao động với tiền lương tối thiểu. Nếu tiền lương tối
thiểu cao hơn mức cân bằng như trường hợp này, thì lượng cung về lao động sẽ vượt ư l ợng
cầu. Kết quả là tình trạng thất nghiệp. Do đó, tiền lương tối thiểu làm tăng thu nhập của
người lao động có việc làm, nhưng nó làm giảm thu nhập của người lao động không tìm được việc làm.
Để hiểu biết đầy đủ về t ề i n lương tối th ể i u, ấ v n đề quan trọng là ầ c n n ớ h rằng ề n n kinh tế
không chỉ bao gồm một thị trường lao động duy n ấ
h t, mà có nhiều thị trường lao động cho
các loại lao động khác nhau. Ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và
kinh nghiệm của người lao động. Người lao động có kỹ năng cao và nhiều kinh nghiệm
không bị ảnh hưởng, vì tiền lương cân bằng của họ cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu.
Đối với những người lao động này, t ề
i n lương tối thiểu không có tính ràng buộc.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 8
Tiền lương tối thiểu có tác động mạnh nhất đối với thị trường lao động thanh niên (tuổi
dưới 20). Tiền lương cân bằng cho đối tượng lao động này có xu hướng thấp vì họ nằm
trong số những người lao động có ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất trong lực lượng lao
động. Hơn nữa, họ thường chấp nhận tiền lương thấp hơn để đổi lấy việc được đào tạo
qua công việc. (Trên thực tế, có những lao động trẻ sẵn sàng làm việc với tư cách “người
học việc” không ăn lương. Bởi vì học việc thì không được trả lương, nên tiền lương tối
thiểu không áp dụng đối với họ. Nếu được áp dụng, các công việc như thế có thể không
tồn tại). Kết quả là tiền lương tối thiểu thường có tính ràng buộc nhiều hơn đối với lao
động thanh niên so với các đối tượng khác của lực lượng lao động.
Nhiều nhà kinh tế đã phân tích ảnh hưởng của luật về tiền lương tối thiểu đối với thị
trường lao động thanh niên. Các nhà nghiên cứu này so sánh sự thay đổi tiền lương tối
thiểu theo thời gian với sự thay đổi của mức sử dụng lao động thanh niên. Cho dù còn có
sự tranh cãi nào đó về việc tiền lương tối thiểu ảnh hưởng ở mức nào tới công ăn việc
làm, kết quả nghiên cứu tình huống điển hình vẫn cho thấy rằng khi tiền lương tối thiểu
tăng 10 phần trăm, mức sử dụng lao động thanh niên giảm từ 1 đến 3 phần trăm. Để hiểu
được con số ước tính này, chúng ta cần chú ý rằng mức tăng tiền lương tối thiểu 10 phần
trăm không làm tăng mức lương bình quân của thanh niên thêm 10%. Sự thay đổi của luật
không trực tiếp tác động tới số thanh niên đã được trả cao hơn mức tối thiểu. Hơn nữa,
việc thực thi các đạo luật về tiền lương tối thiểu không hoàn hảo. Do vậy, mức giảm ước
tính của việc làm từ 1đến 3 phần trăm là con số đáng kể.
Ngoài việc làm thay đổi lượng cầu về lao đ n
ộ g, tiền lương tối thiểu còn làm thay đổi lượng
cung. Do tiền lương tối thiểu làm tăng tiền lương mà thanh niên có thể kiếm được, nên nó
làm tăng số thanh niên đi tìm việc làm. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng tiền
lương tối thiểu cao hơn tác động tới những thanh niên đang có việc làm. Khi tiền lương tối
thiểu tăng lên, một số thanh niên đang đi học quyết định nghỉ học để đi làm. Những người
mới bỏ học này sẽ thế chỗ những người đã bỏ học trước đó và họ trở thành người thất nghiệp.
Tiền lương tối thiểu luôn là một chủ đề chính trị gây tranh cãi. Những người chủ trương áp
dụng tiền lương tối thiểu coi chính sách này là một cách để nâng cao thu nhập của những
người lao động nghèo. Họ chỉ ra một cách đúng đắn rằng người lao động hưởng lương tối
thiểu chỉ có mức sống đạm bạc. Ví dụ vào năm 1994, khi tiền lương tối th ể i u là 4,25 đô
la/giờ, thì hai người lớn làm việc 40 giờ một tuần và tất ả c các t ầ
u n trong năm đều hưởng tiền
lương tối thiểu chỉ có được tổng thu nhập cả năm bằng 17.680 đô la, bằng già nửa mức thu
nhập của một gia đình trung bình. Nhiều người chủ trương chính sách tiền lương tối thiểu
cũng thừa nhận rằng chính sách này gây ra những tác động tiêu cực, trong đó có thất nghiệp,
nhưng họ tin rằng chúng không đáng kể và khi xem xét vấn đề một cách toàn diện, thì mức
lương tối thiểu cao hơn làm lợi cho người nghèo nhiều hơn.
Những người phản đối chính sách tiền lương tối thiểu cho rằng đó không phải là cách tốt
nhất chống lại đói nghèo. Họ lập luận rằng tiền lương tối thiểu cao gây ra tình trạng thất
nghiệp, khuyến khích thanh niên bỏ học và làm cho người lao động không có nghề mất cơ
hội được đào tạo qua công việc. Hơn nữa, những người phản đối tiền lương tối thiểu chỉ
ra rằng tiền lương tối thiểu là một chính sách không nhằm đúng đối tượng. Không phải tất
cả những người lao động ăn lương tối thiểu là chủ hộ gia đình đang cố gắng giúp gia đình
họ thoát khỏi đói nghèo. Nhiều người ăn lương tối thiểu là thanh niên thuộc tầng lớp
trung lưu, họ làm các công việc phụ để có thêm tiền tiêu vặt.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 9
Đánh giá chính sách kiểm soát giá
Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học thảo luận ở chương 1 nói rằng thị trường thường là
cách tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. Nguyên lý này lý giải tại sao hầu hết các nhà kinh tế luôn
phản đối các chính sách quy định trần giá và sàn giá. Đối với các nhà kinh tế, giá cả không phải là kết quả của ộ
m t quá trình lộn xộn, tự phát nào đó. Họ cho rằng, giá cả là kết quả của hàng
triệu quyết định do các doanh nghiệp và người tiêu dùng ẩn sau đường cung và đường cầu đưa
ra. Giá cả có nhiệm vụ quan trọng là cân bằng cung và cầu, qua đó điều phối hoạt động kinh tế.
Khi các nhà hoạch định chính sách định giá bằng pháp luật, họ làm mờ các tín hiệu mà thông
thường có tác dụng định hướng quá trình phân phối nguồn lực xã hội.
Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là đôi khi chính phủ có thể cải
thiện kết cục thị trường. Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách kiểm soát giá vì họ cho
rằng kết quả hoạt động của thị trường không công bằng. Chính sách kiểm soát giá thường
nhằm giúp đỡ người nghèo. Ví dụ, luật về kiểm soát tiền thuê nhà cố gắng làm cho ai cũng có
nhà ở và luật về tiền lương tối thiểu thì tìm cách giúp mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Thế nhưng chính sách kiểm soát giá thường gây tổn hại cho những người cần được trợ giúp.
Chính sách kiểm soát tiền thuê nhà có thể giữ cho tiền thuê nhà thấp, nhưng nó không khuyến
khích chủ nhà duy tu nhà và làm cho việc tìm kiếm nhà ở trở nên khó khăn. Luật tiền lương
tối thiểu có thể làm tăng thu nhập của một số người lao động, nhưng nó cũng làm cho những
người khác thất nghiệp.
Việc giúp đỡ những đối tượng cần trợ giúp có thể được thực hiện bằng những cách khác, chứ
không nhất thiết phải thông qua chính sách kiểm soát giá. Ví dụ, chính phủ có thể làm cho nhà ở rẻ hơn ằ b ng cách t ả r một p ầ h n t ề
i n thuê nhà cho các gia đình nghèo. Không như chính sách
kiểm soát tiền thuê nhà, việc trợ cấp t ề
i n thuê nhà không làm g ả i m lượng cung ề v nhà ở, do đó
không dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà ở. Tư n
ơ g tự như vậy, biện pháp trợ cấp t ề i n lương có thể nâng cao mức ố s ng ủ
c a người lao động nghèo mà không gây khó khăn cho các doanh
nghiệp trong việc tuyển dụng họ. Một ví dụ về t ợ r cấp t ề
i n lương là miễn thuế thu nhập.
Chương trình này của chính phủ hỗ trợ thu nhập cho những công nhân có tiền lương thấp.
Mặc dù các chính sách thay thế này thường tốt hơn chính sách kiểm soát giá, nhưng chúng
cũng không hoàn thiện. Biện pháp trợ cấp tiền lương và tiền thuê nhà làm tăng số tiền mà
chính phủ phải chi ra và chính phủ phải tăng thuế. Như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo,
thuế cũng có cái giá của chúng.
Kiểm tra nhanh: Hãy định nghĩa trần giá, sàn giá và cho ví dụ về mỗi loại. Điều gì ẫ d n đến
sự thiếu hụt? Điều gì dẫn đến sự thặng dư? Tại sao? THUẾ
Tất cả các cơ quan chính phủ - từ chính phủ liên bang ở Washington cho tới chính quyền địa
phương ở các thị trấn nhỏ - đều sử dụng thuế để tạo nguồn thu cho các dự án công cộng như
đường xá, trường học và quốc phòng. Do thuế là một công cụ chính sách quan t ọ r ng, và bởi
vì thuế ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách, nên việc nghiên cứu th ế u là
một chủ đề mà chúng ta sẽ quay trở lại nhiều lần trong cuốn sách này. Trong phần này, chúng
ta bắt đầu nghiên cứu vấn đề thuế ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 10
Để có cơ sở phân tích, chúng ta hãy tưởng tượng ra rằng chính quyền địa phương quyết định
tổ chức một lễ hội kem hàng năm - có diễu hành, pháo hoa, và quan chức đọc diễn văn. Để có
nguồn thu phục vụ cho sự kiện này, người ta quyết định đánh thuế 0,5 đô la trên mỗi chiếc
kem bán ra. Khi kế hoạch được thông báo, có hai nhóm vận động hành lang vào cuộc. Tổ
chức Quốc gia các nhà sản xuất kem cho rằng hội viên của họ đang phải ậ v t ộ l n để tồn tại
trên thị trường cạnh tranh và họ đề nghị người mua kem phải nộp khoản thuế đó. Hiệp hội
những người ăn kem Mỹ cho rằng người tiêu dùng kem đang túng quẫn và yêu cầu người bán
kem phải nộp thuế. Vì hy vọng đạt được một sự thỏa hiệp, nên ông thị trưởng nêu ra ý kiến là một nửa ố s th ế u ẽ
s do người bán chịu và nửa còn lại sẽ do người mua chịu.
Để phân tích các đề xuất này, chúng ta phải nghiên cứu vấn đề đơn giản, nhưng không dễ
phát hiện: Khi chính phủ đánh thuế vào hàng hóa, ai là người chịu gánh ặ n ng thuế khóa này?
Người mua hàng? Người bán hàng? Hay, nếu người mua và người bán cùng chia xẻ gánh nặng
thuế, thì điều gì quyết định cách phân chia? Liệu chính phủ có thể quy định đ n ơ giản việc phân
chia này như ông thị trưởng đề xuất, hay sự phân chia được quyết định bởi các lực lượng cơ
bản hơn trong nền kinh tế? Các nhà kinh tế sử dụng th ậ u t n ữ g điểm ơ r i ủ c a th ế
u để chỉ vấn đề
phân chia gánh nặng thuế. Như chúng ta sẽ thấy, chúng ta có thể rút ra được một số bài học đáng n ạ g c nhiên ề
v ảnh hưởng của thuế chỉ bằng cách sử dụng công cụ cung và cầu.
Thuế đánh vào người mua tác động thế nào đến kết cục thị trường?
Đầu tiên chúng ta hãy xem xét khoản thuế đánh vào người mua hàng. Giả dụ, chính quyền
địa phương thông qua một đạo luật quy định người mua kem phải trả cho chính phủ 0,5
đô la mỗi khi họ mua một chiếc kem. Luật thuế này tác động như thế nào đến người mua
và người bán kem? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tuân theo ba bước trong phân tích
cung và cầu ở chương 4: (1) xác định xem liệu đạo luật này tác động tới đường cung hay
đường cầu; (2) xác định xem các đường này dịch chuyển theo hướng nào; (3) xác định
xem sự dịch chuyển này tác động tới trạng thái cân bằng như thế nào.
Tác động đầu tiên của khoản thuế này là làm thay đổi cầu về kem. Đường cung không bị
ảnh hưởng bởi vì đối với bất kỳ giá kem nào, người bán vẫn có động cơ cung ứng kem ra
thị trường như cũ. Ngược lại, bây giờ người mua phải nộp thuế cho chính phủ (và giá kem
cho người bán) mỗi khi họ mua kem. Do vậy, khoản thuế này làm dịch chuyển đường cầu về kem.
Thật dễ dàng xác định hướng của dịch chuyển này. Do thuế đánh vào người mua làm
cho việc mua kem không còn hấp dẫn như trước, nên người mua có lượng cầu về kem
thấp hơn tại mọi mức giá. Kết quả là đường cầu dịch chuyển sang trái (hay xuống dưới) như trong hình 6.
Trong trường hợp này, chúng ta có thể nói chính xác đường cầu dịch chuyển bao nhiêu. Do
người mua bị đánh thuế 0,5 đô la, nên giá mua kem thực sự đối với người mua cao hơn giá
thị trường 0,5 đô la. Ví dụ, nếu giá thị trường của một chiếc kem bằng 2 đô la, thì giá thực sự
bằng 2,5 đô la. Do người mua coi tổng chi phí mua hàng bao gồm cả thuế, nên họ có cầu mua
một lượng kem giống như trường hợp giá thị trường cao hơn giá bán ra là 0,5 đô la. Nói cách
khác, để người mua có cầu về bất kỳ lượng kem nào, thì giờ đây giá thị trường cũng phải thấp
hơn 0,5 đô la để bù lại ảnh hưởng do thuế gây ra. Cho nên, khoản thuế 0,5 đô la làm dịch
chuyển đường cầu xuống dưới một lượng đ úng bằng mức th ế
u (0,5 đô la), tức từ D1 tới D2.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 11
Để thấy rõ điểm rơi của thuế, chúng ta so sánh điểm cân bằng cũ với điểm cân bằng mới. Bạn
có thể thấy trong hình vẽ là giá cân bằng của kem giảm từ 3 đô la xuống 2,8 đô la và lượng
cân bằng giảm từ 100 xuống còn 90 chiếc. Do người sản xuất bán ít hơn và người tiêu dùng
mua ít hơn, nên khoản thuế này làm giảm quy mô thị trường kem.
Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với vấn đề ảnh hưởng của thuế: Ai là người chịu thuế?
Mặc dù người mua nộp toàn bộ số thuế cho chính phủ, nhưng cả người mua và người bán
đều phải chịu gánh thuế. Do giá thị trường giảm từ 3 đô la xuống còn 2,8 đô la khi chính
phủ đánh thuế, nên người bán thu được số tiền ít hơn 0,2 đô la từ mỗi chiếc kem bán ra so
với khi chưa có thuế. Vì vậy, thuế gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người bán. Người mua
trả người bán giá thấp hơn (2,8 đô la), nhưng giá mà anh ta thực sự trả gồm cả thuế đã
tăng từ 3 đô la lên 3,3 đô la (2,80 + 0,5 = 3,3 đô la). Cho nên, khoản thuế này cũng làm người mua bị thiệt. Giá kem D1 D2 S1 $3.3 Giá người Cân bằng trước thuế mua trả 3.0 Giá không thuế Thuế (0,5$) 2.8 Thuế đánh vào người mua làm Giá người dịch chuyển đường cầu xuống bán nhận dưới một lượng Cân bằng đúng bằng thuế sau thuế (0,50 đô la) 0 90 100 Lượng kem
Hình 6. Thuế đánh vào người mua. Khi một khoản th ế
u 0,5 đô la đánh vào người mua, đường
cầu dịch chuyển xuống một khoảng bằng 0,5 đô la, tức từ D1 xuống D2. Lượng cân bằng giảm từ
100 xuống 90 chiếc kem. Giá mà người bán thu được giảm từ 3 đô la xuống còn 2,8 đô la. Giá
mà người mua trả (bao gồm cả thuế) tăng từ 3 đô la lên 3,3 đô la. Mặc dù thuế đánh vào người
mua, nhưng cả người mua và người bán đều phải chia sẻ gánh nặng thuế.
Tóm lại, phân tích trên đây đem lại cho chúng ta hai kết luận tổng quát:
- Thuế cản trở hoạt động của thị trường. Khi một mặt hàng bị đánh thuế, lượng bán ra
của nó giảm khi thị trường đạt trạng thái cân bằng mới.
- Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Trong trạng thái cân bằng mới,
giá mà người mua phải trả cao hơn và giá mà người bán được nhận thấp hơn.
Tác động của thuế đánh vào người bán đến kết cục thị trường
Bây giờ chúng ta hãy xem xét trường hợp thuế đánh vào người bán. Giả sử chính quyền địa
phương thông qua một đạo luật quy định những người bán kem phải nộp 0,5 đô la cho chính
phủ đối với mỗi chiếc kem họ bán. Đạo luật đó gây ra những tác động gì?
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 12
Trong trường hợp này, trước hết thuế tác động vào cung về kem. Do th ế u không đánh vào
người mua, nên lượng cầu về kem tại mọi mức giá vẫn như cũ, do đó đường cầu không thay
đổi. Ngược lại, khi thuế đánh vào người bán, chi phí bán kem tăng và n ư g ời bán cung ứng
lượng kem ít hơn tại mọi mức giá. Đường cung dịch chu ể
y n sang trái (hay lên trên).
Một lần nữa, chúng ta có thể tính toán chính xác quy mô của sự dịch chuyển. Đối với bất kỳ
mức giá thị trường nào của kem, giá mà người bán thực sự nhận được - tức số tiền họ được
phép giữ lại sau khi nộp thuế - thấp ơ
h n so với trước là 0,5 đô la. Ví dụ, ế n u giá t ị h trường
của một chiếc kem là 2 đô la, giá người bán thực ự s n ậ h n được ẽ
s là 1,5 đô la. Cho dù giá thị
trường là bao nhiêu, thì người bán cũng chỉ cung ứng một lượng kem như trong trường hợp
giá thị trường giảm 0,5 đô la. Nói cách khác, để làm cho người bán cung ứng bất kỳ lượng
nào, giá thị trường bây giờ cũng p ả
h i cao hơn 0,5 đô la để bù lại điểm rơi của thuế. Do đó
như được chỉ ra trong hình 7, đường cung dịch chuyển lên trên một đoạn bằng đúng mức thuế
(0,5 đô la), tức từ S1 tới S2.
Khi thị trường chuyển từ trạng thái cân bằng cũ sang trạng thái cân bằng mới, giá kem cân
bằng tăng từ 3 đô la lên 3,3 đô la và lượng cân bằng giảm từ 100 xuống còn 90 chiếc kem.
Một lần nữa, thuế lại làm giảm quy mô thị trường kem. Và lần này cũng vậy, người mua và
người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Do giá thị trường tăng, người mua phải trả thêm 0,3 đô la cho ỗ m i ch ế i c kem mà họ mua so ớ
v i trước khi có thuế. Người bán nhận được giá cao
hơn so với trước khi có thuế, nhưng giá thực sự (sau khi đóng thuế) giảm từ 3 đô la xuống còn 2,8 đô la.
So sánh hình 6 và 6.7, chúng ta đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên: Thuế đánh vào
người mua và thuế đánh vào người bán tương đương nhau. Trong cả hai trường hợp, thuế
đều đặt một chiếc nêm vào giữa giá mà người mua trả và giá mà người bán nhận được.
Chiếc nêm này không thay đổi, cho dù thuế được đánh vào người mua hay người bán.
Trong cả hai trường hợp, nó đều làm dịch chuyển vị trí tương đối của đường cung và
đường cầu. Tại điểm cân bằng mới, người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế.
Điểm khác biệt duy nhất giữa thuế đánh vào người mua và thuế đánh vào người bán là ở
người nộp thuế cho chính phủ.
Tính tương đương của hai loại th ế
u này có lẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta tưởng tượng rằng
chính phủ thu thuế 0,5 đô la một chiếc kem bằng cách đặt một cái bát tại mỗi quầy bán kem.
Khi chính phủ đánh thuế vào người mua, người mua được yêu cầu bỏ 0,5 đô la vào bát khi họ
mua một chiếc kem. Khi chính phủ đánh thuế vào người bán, người bán được yêu cầu bỏ 0,5
đô la vào bát mỗi khi họ bán ộ m t chiếc kem. V ệ
i c 0,5 đô la đi trực tiếp ừ t ví ủ c a người mua
vào bát, hay gián tiếp từ ví người mua qua tay người bán rồi vào bát đều có ảnh hưởng như
nhau. Khi thị trường đạt đ n
ế điểm cân bằng mới, người mua và người bán cùng nhau chia sẻ
gánh nặng thuế, việc đánh thuế như thế nào không quan trọng. S Thuế đánh vào Giá kem D 2 1 người bán làm dịch chuyển đường cung S1 $3.3 lên trên một lượng Giá người Thuế (0,5$) đúng bằng mức thuế mua trả (0,50 đô la) 3.0 Giá không thuế 2.8 Giá người
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Cân bằng bán nhậ
n Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chíntrước thuế 13 Cân bằng sau thu
Hình 7. Thuế đánh vào người bán. Khi mức thuế 0,5 đô la đánh vào người bán, đường cung
dịch chuyển lên trên 0,5 đô la, tức từ S1 lên S2. Lượng cân bằng giảm từ 100 xuống 90 chiếc
kem. Giá người mua phải trả tăng ừ
t 3 lên 3,3 đô la. Giá người bán n ậ
h n được (sau khi nộp
thuế) giảm từ 3 xuống 2,8 đô la. Cho dù là thuế đánh vào người bán hay người mua, thì cả
người mua và người bán đều chia sẻ gánh nặng thuế
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: QUỐC HỘI CÓ THỂ PHÂN CHIA GÁNH NẶNG THUẾ TIỀN LƯƠNG KHÔNG?
Nếu đã từng nhận được một tấm séc trả lương, bạn có thể thấy rằng thuế được khấu trừ đi
từ số tiền bạn kiếm được. Một trong các loại thuế đó được gọi là FICA, chữ viết tắt của
Đạo luật về Đóng góp bảo hiểm Liên bang. Chính phủ Liên bang sử dụng nguồn thu từ
thuế FICA để chi trả bảo hiểm xã hội, y tế, hỗ trợ thu nhập và các chương trình chăm sóc
sức khỏe cho người già. FICA là một ví dụ về thuế đánh vào tiền lương, vì nó đánh vào
tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho công nhân của họ. Năm 1995, tổng nguồn thu từ
thuế FICA đánh vào một công nhân điển hình bằng 15,3% thu nhập từ tiền lương.
Bạn nghĩ ai phải chịu gánh nặng thuế đánh vào tiền lương này - doanh nghiệp hay người lao
động? Khi phê chuẩn đạo luật ề v th ế
u tiền lương, Quốc hội tìm cách phân chia gánh nặng
thuế. Vì vậy, Quốc hội quy định một nửa số thuế do doanh nghiệp trả và nửa còn lại do người
lao động trả. Nghĩa là một nửa số thuế được thu từ doanh thu của doanh nghiệp, còn nửa kia
được khấu trừ vào tiền lương của công nhân. Số t ề
i n khấu trừ trên cuống séc tiền lương của
bạn là phần đóng góp của người lao động.
Song phân tích của chúng ta về ảnh hưởng của thuế chỉ ra rằng các nhà làm luật không thể
phân bổ gánh nặng thuế dễ dàng như vậy. Để minh họa, chúng ta có thể phân tích thuế
tiền lương giống như là một loại thuế hàng hóa, trong đó hàng hóa là lao động, còn giá cả
là tiền lương. Đặc điểm then chốt của thuế tiền lương là nó đặt một chiếc nêm vào giữa
tiền lương mà doanh nghiệp trả và tiền lương mà người lao động nhận được. Hình 8 chỉ ra
kết cục này. Khi loại thuế tiền lương có hiệu lực, tiền lương mà người lao động nhận
được giảm đi và tiền lương mà doanh nghiệp phải trả tăng lên. Cuối cùng thì người lao
động và doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng thuế đúng như luật quy định. Nhưng việc
phân chia gánh nặng thuế này giữa người lao động và doanh nghiệp chẳng có gì liên quan
tới sự phân chia theo luật quy định: Sự phân chia gánh nặng thuế trong hình 8 không nhất
thiết phải là 50-50, và kết quả tương tự cũng sẽ xảy ra nếu đạo luật này yêu cầu người lao
động nộp toàn bộ tiền thuế hay doanh nghiệp nộp toàn bộ thuế tiền thuế.
Ví dụ trên chỉ ra rằng bài học cơ bản nhất về ảnh hưởng của thuế thường bị bỏ qua trong các
cuộc tranh luận công khai. Các nhà làm luật có thể quyết định việc thuế lấy từ ví người mua
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 14
hay người bán, nhưng họ không quyết định được sự phân chia gánh nặng thuế. Trên thực tế,
ảnh hưởng của thuế p ụ h th ộ
u c vào các lực lượng cung ầ c u. Tiền lương Cung về Tiền lương do doanh lao động nghiệp trả Chiếc nêm Tiền lương thuế không thuế Cầu về lao Tiền lương người lao động động nhận được Lượng công nhân
Hình 8. Thuế tiền lương. Thuế lương đặt một chiếc nêm vào giữa tiền lương người lao động
nhận được và tiền lương doanh nghiệp trả. Khi so sánh tiền lương có thuế và không thuế, bạn
nhận thấy rằng người lao động và doanh nghiệp cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Việc phân
chia gánh nặng thuế giữa người lao động và doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc vào việc
chính phủ đánh thuế vào người lao động hay doanh nghiệp, hoặc phân chia thuế thành hai
phần bằng nhau cho hai nhóm người này.
Hệ số co giãn và điểm rơi của thuế
Khi một hàng hóa bị đánh th ế
u , cả người mua và người bán cùng chia ẻ s gánh ặ n ng th ế u .
Nhưng thực ra gánh nặng thuế được phân chia như thế nào? Rất hiếm khi nó được chia đều
cho các bên. Để biết gánh nặng này được chia sẻ như thế nào, chúng ta cùng xem xét ảnh
hưởng của thuế tới hai thị trường trong hình. Trong cả hai trường ợ h p, hình này c ỉ h ra đường
cầu ban đầu, đường cung ban đầu và một mức thuế chèn chiếc nêm giá vào giữa số tiền người
mua phải trả và số tiền người bán nhận đư c
ợ . (Trong cả hai phần hình 9, chúng ta không ẽ v
đường cung và đường cầu mới. Việc đường nào dịch chuyển phụ thuộc vào chỗ thuế đánh
vào người mua hay người bán. Như chúng ta thấy, điều này không liên quan tới điểm rơi của
thuế). Sự khác biệt giữa hai phần là hệ số co giãn tương đối của cung và cầu.
Phần (a) của hình 9 minh họa cho một loại thuế trên thị trường có cung rất co giãn và cầu
tương đối không co giãn. Trong tình huống này, người bán phản ứng mạnh đối với giá cả
trong khi người mua ít phản ứng đối với giá cả. Khi một loại thuế được áp dụng trong thị
trường có hệ số co giãn như vậy, giá người bán thu được không giảm nhiều, nên người bán
chỉ phải chịu một phần nhỏ của gánh nặng thuế. Ngược lại, giá người mua phải trả tăng
đáng kể và điều này cho thấy người mua chịu phần lớn gánh nặng thuế.
(a) Cung co giãn, cầu ít co giãn Giá Cung Giá người 1. Khi cung co mua trả giãn nhiều hơn Giá không Thuế cầu ... thuế Giá người 2… gánh nặng bán nhận của thuế rơi vào 3... là đánh người mua nhiều vào người Cầu hơn bán Lượng
(b) Cung ít co giãn, cầu co giãn
Chương 4 – Cung, cầ1. Khi cầu co giãn nhiều hơn ủ cung ... 15 Giá Cung
Hình 9. Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào. Trong phần (a), đường cung co giãn còn
đường cầu không co giãn. Trong trư n
ờ g hợp này, giá người bán nhận được giảm ít trong khi giá
người mua phải trả tăng nhiều. Do đó, người mua chịu phần lớn gánh nặng thuế. Trong phần (b),
đường cung ít co giãn còn đường cầu co giãn. Trong trường hợp này, giá ngư i
ờ bán nhận được giảm
nhiều trong khi giá người mua phải trả tăng ít. Cho nên, người bán chịu phần lớn gánh nặng thuế.
Phần (b) của hình 9 minh họa cho một loại thuế trong thị trường có cung tương đối không co
giãn và cầu rất co giãn. Trong trường hợp này, người bán rất ít p ả h n ứng ạ m nh đối ớ v i giá,
nhưng người mua lại phản ứng mạnh. Hình này cho thấy khi có thuế, giá người mua phải trả
không tăng nhiều lắm, trong khi giá người bán nhận được lại giảm mạnh. Cho nên, người bán
phải chịu hầu hết gánh nặng thuế.
Hai phần của hình 9 nêu ra một bài học chung về cách phân chia gánh nặng thuế. Gánh nặng thuế
nghiêng nhiều về bên thị trường ít co giãn hơn. Tại sao điều này đúng? Về bản chất, hệ số co giãn
phản ánh sự sẵn sàng ờ
r i bỏ thị trường của người mua và người bán khi điều kiện thị trường trở
nên bất lợi. Cầu không co giãn hàm ý người mua không có các phương án tốt thay thế cho việc
tiêu dùng hàng hóa này. Cung ít co giãn hàm ý người bán không có các phương án tốt thay thế
cho việc sản xuất hàng hóa này. Khi hàng hóa bị đánh thuế, bên thị trường có ít sự lựa c ọ h n ơ h n
không thể dễ dàng rời bỏ thị trường và do đó phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: AI CHỊU THUẾ ĐÁNH VÀO HÀNG XA XỈ?
Vào năm 1990, Quốc hội thông qua đạo l ậ u t th ế
u mới đánh vào các mặt hàng xa xỉ như du
thuyền, máy bay tư nhân, đồ lông thú, đồ trang sức và xe hơi đắt tiền. Mục đích của loại thuế
này là tăng nguồn thu từ những người có khả năng nộp thuế. Bởi vì chỉ những người giàu mới
có thể mua những đồ xa xỉ, nên đánh thuế vào hàng xa xỉ dường như là một lô gic hợp lý khi
người ta muốn đánh thuế vào người giàu.
Thế nhưng, do ảnh hưởng của các lực lượng cung và cầu, kết quả lại không như Quốc ộ h i dự
kiến. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét thị trường du thuyền. Cầu về du thuyền tương đối co giãn.
Một triệu phú có thể dễ dàng không mua du thuyền nữa, mà dùng số tiền đó để mua một ngôi
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 16
nhà lớn hơn, đi du lịch châu Âu, hay để lại thừa kế của cải nhiều hơn cho con cháu. Ngược
lại, cung về du thuyền không co giãn, ít nhất là trong ngắn hạn. Các nhà máy sản xuất du
thuyền không dễ dàng chuyển sang hoạt động sản xuất khác, còn công nhân đóng du thuyền
thì không sẵn sàng đổi nghề để đáp lại điều kiện thay đổi của thị trường.
Phân tích của chúng ta đưa ra một dự báo rõ ràng trong trường hợp này. Với cầu co giãn và
cung ít co giãn, gánh nặng thuế chủ yếu đổ lên đầu các nhà cung cấp. Nghĩa là thuế đánh vào
du thuyền đặt gánh nặng chủ yếu lên vai các doanh ngh ệ i p và công nhân ả s n x ấ u t du thuyền,
bởi vì cuối cùng họ thu được giá thấp hơn cho sản phẩm của mình. Song công nhân không
phải là người giàu có. Do đó, gánh nặng của thuế đánh vào hàng xa xỉ rơi vào tầng ớ l p trung
lưu, chứ không phải là những người giàu.
Những giả định sai lầm về ảnh hưởng của thuế đánh vào hàng xa xỉ nhanh chóng trở nên rõ
ràng sau khi đạo luật thuế này có hiệu lực. Các nhà cung cấp hàng hóa xa xỉ đã làm cho đại
diện của họ trong Quốc hội nhận thức được khó khăn mà họ phải trải qua và Quốc hội đã bãi
bỏ hầu hết luật thuế đánh vào hàng xa xỉ vào năm 1993.
Kiểm tra nhanh: Trong đồ thị cung cầu, hãy chỉ rõ tác động của mức thuế 1.000 đô la/ một
chiếc xe đánh vào người mua xe đối với số lượng xe bán ra và giá của chúng. Bằng một đồ
thị khác, hãy chỉ ra tác động của mức thuế 1.000 đô la một chiếc xe đánh vào người bán đối
với số lượng xe bán ra và giá cả của chúng. Trong cả hai đồ thị, hãy chỉ ra sự thay đổi giá
cả mà người mua xe phải trả và sự thay đổi giá cả mà người bán xe nhận được.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế do hai loại luật chi phối: luật cung cầu và l ậ
u t do chính phủ đưa ra. Trong
chương này, chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu xem các luật này tương tác như thế nào. Kiểm soát
giá và thuế mang tính phổ biến trong các thị trường khác nhau, và ảnh hưởng của chúng
thường được báo chí và các nhà hoạch định chính sách tranh luận. Chỉ cần một chút k ế i n thức
kinh tế là có thể hiểu và đánh giá được các chính sách này.
Trong các chương sau, chúng ta sẽ phân tích chính sách của chính phủ một cách chi tiết hơn.
Chúng ta sẽ xem xét các ảnh hưởng của thuế đầy đủ hơn và nghiên cứu nhiều loại chính sách
hơn so với chúng ta đã làm trong chương này. Song các bài học cơ bản của chương này sẽ
không thay đổi: Khi phân tích các chính sách của chính phủ, thì cung và cầu là những công
cụ phân tích đầu tiên và hữu hiệu nhất.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 17