Cùng tìm hiểu về Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu về Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã)
và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh
cảnh). Người ta có thể coi hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động
vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc có thể nhìn hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các
loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung. Các thành phần
hữu sinh (sinh học) và vô sinh (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình
dinh dưỡng và dòng năng lượng.
Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các
, và giữa các sinh vật và môi sinh vật
trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi hệ sinh thái
có một không gian đặc biệt, và có giới hạn.Một số nhà khoa học xem toàn bộ hành
tinh là một hệ sinh thái. Năng lượng nước , nitơ ,
và khoáng trong đất là thành phần
phi sinh học thiết yếu của một hệ sinh thái.
Hệ sinh thái được kiểm soát bởi cả hai yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố
bên ngoài như khí hậu, vật liệu gốc tạo thành đất, địa hình và thời gian, tất cả đều
có ảnh hưởng lên hệ sinh thái. Tuy nhiên, những yếu tố bên ngoài này, tự chúng
không bị ảnh hưởng bởi hệ sinh thái. Hệ sinh thái không phải là cố định: chúng có
thể bị nhiễu loạn định kỳ và thường ở trong quá trình hồi phục từ những nhiễu loạn
trong quá khứ và tiến đến cân bằng. Các yếu tố bên trong thì lại khác: Chúng
không chỉ kiểm soát các quá trình hệ sinh thái mà còn được kiểm soát bởi chính hệ
sinh thái. Một cách khác để nói điều này là các yếu tố bên trong phải chịu tác động từ các vòng phản hồi.
Con người hoạt động trong các hệ sinh thái và có thể ảnh hưởng đến cả yếu tố bên
trong lẫn yếu tố bên ngoài. Sự ấm lên toàn cầu là một ví dụ về tác động tích lũy từ
các hoạt động của con người. Hệ sinh thái mang lại lợi ích, được gọi là "lợi ích hệ
sinh thái", mà con người thường dưạ vào cho sinh kế của họ. Quản lý tổng hợp hệ
sinh thái thì hiệu quả hơn là cố gắng quản lý các loài riêng lẻ trong đó.
Ví dụ : Chim kiếm ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, lẻ bầy, các con
trong đàn kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông
báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.
Ở thực vật, hiện tượng giúp chống gió, chống cây liền rễ
mất nước tốt hơn, khi có
gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức gió thổi, làm cây không bị đổ, ngã
Sự tương tác cạnh tranh, Con thú săn mồi cùng một loài thường phải ganh đua
nhau kịch liệt mới có thể sống được, có thể là con vật cô độc ( , hổ mèo rừng) hoặc
một đôi vợ chồng cùng với con cái (loài cáo, chó rừng), hay cả nhóm sống theo bầy đàn (sư tử, ,
linh cẩu chó sói, chó hoang).