Cùng tìm hiểu về việc Biến đổi khí hậu như hiện này như thế nào ? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Cùng tìm hiểu về việc Biến đổi khí hậu như hiện này như thế nào ? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phổ biến và thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ủng hộ việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu suất,
tăng tính minh bạch và giảm nhu cầu trợ cấp cho quá trình cung cấp điện.
Tìm hiểu, thuyết phục và ủng hộ việc ải cách trợ giá NLHT: cắt bỏ những
hỗ trợ và ưu tiên đối với nguồn nhiên liệu hóa thạch; điều chỉnh giá than, xăng dầu, điện…
Hỗ trợ chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nhất là phát triển
năng lượng tái tạo như một hướng đi lâu dài.
Hỗ trợ những chính sách liên quan trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
khác, ví dụ như phát triển hệ thống giao thông công cộng giúp tiết kiệm
năng lượng, giảm ô nhiễm không khí.
Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch năng lượng bền vững từ cấp gia
đình, địa phương đến quốc gia.
VI. Vấn đề biến đổi khí hậu
6.1. Khí hậu và Thời tiết
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,
các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khoảng thời gian truyền thống
để thống kê số liệu là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế
giới1. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió
Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như: tọa
độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các
dòng hải lưu ở các đại dương lân cận… Có một số yếu tố không đổi (hoặc chỉ
thay đổi rất nhỏ theo thời gian) để xác định khí hậu như: tọa độ địa lý, độ cao, tỉ
lệ giữa đất và nước, các đại dương và vùng núi lân cận… Cũng có những yếu tố
quyết định khác sinh động hơn, thay đổi thường xuyên hơn. Ví dụ:
1 Tổ chức Khí tƣợng Thế giới - World Meteorological Organization (WMO): Là một tổ
chức liên chính phủ với sự tham gia của 191 nước thành viên và vùng lãnh thổ. WMO có
nguồn gốc từ Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO), được thành lập vào năm 1873. Được thành
lập vào năm 1950, WMO trở thành cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc về khí tượng
(thời tiết và khí hậu), thủy văn và hoạt động khoa học địa vật lý liên quan. 104
- Dòng hải lưu trong các đại dương đã làm cho phía Bắc Đại Tây
Dương ấm lên 5°C (9°F) so với các vùng vịnh các đại dương khác. Các
dòng hải lưu cũng phân phối lại nhiệt độ giữa đất liền và nước trên một khu vực.
- Mật độ các loài thực vật cũng cho thấy sự ảnh hưởng của việc hấp thu
năng lượng mặt trời, sự duy trì lượng mưa trên khu vực.
- Sự thay đổi của lượng khí nhà kính quyết định đến mức độ năng
lượng mặt trời chuyển tải tới Trái Đất, dẫn tới sự ấm lên hay lạnh đi trên toàn cầu.
Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về
nhiệt độ và lượng mưa. Sơ đồ phân loại khí hậu được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay do ông Wladimir Koeppen2 phát triển.
2 Wladimir Koeppen ( , 7/10/1846-22/6/1940) là nhà địa lý
người Nga, nhà khí tượng học, nhà khí hậu học và nhà thực vật học. Sau khi học tại St.
Petersburg, ông đã dành phần lớn cuộc đời và sự nghiệp chuyên nghiệp của mình ở Đức và
Áo. Đóng góp đáng chú ý nhất của ông cho khoa học là sự phát triển của hệ thống phân loại
khí hậu Köppen, với một số sửa đổi, vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. 105
Trái ngược với khái niệm khí hậu về mặt thời gian, Thời tiết (weather) chỉ
đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Một cách chính xác hơn,
thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…
Sự khác nhau giữa Khí hậu và Thời tiết thường được tóm tắt qua thành ngữ
"khí hậu là những gì bạn mong đợi, thời tiết là những gì bạn nhận được". 6.2. Biến đổi khí hậu
6.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (tên gọi đầy đủ là Biến đổi khí hậu Trái Đất) thường được
hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu của Trái Đất, bao gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay
thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi
khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Trái Đất.
Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm
mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng
thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay
đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño3,
không thể hiện sự thay đổi khí hậu.
Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là
sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động
3 El Niño (/ɛl ˈniːn.joʊ/) là giai đoạn ấm áp của Dao động Nam-El Niño và được liên kết với
một dải nước biển ấm phát triển ở vùng xích đạo trung tâm và đông trung tâm Thái Bình
Dương, bao gồm khu vực ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ. El Niño đi kèm
với áp suất không khí cao ở phía tây Thái Bình Dương và áp suất không khí thấp ở phía đông
Thái Bình Dương. Các giai đoạn El Niño được biết là xảy ra gần bốn năm, tuy nhiên, các hồ
sơ lưu trữ đã chứng tỏ rằng các chu kỳ này đã kéo dài từ hai đến bảy năm. Trong quá trình
phát triển của El Niño, lượng mưa phát triển trong khoảng tháng 9-tháng 11 và gây ra những
thay đổi toàn cầu về nhiệt độ và lượng mưa. Từ nhiều thế kỷ trước, ngư dân Peru đã phát hiện
ra hiện tượng thời tiết này và đặt tên cho nó là El Niño de Navidad (theo tên Chúa Kitô sơ
sinh). Trong tiếng Tây Ban Nha, El Niño có nghĩa là "cậu bé". 106
con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những
biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài."
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong các văn bản về chính sách môi
trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, và được
gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
6.2.2. Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất
Có nhiều biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất, chẳng hạn như:
+) Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
+) Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
+) Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
+) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
+) Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
+) Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
6.2.3. Bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu
Những ghi chép toàn cầu hoàn chỉnh (và đáng tin cậy!) về nhiệt độ bề mặt
Trái Đất bắt đầu được ghi nhận từ nửa sau thế kỷ XIX. Đối với những giai đoạn
trước đây, hầu hết đều là dấu hiệu ghi nhận gián tiếp - biến đổi khí hậu được suy
ra từ những thay đổi proxy - các nhân tố phản ánh khí hậu như địa chất sông
băng và lõi băng, thảm thực vật và khí hậu thực vật, thay đổi mực nước biển.
6.2.3.1. Sông băng và Lõi băng
Sông băng được xem là một trong những đối tượng dự báo nhạy cảm nhất
của biến đổi khí hậu. Kích thước của sông băng được xác định bởi sự cân bằng
giữa lượng tuyết hòa vào và lượng tuyết tan ra. Khi nhiệt độ ấm lên, chiều dài
sông băng lùi dần, trừ khi lượng tuyết tăng lên đủ bù vào lượng băng bị tan
chảy; việc này cũng đúng cho điều ngược lại.
Sông băng mở rộng hơn hay thu hẹp lại là do sự thay đổi của tự nhiên lẫn sự
tác động từ bên ngoài. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng tuyết rơi, lượng nước nằm
giữa và dưới lớp băng có tính chất quyết định đến biến đổi của sông băng trong 107
một khoảng thời gian đặc biệt. Do đó, một sông băng vốn hình thành từ nhiều
sông băng nhỏ khác nhau phải tốn trung bình hàng thế kỉ hoặc thậm chí lâu hơn
để tan ra bởi tác động của những biến đổi ngắn hạn của vùng. Chính vì vậy, lịch
sử sông băng chứa đựng trong mình nó những thông tin có liên quan đến biến đổi khí hậu.
Việc thu thập tài liệu theo dõi và đánh giá sông băng trên thế giới đã được
tiến hành từ những năm 1970, ban đầu chủ yếu dựa vào những bức ảnh trên
không và bản đồ, nhưng ngày nay phụ thuộc vào các vệ tinh nhiều hơn. Việc
đánh giá kết hợp này được thực hiện với hơn 100.000 sông băng bao phủ một
diện tích khoảng 240.000 km2, và ước tính sơ bộ cho thấy lượng băng bao phủ
còn lại là khoảng 445.000 km2. Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới (World
Glacier Monitoring Service - WGMS) thu thập dữ liệu hàng năm về mức độ lùi
dần của sông băng và sự cân bằng lượng sông băng. Từ những dữ liệu này có
thể nhận thấy sông băng trên toàn thế giới đã thu hẹp đáng kể, với sự lùi dần
mạnh của những sông băng trong những năm 1940, có điều kiện ổn định hoặc
phát triển trong những năm 1920 và 1970, và một lần nữa bắt đầu giảm từ giữa những năm 1980 đến nay.
Các thông tin từ việc phân tích phần lõi băng khoan ra từ một khối băng
như khối băng Nam Cực, có thể được sử dụng để cho thấy mối liên hệ giữa nhiệt
độ và biến đổi mực nước biển toàn cầu. Không khí bị mắc kẹt ở dạng bong bóng
trong băng cũng có thể cho biết những biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển từ 108
quá khứ xa xôi, trước khi chịu ảnh hưởng từ môi trường hiện đại. Nghiên cứu
các lõi băng sẽ đưa ra được những chỉ số quan trọng về sự thay đổi lượng
CO2 qua hàng ngàn năm, và tiếp tục cung cấp những thông tin có giá trị về sự
khác nhau giữa điều kiện không khí cổ xưa và hiện đại.
6.2.3.2. Thực vật và Khí hậu thực vật
Sự thay đổi về loài đại diện, sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm
thực vật có thể xảy ra do biến đổi khí hậu, điều này rất dễ nhận thấy. Trong bất
kỳ tình huống nào, một sự thay đổi khí hậu nhẹ cũng có thể dẫn đến tăng lượng
mưa hoặc tuyết và tăng mức ấm áp, dẫn đến tăng trưởng thực vật được cải thiện
và kéo theo việc hấp thụ nhiều CO2 trong không khí hơn. Tuy nhiên, những thay
đổi triệt để hơn, mức độ lớn hơn hay tốc độ xảy ra nhanh hơn cũng có thể dẫn
đến tác động lớn lên thực vật, nhiều loài nhanh chóng biến mất và trong một số
trường hợp có thể xảy ra hiện tượng sa mạc hoá.
Khí hậu thực vật là ngành phân tích các dạng vòng gỗ tăng trưởng của cây
từ đó xác định biến đổi khí hậu từng xảy ra trong quá khứ. Những vòng lớn và
dày cho biết cây đã trải qua giai đoạn phát triển đủ nước và màu mỡ. Trong khi
những vòng mỏng, hẹp thể hiện thời gian cây hưởng lượng mưa thấp hơn và
điều kiện lý tưởng để phát triển cũng kém hơn.
6.2.3.3. Phân tích phấn hoa
Phân tích phấn hoa là bộ môn khoa học hiện đại nghiên cứu về lĩnh vực hóa
thạch ở kích thước tế bào, bao gồm cả phấn hoa. Phân tích phấn hoa được sử
dụng để suy ra sự phân bố địa lý của các loài thực vật từng thay đổi theo điều
kiện khí hậu khác nhau. Những nhóm thực vật khác nhau có hình dạng và cấu
tạo bề mặt phấn hoa rất đặc thù. Do lớp ngoài của phấn hoa được cấu thành từ
một lớp chất liệu có tính đàn hồi rất cao nên đã ngăn ngừa cho phần bên trong bị
hư hại. Sự thay đổi trong các loại phấn hoa được tìm thấy từ những lớp trầm tích
khác nhau - trong các hồ, đầm lầy hay vùng châu thổ - cho biết các thay đổi ở
thế giới thực vật. Những thay đổi này thường là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.
Ví dụ như những nghiên cứu về phương pháp phân tích phấn hoa đã được sử
dụng để theo dõi sự thay đổi ở các mẫu thực vật trong suốt kỷ băng hà thứ tư, và
đặc biệt là trong thời kì băng giá nhất của kỉ băng hà cuối cùng. 6.2.3.4. Côn trùng
Những loài bọ cánh cứng còn sót lại sống chủ yếu tại những vùng nước ngọt
và trầm tích đất đai. Các loài bọ cánh cứng khác không có xu hướng được tìm
thấy trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Do giống bọ cánh cứng rất đa
dạng với số lượng lớn và có cấu trúc di truyền không thay đổi đáng kể qua hàng 109
ngàn năm nên việc nghiên cứu dựa trên những loài bọ cánh cứng khác nhau sẽ
đem lại kiến thức về phạm vi khí hậu hiện tại, xác định được tuổi của các trầm
tích còn sót lại, từ đó có thể suy ra điều kiện khí hậu trong quá khứ.
6.2.3.5. Thay đổi mực nƣớc biển
Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua đã được ước
tính bằng cách sử dụng các máy đo thủy triều, các số liệu đo được đối chiếu
trong thời gian dài để đưa ra một mực nước trung bình dài hạn. Gần đây
hơn, máy đo độ cao - kết hợp với sự định vị chính xác của các quỹ đạo vệ tinh -
đã cung cấp một phương pháp đo sự thay đổi mực nước biển toàn cầu cải thiện
hơn. Trước khi các công cụ đo lường máy móc được đưa vào sử dụng, các nhà
khoa học đã xác định độ cao mực nước biển thông qua các dấu vết trên
những rặng san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt trong đá
vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển. Các phương pháp định tuổi
có nhiều ưu điểm là phương pháp urani và cacbon phóng xạ, còn phương pháp
định tuổi hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề mặt
(thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển.
6.2.3.6. Dấu hiệu từ Lịch sử và Khảo cổ học
Biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây có thể nhận ra được từ những biến
đổi tương ứng về các kiểu định cư và nông nghiệp. Dấu hiệu khảo cổ học, văn
bản lịch sử và lịch sử truyền miệng có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu
biết về biến đổi khí hậu trong quá khứ. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
cũng có mối liên hệ nhất định với sự sụp đổ của các nền văn minh.
6.2.4. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên và cũng có thể do tác động của con người.
a) Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể
là từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần
của hệ thống khí hậu trái đất, bao gồm:
i) Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do Trái Đất tự quay xung quanh
trục của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu
kỳ đã diễn ra. Các thay đổi về chuyển động của Trái Đất gồm: sự thay đổi của
độ lệch tâm có chu kỳ dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ
dao động khoảng 41.000 năm và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng
từ 19.000 năm đến 23.000 năm. Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số 110
này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó
làm thay đổi khí hậu trái đất.
ii) Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có
thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá
trình vận động kiến tạo, phun trào của núi lửa,… Sự biến dạng này làm thay đổi
phân bố lục địa - đại dương, hình thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong
phân bố bức xạ mặt trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và
trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương. Ngoài ra, các đại dương là một
thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu vận chuyển một lượng lớn
nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng
đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển.
iii) Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát
xạ của Mặt Trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ
hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự
xuất hiện các vết đen mặt trời làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống
Trái Đất thay đổi, năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt
độ bề mặt trái đất.
iv) Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí4 do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt
trời trở lại vào không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có
thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến
đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào
biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
b) Biến đổi khí hậu do tác động của con người
Có hai tác động chủ yếu của con người gây nên biến đổi khí hậu, đó là: - Hiệu ứng nhà kính.
- Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu
Trong các Mục 6.3 và 6.4 chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng tác động nêu trên.
4 Sol khí - Aerosols: Là các hạt rất nhỏ gây ra hiện tượng mù. Chúng phần lớn là nước và các
hạt chất ô nhiễm như axit sulphua và muối biển. Sol khí trong tầng đối lưu thường được giáng
thủy quét đi. Các sol khí được mang lên tầng bình lưu thường ở đó lâu hơn nhiều. Sol khí ở
tầng bình lưu chủ yếu là các hạt sunphat từ các vụ núi lửa phun, có thể làm giảm đáng kể bức xạ mặt trời. 111
6.3. Hiện tƣợng ấm lên toàn cầu
Ấm lên toàn cầu, nóng lên toàn cầu, hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng
nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo
các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay
đổi của nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Người ta tin rằng
nhiệt độ đó đã tương đối ổn định trong một hoặc hai ngàn năm qua cho đến
trước năm 1850, và chỉ có sự dao động cục bộ như thời kỳ ấm trung cổ hay thời
kỳ băng hà nhỏ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi
trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái đất ở cuối thế kỷ XIX đã tăng
+0,8°C và ở thế kỷ XX đã tăng 0,6 ± 0,2°C (1,1 ± 0,4°F). Thể hiện trên
thang tuyến tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0,74°C ±0,18°C trong khoảng thời
gian 2000-2018. Tốc độ ấm lên trong vòng 18 năm gần đây hầu như tăng gấp
đôi trong giai đoạn này (0,13°C ± 0,03°C mỗi thập kỷ, so với 0,07°C ± 0,02°C
mỗi thập kỷ trong giai đoạn đầu). Ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị được ước tính
góp thêm vào khoảng 0,002°C cho sự ấm lên trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1900.
Nhiệt độ trong tầng đối lưu dưới tăng trong khoảng 0,12 - 0,22°C (0,22–0,4°F)
mỗi thập kỷ từ năm 1979 theo các đo đạc nhiệt độ vệ tinh. Theo các tính toán
của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA, năm 2005 là năm ấm
nhất, kể từ khi có các số liệu đo đạc đáng tin cậy từ cuối thập niên 1800, cao hơn
mức kỷ lục năm 1998 vài phần trăm độ. Tuy nhiên, Tổ chức Khí tượng Thế
giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu thì lại cho rằng năm 2005 chỉ là năm ấm
nhất thứ hai, thua năm 1998. Nhiệt độ năm 1998 ấm lên bất thường vì đó là năm
mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ XX đã diễn ra. Các dự án
mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra
rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4°C trong suốt thế kỷ
XXI. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và
viện hàn lâm khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.
Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra khác nhau ở những khu vực khác nhau trên địa
cầu. Từ năm 1979, nhiệt độ trên đất liền tăng nhanh hơn khoảng 2 lần so với sự
gia tăng nhiệt độ ở đại dương (0,25°C/thập kỷ trên đất liền, 0,13°C/thập kỷ ở đại
dương). Nhiệt độ đại dương tăng chậm hơn trên đất liền bởi vì các đại dương có
nhiệt dung riêng hiệu dụng lớn hơn và do đại dương mất nhiệt nhiều hơn thông
qua sự bốc hơi. Bắc bán cầu ấm nhanh hơn Nam bán cầu bởi vì nó có diện tích
đất lớn hơn và vì nó có những khu vực rộng lớn có mùa tuyết và vùng biển có
băng che phủ, nơi diễn ra hiện tượng phản hồi ice-albedo. 112
Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ Trái Đất:
- Sử dụng năng lượng: 50% - Công nghiệp: 24% - Nông nghiệp:13% - Phá rừng: 14% 6.4. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect), xuất phát từ effet de
serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier5 lần đầu tiên phát hiện
và đặt tên vào năm 1824, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của
tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và
phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc
sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được
chiếu sáng. Thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được do John Tyndall6 tiến hành
5 Jean-Baptiste Joseph Fourier (21/3/1768–16/5/1830) là nhà toán học, vật lý học người
Pháp. Ông đã phát minh ra chuỗi Fourier và Giải tích điều hòa, và các ứng dụng của chúng
cho các vấn đề truyền nhiệt và truyền sóng. Biến đổi Fourier và luật dẫn truyền của Fourier
cũng được đặt tên để vinh danh ông. Ông cũng phát hiện ra hiệu ứng nhà kính.
6 John Tyndall (2/8/1820-4/12/1893) là một nhà vật lý người Ireland nổi tiếng thế kỷ 19.
Danh tiếng khoa học ban đầu của ông đã nổi lên vào những năm 1850 từ nghiên cứu về 113