Cuối học phần Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Phải có quan điểmtoàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ BÀI: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp
luận của quan điểm toàn diện. Vận dụng quan điểm này
vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của anh/chị. Bài làm
Quan điểm toàn diện là
quan điểm khi nghiên cứu và xem xét
hiện tượng, sự vật hay sự việc phải quan tâm đến tất cả các
yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật.
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ
biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới. Phải có quan điểm
toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự
việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, cô
lập, độc lập với các sự vật khác. C
ơ sở lý luận của quan điểm toàn diện :
Quan điểm toàn diện được xuất phát từ nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến của phép biện chứng đó là:
- Các sự vật, hiện tượng không tồn tại cô lập mà thống nhất với
nhau trong đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động
lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau.
- Không chỉ trong tự nhiên mà cả trong lĩnh vực đời sống xã hội
và tinh thần, mọi sự vật - hiện tượng tồn tại bằng cách tác động qua lại lẫn nhau.
- Sự liên hệ đó chỉ là tính khách quan và là tính phổ biến của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Trong thế giới khách quan có vô vàn mối liên hệ, chúng rất đa
dạng và giữ vai trò vị trí khác nhau trong sự tồn tại, vận động
và phát triển sự vật hiện tượng:
- Có mối liên hệ bên trong (sự liên hệ tác động lẫn nhau giữa
các mặt các yếu tố, các bộ phận ở bên trong sự vật hiện tượng),
lại có mối liên hệ bên ngoài, nói chung mối liên hệ này không
có ý nghĩa quyết định, hơn nữa nó thường thông qua mối liên
hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với các sự vận động và
phát triển của sự vật. Tuy nhiên, nó cũng là mối liên hệ hết sức 1
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, không có một
sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập tách rời những sự kiện khác.
Chẳng hạn, qua cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại vừa tạo ra thời cơ, nhưng cũng vừa tạo ra những
thách thức to lớn đối với tất cả các nước chậm phát triển.
Nước ta có tranh thủ được thời cơ do cuộc cách mạng đó
tạo ra hay không, trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào
năng lực của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân ta.
Xong chúng ta cũng khó xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, nếu không hội nhập quốc tế, không tận dụng được
những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ mà thế giới đạt được. Nói cách khác, mối liên hệ bên
ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định.
- Có mối liên hệ chung trong toàn bộ thế giới, cũng có mối liên
hệ riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều sự vật hiện tượng,
lại có những mối liên hệ gián tiếp (sự vật, hiện tượng liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau thông qua một hay nhiều khâu trung gian).
Từ nhận thức trên, trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường
đòi hỏi phải có các yếu tố thị trường, các công cụ quản lý nền
kinh tế. Quan điểm toàn diện ở đây thể hiện ở chỗ muốn xây
dựng nền kinh tế thị trường phải xây dựng các yếu tố thị trường
mang tính đồng bộ, tính toàn diện, phải xây dựng các công cụ
đồng thời cùng hoạt động chứ không thể xây dựng riêng rẽ, như
vậy sẽ rất khó có tác dụng trong việc xây dựng nền kinh tế. Các
thị trường hàng hoá, dịch vụ cụ thể (thị trường vốn, thị trường
lao động...) mà ngay bản thân nền kinh tế cũng vậy, nó không
tồn tại trong trạng thái cô lập, mà trong mối quan hệ quy định
lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế - chính trị - ngoại giao, kinh
tế - chính trị, đạo đức - pháp quyền, kinh tế - chính trị - khoa học - nghệ thuật... Y
êu cầu phương pháp luận c
ủa quan điểm toàn diện : 2
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt
nó trong chính thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận,
các yếu tô, các thuộc tính, các mối liên hệ của chính thể đó.
+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất
yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối
tượng khác và với môi trường xung quanh.
+ Thứ tư, tránh rơi vào quan điểm phiến diện, một chiều, hoặc
xem xét dàn trải, dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.
Vận dụng quan điểm nà
y vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn :
Quan điểm toàn diện đã dạy em rằng khi xem xét, đánh giá một
sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện,
mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật
hiện tượng, không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm
chất đạo đức của người nào đó.
Hiện tại em là tân sinh viên của trường Đại học Kinh tế. Trong
bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp, em
và các bạn cùng lớp chỉ có thể học chung với nhau qua các nền
tảng học trực tuyến như: Google Meet, Microsoft Teams,… Nên
trong tương lai, khi nhập học trên trường hầu như sẽ không
thân quen với nhau. Khi nhìn thấy một người bạn nào đó , đa số
sẽ đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, cách ăn mặc
hay tính cách. Và nếu chỉ qua vài lần gặp mặt mà em đã vội
đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt , dễ tính hay khó tính thì
cách đánh giá như vậy là phiến diện, chủ quan trái với quan
điểm toàn diện. Điều đó có thể làm cho em có những quyết định sai lầm.
Ví dụ: Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương
mặt ưa nhìn, ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người
tốt và muốn làm bạn. Còn khi nhìn thấy một người ít nói,
không hay cười thì liền gắn mác cho người đó là khó tính,
không muốn kết bạn. Qua một thời gian tiếp xúc mới nhận
ra người bạn mà mình chọn ban đầu lại có những đức tính
không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ, tọc mạch. Còn 3
người bạn ít nói kia thực chất rất tốt bụng, than thiện và hay giúp đỡ bạn bè.
Vì thế, vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả. Câu nói “Tâm sinh
tướng” chỉ đúng trong 1 số ít trường hợp chứ không thể áp dụng
cho toàn thể. Con người rất dễ thay đổi do những tác động
khách quan lẫn chủ quan thế nên, muốn đánh giá 1 con người
cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn nhận họ trên mọi
phương diện, ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau. 4