Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin dựa trên cơ sở tư tưởng của C. Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong tràocách mạng thế giới và cách mạng Nga. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phân tích cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin dựa trên cơ sở tư tưởng của C. Mác và Ph.
Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào
cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của
sự phát triển dân tộc gắn với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. V.I. Lênin đưa ra
Cương lĩnh dân tộc để các Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN làm cơ sở để giải quyết
vấn đề dân tộc một cách đúng đắn và khoa học. Cương lĩnh dân tộc được trình bày
trong tác phẩm “Quyền dân tộc tự quyết” (1914), bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Vị trí: Đây là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của từng dân tộc trong mối
quan hệ giữa các dân tộc với nhau.
Đây là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của từng dân tộc trong mối quan
hệ giữa các dân tộc với nhau: các dân tộc dù lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay
thấp, số dân đông hay ít đều có quyền bình đẳng ngang nhau trong các mối quan hệ; có
quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau; không một dân tộc nào có đặc quyền, đặc lợi và đi
áp bức dân tộc khác. Đại hội XIII xác định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển…Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào
dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế
thúc đẩy tính tích cực, Z chí tự lực, tự cư[ng của đồng bào các dân tộc thiểu số phát
triển kinh tế - x] hội, thực hiện giảm ngh^o đa chiều, bền vững”1
Như vậy, phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp để trên cơ sở đó mà xoá bỏ tình
trạng dân tộc này đi áp bức dân tộc khác. Khắc phục tình trạng chênh lệch trong sự
phát triển của các dân tộc. Sự bình đẳng giữa các dân tộc phải được thể hiện toàn diện
các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, x] hội và được thực hiện ở trên tiễn.
Các dân tộc có quyền tự quyết
Vị trí: đây là quyền của các dân tộc và trong quan hệ giữa các dân tộc.
Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi tộc ngư[i, dân tộc đối với vận mệnh
tộc ngư[i, dân tộc mình. Bao gồm: Quyền tự quyết định, lựa chọn chế độ chính trị - x]
hội và con đư[ng phát triển của tộc ngư[i, dân tộc; Quyền tự do phân lập, tách ra thành
cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập; Quyền tự do liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ
sở tự nguyện và bình đẳng. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền tự quết phải kiên quyết đấu
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội, tr170. 1
tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng “Dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước hoặc kích động đòi ly khai phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng “Dân tộc tự quyết”
để ngăn cản sự đoàn kết, ủng hộ, giữa đỡ lẫn nhau của các lực lượng cách mạng, hoặc
can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi để kích động đòi ly khai.
Quyền liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc
Vị trí: Đây là nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin, phản ánh
bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp, là điều kiện đảm bảo cho phong trào
dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới của
các dân tộc. Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc quy định đư[ng lối,
phương pháp xem xét giải quyết quyền bình đẳng, quyền tự quyết. Liên hiệp GCCN tất
cả các dân tộc là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp
bức chiến thắng kẻ thù của mình. Vì vậy, cần kết hợp hài hòa giữa phong trào công
nhân với phong trào giải phóng dân tộc, giữa lợi ích giai cấp - dân tộc và nhân loại.
Tóm lại, những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác -
Lênin là một chỉnh thể thống nhất nằm trong mối quan hệ biện chứng tác động qua lại
lẫn nhau. Nếu coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một nội dung nào đều mắc phải sai lầm, thậm
trí thất bại trong giải quyết lực lượng cho cách mạng XHCN. Ngày nay, tình hình thế
giới có nhiều biến động, nhưng Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
giữa nguyên giá trị, vẫn là cơ sở lZ luận của đư[ng lối, chính sách dân tộc của Đảng
Cộng sản và Nhà nước x] hội chủ nghĩa trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin đ] giúp cho l]nh tụ Nguyễn Ái
Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô
sản, giúp Ngư[i tìm ra con đư[ng cứu nước, con đư[ng giải phóng dân tộc, gắn độc lập
dân tộc với chủ nghĩa x] hội và đặt nền móng cho việc giải quyết đúng đắn các quan hệ giai cấp và dân tộc.
2. Đặc điểm dân tộc Việt Nam 2
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam là có truyền thống
đoàn kết gắn bó từ lâu đ[i trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do đặc điểm lịch sử
của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm, các
dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy trình độ kinh tế, văn hoá, x] hội,
phong tục tập quán, lối sống...khác nhau, nhưng đều có chung truyền thống đoàn kết
thống nhất, tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Bên cạnh những giá trị mang bản sắc văn hoá tộc ngư[i độc đáo của các dân tộc thiểu
số còn có chung nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc – quốc gia Việt Nam, đó
là truyền thống yêu nước, yêu lao động, là Z thức tình cảm về quê hương Tổ quốc chung.
Hiện nay, do nhiều quyên nhân nên vẫn còn sự chênh lệch về trình độ kinh tế,
văn hóa, x] hội giữa các dân tộc. Từ sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các
miền dẫn tới tình trạng chênh lệch lớn trong sinh hoạt kinh tế như trình độ tổ chức sản
xuất, phương thức canh tác, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật... dẫn đến năng xuất,
sản lượng và hiệu quả kinh tế nói chung cũng chênh lệch.
• Sự bình đẳng giữa các dân tộc
Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là ở miền núi, gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt, nên có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các dân tộc ở nước ta. Vì vậy, trước hết, Đảng ta khẳng định vấn đề then chốt và quan
trọng nhất trong thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam chính là thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa các dân tộc hiện nay.
Đảng ta khẳng định xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ghi nhận đầy đủ
quyền của đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng để thúc đẩy bình đẳng dân
tộc. Bên cạnh đó, việc quan tâm, ưu tiên phát triển kinh tế - x] hội miền núi, vùng dân
tộc thiểu số cũng là giải pháp để thực hiện bình đẳng dân tộc. Tập trung, ưu tiên mọi
nguồn lực để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng để thực
hiện bình đẳng dân tộc.
Hơn nữa còn là sự tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc tham gia chính quyền và
các cơ quan quyền lực nhà nước để họ có đại diện của mình, đẩm bảo sự bình đẳng về
chính trị. Như Bà Tòng Thị Phóng – Nguyên chủ tịch Quốc Hội Việt Nam ( dân tộc
Thái), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Hầu A Lềnh ( dân tộc H’Mông), và hơn
80 Đồng chí dân tộc thiểu số trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV
Các dân tộc được quyền tự quyết:
Quyền các dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh
của dân tộc mình, quyền quyết định chế độ chính trị - x] hội và con đư[ng phát triển
của dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra
thành lập ra một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũng bao gồm
quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng với lợi ích để có
đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có
thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc. 3
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân
tộc của các đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân,
phản ánh sự thống nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó
đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi. Liên hiệp công
nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới;quy định đư[ng lối, phương pháp
xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Đòng th[i nó
là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến
thắng kẻ thù của mình. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để
đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng r]i thuộc các dân tộc trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ x] hội. Vì vậy, nội dung
liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh
thành một chỉnh thể.Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh
thần yêu nước mà th[i đại ngày nay đ] trở thành một sức mạnh vô cùng to lớn. Nội
dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc,
quốc gia xích lại gần nhau.
3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc chủ nghĩa Mác - Lê nin và đặc điểm dân
tộc Việt nam đề xuất giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm thực hiện tốt chính sách
dân tộc của đảng và nhà nước ta
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm
14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới),
cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên l]nh thổ Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ:
vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH là những mâu thuẫn nảy sinh giữa các tộc ngư[i
trong cùng một quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau; quan điểm,
đư[ng lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN trong giải quyết những mâu thuẫn đó.
Việc giải quyết đúng đắn, hài hòa vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản, Nhà nước
XHCN là cơ sở quan trọng, có Z nghĩa quyết định đến xây dựng và tăng cư[ng đoàn
kết, gắn bó giữa các dân tộc trong một quốc gia dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc
với nhau, phấn đấu vì mục tiêu đấu tranh chung của giai cấp công nhân. Để giải quyết 4
đúng đắn vấn đề dân tộc, trước hết phải quán triệt và thực hiện tốt cương lĩnh dân tộc
của V.I.Lênin vào thực tiễn dân tộc Việt Nam, em đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, tăng cư[ng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, nhất là Nghị quyết số
10/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân
tộc thiểu số tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn
đề dân tộc, công tác dân tộc. Đặc biệt động viên, khuyến khích đồng bào phát hiện
những điểm chưa hợp lZ, chưa phù hợp trong các chính sách dân tộc để kiến nghị với
các cấp xây dựng và hoàn thiện các chính sách dân tộc.
Hai là, hoàn thiện các văn bản pháp luật về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc,
trong đó sớm xây dựng và ban hành Luật Dân tộc. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức
bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lZ nhà nước về công tác dân tộc từ
Trung ương đến địa phương; đào tạo, bố trí, sử dụng hợp lZ đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác dân tộc ở các cấp.
Ba là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc phải phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế - x] hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền, đặc
điểm của từng dân tộc, từng địa phương. Trong tổ chức thực hiện các chính sách dân
tộc cần có sự phân loại cụ thể để thực hiện có trọng điểm, hiệu quả, dứt điểm, nhất là
đối với những chính sách quan trọng, cấp bách, phù hợp với khả năng tiếp nhận và sự
chuẩn bị ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương, đồng th[i đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế thị trư[ng định hướng x] hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bốn là, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc là công việc quan
trọng, cơ bản, thư[ng xuyên, lâu dài, đòi hỏi phải được tiến hành có lộ trình, kiên trì,
nhất quán và không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Các chính sách dân tộc được xây dựng
và ban hành phải là động lực trực tiếp thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và
phát huy vai trò, tiềm năng thật sự của mỗi dân tộc.
Năm là, kiên quyết đấu tranh trước các âm mưu của các thế lực thù địch luôn
tìm cách lợi dụng những khó khăn về đ[i sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và
những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và 5
thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên
các địa bàn chiến lược, trọng điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tác phẩm “Quyền dân tộc tự quyết” (1914)
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội, tr170.
- Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ
- https://baodantoc.vn/89-nguoi-dan-toc-thieu-so-t rung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-
khoa-xv-1623344636045.htm (Báo Dân tộc) 6