



Preview text:
Đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay
1. Cách hiểu về dân tộc như thế nào?
Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình
phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý
thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay
tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me... Hình thức và trình
độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.
Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội
nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ
hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc
gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày
càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc
người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.
Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của
sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử - văn hóa.
Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có
những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư
bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp
tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối
kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình
thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng
chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của
cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn
hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có
tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người
như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách
dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước.
Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).
(Nội dung trên được đưa ra bởi: Từ điển luật học xuất bản năm 2010)
Một số định nghĩa khác về dân tộc:
Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc
lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những
người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.
Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. "Dân tộc"
mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.
Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống
chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể
gọi là "nhà nước - dân tộc". Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những
tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa
các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người
châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có
chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.
2. Quốc gia dân tộc là gì?
Theo thông tin từ Từ điển Bách khoa mở toàn thư Wikipedia thì quốc gia dân tộc là quốc gia tồn
tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc.
Công dân trong một quốc gia dân tộc phải có chung ngôn ngữ, văn hóa và nhiều giá trị khác. Tuy
nhiên, do biến động của lịch sử, điều này khó xảy ra. Trong quốc gia dân tộc, mỗi dân tộc đều có
quyền tự quyết và quyền tự trị, hai điều đó chính hạt nhân cơ bản của hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ "state" vừa có nghĩa là một quốc gia, vừa có nghĩa là một tiểu bang
của Hoa Kỳ nên "quốc gia dân tộc" - nation-state được dùng để chỉ bất kỳ quốc gia có chủ quyền
nào dù đường biên giới của quốc gia đó có trùng khớp với đường biên giới về dân tộc và văn hóa
hay không. Việc gọi tên này là để phân biệt 01 quốc gia độc lập có chủ quyền với 01 thực thể là
thành viên của một quốc gia liên bang.
Các quốc gia dân tộc điển hình trên thế giới:
- Ai-len: nền văn hóa và ngôn ngữ tại đây này mang tính chất riêng biệt dù những người dân sống
ở Ai-len có nguồn gốc từ vùng Scandinavia,. Ở đây không có các vùng giao thoa về ngôn ngữ hay
văn hóa/dân tộc vì quá cách xa các châu lục khác.
- Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: Ở Hàn Quốc có vài nhóm nhỏ người Hoa
kiều, nhưng tại Triều Tiên gần như không tồn tại nhóm dân tộc thiểu số nào.
- Nhật Bản: được xem là quốc gia dân tộc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên trong lãnh thổ Nhật vẫn tồn
tại vài nhóm dân tộc thiểu số nhứ người Hán, người Triều Tiên...
>> Tham khảo: Ví dụ kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
3. Giới thiệu về các dân tộc Việt Nam
Theo số liệu thống kê hiện nay trên toàn thế giới có khoảng hơn 3000 tộc người sinh sống trên mọi
miền. Viê ̣t Nam là mô ̣t quốc gia với dân tô ̣c thống nhất (54 dân tô ̣c). Dân tô ̣c Kinh là dân tộc chiếm
số lượng nhiều, chiếm 87% dân số cả nước, còn lại là dân tô ̣c ít người khác như Tày, Nùng, Dao,
thái, Mông,… phân bố rải rác trên khắp các địa bàn cả nước.
Nhiều ý kiến được đưa ra về nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam. Theo đó có ý kiến cho rằng
nguồn gốc dân tộc ta bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc
chính từ người Việt bản địa. Tuy nhiên theo các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành
các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả
các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai.
4. Đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay
Đặc điểm của dân tộc Việt Nam hiện nay được thể hiện qua một số điểm sau:
Thứ nhất: Có thể thấy Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc. Đại gia đình dân tộc Việt Nam
thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc không đều nhau. Dân tô ̣c Kinh
chiếm 87% dân số , còn lại là dân tô ̣c ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có
số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao,
Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10
ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm,
Ơ đu, Brâu). Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình thành và
phát triển lâu dài trong lịch sử.
Thứ hai: Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết. Không cả già trẻ gái, trai, hay dân
tộc nào miễn là người dân Việt Nam thì các anh em dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết keo sơn gắn
bó một lòng một dạ. Trước khi thời chiến các dân tộc đồng lòng chống dịch, bảo vệ Tổ quốc. Ngày
nay thời bình các dân tộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ nền hòa bình dân tộc. Tính cố kết dân tô ̣c,
hòa hợp dân tô ̣c trong mô ̣t cô ̣ng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của dân tô ̣c ta.
Thứ ba: Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau. Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tô ̣c ở
Viê ̣t Nam ngày càng gia tăng. Các dân tô ̣c không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng.
Và sự thống nhất giữa các dân tô ̣c và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hô ̣i ngày càng được củng cố.
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều nhau. Do điều
kiện tự nhiên, xã hô ̣i và hâ ̣u quả của các chế đô ̣ áp bức bóc lô ̣t trong lịch sử nên sự chênh lệch trình
độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư thể hiện rõ rệt.
Thứ năm: Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Văn hoá Việt Nam là sự
thống nhất trong đa dạng. Cùng với nền văn hóa cô ̣ng đồng, mỗi dân tô ̣c trong đại gia đình các dân
tô ̣c Việt lại có đời sồ ng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa
của cô ̣ng đồng. Rất nhiều bản sắc văn hóa tạo thành nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc làm phong
phú cho nền văn hóa dân tộc nước nhà.
Thứ sáu: Tuy chiếm số ít nhưng các dân tộc thiểu số lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Các dân tộc thiểu số
đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, Dao, Người Jrai
(Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai…
Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung
và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300
người. Vị trí của các dân tộc thiểu số là cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về
chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc ở Việt Nam là gì?
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
- Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.