-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đặc điểm của nhận thức khoa học là gì? | Đại học Sư phạm Hà Nội
Đặc điểm của nhận thức khoa học là gì? | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Đặc điểm của nhận thức khoa học là gì? | Đại học Sư phạm Hà Nội
Đặc điểm của nhận thức khoa học là gì? | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Câu 1:
Đặc điểm của nhận thức khoa học :
1. Nhận thức khoa học mang tính khách quan nhằm tiếp cận chân lý
2. Nhận thức khoa học mang tính hệ thống
3. Nhận thức khoa học phải có luận cứ, có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn và thực nghiệm
4. Nhận thức khoa học phải sáng tạo ra tri thức khoa học mới
5. Nhận thức khoa học luôn đòi hỏi yêu cầu cao về tính trừu tượng hoá, khái
quát hoá và cụ thể hoá.
6. Nhận thức khoa học đặt ra yêu cầu cao trong sử dụng ngôn ngữ, phương pháp và phương tiện T
ri thức khoa học : Với tư cách thành tố của nhận thức khoa học, tri thức
khoa học bao gồm toàn bộ những hiểu biết sâu sắc, phong phú và đa dạng
của con người về thế giới khách quan. Nó bao hàm tri thức - nguồn, tri thức
- tiền đề và tri thức - kết quả của quá trình nhận thức. Phương pháp khoa học
: Phương pháp khoa học là hệ thống những nguyên
tắc được rút ra từ tri thức khoa học về các quy luật khách quan để điều chỉnh
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất
định. Phương pháp khoa học có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Khoa học tự nhiên
: Khoa học tự nhiên (natural science) là một nhánh của
khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các sự
vật, hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những bằng chứng rõ ràng có
được từ quan sát và thực nghiệm. Kĩ thuật:
Kĩ thuật (Engineerning) là lĩnh vực khoa học ứng dụng các thành
tựu của Toán học, Khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống. Công nghệ:
Công nghệ là tri thức có hệ thống về quy trình và kĩ thuật dùng
để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Phát minh:
Phát minh (hoặc sáng chế) là làm ra một cái mà nó chưa hề tồn tại trước đó.
Mối quan hệ giữa KHTN và CN:
Khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ
có mối liên hệ mật thiết với nhau và cùng sử dụng Toán học làm công cụ
quan trọng. Mối liên hệ này được thể hiện thông qua chu trình STEM
(Science-Technology-Engineering-Mathematics). Câu 2: Đạo đức khoa học:
Đạo đức khoa học là đạo đức trong lĩnh vực khoa học, ở
đó lĩnh vực khoa học bao gồm các lĩnh vực chuyên biệt như thí nghiệm, xét
nghiệm, giảng dạy và huấn luyện, phân tích dữ liệu, quản lí dữ liệu, chia sẻ
dữ liệu, xuất bản ấn phẩm, trình bày công trình nghiên cứu trước công
chúng, và quản lí tài chính.
Nguyên tắc cơ bản của Đạo đức khoa học:
Trung thực và khách quan trong khoa học.
Cẩn trọng trong phân tích kết quả khoa học để tránh sai sót
Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập Cởi mở và công khai
Xác nhận đầy đủ kết quả và trích dẫn chuẩn xác nguồn thông tin, dữ liệu và ý tưởng
Có trọng trách đạo đức đối với xã hội Câu 3:
Từ xưa đến nay, nền công nghiệp luôn có ảnh hưởng rất to lớn đối với đời sống
con người. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động vô cùng lớn và sâu rộng
không những làm thay đời sống con người mà còn dẫn tới sự thay đổi toàn diện
về sự phát triển của KHTN và CN:
- Bắt đầu vào khoảng năm 1784, đặc trưng của cuộc cách mạng lần thứ nhất
này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Từ
những phát minh vĩ đại này, cuộc cách mạng đầu tiên đã mở ra một kỉ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Tại đây các hệ thống kĩ thuật cũ đã được
thay thế. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo
nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Sau
cuộc cách mạng lần thứ nhất, giai cấp tư sản đã tích lũy đủ tài sản và quyền
lực, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản đã thắng thế chế độ phong kiến.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là
việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng
loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai nổ ra đã tạo nên
tiền đề mới, phát triển và là cơ sở vứng chắc để thúc đẩy nền công nghiệp
phát triển ở một mức cao hơn. Sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các
nhà máy lớn sản xuất theo dây chuyền đã thay thế các xưởng sản xuất nhỏ,
dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản độc quyền đã thay thế chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh, đồng thời giai cấp công nhân và một số phong trào chính trị đi
theo chủ nghĩa xã hội đã hình thành.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự
ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công
nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Tại cuộc cách mạng này đã tạo điều
kiện cho các nguồn tài nguyên được tiết kiệm và các nguồn lực xã hội được
thực hiện tương đối hạn chế. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất,
cuộc Cách mạng KH và CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống
xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính
là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này. Cách mạng Công nghiệp lần thứ
ba dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại.