Đặc điểm quá độ lên CNXH ở VN| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
đặc điểm quá độ lên cnxh ở vn Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. ĐẶC ĐIỂM QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM LÀ BỎ QUA CHẾ ĐỘ CỦA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
- Việt Nam tiến lên CNXH có những đặc trưng cơ bản:
+ Xuất phát từ xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp, chịu những hậu quả nặng nề do
các cuộc chiến tranh kéo dài cả thập kỉ.Kẻ thù thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc ta.
+ Cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội quốc tế hoá sâu sắc
→ Tạo thời cơ phát triển các nước, đặt ra những thách thức gay gắt.
+ Dù chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên CNXH. Các nước cùng nhau tồn tại, đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia. Cuộc đấu
tranh của các nước tuy khó khăn nhưng song theo quy luật tiến hoá lịch sử, loài người sẽ tiến tới CNXH.
. Quá độ lên CNXH phản ánh quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh 1930
chỉ rõ: sau khi hoàn thành cách mạng, dân chủ nhân dân tiến lên CNXH
→ Sự lựa chọn dứt khoát của Đảng, đáp ứng nguyện vọng dân tộc.
. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Đại hội IX của Đảng xác định: Con đường đi lên
của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bỏ qua xác lập vị trí thống
trị, tiếp thu thành tựu nhân loại đạt được, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
→ Đây là tư tưởng mới phản ánh nhận thức, tư duy của Đảng về con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng này cần được hiểu:
Thứ nhất: là con đường cách mạng tất yếu khách quan, xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH của nước ta.
Thứ hai: Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ
nghĩa. Còn nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành
phần kinh tế tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo. Còn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân
phối, vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị.
Thứ ba: Đòi hỏi tiếp thu, kế thừa thành tựu nhân loại đạt được dưới chủ nghĩa tư bản để phát triển, quản
lý xã hội, phát triển nền kinh tế hiện đại, lực lượng sản xuất.
Thứ tư: Tạo sự biến đổi về chất của xã hội trên mọi lĩnh vực, là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đòi hỏi phải quyết tâm chính trị cao và khát vọng
lớn của toàn Đảng, toàn dân.