Đặc thù về điều kiện hình thành học phần Xã hội học pháp luật
Đặc thù về điều kiện hình thành học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
Đặc thù là nét riêng biệt làm cho nhà nước này khác với nhà nước khác cùng
loại khác, tính chất của đặc thù là những đặc tính, đặc điểm nổi bật của sự vật,
hiện tượng, dùng để phân biệt giữa nhà nước này với nhà nước khác.
1. Đặc thù về điều kiện hình thành:
* Lãnh thổ, dân cư, điều kiện tự nhiên:
* Đặc thù về kinh tế: thời kỳ này đã có sự biến đổi từ nền kinh tế tự nhiên nguyên
thủy sang nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng thời xuất hiện nghề
trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim
đồng thau. Việc xuất hiện các nghề trồng trọt, chăn nuôi và các công cụ lao động
bằng đồng, sắt đã tạo ra năng suất lao động cao, và tạo ra của cải dư thừa cho
xã hội. Từ đây, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, tuy nhiên, tư liệu
sản xuất chính là ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung của công xã nông thôn.
Sở hữu tư nhân xuất hiện nhưng phát triển chậm, chủ yếu là sở hữu với sản
phẩm lao đông, đất ở, công cụ lao động.
* Xã hội: Sự phát triển của sức SX và kinh tế đã tạo ra sản phẩm thặng dư trong
xã hội, từ đó tác động trực tiếp tới phân hóa xã hội, thể hiện nổi bật ở hai hiện tượng:
Thứ nhất: những gia đình nhỏ trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Chế độ mẫu
hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ
Thứ hai: Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho sự hình thành và tồn
tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất, kết
hợp cả 3 quan hệ láng giềng, địa lý và huyết thống.
* Trên cơ sở kinh tế – xã hội thực sự chín muồi như vậy, nhà nước Văn Lang –
Âu Lạc vẫn xuất hiện do có sự tác động của các yếu tố bên ngoài:
Thứ nhất, do sự tác động của nhu cầu trị thủy, thủy lợi. Thiên nhiên nước ta có
nhiều thuận lợi đối với cuộc sống con người. Cuối thời Hùng Vương, dân cư đã
tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát
triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy – thủy lợi đóng vai trò
rất quan trọng. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu gắn kết cộng đồng lại bởi một
người hay một nhóm người không thể làm được công việc đó.
Thứ hai, do tác động của yếu tố chiến tranh. Vị trí địa lý nước ta nằm trên những
luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các nối đe dọa từ bên ngoài
ngày càng trở nên cấp thiết. Các tư liệu khảo cổ đã ghi nhận được rằng trong giai
đoạn Phùng Nguyên, tỷ lệ vú khí so với toàn tộ hiện vật rất nhỏ như ở di tích Văn
Điển là 0,28%, di tích Phùng Nguyên là 0,84%. Tuy nhiên, đến giai đoạn Đông
Sơn, tỷ lệ vũ khí tăng vọt lên trên trên 50%. Như vậy, thời bấy giờ chiến tranh đã
trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đòi hỏi các cộng cộng đồng, thị
tộc, bộ lạc phải gắn kết với nhau để bảo vệ lợi ích chung. Như vậy, dù cơ sở kinh lOMoARc PSD|27879799
tế – xã hội chưa thực sự chín muồi nhưng yếu tố Trị thủy và Chiến tranh tự vệ
tác động trực tiếp đến sự ra đời nhà nước
2. Đặc thù về quá trình hình thành và tổ chức nhà nước: * Thời gian
* Đặc thù về tổ chức nhà nước: đơn giản sơ khai. Thiết chế nhà nước và pháp
luật thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc được tổ chức đơn giản, sơ khai, bảo tồn nhiều
yếu tố của thị tộc. Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc rất đơn giản, đứng
đầu là vương, giúp việc cho Vương có Lạc hầu, Lạc tường (Các bộ) và cuối
cùng là Bồ chính (Công xã nông thôn).
* Đặc thù về loại hình nhà nước theo “Phương thức sản xuất Á châu” => Ảnh
hưởng: hình thức, bản chất, chức năng của nhà nước:
o Nguyên tắc tổ chức: luôn tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền.
o Bản chất của nhà nước: tính xã hội nổi trội hơn tính giai cấp.
o Chức năng của nhà nước: hai yếu tố trị thủy – thủy lợi và chiến tranh tự
vệ chi phối đến việc thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
o Do tổ chức bộ máy nhà nước ban đầu sơ khai, đơn giản nên những yếu tố
tự trị, tự quản làng xã được duy trì để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Từ đây, hình thành chế độ tự trị, tự quản làng xã có ảnh hưởng đến lịch sử
nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Đặc thù về pháp luật
* Trong hệ thống pháp luật của thời Văn Lang – Âu Lạc, tập quan giữ vai trò chủ
đạo và phổ biến nhất. Đó là những tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được
bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả sức mạnh cưỡng chế
của nhà nước; là những tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận
máy nhà nước và điều hành xã hội như tập quán truyền ngôi cho con, tập quán
cống nạp… Ngoài ra còn có pháp luật kiểu khẩu truyền, là những mệnh lệnh của
vua được sứ giả truyền đi các nơi.
=> Di sản dân tộc Việt tồn tại bền vững => Bản chất pháp luật:
o Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và duy trì những tập quán đã được hình thành và còn phù hợp.
o Việc ban hành những quy định của pháp luật luôn đảm bảo phù hợp với
truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. lOMoARc PSD|27879799