Đặc trưng và chức năng về nhà nước - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mặc dù có sự khác nhau về bản chất nhưng mọi nhà nước đều có những đặc trưng chung đẻ nhận biết và phânbiệt giữa tổ chức nhà nước và các tổ chức chính trị xã hộikhác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đặc trưng và chức năng về nhà nước A.Về đặc trưng
Mặc dù có sự khác nhau về bản chất nhưng mọi nhà
nước đều có những đặc trưng chung đẻ nhận biết và phân
biệt giữa tổ chức nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội
khác.Theo quan điểm của học thuyết Mác- Lênin, nhà
nước có 5 đặc trưng cơ bản sau đây:
1. Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có
bộ máy cưỡng chế, quản lý những công việc chung của
xã hội. Nó không còn hòa nhập với dân cư mà hầu như
tách khỏi xã hội. Quyền lực chính trị công cộng này là
quyền chính trị công cộng chung mà quyền lực của chủ
thể này là giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực và
quản lý xã hội, nha nước phải có 1 lớp người đặc biệt
chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Lớp người này được tổ
chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành bộ máy
cường chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.
2. Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ
thành các đơn vị hành chính. Không phụ thuộc vào chính
kiến, huyết thống, nghề nghiệp, giới tính. Việc phân chia
này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy
mô rộng lớn nhất và dẫn dến việc hình thành các cơ quan
quản lý trong bộ máy nhà nước. Đây là dấu hiệu cơ bản
đã làm xuất hiện chế định quốc tịch- là chế định quy định
sự phụ thuộc của một công dân vào một nhà nước và một lãnh thổ nhất định.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Vì nhà nước là một tổ
chức có quyền lực, có chủ quyền quốc gia mang nội
dung chính trị- pháp lý, được thể hiện ở quyền tự quyết
của nhà nước về chính sách đối ngoại, không phụ thuộc
vào yếu tố bên ngoài nên chủ quyền quốc gia là thuộc
tính không thể tách rời nhà nước và có tính tối cao.
4. Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có
quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Tất
cả các quy định của nhà nước đối với công dân được thể
hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Chính nhà
nước đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
5. Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế
dưới mọi hình thức vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư
cách đại biểu chính thức của toàn xã hội. B.Về chức năng
Chức năng của nhà nước được hiểu là những phương
hướng, phương diện hoặc những mặt hoạt động chủ yếu
của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.
Để thực hiện được chức năng nhà nước, nhà nước phải
lập ra bộ máy cơ quan nhà nước gồm nhiều cơ quan nhà
nước khác nhau thực hiện nhiệm vụ khác nhau, đồng thời
tất cả các cơ quan ấy phải phục vụ chung cho nhiệm vụ của nhà nước.
1. Hình thức thực hiện chức năng nhà nước.
Có 3 hình thức cơ bản sau: - Xây dựng pháp luật
- Tổ chức thực hiện pháp luật - Bảo vệ pháp luật
3 hình thức này gắn kết với nhau chặt chẽ, tác dụng lẫn
nhau, là tiền đề, diều kiện của nhau và đều nhằm phục vụ
quyền lợi của giai cấp thống trị (trong XHCN là quyền lợi
của toàn thể nhân dân lao động).
2. Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước:
Có 2 phương pháp để thực hiện chức năng của nhà nước
là: thuyết phục và cưỡng chế. Việc nhà nước sử dụng
phương pháp nào phụ thuộc vào bản chất nhà nước, cơ
sở kinh tế- xã hội, mâu thuẫn giai cấp, tương quan lực lượng…
Để phân loại chức năng nhà nước có nhiều tiêu chí
khác nhau. Tuy nhiên dựa vào phạm vi hoạt động của
nhà nước thì ta chia thành 2 loại:
- Chức năng đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu
của nhà nước trong nội bộ đất nước. (VD: đảm bảo
trật tự xã hội, trấn áp các phần tử chống đối,…)
- Chức năng đối ngoại: những phương pháp hoạt
động cơ bản của nhà nước trong quan hệ quốc tế.
(VD: phòng thủ đất nước, chống sự xâm nhập từ
bên ngoài, thiết lập mối quan hệ ngoại giao,…)’
Chức năng đối nội và đối ngoại có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, trong đó chức năng
đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định với chức
năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối ngoại xuất
phát từ chức năng đối nội và nhằm mục đính phục vụ chức năng đối nội.