Đặc trưng văn hóa Đại Việt thời nhà Trần | Tiểu luận cơ sở văn hóa Việt Nam

Văn hóa Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Trần  đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa  Đại Việt thời Trần, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
🙦🙦🙦
TIỂU LUẬN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: Đặc trưng văn hóa Đại Việt thời nhà Trần
Họ và tên sinh viên: Lê Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 2051040003
Lớp : Truyền thông đa phương tiện K40
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng
Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................. ................................................................................................................... 3
NỘI DUNG.................................. ....................................................................................................... .... .... 4
BỐI CẢNH LỊCH SỬ................................................... ....................................................... .................. 4
ĐẶC TRƯNG....................................................................................................................................... 11
Giáo dục.................................. .......................................................................................................... . 11
Tôn giáo................................................... .......................................................................................... 12
Văn học................. ............................................................................................................................. 13
Kiến trúc................. .......................................................................................................... ................. 15
Điêu khắc – Nghệ thuật.................................. ................................................................................... 16
Thành tựu khoa học – kỹ thuật.................................. ....................................................................... 18
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................. ................................... ....................................................... . 20
2
MỞ ĐẦU
Văn hóa Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa
Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến
tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình.
Văn hóa Đại Việt thời Trần, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.
Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Trần là sự hỗn dung của dòng
văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với
những yếu tố bác học, giữa Phật giáo và Nho giáo. Gam màu nổi bật của văn hóa
thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa
cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo.
Văn hóa Đại Việt thời Trần đã mang đậm tính dân gian.
Văn hóa Đại Việt thời Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung
lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lý do tôi chọn đề tài về văn hóa Đại Việt thời Trần là để tìm về cội nguồn lịch
sử và văn hóa chung, về ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt, đồng thời tìm
hiểu ý nghĩa của nó đối sự phát triển của đất nước.
3
NỘI DUNG
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Từ cuối thế kỷ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Vua Lý Cao Tông chỉ thích
chơi bời, chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết
quan lại lao vào ăn chơi xa đọa. Giặc cướp, lũ lụt, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy
ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.
Năm 1209, trong nước có loạn Quách Bốc, Lý Cao Tông phải chạy ra khỏi
kinh sư, Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm - khi ấy đang là Thái tử - phải chạy đến nương
nhờ Trần Lý. Họ Trần dẫn quân về triều dẹp loạn, rước vua về kinh sư, nhân đó mà
khuynh loát triều đình. Trần Lý cùng Phạm Ngu rước hoàng tử Sảm về Mang Nhân,
đưa Sắm lên ngôi, xưng là Thắng Vương, giáng Thầm xuống tước vương. Ít lâu
sau, Sim lại về Hải Áp, ở tại nhà công quán Lưu Gia. Sảm lấy con thứ của Trần Lý
làm nguyên phi, dùng Đàm Dĩ Mông làm Thái úy, Nguyễn Chỉnh lại làm Tham tri
chính sự, Trần Lý làm Minh tự, Phạm Bố là Thượng phẩm phụng ngư, Tô Trung Tự
làm Điện tiền chỉ huy. Như vậy là ở miền ven biển Ngự Thiên đã hình thành một
triều đình nhỏ, tuy người họ Lý làm vua, nhưng quyền hành thực tế vào tay anh em
họ Trần, Họ Trần dần dần tổ chức thành một dòng quý tộc mới.
Trong khi đó, Cao Tông chạy lên miện Quy Hóa Giang nương nhờ nhà Hà
Vạn, một thủ lĩnh miền thiểu số có thể lực. Cao Tông sai Phạm Du đi Hồng Lộ liên
kết với Đoàn Thượng, huấn luyện quân lính để đánh họ Trần Du bị giết chết.
Năm sau 1210, Tô Trung Tự đánh lại Quách Bốc ở Khoái Châu, rồi đến Hải
Áp bắt hoàng tử Sảm định đưa về kinh sư. Tháng 4, Cao Tông sai thượng phẩm
phụng ngự Đố Quảng đến nhà Trung Từ đón hoàng tử Sảm về kinh. Con thứ Trần
Lý là Trần Tự Khánh thay cha thống lĩnh binh chúng, được phong là Thuận Lưu
4
Bá, đóng quân ở Thuận Lưu (miền Hải ÁP, Hưng Hà, Thái Bình) nhưng không đầu
hàng Cao Tông.
Tháng 4-1210, Cao Tông mất, hoàng tử Sam lên ngôi vua (tức là Huệ Tông).
Nghe tin vua Cao Tông mất, Trần Tự Khánh đem thủy quân đến bến Tế Giang
(Mỹ Văn, Hưng Yên) xin với cậu là Tô Trung Từ cho cùng dự tang lễ Cao Tông,
nhưng Trung Từ không cho. Tự Khánh phải đem quân về Thuận Lưu. Cũng tháng
đó, Huệ Tông lập Trần thị làm nguyên phi, Phan Lân, Nguyễn Ngạnh đó thuyền ở
bến Đại Thông, đem quân giúp Trung Từ dẹp Đỗ Quảng rồi đưa Trần thị vào triều.
Tháng 7 năm 1911, Trung Từ đang đêm sang Gia Lâm tư thông với công chúa
Thiên Cực, bị quan nội hầu Vương Thượng là chồng công chúa giết. Từ đó quyền
hành chuyển gọn sang tay họ Trần. Nhân cơ hội đó, anh em họ Trần cũng từ Thiên
Trường, Kiến Xương tiến lên đánh chiếm miền Khoái Châu.
Chính quyền trung ương của nhà Lý tuy được phục hồi, nhưng thế lực đã quá
yếu. Phạm vi kiểm soát của triều đình dần dần bị thu hẹp lại đáng kể. Trước tình
hình đó, triều đình phải dựa vào lực lượng địa phương, thực tế là các hào trưởng.
Bấy giờ, thấy lực lượng của họ Trần đã khá mạnh, nhà Lý lại tìm cách dựa vào một
lực lượng hào trưởng họ Đoàn để trừ diệt họ Trần, Họ Đoàn đem quân đánh anh em
họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai Lại Linh cùng tướng Khoái Châu
Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn Đường bị bắt. Tự Khánh bị thua, giận dữ phá
để cho nước sông chảy tràn vào các: ấp rồi về. Miền Khoái Châu mất tin tưởng ở
họ Trân, theo về với họ Đoàn.
Trong khi đó, Tự Khánh vẫn tiếp tục đánh chiếm các miền ở hai bờ sông Hồng
để phát triển thể lực, Hai lần Tự Khánh đánh bại được tướng của Đoàn Ma Lôi là
Đinh Cẩm, đóng ở Đội Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Họ Trần kiểm soát được cả miền
Lí Nhân (Hà Nam). Bấy giờ họ Trần đang tìm cách liên kết với hào trưởng Nguyễn
5
Tự để tiêu diệt thế lực đối địch mạnh nhất của mình là họ Đoàn. Đầu năm 1912,
Trần Tự Khánh và Nguyễn Tự họp nhau ở bến Triều Đông, thề làm bạn sống chết
có nhau, "tận trung báo quốc, cùng bình họa loạn". Hai người chia nhau phạm vi
chiếm cứ, lấy Sông Lô, Sông Thiên Đức (Sông Đuống) làm giới hạn, mỗi người
thông suất một bên. Từ Thượng Khối (Bắc Ninh) đến Na Ngạn (Lục Ngạn, Bắc
Giang), các hương ấp dọc theo sông Đuống và đường bộ là thuộc về Tự Khánh. Từ
Kinh Ngạn (bờ sông Hồng, thuộc Kinh sư) đến Ô Diên (Hoài Đức, Hà Tây) là
thuộc về Nguyễn Tự, hẹn đến tháng 3 năm Nhâm Thìn thì họp binh tấn công đất
Hồng Châu của họ Đoàn.
Bây giờ Huệ Tông truyền cho văn võ bá quan đều phải nghe mệnh lệnh Trần
Tự Khánh. Mặt khác, Huệ Tông cùng với Thái hậu và một số cận thần vẫn ngâm
mưu diệt họ Trần. Đầu năm 1913, Thái hậu sai người đi với bọn tướng sĩ ở đạo Phù
Lạc, đạo Bắc Giang, hẹn ngày càng phát binh đánh Tự Khánh. Đúng ngày đã định,
bọn Phan Thế ở Phù Lạc, Ngô Mãi ở Bắc Giang tiến đến cửa Đại Hưng (cửa nam
thành Thăng Long). Tự Khánh đang ở bến Đại Thông, nghe tin đó liền kéo quân lên
kinh sư, vào cấm thành, đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi lại trở về Đại Thông. Lúc này thế
lực của Tự Khánh đã rất mạnh. Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng
và Sông Đáy (trừ miền Đại Hoàng), Tự Khánh phát triển thể lực lên Quốc Oai.
Miền này trước đây là thuộc phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự. Tự chết, phó tướng
là Nguyễn Cuộc thay thế. Tự Khánh tiến quân lên Quốc Oai, dự hàng được Nguyễn
Cuộc. | Huệ Tông lại tự làm tướng đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của
Vương Lê, Nguyễn Cải. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới họ reo tiến
lên, quán triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng.
Cánh quân đạo Bắc Giang do Đàm Di Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường
Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh. Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sam ở
tả ngạn cũng tiến đánh thắng quân nhà vua. Bọn Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc
6
Oai tiến đến chợ Dừa đánh thắng bọn tướng ở Hồng Lộ là Đoàn Cấn, Vũ Hốt. Lý
Huệ Tông phải chạy lên Lạng Châu.
Tuy đã chiếm được Kinh đô, Tự Khánh vẫn chưa chiếm ngôi nhà Lý. Họ Trần
vẫn lấy danh nghĩa phò nhà Lý để thu phục lòng dân, và dễ bề tiến đánh bọn Đoàn
Thượng. Cho nên vài ngày sau, Tự Khánh sai người đem thư lên Lạng Châu gặp
Huệ Tông và nói rõ ý mình rằng: "Dân tỉnh uất ức, không thấu được lên trên. Cho
nên, nhân lòng giận dữ của người trong nước, thần khởi binh đẹp lũ đó, cắt trừ gốc
họa, để yên lòng dân mà thôi. Đến như thân phận vua tôi, thần không dám phạm
đến một chút nào. Ngờ đâu, phải gánh lấy tội chuyên quyền đánh dẹp, để khiến cho
xa giá phải long đong, tự xét tội của thần thật đáng vạn lần chết. Xin bệ hạ nguôi
cơn giận dữ, quay xa giá về kinh sư để thỏa lòng người mong muốn".
Không đón được Huệ Tông về kinh, Tự Khánh (bấy giờ lấy chức tước là
Chương Thành hầu0 triệu tập các vương hầu, bá quan bàn việc cải lập, sai người
đón con vua Anh Tông là Huệ Văn vương đến Hạc Kiều, lạp làm vua. Tháng 3 năm
Giáp Tuất (4-1214), Huệ Văn vương lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn
Ninh, hiệu là Nguyên Vương.
Anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang, do tướng của Tự Khánh là Nguyễn
Nộn đóng giữ. Đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn
giết chết được Đoàn Nguyễn. Bây giờ nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn.
Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự, Miền Cam Giá
lại tách khỏi phạm vị thế lực của anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới.
Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế
lực rất lớn. Do việc cát cứ của bọn Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị
uy hiếp nặng. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải các kho và phóng hỏa đốt kinh đô
rồi đón vua mới xuống hành cùng Li Nhân (Hà Nam).
7
Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long chống nhau với Tự Khánh Huệ Tông
và thái hậu đang ở Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hầu.
Thế là sau khi nương tựa thế lực cát cứ địa phương họ Trần, họ Đoàn không được,
chính quyền trung ương của họ Lý lại liên minh với một thế lực cát cứ địa phương
thứ ba là Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Cục diện trong nước lúc này đại thể hình thành
ba thế lực: Phía bắc là Nguyễn Nộn, phía đông là Đoàn Thượng, phía nam là Trần
Tự Khánh.
Ngoài mấy lực lượng phân cát trên, những thế lực nhỏ ở các địa phương cũng
khá nhiều. Một thế lực cát cứ khá quan trọng là Nguyễn Bát, tước Ô Kim hầu ở đất
Ô kim, (miền Hoài Đức, Hà Tây) tuy chống lại triều đình, nhưng không theo Tự
Khánh. ở Quy Hóa (miền Yên Bái, Tuyên Quang dọc Sông Hồng) có họ Hà, cha
truyền con nối cai trị đất trại này cho đến đời Trần vẫn còn). Ngoài ra còn thể lực
cát cứ ở miền Đại Hoàng (Ninh Bình), của họ Phạm ở Nam Sách. Khắp nơi trong
nước ở vào trạng thái hỗn loạn.
Đầu năm 1914, Huệ Tông chạy đến hương Binh Hợp (xã Tam Hiệp huyện
Phúc Thọ, Hà Tây)(9), Trần Tự Khánh được hào trường địa phương Đỗ Năng Tể
giúp đỡ lấy lại Binh Hợp, rồi đem quân bao vây Thăng Long, đốt cung điện, phá
nhà cửa. Huệ Tông phải dựng lều tranh để ở.
Tháng 4-1216, Triều đình nhà Lý lại gặp một nguy nan mới: các tướng Cảo
Xa (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đổ Ảt, Đổ Nhuế (tước Liệt hầu) chống lại vua.
Vua dựa vào Nguyễn Bát, sại Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó,
Huệ Tông đành lại quay về nương nhờ anh em họ Trần, Năm Ấy Huệ Tông lại lập
Trần thị (trước bị giáng xuống làm ngự nữ) làm Thuận Trinh phu nhân.
Trần Tự Khánh sại Vương Lê đem thủy quân đến đón rước Huệ Tông sang
Cứu Liên. Việt Sử lược chép rằng: "Tự Khánh trông thấy vua rất mừng, tướng sĩ
8
đều vui vẻ hò reo. Từ đó, vua cùng Tự Khánh quyết ý đánh bọn Bắc Giang vương
Nộn, Hiền Tín vương Bát, Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, Hà Cao ở Quy Hoa". Lúc này
Nguyên vương bị phế xuống làm Huệ Văn vương (đến 1221 thí Huệ Văn vương
chết).
Anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng: Tự Khánh
làm thái úy, khi xướng lẽ không phải gọi tên, Trần Thừa được phong tước Liệt hầu
làm nội thị phán thủ, Trần Liễu (con cả Trần Thừa), Phùng Tá Chu, Lại Linh được
tước Quan nội hàu, con cả Tự Khánh là Hải được phong tước vương. Tập đoàn quý
tộc mới này đã lấn át được quý tộc nhà Lý cũ và sẽ thu hút dần dần những quý tộc
khác mà giành quyền thống trị. Chính sử có ghi: "Huệ Tông dần dần mắc chứng
điên. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong
nước dân đã về tay kẻ khác”.
Tháng 6 năm 1917, Đoàn Thượng đem binh chúng ra hàng, được phong tước
vương. Tháng 6 năm 1918, Trần Thừa và Trần Tự Khánh gả em gái là Trần Tam
Nương cho Đoàn Văn Lội (Hộng hầu) thu phục đất Hồng Châu. Thế là họ Trần
"trừ" được một thế lực chống đối quan trọng.
Tự Khánh tiến đánh thế lực cát cứ của Nguyễn Tự, Nguyễn Cuộc ở Quốc Oai,
của Đỗ Bị ở Cam Giá... "Các thuộc ấp ở Phong Châu đều ra hàng”(3). Tự Khánh lại
đánh Nguyễn Bát chiếm lại đất Từ Liêm. Nguyễn Bát phải chạy lên miền thiểu số ở
sách An Lạc (Vĩnh Phúc).
Tháng 5-1220, anh em họ Trần tiến đánh Hà Cao ở Quy Hóa, chia quân làm
hai đạo: Tự Khánh, Trần Thừa theo sông Quy Hóa (sông Hồng), Lại Linh, Phan Cụ
theo đường sông Tuyên Quang (sông Lô), hai đạo cùng tiến. Cao cùng vợ con thất
cổ chết. Từ đó cả miến Thượng Nguyên Lộ (Thái Nguyện), Tam Đái Giang (Vĩnh
Phúc) đều bình yên.
9
Mười ba năm (1207-1220) loạn lạc, đất nước bị chia xẻ bởi các thế lực hào
trưởng, chính quyền nhà Lý càng suy yếu, nay được thống nhất lại. Quyền lực
chính quyền trung ương lại dần dần tập trung, củng cố dưới sự lãnh đạo của họ
Trần.
Cuối năm 1923, Trần Tự Khánh - người có công nhiều nhất trong việc dọn
đường cho họ Trần nam chính quyền, chết ở Phù Liệt (được truy phong là Kiến
Quốc đại vương). Đầu năm 1924, Trần Thừa được cử làm phụ quốc thái úy, Phùng
Tá Chu làm nội thị phán thủ, Trần Thủ Độ làm điện tiến chỉ huy sứ, thống lĩnh các
quận hộ vệ cấm định. Huệ Tông từ lâu đã phát cuồng, không có con trai, chỉ có hai
con gái (con cả là công chúa Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu (con cả Trần Thừa),
con thứ là công chúa Chiêu Thánh, mới lên 7 tuổi. Tháng 7-1225, Huê tông nhường
ngôi cho Chiêu Thánh - tức là Lý Chiêu Hoàng - tự mình làm Thái thượng hoàng.
Quyền bính trong triều hoàn toàn nằm trong tay quan điện tiền Trần Thủ Độ.
Ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu tức ngày 11-1-1226, dưới sự điều khiển của
Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi hoàng đế cho chồng là Trần
Cảnh, Vương triều Lý đến đây chấm dứt sau 216 năm cầm quyền.
10
ĐẶC TRƯNG
Giáo dục
Ở thời nhà Trần, Nho giáo và Phật giáo cùng tham gia vào giáo dục. Quốc Tử
Giám lúc này được đổi tên là Thái Học viện được mở rộng đào tạo. Năm 1236, đặt
chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần [chức quan tư
pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không
Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời
Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu
tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có
thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.
Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số
trường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư
viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường
Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc
Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan
(được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như
Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn
phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”.
Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn
đời Lý, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính
thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm
1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi:
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là
Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh
Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị
tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, dự yến tiệc, được dẫn đi thăm kinh
11
thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất
trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám
hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi).
Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài
thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách).
Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và
được sắp xếp lại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt
đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.
Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ
Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào
môn toán và viết chữ.
Không chỉ vậy, nhà Trần còn thành lập Giảng võ đường, chú trọng việc đào
tạo văn võ song toàn, trong khi nhà Lý chú trọng văn quan trị quốc. Kết quả của
cách giáo dục này được thể hiện trong ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, thúc
đẩy ý thức phòng vệ của nhân dân Đại Việt.
Tôn giáo
Nhà Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn
giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý
và thực tiễn đời sống. Trần Thái Tông nói : “Đạo giáo của đức Phật là để mở lòng
mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh tà
đặt mực thước cho tương lai,nêu khuôn phép cho hậu thế”. Trần Nhân Tông thì chủ
trương “Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo). Đạo Phật Trần đã ảnh hưởng
đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng
tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo.
12
Thời cuối Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra
một cách quanh co phức tạp. Một mặt, một số Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ tuyên
truyền cho đạo Nho và mô hình Nho giáo, bài xích Phật giáo. Trương Hán Siêu
tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ,
không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”. Nhóm nho sĩ Lê Quát, Phạm
Sư Mạnh đề nghị triều đình tiến hành cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa,
mô phỏng thiết chế Trung Hoa nhà Minh. Mặt khác, quá trình Nho giáo hóa đã gặp
sự phản ứng từ nhiều phía, trước hết từ chính bản thân một số vua Trần. Minh Tông
cho rằng “nhà nước đã có phép tắt nhất định, Nam Bắc khác nhau”. Nghệ Tông
kiên quyết phản bác: “Triều trước [nhà Lý] dựng nước , có luật pháp, chế độ riêng,
không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó,
không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị [đời Trần Dụ Tông] bọn học trò
mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ
của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc như về y phục, âm nhạc… thật không kể
xiết”. Và nhà vua này chủ trương bảo lưu thể chế cũ.
Văn học
Văn học thời Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời
đại, nhìn chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở
thế đi lên. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có 2 dòng văn học
chính : văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.
Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý
nhà Phật như các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tông chi nam của Trần Thái Tông,
Thiền lâm thiết chủy ngữ lục của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của
Trần Tung. Về lịch sử Phật giáo có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ
13
thực lục nói về thiền phái Trúc tâm. Một số cuốn sách, cùng với những bản kinh
Phật giáo, đã được nhà nước cho đem khắc in và phổ biến.
Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ
văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung
quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, những bài
thơ của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên như 2 câu thơ nổi tiếng của Trần
Nhân Tông:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông ngàn thuở vững âu vàng)
Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm.
Trước đời Trần, trong văn chương nước Việt ngoại trừ tục ngữ, ca dao, hoặc các
loại văn chương bình dân truyền khẩu còn có chữ Nôm cổ nhưng phải đến thời
Trần, văn học chữ Nôm mới thực sự phát triển.
Hàn Thuyên có biệt tài làm được thơ phú bằng chữ quốc ngữ, đặt ra Hàn luật.
Công của Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm,
nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ
đây.
14
Kiến trúc
Nhìn chung, kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng, khoẻ khoắn. Tinh thần
Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này.
Cung điện và thành quách là những công trình kiến trúc do nhà nước đứng ra
chỉ huy xây dựng, huy động sức lực của dân chúng theo chế độ lao dịch, trưng tập
và phần nào là lao động làm thuê.
Thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là
công trình kiến trúc lớn thời Trần. Hoàng thành mở ra 4 cửa: Tường Phù (Đông),
Quảng Phúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc). Thời Trần có các cung
điện Quan Triều (vua ở), Thánh Từ (Thượng hoàng ở), Thiên An (vua làm việc),
Tập Hiền (tiếp sứ), Diên Hồng (mở hội nghị….). Hòa vào các cung điện là một
cảnh quan thiên nhiên được bố trí lộng lẫy và xứng hợp như các hồ, ngòi, vườn
tược, cầu cống, vườn bách thảo bách thú v.v… Một số lớn các cung điện được xây
dựng bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đã bị hủy hoại qua chiến tranh.
Các cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường (Nam Định) là nơi các Thượng
hoàng đời Trần lui về ở và làm việc. Thời đầu Trần, Phùng Tá Chu là người được
giao trọng trách xây dựng khu cung điện này, được coi như một kinh đô thứ hai.
Nổi tiếng nhất là hai cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Chung quanh còn có các
khu biểu diễn nghệ thuật (múa hát, bơi thuyền, đánh cờ, múa bông) và khu kinh tế
(chăn nuôi, chế biến, làm đồ gốm). Gạch ngói ở đây được in dòng chữ “Thiên
Trường phủ chê”.
Cùng với thành quách, thời Trần còn có các khu lăng mộ và phủ đệ, có khu
lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình) và An Sinh (Đông Triều), với nhiều tượng đá
khắc họa hình người và muông thú. Các dinh thự của quý tộc đời Trần xây dựng ở
15
các địa phương trấn trị, một số có quy mô đồ sộ, như phủ đệ của Trần Quốc Khang
Ở Diễn Châu (Nghệ An).
Chùa tháp là kiến trúc Phật giáo đặc biệt thời Lý- Trần. Chùa làng có số lượng
rất nhiều, nhưng quy mô thường nhỏ, kiến trúc đơn giản. Một số ngôi chùa có kiến
trúc độc đáo hoặc quy mô bề thế. Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Thăng Long mô
phỏng hình ảnh một đóa hoa sen mọc trên hồ nước, hài hòa với cảnh quan thiên
nhiên. Chùa Phật Tích, Long Đội và quần thể chùa ở Yên Tử đều được xây dựng
trên núi cao, cảnh trí kỳ vĩ. Chùa Thái Lạc và ‘Phổ Minh có những bức phù điêu
chạm trổ độc đáo.
Tháp Phật có nguồn gốc từ các stupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến
trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời Trần. Những tháp đời Trần còn lại là tháp Phổ
Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng. Tương truyền trong
bảo tháp có chứa đựng tro xương của các vị sư tổ kết tinh lại, gọi là xá lị, như xá lị
của Trần Nhân Tông trong lòng tháp Phổ Minh.
Điêu khắc – Nghệ thuật
Điêu khắc và đúc tạo hình thời Trần có các loại tượng. chuông, vạc, các bức
phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tứ Phối được bày trong Văn
Miếu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật
Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm. Năm 1231, triều đình đã xuống
chiếu sai tô tượng Phật để thờ ở tất cả những nơi có đình trạm (trạm nghỉ dọc
đường). Năm l256, sai đúc 330 quả chuông. Những chuông đồng nổi tiếng là
chuông chùa Sùng Khánh Báo Thiên (nặng 12000 cân) và chuông Quy Điền khổng
lồ ở chùa Diên Hựu. Vạc đồng lớn ở chùa Phổ Minh cũng là một sản phẩm đúc nổi
16
tiếng, được người Trung Quốc xếp vào danh mục “An Nam tứ đại khí” (chỏm tháp
Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm).
Các bức phù điêu đời Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng Phật giáo
(toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình tượng rồng
uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khoẻ khoắn). Các bức phù điêu chạm khắc gỗ
nổi tiếng ở chùa Thái Lạc và chùa Phổ Minh. Tại khu lăng vua Trần, có nhiều
tượng người và thú vật bằng đá. Trong điêu khắc Trần, có ảnh hưởng của nhiều yếu
tố mỹ thuật Champa.
Thuộc mỹ thuật thời Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh
thoát. Có các loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi
tiếng. Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Trần phát triển phong phú, chịu ảnh
hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian
cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình.
Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm (phạn cổ
ba, gốc Chăm), các loại đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ
(gốc Chăm), các khúc ca “Trang Chu mộng điệp”, “Bạch lạc Thiên mẫu biệt tử”,
“Đạp ca”, “Thanh ca”, “Ngọc lân xuân”, “Nam thiên”, “Tây thiên”, “Lý liên”,
“Mộng tiên du”, “Canh lậu trường”… Trong các buổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có
biểu diễn ca vũ của các đào, kép. Sứ giả Trung Quốc tả : “Con gái đi chân không,
mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10 người con trai mình đều cởi trần, kề vai
giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”. Chèo, tuồng được nhiều người
ưa chuộng, tích diễn phổ biến là vở “ Tây vương mẫu hiến bàn đào”.
17
Thành tựu khoa học – kỹ thuật
Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Trần chủ yếu được biết ở một số
ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như
những kỹ thuật truyền thống trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng…
Các tác phẩm Hồng Nghĩa giác tự y thư, Nam dược thần hiệu của Đại y Thiền
sư Tuệ Tĩnh, khẳng định nguyên tắc “Nam dược trị Nam nhân”.
Về thiên văn lịch pháp, Đặng Lộ đã sáng chế ra “Linh lung nghi” là một dụng
cụ chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, còn là người đã đổi lịch Thụ thời
ra lịch Hiệp kỷ. Trần Nguyên Đán thông thạo lịch pháp, là tác giả cuốn Bách thế
thông kỷ thư chép về các hiện tượng nhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ, cũng là
người đổi lịch Hiệp kỷ thành lịch Thuận thiên.
Hồ Nguyên Trừng đã sáng chế ra loại súng lớn thần cơ sang pháo đúc bằng
đồng, chuyên chở trên xe, có bầu nhồi thuốc và lỗ đặt ngòi. Cổ lâu thuyền tải lương
là loại thuyền chiến lớn hai tầng, bên trên có đường sàn, bên dưới cứ hai người
chèo một mái chèo, tốc độ nhanh.
18
KẾT LUẬN
Văn hóa thời Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn
hóa thời Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải
biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho
mình. Văn hóa Đại Việt thời Trần, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.
Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa thời Trần là sự hỗn dung của
dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với
những yếu tố bác học, giữa Phật giáo và Nho giáo. Gam màu nổi bật của văn hóa
thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa
cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo.
Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã mang đậm tính dân gian.
Đậm đà màu sắc Phật giáo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức
khiêm tốn, văn hóa thời Trần không bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín
điều. Khái niệm “lễ” trong giáo ở thời Trần còn rất nhạt, thay vào đấy là tính cởi
mở, nhân bản, gần gũi con người với một “mép lề phóng khoáng”. Văn hóa Đại
Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng.
Văn hóa Đại Việt thời Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung
lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời
nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội
nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc
Việt.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Cơ sở văn hóa” – TS. Nguyễn Thị Hồng.
2. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1.
3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
20
| 1/20

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 🙦🙦🙦 TIỂU LUẬN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA
ĐỀ TÀI: Đặc trưng văn hóa Đại Việt thời nhà Trần
Họ và tên sinh viên: Lê Quỳnh Anh Mã sinh viên: 2051040003
Lớp : Truyền thông đa phương tiện K40
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hà Nội, 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................................4
BỐI CẢNH LỊCH SỬ............................................................................................................................4
ĐẶC TRƯNG.......................................................................................................................................11
Giáo dục.............................................................................................................................................11
Tôn giáo.............................................................................................................................................12
Văn học..............................................................................................................................................13
Kiến trúc............................................................................................................................................15
Điêu khắc – Nghệ thuật.....................................................................................................................16
Thành tựu khoa học – kỹ thuật.........................................................................................................18
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................20 2 MỞ ĐẦU
Văn hóa Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa
Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến
tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình.
Văn hóa Đại Việt thời Trần, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.
Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Trần là sự hỗn dung của dòng
văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với
những yếu tố bác học, giữa Phật giáo và Nho giáo. Gam màu nổi bật của văn hóa
thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa
cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo.
Văn hóa Đại Việt thời Trần đã mang đậm tính dân gian.
Văn hóa Đại Việt thời Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung
lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lý do tôi chọn đề tài về văn hóa Đại Việt thời Trần là để tìm về cội nguồn lịch
sử và văn hóa chung, về ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt, đồng thời tìm
hiểu ý nghĩa của nó đối sự phát triển của đất nước. 3 NỘI DUNG
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Từ cuối thế kỷ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Vua Lý Cao Tông chỉ thích
chơi bời, chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết
quan lại lao vào ăn chơi xa đọa. Giặc cướp, lũ lụt, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy
ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.
Năm 1209, trong nước có loạn Quách Bốc, Lý Cao Tông phải chạy ra khỏi
kinh sư, Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm - khi ấy đang là Thái tử - phải chạy đến nương
nhờ Trần Lý. Họ Trần dẫn quân về triều dẹp loạn, rước vua về kinh sư, nhân đó mà
khuynh loát triều đình. Trần Lý cùng Phạm Ngu rước hoàng tử Sảm về Mang Nhân,
đưa Sắm lên ngôi, xưng là Thắng Vương, giáng Thầm xuống tước vương. Ít lâu
sau, Sim lại về Hải Áp, ở tại nhà công quán Lưu Gia. Sảm lấy con thứ của Trần Lý
làm nguyên phi, dùng Đàm Dĩ Mông làm Thái úy, Nguyễn Chỉnh lại làm Tham tri
chính sự, Trần Lý làm Minh tự, Phạm Bố là Thượng phẩm phụng ngư, Tô Trung Tự
làm Điện tiền chỉ huy. Như vậy là ở miền ven biển Ngự Thiên đã hình thành một
triều đình nhỏ, tuy người họ Lý làm vua, nhưng quyền hành thực tế vào tay anh em
họ Trần, Họ Trần dần dần tổ chức thành một dòng quý tộc mới.
Trong khi đó, Cao Tông chạy lên miện Quy Hóa Giang nương nhờ nhà Hà
Vạn, một thủ lĩnh miền thiểu số có thể lực. Cao Tông sai Phạm Du đi Hồng Lộ liên
kết với Đoàn Thượng, huấn luyện quân lính để đánh họ Trần Du bị giết chết.
Năm sau 1210, Tô Trung Tự đánh lại Quách Bốc ở Khoái Châu, rồi đến Hải
Áp bắt hoàng tử Sảm định đưa về kinh sư. Tháng 4, Cao Tông sai thượng phẩm
phụng ngự Đố Quảng đến nhà Trung Từ đón hoàng tử Sảm về kinh. Con thứ Trần
Lý là Trần Tự Khánh thay cha thống lĩnh binh chúng, được phong là Thuận Lưu 4
Bá, đóng quân ở Thuận Lưu (miền Hải ÁP, Hưng Hà, Thái Bình) nhưng không đầu hàng Cao Tông.
Tháng 4-1210, Cao Tông mất, hoàng tử Sam lên ngôi vua (tức là Huệ Tông).
Nghe tin vua Cao Tông mất, Trần Tự Khánh đem thủy quân đến bến Tế Giang
(Mỹ Văn, Hưng Yên) xin với cậu là Tô Trung Từ cho cùng dự tang lễ Cao Tông,
nhưng Trung Từ không cho. Tự Khánh phải đem quân về Thuận Lưu. Cũng tháng
đó, Huệ Tông lập Trần thị làm nguyên phi, Phan Lân, Nguyễn Ngạnh đó thuyền ở
bến Đại Thông, đem quân giúp Trung Từ dẹp Đỗ Quảng rồi đưa Trần thị vào triều.
Tháng 7 năm 1911, Trung Từ đang đêm sang Gia Lâm tư thông với công chúa
Thiên Cực, bị quan nội hầu Vương Thượng là chồng công chúa giết. Từ đó quyền
hành chuyển gọn sang tay họ Trần. Nhân cơ hội đó, anh em họ Trần cũng từ Thiên
Trường, Kiến Xương tiến lên đánh chiếm miền Khoái Châu.
Chính quyền trung ương của nhà Lý tuy được phục hồi, nhưng thế lực đã quá
yếu. Phạm vi kiểm soát của triều đình dần dần bị thu hẹp lại đáng kể. Trước tình
hình đó, triều đình phải dựa vào lực lượng địa phương, thực tế là các hào trưởng.
Bấy giờ, thấy lực lượng của họ Trần đã khá mạnh, nhà Lý lại tìm cách dựa vào một
lực lượng hào trưởng họ Đoàn để trừ diệt họ Trần, Họ Đoàn đem quân đánh anh em
họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai Lại Linh cùng tướng Khoái Châu
Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn Đường bị bắt. Tự Khánh bị thua, giận dữ phá
để cho nước sông chảy tràn vào các: ấp rồi về. Miền Khoái Châu mất tin tưởng ở
họ Trân, theo về với họ Đoàn.
Trong khi đó, Tự Khánh vẫn tiếp tục đánh chiếm các miền ở hai bờ sông Hồng
để phát triển thể lực, Hai lần Tự Khánh đánh bại được tướng của Đoàn Ma Lôi là
Đinh Cẩm, đóng ở Đội Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Họ Trần kiểm soát được cả miền
Lí Nhân (Hà Nam). Bấy giờ họ Trần đang tìm cách liên kết với hào trưởng Nguyễn 5
Tự để tiêu diệt thế lực đối địch mạnh nhất của mình là họ Đoàn. Đầu năm 1912,
Trần Tự Khánh và Nguyễn Tự họp nhau ở bến Triều Đông, thề làm bạn sống chết
có nhau, "tận trung báo quốc, cùng bình họa loạn". Hai người chia nhau phạm vi
chiếm cứ, lấy Sông Lô, Sông Thiên Đức (Sông Đuống) làm giới hạn, mỗi người
thông suất một bên. Từ Thượng Khối (Bắc Ninh) đến Na Ngạn (Lục Ngạn, Bắc
Giang), các hương ấp dọc theo sông Đuống và đường bộ là thuộc về Tự Khánh. Từ
Kinh Ngạn (bờ sông Hồng, thuộc Kinh sư) đến Ô Diên (Hoài Đức, Hà Tây) là
thuộc về Nguyễn Tự, hẹn đến tháng 3 năm Nhâm Thìn thì họp binh tấn công đất
Hồng Châu của họ Đoàn.
Bây giờ Huệ Tông truyền cho văn võ bá quan đều phải nghe mệnh lệnh Trần
Tự Khánh. Mặt khác, Huệ Tông cùng với Thái hậu và một số cận thần vẫn ngâm
mưu diệt họ Trần. Đầu năm 1913, Thái hậu sai người đi với bọn tướng sĩ ở đạo Phù
Lạc, đạo Bắc Giang, hẹn ngày càng phát binh đánh Tự Khánh. Đúng ngày đã định,
bọn Phan Thế ở Phù Lạc, Ngô Mãi ở Bắc Giang tiến đến cửa Đại Hưng (cửa nam
thành Thăng Long). Tự Khánh đang ở bến Đại Thông, nghe tin đó liền kéo quân lên
kinh sư, vào cấm thành, đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi lại trở về Đại Thông. Lúc này thế
lực của Tự Khánh đã rất mạnh. Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng
và Sông Đáy (trừ miền Đại Hoàng), Tự Khánh phát triển thể lực lên Quốc Oai.
Miền này trước đây là thuộc phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự. Tự chết, phó tướng
là Nguyễn Cuộc thay thế. Tự Khánh tiến quân lên Quốc Oai, dự hàng được Nguyễn
Cuộc. | Huệ Tông lại tự làm tướng đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của
Vương Lê, Nguyễn Cải. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới họ reo tiến
lên, quán triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng.
Cánh quân đạo Bắc Giang do Đàm Di Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường
Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh. Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sam ở
tả ngạn cũng tiến đánh thắng quân nhà vua. Bọn Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc 6
Oai tiến đến chợ Dừa đánh thắng bọn tướng ở Hồng Lộ là Đoàn Cấn, Vũ Hốt. Lý
Huệ Tông phải chạy lên Lạng Châu.
Tuy đã chiếm được Kinh đô, Tự Khánh vẫn chưa chiếm ngôi nhà Lý. Họ Trần
vẫn lấy danh nghĩa phò nhà Lý để thu phục lòng dân, và dễ bề tiến đánh bọn Đoàn
Thượng. Cho nên vài ngày sau, Tự Khánh sai người đem thư lên Lạng Châu gặp
Huệ Tông và nói rõ ý mình rằng: "Dân tỉnh uất ức, không thấu được lên trên. Cho
nên, nhân lòng giận dữ của người trong nước, thần khởi binh đẹp lũ đó, cắt trừ gốc
họa, để yên lòng dân mà thôi. Đến như thân phận vua tôi, thần không dám phạm
đến một chút nào. Ngờ đâu, phải gánh lấy tội chuyên quyền đánh dẹp, để khiến cho
xa giá phải long đong, tự xét tội của thần thật đáng vạn lần chết. Xin bệ hạ nguôi
cơn giận dữ, quay xa giá về kinh sư để thỏa lòng người mong muốn".
Không đón được Huệ Tông về kinh, Tự Khánh (bấy giờ lấy chức tước là
Chương Thành hầu0 triệu tập các vương hầu, bá quan bàn việc cải lập, sai người
đón con vua Anh Tông là Huệ Văn vương đến Hạc Kiều, lạp làm vua. Tháng 3 năm
Giáp Tuất (4-1214), Huệ Văn vương lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn
Ninh, hiệu là Nguyên Vương.
Anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang, do tướng của Tự Khánh là Nguyễn
Nộn đóng giữ. Đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn
giết chết được Đoàn Nguyễn. Bây giờ nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn.
Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự, Miền Cam Giá
lại tách khỏi phạm vị thế lực của anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới.
Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế
lực rất lớn. Do việc cát cứ của bọn Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị
uy hiếp nặng. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải các kho và phóng hỏa đốt kinh đô
rồi đón vua mới xuống hành cùng Li Nhân (Hà Nam). 7
Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long chống nhau với Tự Khánh Huệ Tông
và thái hậu đang ở Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hầu.
Thế là sau khi nương tựa thế lực cát cứ địa phương họ Trần, họ Đoàn không được,
chính quyền trung ương của họ Lý lại liên minh với một thế lực cát cứ địa phương
thứ ba là Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Cục diện trong nước lúc này đại thể hình thành
ba thế lực: Phía bắc là Nguyễn Nộn, phía đông là Đoàn Thượng, phía nam là Trần Tự Khánh.
Ngoài mấy lực lượng phân cát trên, những thế lực nhỏ ở các địa phương cũng
khá nhiều. Một thế lực cát cứ khá quan trọng là Nguyễn Bát, tước Ô Kim hầu ở đất
Ô kim, (miền Hoài Đức, Hà Tây) tuy chống lại triều đình, nhưng không theo Tự
Khánh. ở Quy Hóa (miền Yên Bái, Tuyên Quang dọc Sông Hồng) có họ Hà, cha
truyền con nối cai trị đất trại này cho đến đời Trần vẫn còn). Ngoài ra còn thể lực
cát cứ ở miền Đại Hoàng (Ninh Bình), của họ Phạm ở Nam Sách. Khắp nơi trong
nước ở vào trạng thái hỗn loạn.
Đầu năm 1914, Huệ Tông chạy đến hương Binh Hợp (xã Tam Hiệp huyện
Phúc Thọ, Hà Tây)(9), Trần Tự Khánh được hào trường địa phương Đỗ Năng Tể
giúp đỡ lấy lại Binh Hợp, rồi đem quân bao vây Thăng Long, đốt cung điện, phá
nhà cửa. Huệ Tông phải dựng lều tranh để ở.
Tháng 4-1216, Triều đình nhà Lý lại gặp một nguy nan mới: các tướng Cảo
Xa (Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) là Đổ Ảt, Đổ Nhuế (tước Liệt hầu) chống lại vua.
Vua dựa vào Nguyễn Bát, sại Bát đánh lại, nhưng không thắng. Trước tình thế đó,
Huệ Tông đành lại quay về nương nhờ anh em họ Trần, Năm Ấy Huệ Tông lại lập
Trần thị (trước bị giáng xuống làm ngự nữ) làm Thuận Trinh phu nhân.
Trần Tự Khánh sại Vương Lê đem thủy quân đến đón rước Huệ Tông sang
Cứu Liên. Việt Sử lược chép rằng: "Tự Khánh trông thấy vua rất mừng, tướng sĩ 8
đều vui vẻ hò reo. Từ đó, vua cùng Tự Khánh quyết ý đánh bọn Bắc Giang vương
Nộn, Hiền Tín vương Bát, Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, Hà Cao ở Quy Hoa". Lúc này
Nguyên vương bị phế xuống làm Huệ Văn vương (đến 1221 thí Huệ Văn vương chết).
Anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng: Tự Khánh
làm thái úy, khi xướng lẽ không phải gọi tên, Trần Thừa được phong tước Liệt hầu
làm nội thị phán thủ, Trần Liễu (con cả Trần Thừa), Phùng Tá Chu, Lại Linh được
tước Quan nội hàu, con cả Tự Khánh là Hải được phong tước vương. Tập đoàn quý
tộc mới này đã lấn át được quý tộc nhà Lý cũ và sẽ thu hút dần dần những quý tộc
khác mà giành quyền thống trị. Chính sử có ghi: "Huệ Tông dần dần mắc chứng
điên. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong
nước dân đã về tay kẻ khác”.
Tháng 6 năm 1917, Đoàn Thượng đem binh chúng ra hàng, được phong tước
vương. Tháng 6 năm 1918, Trần Thừa và Trần Tự Khánh gả em gái là Trần Tam
Nương cho Đoàn Văn Lội (Hộng hầu) thu phục đất Hồng Châu. Thế là họ Trần
"trừ" được một thế lực chống đối quan trọng.
Tự Khánh tiến đánh thế lực cát cứ của Nguyễn Tự, Nguyễn Cuộc ở Quốc Oai,
của Đỗ Bị ở Cam Giá... "Các thuộc ấp ở Phong Châu đều ra hàng”(3). Tự Khánh lại
đánh Nguyễn Bát chiếm lại đất Từ Liêm. Nguyễn Bát phải chạy lên miền thiểu số ở sách An Lạc (Vĩnh Phúc).
Tháng 5-1220, anh em họ Trần tiến đánh Hà Cao ở Quy Hóa, chia quân làm
hai đạo: Tự Khánh, Trần Thừa theo sông Quy Hóa (sông Hồng), Lại Linh, Phan Cụ
theo đường sông Tuyên Quang (sông Lô), hai đạo cùng tiến. Cao cùng vợ con thất
cổ chết. Từ đó cả miến Thượng Nguyên Lộ (Thái Nguyện), Tam Đái Giang (Vĩnh Phúc) đều bình yên. 9
Mười ba năm (1207-1220) loạn lạc, đất nước bị chia xẻ bởi các thế lực hào
trưởng, chính quyền nhà Lý càng suy yếu, nay được thống nhất lại. Quyền lực
chính quyền trung ương lại dần dần tập trung, củng cố dưới sự lãnh đạo của họ Trần.
Cuối năm 1923, Trần Tự Khánh - người có công nhiều nhất trong việc dọn
đường cho họ Trần nam chính quyền, chết ở Phù Liệt (được truy phong là Kiến
Quốc đại vương). Đầu năm 1924, Trần Thừa được cử làm phụ quốc thái úy, Phùng
Tá Chu làm nội thị phán thủ, Trần Thủ Độ làm điện tiến chỉ huy sứ, thống lĩnh các
quận hộ vệ cấm định. Huệ Tông từ lâu đã phát cuồng, không có con trai, chỉ có hai
con gái (con cả là công chúa Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu (con cả Trần Thừa),
con thứ là công chúa Chiêu Thánh, mới lên 7 tuổi. Tháng 7-1225, Huê tông nhường
ngôi cho Chiêu Thánh - tức là Lý Chiêu Hoàng - tự mình làm Thái thượng hoàng.
Quyền bính trong triều hoàn toàn nằm trong tay quan điện tiền Trần Thủ Độ.
Ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu tức ngày 11-1-1226, dưới sự điều khiển của
Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi hoàng đế cho chồng là Trần
Cảnh, Vương triều Lý đến đây chấm dứt sau 216 năm cầm quyền. 10 ĐẶC TRƯNG Giáo dục
Ở thời nhà Trần, Nho giáo và Phật giáo cùng tham gia vào giáo dục. Quốc Tử
Giám lúc này được đổi tên là Thái Học viện được mở rộng đào tạo. Năm 1236, đặt
chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần [chức quan tư
pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không
Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời
Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu
tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có
thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.
Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số
trường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư
viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường
Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc
Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan
(được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như
Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn
phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”.
Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn
đời Lý, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính
thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm
1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi:
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là
Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh
Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị
tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, dự yến tiệc, được dẫn đi thăm kinh 11
thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất
trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám
hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi).
Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài
thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách).
Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và
được sắp xếp lại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt
đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.
Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ
Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào môn toán và viết chữ.
Không chỉ vậy, nhà Trần còn thành lập Giảng võ đường, chú trọng việc đào
tạo văn võ song toàn, trong khi nhà Lý chú trọng văn quan trị quốc. Kết quả của
cách giáo dục này được thể hiện trong ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, thúc
đẩy ý thức phòng vệ của nhân dân Đại Việt. Tôn giáo
Nhà Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn
giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý
và thực tiễn đời sống. Trần Thái Tông nói : “Đạo giáo của đức Phật là để mở lòng
mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh tà
đặt mực thước cho tương lai,nêu khuôn phép cho hậu thế”. Trần Nhân Tông thì chủ
trương “Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo). Đạo Phật Trần đã ảnh hưởng
đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng
tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo. 12
Thời cuối Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra
một cách quanh co phức tạp. Một mặt, một số Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ tuyên
truyền cho đạo Nho và mô hình Nho giáo, bài xích Phật giáo. Trương Hán Siêu
tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ,
không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”. Nhóm nho sĩ Lê Quát, Phạm
Sư Mạnh đề nghị triều đình tiến hành cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa,
mô phỏng thiết chế Trung Hoa nhà Minh. Mặt khác, quá trình Nho giáo hóa đã gặp
sự phản ứng từ nhiều phía, trước hết từ chính bản thân một số vua Trần. Minh Tông
cho rằng “nhà nước đã có phép tắt nhất định, Nam Bắc khác nhau”. Nghệ Tông
kiên quyết phản bác: “Triều trước [nhà Lý] dựng nước , có luật pháp, chế độ riêng,
không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó,
không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị [đời Trần Dụ Tông] bọn học trò
mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ
của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc như về y phục, âm nhạc… thật không kể
xiết”. Và nhà vua này chủ trương bảo lưu thể chế cũ. Văn học
Văn học thời Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời
đại, nhìn chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở
thế đi lên. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có 2 dòng văn học
chính : văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.
Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý
nhà Phật như các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tông chi nam của Trần Thái Tông,
Thiền lâm thiết chủy ngữ lục của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của
Trần Tung. Về lịch sử Phật giáo có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ 13
thực lục nói về thiền phái Trúc tâm. Một số cuốn sách, cùng với những bản kinh
Phật giáo, đã được nhà nước cho đem khắc in và phổ biến.
Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ
văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung
quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, những bài
thơ của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên như 2 câu thơ nổi tiếng của Trần Nhân Tông:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông ngàn thuở vững âu vàng)
Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm.
Trước đời Trần, trong văn chương nước Việt ngoại trừ tục ngữ, ca dao, hoặc các
loại văn chương bình dân truyền khẩu còn có chữ Nôm cổ nhưng phải đến thời
Trần, văn học chữ Nôm mới thực sự phát triển.
Hàn Thuyên có biệt tài làm được thơ phú bằng chữ quốc ngữ, đặt ra Hàn luật.
Công của Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm,
nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây. 14 Kiến trúc
Nhìn chung, kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng, khoẻ khoắn. Tinh thần
Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này.
Cung điện và thành quách là những công trình kiến trúc do nhà nước đứng ra
chỉ huy xây dựng, huy động sức lực của dân chúng theo chế độ lao dịch, trưng tập
và phần nào là lao động làm thuê.
Thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là
công trình kiến trúc lớn thời Trần. Hoàng thành mở ra 4 cửa: Tường Phù (Đông),
Quảng Phúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc). Thời Trần có các cung
điện Quan Triều (vua ở), Thánh Từ (Thượng hoàng ở), Thiên An (vua làm việc),
Tập Hiền (tiếp sứ), Diên Hồng (mở hội nghị….). Hòa vào các cung điện là một
cảnh quan thiên nhiên được bố trí lộng lẫy và xứng hợp như các hồ, ngòi, vườn
tược, cầu cống, vườn bách thảo bách thú v.v… Một số lớn các cung điện được xây
dựng bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đã bị hủy hoại qua chiến tranh.
Các cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường (Nam Định) là nơi các Thượng
hoàng đời Trần lui về ở và làm việc. Thời đầu Trần, Phùng Tá Chu là người được
giao trọng trách xây dựng khu cung điện này, được coi như một kinh đô thứ hai.
Nổi tiếng nhất là hai cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Chung quanh còn có các
khu biểu diễn nghệ thuật (múa hát, bơi thuyền, đánh cờ, múa bông) và khu kinh tế
(chăn nuôi, chế biến, làm đồ gốm). Gạch ngói ở đây được in dòng chữ “Thiên Trường phủ chê”.
Cùng với thành quách, thời Trần còn có các khu lăng mộ và phủ đệ, có khu
lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình) và An Sinh (Đông Triều), với nhiều tượng đá
khắc họa hình người và muông thú. Các dinh thự của quý tộc đời Trần xây dựng ở 15
các địa phương trấn trị, một số có quy mô đồ sộ, như phủ đệ của Trần Quốc Khang Ở Diễn Châu (Nghệ An).
Chùa tháp là kiến trúc Phật giáo đặc biệt thời Lý- Trần. Chùa làng có số lượng
rất nhiều, nhưng quy mô thường nhỏ, kiến trúc đơn giản. Một số ngôi chùa có kiến
trúc độc đáo hoặc quy mô bề thế. Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Thăng Long mô
phỏng hình ảnh một đóa hoa sen mọc trên hồ nước, hài hòa với cảnh quan thiên
nhiên. Chùa Phật Tích, Long Đội và quần thể chùa ở Yên Tử đều được xây dựng
trên núi cao, cảnh trí kỳ vĩ. Chùa Thái Lạc và ‘Phổ Minh có những bức phù điêu chạm trổ độc đáo.
Tháp Phật có nguồn gốc từ các stupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến
trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời Trần. Những tháp đời Trần còn lại là tháp Phổ
Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng. Tương truyền trong
bảo tháp có chứa đựng tro xương của các vị sư tổ kết tinh lại, gọi là xá lị, như xá lị
của Trần Nhân Tông trong lòng tháp Phổ Minh.
Điêu khắc – Nghệ thuật
Điêu khắc và đúc tạo hình thời Trần có các loại tượng. chuông, vạc, các bức
phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tứ Phối được bày trong Văn
Miếu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật
Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm. Năm 1231, triều đình đã xuống
chiếu sai tô tượng Phật để thờ ở tất cả những nơi có đình trạm (trạm nghỉ dọc
đường). Năm l256, sai đúc 330 quả chuông. Những chuông đồng nổi tiếng là
chuông chùa Sùng Khánh Báo Thiên (nặng 12000 cân) và chuông Quy Điền khổng
lồ ở chùa Diên Hựu. Vạc đồng lớn ở chùa Phổ Minh cũng là một sản phẩm đúc nổi 16
tiếng, được người Trung Quốc xếp vào danh mục “An Nam tứ đại khí” (chỏm tháp
Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm).
Các bức phù điêu đời Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng Phật giáo
(toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình tượng rồng
uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khoẻ khoắn). Các bức phù điêu chạm khắc gỗ
nổi tiếng ở chùa Thái Lạc và chùa Phổ Minh. Tại khu lăng vua Trần, có nhiều
tượng người và thú vật bằng đá. Trong điêu khắc Trần, có ảnh hưởng của nhiều yếu tố mỹ thuật Champa.
Thuộc mỹ thuật thời Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh
thoát. Có các loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi
tiếng. Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Trần phát triển phong phú, chịu ảnh
hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian
cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình.
Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm (phạn cổ
ba, gốc Chăm), các loại đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ
(gốc Chăm), các khúc ca “Trang Chu mộng điệp”, “Bạch lạc Thiên mẫu biệt tử”,
“Đạp ca”, “Thanh ca”, “Ngọc lân xuân”, “Nam thiên”, “Tây thiên”, “Lý liên”,
“Mộng tiên du”, “Canh lậu trường”… Trong các buổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có
biểu diễn ca vũ của các đào, kép. Sứ giả Trung Quốc tả : “Con gái đi chân không,
mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10 người con trai mình đều cởi trần, kề vai
giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”. Chèo, tuồng được nhiều người
ưa chuộng, tích diễn phổ biến là vở “ Tây vương mẫu hiến bàn đào”. 17
Thành tựu khoa học – kỹ thuật
Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Trần chủ yếu được biết ở một số
ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như
những kỹ thuật truyền thống trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng…
Các tác phẩm Hồng Nghĩa giác tự y thư, Nam dược thần hiệu của Đại y Thiền
sư Tuệ Tĩnh, khẳng định nguyên tắc “Nam dược trị Nam nhân”.
Về thiên văn lịch pháp, Đặng Lộ đã sáng chế ra “Linh lung nghi” là một dụng
cụ chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, còn là người đã đổi lịch Thụ thời
ra lịch Hiệp kỷ. Trần Nguyên Đán thông thạo lịch pháp, là tác giả cuốn Bách thế
thông kỷ thư chép về các hiện tượng nhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ, cũng là
người đổi lịch Hiệp kỷ thành lịch Thuận thiên.
Hồ Nguyên Trừng đã sáng chế ra loại súng lớn thần cơ sang pháo đúc bằng
đồng, chuyên chở trên xe, có bầu nhồi thuốc và lỗ đặt ngòi. Cổ lâu thuyền tải lương
là loại thuyền chiến lớn hai tầng, bên trên có đường sàn, bên dưới cứ hai người
chèo một mái chèo, tốc độ nhanh. 18 KẾT LUẬN
Văn hóa thời Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn
hóa thời Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải
biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho
mình. Văn hóa Đại Việt thời Trần, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.
Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa thời Trần là sự hỗn dung của
dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với
những yếu tố bác học, giữa Phật giáo và Nho giáo. Gam màu nổi bật của văn hóa
thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa
cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo.
Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã mang đậm tính dân gian.
Đậm đà màu sắc Phật giáo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức
khiêm tốn, văn hóa thời Trần không bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín
điều. Khái niệm “lễ” trong giáo ở thời Trần còn rất nhạt, thay vào đấy là tính cởi
mở, nhân bản, gần gũi con người với một “mép lề phóng khoáng”. Văn hóa Đại
Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng.
Văn hóa Đại Việt thời Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung
lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời
nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội
nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Cơ sở văn hóa” – TS. Nguyễn Thị Hồng.
2. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1. 3.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. 20