-
Thông tin
-
Quiz
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII | Bài tập nhóm môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101) 249 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII | Bài tập nhóm môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101) 249 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM LỊCH SỬ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII Nhóm đại hội VII : Ngô Hàm Tường Nguyễn Việt Anh Nguyễn Vân Anh Nguyễn Thị Thu Huyền Hoàng Ánh Dương Vũ Trung Minh Lớp :
Kinh doanh quốc tế CLC 63A MỤC LỤC
1. Thời gian, địa điểm _______________________________________________________ 1 lOMoAR cPSD| 45470709
2. Bầu Tổng bí thư _________________________________________________________ 1
3. Bối cảnh của Đại hội ______________________________________________________ 1
4. Chủ đề của Đại hội _______________________________________________________ 1
5. Bài học rút ra trong kỳ đại hội trước ________________________________________ 1
6. Quan điểm chỉ đạo trong phát triển kinh tế ___________________________________ 2
7. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực chính trị ___________________________________ 2
8. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực văn hóa xã hội ______________________________ 3
9. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực đối ngoại __________________________________ 4
10. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực quốc phòng an ninh ________________________ 4
11. Các Nghị quyết, chỉ thị chủ yếu của Đảng trong kỳ Đại hội, nội dung cơ bản ______ 4
a. Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ________ 4
b. Thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000 ______ 7
c. Thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI) về đánh giá kết quả thực
hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 1991-1995 ___________ 8
d. Thông qua Báo cáo xây dựng đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương
(khoá VI) và thông qua toàn văn Điều lệ Đảng (sửa đổi) ________________________________ 8
12. Kết quả đạt được _______________________________________________________ 8
a. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch
5 năm. ________________________________________________________________________ 8
b. Tạo nên những chuyển biến tích cực về mặt xã hội ___________________________________ 8
c. Quốc phòng, an ninh được củng cố _______________________________________________ 8
d. Đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị __________________________________________ 9
e. Phá vỡ thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế __________________ 9 lOMoAR cPSD| 45470709
1. Thời gian, địa điểm
• Thời gian: Từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 ở Hà Nội. • Địa điểm: Hà Nội
2. Bầu Tổng bí thư
• Đại hội bầu 146 Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên
• Tổng bí thư: Đồng chí Đỗ Mười
3. Bối cảnh của Đại hội
Đất nước sau hơn 4 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình cơ bản ổn định nhưng
chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề kinh tế xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết.
4. Chủ đề của Đại hội
Đại hội VII của Đảng là “Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết”.
Chủ đề và nhiệm vụ chính của đại hội VII là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi
theo con đường đổi mới toàn diện và đồng bộ.
5. Bài học rút ra trong kỳ đại hội trước
• Một là, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp
sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược,
nhạy cảm nắm bắt cái mới.
• Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi, cách làm phù hợp.
• Ba là, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tăng cường vai trò quản lý của
Nhà nước về kinh tế, xã hội.
• Bốn là, phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhưng phải được lãnh đạo
tốt, có bước đi vững chắc phù hợp. 1 lOMoAR cPSD| 45470709
Năm là, quan tâm dự báo tình hình, phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề
mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới.
6. Quan điểm chỉ đạo trong phát triển kinh tế
• Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức
tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
• Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.
• Mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và tư
nhân nước ngoài trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
• Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực khoa học và
công nghệ, chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
• Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá,
bảo vệ môi trường. Lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích
làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi người đều được
cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát triển.
7. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực chính trị
• Xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
• Xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
• Xác định Đảng Cộng sản Việt Nam:
o Là một bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống chính trị.
o Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
o Lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. 2 lOMoAR cPSD| 45470709
• Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo nguyên tắc là quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
8. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực văn hóa xã hội
• Quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
• Xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng:
o Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc
trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
o Xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
o Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
• Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ,
nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
o Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực khoa học và
công nghệ, chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
o Nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ
bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành
quả của sự phát triển.
o Quyền công dân, quyền con người và tự do cá nhân được bảo đảm bằng pháp luật,
được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và chỉ bị ràng buộc bởi pháp luật. 3 lOMoAR cPSD| 45470709
9. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực đối ngoại
• Khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” và từ chủ trương đó, hình thành nên chính
sách đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”.
Hợp tác nhiều mặt, song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.
• Đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
• Củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và với các bạn hàng truyền
thống, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới
10. Quan điểm chỉ đạo trong lĩnh vực quốc phòng an ninh
• Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia.
• Củng cố lực lượng vũ trang, các cơ quan luật pháp đủ sức giữ gìn kỷ cương xã hội,
chủ động phòng ngừa và đập tan mọi thủ đoạn phá hoại từ bên trong và bên ngoài trên các lĩnh vực.
• Mọi hành vi gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân và của xã hội đều phải được xem là
tội ác, phải được xử lý nghiêm khắc theo luật pháp nhà nước, không miễn trừ bất kỳ ai.
11. Các Nghị quyết, chỉ thị chủ yếu của Đảng trong kỳ Đại hội, nội dung cơ bản
a. Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
• Cương lĩnh năm 1991 đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam và nêu ra 5 bài học lớn:
o Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội o Sự nghiệp
cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân o Không ngừng 4 lOMoAR cPSD| 45470709
củng cố tăng cường đoàn kết o Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại 5 lOMoAR cPSD| 45470709
o Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
• Cương lĩnh nêu rõ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 6 đặc trưng cơ bản: o
Do nhân dân lao động làm chủ o
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu o Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc o
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân o Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ o Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
• Cương lĩnh nêu ra 7 phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội:
o Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
o Phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn
liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm
o Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa
dạng về hình thức sở hữu
o Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
o Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho thế
giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống tinh thần, xã hội o Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc 6 lOMoAR cPSD| 45470709
o Thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc • Ý nghĩa:
o Giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
o Đặt nền tảng đoàn kết thống nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh
tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển.
b. Thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000
• Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đến năm 2000 được xây dựng trên
cơ sở mục tiêu, phương hướng của Đảng với mong muốn thực hiện "dân giàu, nước
mạnh, tiến lên hiện đại" trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có
kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. • Mục tiêu tổng quát:
o Ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình
trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân.
o Củng cố quốc phòng và an ninh.
o Tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI. 7 lOMoAR cPSD| 45470709
c. Thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI) về đánh
giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 1991-1995
d. Thông qua Báo cáo xây dựng đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành
Trung ương (khoá VI) và thông qua toàn văn Điều lệ Đảng (sửa đổi)
12. Kết quả đạt được
a. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ
yếu của kế hoạch 5 năm.
• GDP đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5-6,5%).
• Lạm phát từ mức 6 7,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995.
• Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
b. Tạo nên những chuyển biến tích cực về mặt xã hội
• Đời sống vật chất của đa số người dân đã được cải thiện. Số hộ gia đình với thu nhập
trung bình và giàu có đang tăng, trong khi đó số hộ nghèo giảm đi.
• Nhiều nhà ở và hệ thống giao thông đã được nâng cấp và xây dựng mới, không chỉ ở
thành phố mà còn ở cả nông thôn.
• Trình độ tri thức và mức độ tiếp cận văn hóa của người dân đã được nâng lên.
• Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, thể thao và
nhiều hoạt động xã hội khác đang phát triển và tiến bộ.
c. Quốc phòng, an ninh được củng cố
• Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng tốt hơn.
• Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. 8 lOMoAR cPSD| 45470709
• Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác bảo vệ
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường.
d. Đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị
• Năm 1992, Đảng ban hành Hiến pháp mới, sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản
pháp luật quan trọng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
• Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội đã đổi mới nội dung và phương
thức hoạt động, đạt được hiệu quả thiết thực hơn.
• Quyền làm chủ của nhân dân đã được phát huy.
e. Phá vỡ thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế
• Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, tăng
cường quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt với Lào, xây dựng quan hệ tốt với
Campuchia, phát triển quan hệ với các nước trong khu vực và trở thành thành viên
đầy đủ của Tổ chức ASEAN.
• Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ
với Liên bang Nga, các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông
Âu, mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển, bình thường hóa quan hệ
với Mỹ, thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương,
Trung Đông, châu Phi và Mĩ Latinh.
• Tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân,
các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức và phong trào tiến bộ trên thế giới, và thiết
lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước.
• Mở rộng hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, phát triển
quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Góp phần giữ vững hòa bình, phá bỏ tình trạng bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng
cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước. 9