-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 | Bài tập nhóm môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP NHÓM
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề bài: Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976
Thành viên nhóm 2: Trần Phương An 11200025 Cư Thị Cúc 11200675 Bùi Hồng Ngọc 11202794
Lê Thị Ánh Nguyệt 11202926
Nguyễn Lê Ngọc Quỳnh 11206751
Lớp học phần: LLDL1102(122)_17
Giảng viên: TS. Lê Thị Hồng Thuận Hà Nội, 2022 MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV CỦA ĐẢNG 3 lOMoAR cPSD| 45470709
NỘI DUNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ IV CỦA ĐẢNG 3 Chủ đề, mục tiêu, quan
điểm, phương hướng và nhiệm vụ 3 Nội dung cụ thể theo từng lĩnh vực 5
MỘT SỐ HỘI NGHỊ SAU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV CỦA ĐẢNG 10
KẾT QUẢ CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 15 1. Kết quả chủ yếu 15 2. Kinh nghiệm lịch sử 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV CỦA ĐẢNG
Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại Thủ đô Hà Nội.
Tham dự đại hội là 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước
dự Đại hội. Trong số đại biểu đó có 214 đại biểu vào Đảng trước Cách mạng tháng
Tám 1945, 200 đại biểu đã từng bị đế quốc giam cầm, 39 đại biểu là anh hùng các
lực lượng vũ trang và anh hùng lao động, 142 đại biểu là nữ, 98 đại biểu đại diện
các dân tộc thiểu số… Đến dự Đại hội còn có 29 đoàn đại biểu các Đảng cộng sản,
Đảng công nhân, phong trào giải phóng dân tộc và các tổ chức quốc tế.
Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IV gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết.
Đại hội nghe Diễn văn khai mạc của đồng chí Tôn Đức Thắng; Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Duẩn trình bày; Báo cáo về phương
hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ hai
(1976-1980) do đồng chí Phạm Văn Đồng trình bày; Báo cáo tổng kết công tác xây
dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày, tham luận
của các đồng chí Trường Chinh, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh,
Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn… và lời chào mừng các đoàn đại biểu trong nước và quốc tế.
II. NỘI DUNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ IV CỦA ĐẢNG
Đại hội đã thông qua các văn kiện sau: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương khóa III, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm
lần thứ hai (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều
lệ Đảng, Điều lệ mới của Đảng gồm có 11 chương và 59 điều. Điều lệ đã rút gọn 10
nhiệm vụ của đảng viên thành 5 nhiệm vụ, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức Bí
thư thứ nhất, quy định nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương là 5 năm. lOMoAR cPSD| 45470709
1. Chủ đề, mục tiêu, quan điểm, phương hướng và nhiệm vụ a. Chủ đề:
Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội. b. Mục tiêu:
Đại hội đã đưa ra mục tiêu tổng quát là “Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả
nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp”. Trên cơ sở của mục
tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra. Một là, bước đầu hình
thành cơ cấu kinh tế mới; đồng thời, phải bước đầu hình thành một cơ cấu kinh
tế phù hợp với đường lối của Đảng, quán triệt nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ
quá độ là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cho phép giải quyết tốt các mối
quan hệ lớn của nền kinh tế quốc dân, như đã được nêu rõ trong đường lối xây
dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hai là, cải thiện một bước đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân lao động (đặc biệt chú trọng nhân dân các vùng bị
chiến tranh tàn phá nặng nề); Đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất, phải
chú trọng cải thiện đời sống văn hoá của nhân dân, tạo ra cuộc sống mới, với
những quan hệ xã hội tốt đẹp, là nguồn phấn khởi và niềm vui của người lao động. c. Quan điểm:
Quan điểm được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV là: “Với thắng
lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam
chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và làm nhiệm
vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.” d. Phương hướng:
Đại hội xác định phương hướng chung trong giai đoạn mới của nước ta là: “Kế
hoạch 5 năm 1976-1980 phải là một kế hoạch thật tốt. Muốn vậy, kế hoạch 5
năm 1976-1980 phải có sự bố trí chiến lược đúng, phát huy các lực lượng sản
xuất bao gồm lực lượng lao động và phương tiện sản xuất, khai thác các tiềm
năng, khơi động lực lượng của quần chúng, một sự bố trí chiến lược hợp cho 5
năm này và thuận với hướng tiến lên lâu dài. Đồng thời phải có tổ chức và biện
pháp thực hiện có hiệu lực mạnh mẽ, rút được kết luận từ ưu điểm và khuyết
điểm trong thời gian vừa qua, đáp ứng những yêu cầu phát triển của nền kinh tế
quốc dân và của đời sống nhân dân.” e. Nhiệm vụ: lOMoAR cPSD| 45470709
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, 3 nhiệm vụ chính đã được
xác định. Thứ nhất, xây dựng CNXH trong cả nước; đẩy mạnh công nghiệp hoá
XHCN. Thứ hai, đổi tên Đảng lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt
Nam và và thông qua điều lệ mới của Đảng gồm 11 chương và 59 điều; Điều lệ
đã rút gọn 10 nhiệm vụ của đảng viên thành 5 nhiệm vụ. Thứ ba, đổi lại chức
Tổng Bí thư thay chức Bí thư Thứ nhất; quy định nhiệm kỳ của ban chấp hành trung ương là 5 năm.
2. Nội dung cụ thể theo từng lĩnh vực
a. Công nghiệp hóa
Trên cơ sở đường lối chung, Báo cáo vạch ra đường lối kinh tế: “Đẩy mạnh công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, đưa nền kinh tế nước ta đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước
thành một cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa
phát triển kinh tế địa phương, két hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương
trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất
với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng;
tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa
anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ
kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền và các bên cùng
có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công
– nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững
mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc”. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và các ngành công nghiệp nặng.
b. Kinh tế thị trường
Ra sức ổn định tình hình kinh tế - xã hội mà quan trọng nhất là ổn định và phát triển
sản xuất, ổn định thị trường giá cả, ổn định và cải thiện một bước đời sống, giữ vững
an ninh và trật tự xã hội, tạo điều kiện tích lũy để đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa trong những năm tiếp theo, trên cơ sở kiên định lập trường giai cấp công
nhân, tăng cường chuyên chính vô sản, lấy dân làm gốc, phát huy mạnh mẽ quyền
làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động. Cụ thể như sau:
1. Tập trung đầu tư, tháo gỡ mọi vướng mắc cho sản xuất phát triển, thực hiện khẩuhiệu:
Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì
hạnh phúc của nhân dân. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, khoa học kỹ thuật, thực
hành tiết kiệm, ngăn chặn, hạn chế và đẩy lùi có hiệu quả tệ tham ô, lãng phí để phục vụ tốt cho sản xuất. lOMoAR cPSD| 45470709
2. Thiết lập trật tự trong phân phối lưu thông từng bước ổn định giá cả thị trường, tăng
cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, thực hiện việc cân đối ngân sách, tập trung
nắm hàng, nắm tiền, bảo đảm quay nhanh đồng vốn, vật tư và hàng hóa để phục vụ
tốt sản xuất và đời sống.
3. Ổn định và cải thiện một bước đời sống trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất,giải
quyết việc làm, làm tốt phân phối lưu thông, điều tiết thu nhập trong các tầng lớp dân
cư, thực hiện công bằng xã hội.
4. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên cơ sở khắc phục
những khó khăn về kinh tế, đời sống, tiến hành cải tạo đúng hướng, giáo dục ý thức
cảnh giác cho nhân dân, duy trì phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây
dựng lực lượng tự vệ, quân dự bị, chăm lo đời sống chiến sĩ và thực hiện tốt chính
sách hậu phương quân đội.
5. Thực sự lấy cách mạng khoa học - kỹ thuật làm then chốt trong quá trình thực hiện
đồng thời ba cuộc cách mạng. Có chính sách đúng đắn để phát huy tốt lực lượng
khoa học và kỹ thuật, gắn chặt khoa học - kỹ thuật với các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tổ chức hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật trong từng ngành, từng cấp phục vụ sản xuất.
6. Bảo đảm công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đúng hướng. Phải lấy phát triển làm mục
đích, cải tạo làm phương tiện, gắn phương tiện với mục đích. Tiến hành cải tạo phải
nhằm mục đích làm cho sản xuất nói chung phát triển hơn trước khi cải tạo. Cải tạo
đi đôi với xây dựng, lấy xây dựng làm chính, cải tạo để sử dụng, sử dụng để cải tạo
tốt hơn. Gắn chặt công tác cải tạo với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
và việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong suốt quá trình cải tạo.
7. Ðổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới tổ
chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách làm việc trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu
quả cao, nhất là trong sản xuất và kinh doanh.
8. Phát huy đúng mức vai trò, vị trí trung tâm của thành phố trên địa bàn khu vực và phía nam Ðông Dương.
c. Hệ thống chính trị
Về mặt nhà nước, nhân dân cả nước đã tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc
hội nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội đã ra những quyết định lịch sử về quốc hiệu, quốc
kỳ, quốc ca, xác lập hệ thống bộ máy nhà nước. Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, các Phó
Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thông qua danh sách Hội đồng
quốc phòng, Hội đồng Chính phủ và thành lập Uỷ ban của Quốc hội. Các đoàn thể, tổ chức
chính trị - xã hội trên cả hai miền đất nước nhanh chóng tiến hành đại hội hợp nhất và đi
vào hoạt động. Đối với Đảng ta, Nhà nước có vị trí và chức năng đặc biệt quan trọng. Trong lOMoAR cPSD| 45470709
hệ thống Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, chức năng và tác dụng của
Nhà nước một mặt thể hiện đường lối của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng, một mặt thể hiện
quyền làm chủ tập thể của nhân dân, và Nhà nước thể hiện cả hai mặt đó trong mọi lĩnh vực
của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội d. Văn hóa
Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, phát triển công tác văn hoá, xã hội, đẩy mạnh
cách mạng tư tưởng và văn hoá. Phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin từng bước thấm
nhuần trong quần chúng, trang bị cho nhân dân những tư tưởng lớn của đường lối của Đảng,
những tư tưởng lớn của kế hoạch 5 năm 1976-1980, khiến cho công cuộc phấn đấu thực
hiện những mục tiêu của kế hoạch thực sự là sự nghiệp của quần chúng. Phải đưa công tác
giáo dục, văn hoá, nghệ thuật tiến lên một bước mạnh mẽ, xây dựng nền văn hoá có nội
dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân.
Trước hết phải phát triển mạnh màng lưới mẫu giáo, thu nhận phần lớn các cháu hết tuổi
nhà trẻ. Tất cả thanh niên, thiếu niên đều phải được học đầy đủ bậc giáo dục phổ thông.
Từng bước phổ cập giáo dục theo độ tuổi. Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên
nghiệp phải được sắp xếp lại, hoàn chỉnh và mở rộng từng bước, bố trí khớp với sự bố trí
các ngành, các vùng kinh tế trong cả nước. Đồng thời cần hết sức coi trọng đào tạo công
nhân kỹ thuật với trình độ lành nghề ngày càng cao. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thanh
toán nạn mù chữ và bổ túc văn hoá cho những người lao động lớn tuổi
Trên cơ sở nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, cần phát triển đều khắp các hoạt động
văn hoá, nghệ thuật nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đường lối, chính sách của
Đảng, động viên khí thế cách mạng và dấy lên phong trào thi đua sôi nổi thực hiện thắng
lợi những mục tiêu của kế hoạch 5 năm.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng của công tác xuất bản sách, báo, truyền thanh,
truyền hình, điện ảnh và chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao.
Các ngành, các cấp và các đoàn thể phải thực sự tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào văn
nghệ quần chúng, xây dựng các đội văn nghệ nghiệp dư làm hạt nhân cho phong trào. Nhà
nước cùng với sự đóng góp của nhân dân sẽ xây dựng nhiều trung tâm văn hoá ở các tỉnh,
thành phố, huyện và các cơ sở văn hoá nông thôn, với thư viện, nhà văn hoá, câu lạc bộ...,
làm cho việc đọc sách, báo, nghe đài, xem phim, sinh hoạt văn nghệ trở thành nếp sống
hàng ngày ở khắp mọi nơi, kể cả những miền xa xôi hẻo lánh nhất. Đồng thời cần chăm lo
tổ chức những hoạt động giải trí, vui chơi lành mạnh khác cho nhân dân lao động.
Làm tốt công tác bảo tồn bảo tàng, xây dựng những tượng đài kỷ niệm cách mạng và kháng
chiến, giữ gìn và tu bổ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tổ chức tốt việc triển lãm và
các cuộc tham quan nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. e. Xã hội
Kế hoạch về xã hội mà Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra đó là đảm bảo nhu cầu và cải thiện
một bước đời sống của nhân dân (đặc biệt chú trọng nhân dân các vùng bị chiến tranh tàn lOMoAR cPSD| 45470709
phá nặng nề) từ đó tích luỹ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Mục
tiêu trước hết ở những nhu cầu thông thường về ăn, mặc, ở, đồ dùng hàng ngày, về học tập,
bảo vệ sức khoẻ..., thực hiện phân phối công bằng, hợp lý, thuận tiện cho nhân dân, chú
trọng những tầng lớp nhân dân lao động hiện đang làm những việc khó khăn, nặng nhọc,
đòi hỏi kỹ thuật cao, sản xuất nhiều sản phẩm quý, xây dựng những công trình quan trọng.
Đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất, phải chú trọng cải thiện đời sống văn hoá của
nhân dân, tạo ra cuộc sống mới, với những quan hệ xã hội tốt đẹp, là nguồn phấn khởi và
niềm vui của người lao động. Theo đó, những nhiệm vụ cơ bản về xã hội của kế hoạch 5 năm là:
Thứ nhất, hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp,
giá cả, tài chính, ngân hàng.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, đối với các tỉnh phía Nam, thực hiện chủ trương: “Xóa bỏ triệt
để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất và những tàn tích bóc lột phong kiến; quốc
hữu hóa những cơ sở công thương nghiệp của tư sản mại bản, bọn phản quốc và bọn tư sản
chạy ra nước ngoài; tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản tư doanh; hợp tác hóa
nông nghiệp, tổ chức lại thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ… Xây dựng kinh tế quốc
doanh lớn mạnh nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất và lưu thông, phân phối. Đối với
xí nghiệp tư bản tư doanh, phải cải tạo xã hội chủ nghĩa chủ yếu bằng con đường công tư
hợp doanh… Xóa bỏ ngay thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Chuyển phần lớn tiểu thương sang sản xuất…”
Thứ hai, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, trước hết là sản phẩm nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ; mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Thứ ba, ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế, tiến hành cải cách giáo dục, đẩy
mạnh đào tạo cán bộ và công nhân; thanh toán hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực
dân mới về mặt xã hội.
Trên cơ sở phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động, cần cải tiến chế độ tiền lương
và tăng lương cho công nhân, viên chức nhằm thực hiện đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân
phối xã hội chủ nghĩa theo số lượng và chất lượng lao động. Đồng thời, chú trọng tăng
các quỹ phúc lợi xã hội. f. Đối ngoại
Về đối ngoại, trong giai đoạn mới, chúng ta cần ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế
thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển
kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, cùng các nước xã hội
chủ nghĩa, các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa đế quốc. Trong quá trình làm việc, Đại hội đã tập trung
phân tích đánh giá tình hình thế giới và khẳng định mạnh mẽ chính sách đối ngoại nhất lOMoAR cPSD| 45470709
quán của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới là tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và
quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, làm hết sức mình để góp phần làm
cho lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng thắng lợi rực rỡ. Ra sức bảo vệ
và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân ta với nhân dân Lào và Campuchia. Ủng
hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc, dân chủ,
hoà bình và tiến bộ xã hội. Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất
cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi. Ra sức
tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất
nước về mọi mặt. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như IMF, UN, WB, ADB,
… trong quá trình thực hiện các chủ trương của đại.
g. Quốc phòng an ninh
Kết hợp đúng đắn kinh tế với quốc phòng, xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất
nước. Đi đôi với việc xây dựng đất nước về mọi mặt, phải ra sức xây dựng nền quốc phòng
toàn dân vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng công nghiệp quốc
phòng, bảo đảm cho đất nước sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công của bọn xâm lược.
Thách thức lớn nhất đối với Cách mạng Việt Nam là bảo vệ các vùng biên giới Tổ quốc,
giúp đỡ dân tộc láng giềng, bảo vệ cách mạng khỏi các thế lực phản động trong nước cấu
kết với lực lượng bên ngoài ra sức hoạt động phá hoại. Phải kết hợp chặt chẽ nghĩa vụ lao
động với nghĩa vụ quân sự để vừa đẩy mạnh xây dựng kinh tế, vừa bảo đảm củng cố quốc
phòng một cách vững chắc.
Luôn luôn coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã
hội, bảo đảm cho đất nước luôn luôn sẵn sàng và đủ sức đập tan mọi hành động xâm
lược và mọi hoạt động phản cách mạng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, của cả
hệ thống chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng vũ trang nhân dân
hùng mạnh của chúng ta có lực lượng thường trực mạnh và lực lượng hậu bị rộng rãi
được huấn luyện tốt; có quân đội nhân dân chính quy, hiện đại gồm các quân chủng, binh
chủng cần thiết; có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, có lực lượng dân quân du kích và
dân quân tự vệ hùng hậu. Chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thì chúng ta còn
phải chú ý đầy đủ hiện đại hoá lực lượng quốc phòng và khả năng phòng thủ của đất
nước. Trong giai đoạn mới, các lực lượng vũ trang có hai nhiệm vụ: luôn luôn sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tích cực làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Trên tinh thần đó,
phải thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự và chế độ quân đội làm nghĩa vụ xây dựng kinh
tế; phải ra sức phát triển công nghiệp quốc phòng.
III. MỘT SỐ HỘI NGHỊ SAU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV CỦA ĐẢNG *
Hội nghị Trung ương lần thứ hai (từ ngày 22/6 đến ngày 3/7/1977): bàn về nông nghiệp lOMoAR cPSD| 45470709
Trạm chế biến sắn Thanh Sơn mua sắn ở các hợp tác xã trong huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh
Phú để chế biến (tháng 12/1977) (Ảnh: Đỗ Tráng/TTXVN)
Chứng tỏ nhận thức và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tập trung cao độ lực lượng cho
nhiệm vụ hàng đầu của kế hoạch 5 năm 1976-1980 là "tạo ra một bước phát triển vượt bậc
về nông nghiệp", đưa nông nghiệp tiến lên trong sự gắn bó chặt chẽ giữa công nghiệp và
nông nghiệp, nhằm cải thiện một bước đời sống nhân dân, tạo điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. *
Hội nghị Trung ương lần thứ ba (từ ngày 6 đến ngày 16/12/1977): quyết định
phương hướng, nhiệm vụ kinh tế năm 1978 và các biện pháp lớn để thực hiện. lOMoAR cPSD| 45470709
Chuyến tàu Thống Nhất đầu tiên khởi hành tại ga Hà Nội ngày 31/12/1976. (Nguồn: TTXVN)
Hội nghị đã nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế năm 1978, trong đó xác định
tám nhiệm vụ cấp bách của năm 1978, đó là: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trước hết là
lương thực và thực phẩm; ra sức phát triển sản xuất hàng tiêu dùng; phát triển thêm nguồn
điện, bảo đảm ổn định, điều hòa nguồn điện; đẩy mạnh sản xuất cơ khí; tăng nhanh số lượng
và mặt hàng xuất khẩu; phát triển giao thông vận tải; giải quyết tốt việc tiếp nhận hàng nhập
khẩu và vận tải Bắc Nam; chấn chỉnh và đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản; cải tiến và
tăng cường công tác lưu thông phân phối; xúc tiến cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam,
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Tăng cường và cải tiến quản lý kinh tế trong cả nước. *
Hội nghị Trung ương lần thứ tư (từ ngày 14 đến ngày 22/7/1978): BCHTW khóa
IV đã nhất trí thông qua Nghị quyết về kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc, đáp ứng
yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.
Mục đích của việc kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc là: tăng năng suất lao động,
bảo đảm chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế; hoàn thiện quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đẩy mạnh cải tạo kết hợp với xây dựng ở miền Nam; kết hợp
phát triển kinh tế với tăng cường lực lượng quốc phòng và an ninh; phát huy quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động, nhằm đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên một
bước mới, đánh bại mọi mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc… *
Hội nghị Trung ương lần thứ năm (1979): Hội nghị đã xác định “Trong tình hình
mới, phải ra sức xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của quần
chúng để thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ chung: Một là, ổn định và bảo đảm đời sống nhân lOMoAR cPSD| 45470709
dân. Hai là, tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Ba là, xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời chuẩn bị điều kiện phát triển cho những năm sau”.
BCHTW thảo luận và quyết định, trong năm 1979 phải thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế
sau đây: Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, nhất là lương thực, thực
phẩm. Kết hợp chặt chẽ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu để
bảo đảm yêu cầu nhập khẩu. Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. Các ngành công nghiệp
nặng và giao thông vận tải phải phục vụ tốt hơn cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế
quan trọng khác. Chấn chỉnh công tác xây dựng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư. Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đẩy mạnh cải tạo xã
hội chủ nghĩa ở miền Nam. Bảo đảm các yêu cầu về tăng cường quốc phòng, bảo vệ an
ninh chính trị, củng cố các vùng biên giới, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Ra sức xây dựng
và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. *
Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (8/1979): Trên cơ sở thảo luận và nhận định “tình
hình kinh tế và đời sống nhân dân đang có nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước ta phải có
những chủ trương và biện pháp cấp bách, mạnh mẽ, kiên quyết, đem lại hiệu quả thiết thực
nhằm đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân, khắc phục những mặt
tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội. Đồng thời ra sức củng cố quốc phòng, giữ vững
trật tự an ninh, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc”, BCHTW nhất trí ban hành Nghị quyết
về tình hình kinh tế và nhiệm vụ cấp bách.
Phân tích về tình hình và phương hướng phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp địa phương, BCHTW xác định “Phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp địa phương là một nhiệm vụ rất quan trọng của tất cả các ngành, các cấp, trước mắt
cũng như lâu dài, thời bình cũng như thời chiến nhằm thi hành Nghị quyết Đại hội lần thứ
IV của Đảng và thực hiện ba nhiệm vụ chung trong tình hình mới là: đẩy mạnh sản xuất và
bảo đảm đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. HNTW lần thứ sáu nhất trí thông qua Nghị
quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương.
Với hai Nghị quyết được ban hành tại Hội nghị lần này, “có thể coi Hội nghị Trung ương 6
khóa IV (tháng 8/1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra” là bước
đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta”. “Làm cho sản xuất bung ra”, nghĩa là
phải khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN, đề ra chủ
trương phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất”. (Theo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 - 2006). *
Hội nghị Trung ương lần thứ tám (từ ngày 4 đến ngày 10/9/1980): BCHTW đã
họp để xem xét bản Dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
thảo luận về những biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp mới sau khi được Quốc hội thông qua. lOMoAR cPSD| 45470709
BCHTW tán thành nội dung cơ bản của Dự thảo Hiến pháp thể hiện được ý chí và nguyện
vọng của nhân dân, và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV của Đảng là nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân lao động, xác định mối quan hệ khăng khít giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ, Nhà nước quản lý; bảo đảm tiến hành thắng lợi ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan
hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, nhằm xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
BCHTW tin tưởng rằng Hiến pháp mới ra đời sẽ đánh dấu một bước quan trọng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo thêm sức mạnh cho toàn dân ta đấu
tranh giành những thắng lợi mới, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại, xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội
chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. *
Hội nghị Trung ương lần thứ chín (Từ ngày 3 đến ngày 10/12/1980): diễn ra tại
Thủ đô Hà Nội với ba nội dung chính: thảo luận về phương hướng và nhiệm vụ của kế
hoạch năm 1981; quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng vào
cuối quý IV năm 1981 (ngày cụ thể do Bộ Chính trị quyết định); bầu bổ sung đồng chí Trần
Quốc Hoàn, Ủy viên Bộ Chính trị vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. *
Hội nghị Trung ương lần thứ mười (từ ngày 12/10 đến ngày 2/11/1981): “Trong
Hội nghị Trung ương lần này, tất cả các đồng chí Trung ương đều nhất trí là phải tạo ra cho
kỳ được sự chuyển biến thật sự của Đảng, kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực
trong Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu, có năng lực lãnh đạo
hoàn thành nhiệm vụ mới, giữ vững được lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là sự đòi
hỏi bức thiết của cách mạng hiện nay”.
Hội nghị Trung ương lần này cũng khẳng định nhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện đối với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trước hết là trên mặt trận xây dựng và quản
lý kinh tế, đồng thời đổi mới công tác tư tưởng, công tác tổ chức, bảo đảm cho Đảng trong sạch và vững mạnh. *
Hội nghị Trung ương lần thứ mười một (Từ ngày 7 đến ngày 16/12/1981): đã
kiểm điểm tình hình năm 1981 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm
1982. Hội nghị xác định “Năm 1982 có vị trí đặc biệt quan trọng. Đại hội toàn quốc lần thứ
V của Đảng sắp họp sẽ quyết định phương hướng, nhiệm vụ tiến lên của đất nước trong
chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ và trong 5 năm 1981-1985. Năm 1982 là năm đầu
triển khai thực hiện những nghị quyết lịch sử của đại hội. Trong năm 1982, toàn Đảng, toàn
dân ta cần phát huy mạnh mẽ những nhân tố tích cực mới đã được tạo ra và kiên quyết khắc
phục những khuyết điểm, sai lầm, thực sự chuyển biến một bước tình hình kinh tế - xã hội,
ra sức phát triển sản xuất đi đôi với làm tốt hơn công tác phân phối, lưu thông, để bảo đảm
và cố gắng có cải thiện một phần đời sống nhân dân, tạo đà chuyển biến mạnh hơn trong những năm sau”. lOMoAR cPSD| 45470709 *
Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai (từ ngày 26/2 đến ngày 8/3/1982): Hội
nghị cuối cùng của BCHTW khoá IV đã nghe báo cáo kết quả của Đại hội đại biểu các cấp;
thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và những
mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981 - 1985 và những năm 80, Báo cáo
về công tác xây dựng Đảng và những đề nghị sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng; thảo
luận và thông qua kiến nghị về công tác tổ chức của Đại hội lần thứ V của Đảng. Hội nghị
quyết định Đại hội lần thứ V sẽ khai mạc ngày 27/3/1982 tại Hà Nội.
IV. KẾT QUẢ CHỦ YẾU VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ
1. Kết quả chủ yếu
Đại hội đã thông qua Nghị quyết đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản
Việt Nam và thông qua Điều lệ mới của Đảng gồm có 11 chương và 59 điều. Điều lệ đã rút
gọn 10 nhiệm vụ của đảng viên thành 5 nhiệm vụ, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức
Bí thư thứ nhất, quy định nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương là 5 năm.
Đại hội nhất trí hoàn toàn Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phương
hướng nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá từ năm 1976 đến 1980, Báo cáo tổng
kết công tác xây dựng Đảng trình bày những kinh nghiệm tích luỹ được trong mấy chục
năm qua, xác định nhiệm vụ, phương châm và biện pháp công tác Đảng trong giai đoạn
mới, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 uỷ viên chính thức và 32 uỷ viên
dự khuyết. Bộ Chính trị gồm có 14 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết.
Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Kinh nghiệm lịch sử
Chưa tổng kết kinh nghiệm 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều kiện
thời chiến, vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, vừa làm nhiệm vụ chi
viện cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Trong điều kiện đó không thể
áp dụng đầy đủ các quy luật kinh tế, không thể hạch toán kinh tế mà tất yếu phải thực hành
chính sách bao cấp để đáp ứng yêu cầu tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong điều
kiện đó, chưa phát hiện những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội đã bộc lộ rõ sau
chiến tranh. Việc dự kiến thời gian hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế của đất
nước từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng
20 năm để kết thúc thời kỳ quá độ; việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với quy mô
lớn, việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế…
là những chủ trương nóng vội, thực tế đã không thực hiện được. lOMoAR cPSD| 45470709
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình “ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”
(Dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
2. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam về Đại hội Đảng lần thứ IV.