-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Mở đầu công cuộc đổi mới đất nước | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Mở đầu công cuộc đổi mới đất nước | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40551442
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN MÔN
: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Đề tài: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Mở đầu công cuộc đổi mới đất nước
Họ và tên sinh viên: Tô Khánh Duy
Mã sinh viên: 11216526
Lớp tín chỉ: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 25
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàn HÀ NỘI, NĂM 2023 lOMoAR cPSD| 40551442 Mục lục
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG ........................................................................................................... 2
Chương I: Bối cảnh lịch sử và đường lối đổi mới của Đảng cộng sản trong
Đại hội toàn quốc lần thứ VI ................................................................................ 2
1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................................. 2
2. Nội dung cơ bản của Đại hội VI .................................................................... 3
Chương 2: Những thành tựu đạt được sau quá trình đổi mới ......................... 4
Chương 3: Trách nhiệm của sinh viên ................................................................ 6
C. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 7 lOMoAR cPSD| 40551442
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 7 lOMoAR cPSD| 40551442 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta sau khi bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
thì đã gặp muôn ngàn chông gai, trong bối cảnh kinh tế như vậy, Đảng cộng sản của
ta đã đề ra nhiều quyết định đổi mới tại Đại hội toàn toàn quốc lần thứ VI (tháng 12,
năm 1986). Quyết định đổi mới đã tạo ra một luồng sinh khí mới cho Đảng Cộng sản
và cho đất nước ta trong tình hình lúc bấy giờ, đường lối đổi mới đó đã nhanh chóng
đi vào cuộc sống, được thực tiễn cuộc sống kiểm nghiệm, khẳng định là đúng đắn.
Đường lối đó là cả một quá trình Đảng ta tìm tòi, nghiên cứu tổng kết từ thực tiễn
cách mạng nước ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin, tiếp thu có
phê phán, chọn lọc kinh nghiệm của cách mạng thế giới, tham khảo kinh nghiệm
phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực. Đại hội VI là mở đầu
cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện ở Việt Nam, đồng thời cũng là một dấu
mốc chói sáng trên con đường đất nước ta quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Với những
lý do kể trên, để cho bản thân có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn, em xin phép chọn
nghiên cứu đề tài: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI – Mở đầu công cuộc đổi mới đất nước”.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa trên quan điểm lý luận của Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đề tài có sử dụng các biện pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
- Đi sâu nghiên cứu những nội dung căn bản nhất để hiểu nền tảng, cốt lõi.
- Chúng ta sẽ cung cấp thêm nhiều góc nhìn giá trị về Đại hội toàn quốc lần thứ
VI, qua đó rút ra những bài học đắt giá, góp sức giúp đất nước phát triển hơn. 1 lOMoAR cPSD| 40551442 B. NỘI DUNG
Chương I: Bối cảnh lịch sử và đường lối đổi mới của Đảng cộng sản trong Đại
hội toàn quốc lần thứ VI
1. Bối cảnh lịch sử
Đại hội VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986, tham dự
hội nghị có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 2 triệu đảng viên cả nước và có 32 đoàn
đại biểu quốc tế đến dự. Đại hội đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng, khởi
xướng đường lối đổi mới toàn diện, bầu ban chấp hành trung ương gồm 124 uỷ viên
chính thức, bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên chính thức, bầu đồng chí Nguyễn Văn
Linh làm Tổng bí thư của Đảng. Thời gian diễn ra Đại hội VI nước ta cũng như thế
giới có nhũng thuận lợi và khó khăn cụ thể như sau: - Trong nước:
Việt Nam vẫn trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Nước
ta đang bị các nước đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận và lâm vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Các mặt hàng thiết yếu như lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều dần trở nên khan hiếm, có hiệu quả sản xuất thấp.
Chính sách “Ngăn sông cấm chợ” của nhà nước gây ra tình trạng lưu
thông, phân phối hàng hoá bị rối ren. Hơn thế, các công cụ kinh tế như điều
chỉnh về giá cả, tiền lương, cung tiền,… đều không phát huy hiệu quả mà
ngược lại còn gây ra tình trạng lạm phát khủng khiếp (lạm phát tăng từ 300%
năm 1985 lên đến hơn 774% năm 1986).
Trong xã hội, hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép
đang diễn ra với tần suất ngày một cao hơn. Đời sống của nhân dân đặc biệt là
nông dân, công nhân, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang gặp nhiều khó khăn. - Trên thế giới: 2 lOMoAR cPSD| 40551442
Lúc này cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang phát triển hết sức
mạnh mẽ, từ đó nhiều hình thái kinh tế mới ra đời đời với tên gọi là kinh tế tri
thức, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có cả
Việt Nam. Xu thế đối đầu dần bị xoá bỏ mà thay vào đó là xu thế đối thoại, đổi
mới đã trở thành xu thế của thời đại này.
Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác đều cải tổ sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức và mức độ khác nhau,
có nước thành công, có nước thất bại.
2. Nội dung cơ bản của Đại hội VI
Đại hội VI là mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, là đại
hội kế thừa, quyết tâm đổi mới, đoàn kết bền lâu. Đường lối đổi mới của Đại
hội VI đã mở đường cho đất nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội,
tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã có cái nhìn thẳng thắn, đánh giá đúng, nói rõ sự thật; nghiêm
túc kiểm điểm chỉ rõ những khuyết điểm đã mắc phải trong giai đoạn trước đó
(1975-1986). Khuynh hướng sai lầm của ta là do căn bệnh chủ quan duy ý chí,
suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọngđ chủ quan.
Đây là tư tưởng tiểu tư sản, vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
Qua đó, Đại hội VI đã đúc kết được 4 bài học đắt giá như sau: - Tư
tưởng “lấy dân làm gốc” được áp dung trong mọi hoạt động của Đảng -
Mọi hành động phải tôn trọng quy tắc khách quan, thực tế.
- Kết hợp sức mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc trong điều kiện mới
- Xây dựng Đảng lớn mạnh xứng tầm lãnh đạo nhân dân tiến tới xã hội chủ nghĩa.
Từ những bài học, Đảng đã đúc rút ra nhiều điều và xây dựng ra những
phướng hướng, hành động thiết thực như sau: 3 lOMoAR cPSD| 40551442 i.
Xây dựng và thực hiện ba chương trình về lương thực – thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hoá nội dung
công nghiệp hoá trong chặng đường đầu của thời kì quá độ. ii.
Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên
với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất
phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất.
iii. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xoá bỏ cơ chế kế hoạch
hoá theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
iv. Giải quyết được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông. v.
Xây dựng, tổ chức thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả các chính sách xã hội.
vi. Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước. vii.
Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại.
viii. Phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực quản
lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. ix.
Xây dựng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh đạo toàn
dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. x.
Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành của bộ máy đảng và nhà nước, thực hiện
khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Chương 2: Những thành tựu đạt được sau quá trình đổi mới
Có nhiều ý kiến cho rằng Đại hội VI là mở đầu cho sự thay da đổi thịt,
phát triển toàn diện của đất nước ta. Thật vậy, đến năm 1991, lạm phát giảm
từ 774% của năm 1986 xuống còn 67,1%; lương thực từ chỗ thiếu triền miên,
năm 1988 phải nhập 45 vạn tấn gạo thì đến năm 1989 đã có đủ gạo để dự trữ
và xuất khẩu; hàng tiêu dùng lưu thông tương đối thuận lợi; nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận động theo sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình 4 lOMoAR cPSD| 40551442
thành; kinh tế đối ngoại phát triển nhanh. Và sau hơn 35 năm kể từ khi đổi
mới, Việt Nam ta còn có nhiều phát triển to lớn.
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá
ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng
GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình
quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng
trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%.
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt
6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân
thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt
hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ...
luôn duy trì ở mức cao. Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ
USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD.
Trong suốt quá trình 35 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản
gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Công tác giảm nghèo của Việt
Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã
giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015
và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều 5 lOMoAR cPSD| 40551442
quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN
2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến
nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Chương 3: Trách nhiệm của sinh viên
Theo cá nhân em sau khi thấy được những thành tựu của đất nước ta thì
em có thể khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.
Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng
và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Là một sinh viên của ngôi trường Kinh tế quốc dân, qua việc nghiên
cứu, tìm hiểu về Đại hội VI, bản thân em đã nhận thấy rõ trách nhiệm của bản
thân cũng như hàng triệu thanh niên, sinh viên trên khắp cả nước.
Sinh viên cần rèn luyện để có tư tưởng, lập trường vững vàng, có niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có tư tưởng lập trường vững vàng, có đạo đức
trong sáng và lối sống lành mạnh.
Sinh viên cũng cần tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý
luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng, kiên định và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn học tập và cuộc sống.
Sinh viên cần tích cực học tập trau dồi vốn kiến thức, chủ động tìm kiếm
thông tin, để nâng cao trình độ văn hoá, kĩ thuật, tay nghề; cố gắng học hỏi
nhiều kĩ năng cần thiết trong thị trường lao động nước nhà và quốc tế. 6 lOMoAR cPSD| 40551442
Sinh viên phải tích cực xây dựng Đảng, Nhà nước, trước mắt phải xây
dựng môi trường nhà trường, xã hội lành mạnh, trong sạch; phải có trách nhiệm
đối với chính bản thân mình và mọi người xung quanh. Đặc biệt trong bối cảnh
hiện nay, có rất nhiều thông tin tiêu cực, chống phá Đảng và Nhà nước, sinh
viên cần “hoà nhập chứ không hoà tan”, kiên quyết tố cáo, bác bỏ thông tin
bịa đặt, bôi nhọ, chống phá. Nhận thấy sinh viên là đối tượng chủ yếu sử dụng
internet, nhiều đối tượng xấu thừa cơ đăng tải nhiều thứ độc hại, chúng ta cần
giữ một cái đầu tỉnh táo, nâng cao cảnh giác và tiếp nhận mọi thứ đa chiều. C. KẾT LUẬN
Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu ở nước ta, là sự lựa chọn
sáng suốt của Hồ Chủ tịch, là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta.
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục
tiêu đó được thực hiện tốt hơn bằng quan điểm đúng đắn, biện pháp và bước
đi thích hợp. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính
trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh
và hiệu lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đại hội VI có tính chất kế
thừa và phát huy tất cả ưu điểm của các kì Đại hội trước đó, là sự đoàn kết và
cố gắng tiến lên của Đảng ta. Tóm lại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (tháng 12/1986) có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước
ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là Đại hội đề ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Tài liệu tham khảo
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-
namlich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-thviet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/nhung-thanh-
tuunoi-bat-cua-dat-nuoc-sau-10-nam-doi-moi-544009.html 7 lOMoAR cPSD| 40551442
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-
ngheha-noi/management/tieu-luan-mon-lich-su-dang-de-tai-dai-hoi-vi-va-nhung-
donggop-cua-dh-vi/19468736 https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-
bao-chi-va-tuyen-truyen/lich-sudang/tieu-luan-lich-su-dang-quyet-dinh-doi-moi-
dat-nuoc-cua-dai-hoi-dang-toanquoc-lan-thu-vi-la-buoc-ngoat-lich-su-cua-cach-
mang-viet-nam-nhiem-vu-cuasinh-vien-trong-cong-cuoc-doi-moi-dat-
nuoc/20912429 https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-
hoi/dai-hoi-daibieu-toan-quoc-lan-thu-vi-250 https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-
dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-va-noidung-duong-loi-doi-moi-cua-dang-
nhung-thanh-tuu-va-han-che-cua-92057/ https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-
y-nghia-lich-su-cua-dai-hoi-dai-bieu-lanthu-vi-cua-dang-19004/
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoidang/lan-thu-vi/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-19
https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/ http://dukcqtw.dcs.vn/nhung-
thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-thuc-hienduong-loi-doi-moi-do-dang-
khoi-xuong-va-lanh-dao-duk15671.aspx https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/y-
nghia-lich-su-cua-cac-dai-hoi-dai-bieutoan-quoc-cua-dang.html
https://vietnamnet.vn/35-nam-thuc-hien-cong-cuoc-doi-moi-dat-nuoc-ta-dang-
phattrien-manh-me-toan-dien-819709.html 8