Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, từng bước đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội (1991 - 1996) | Tiểu luận Lịch sử đảng

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sự ra đời,  tồn tại và phát triển của Đảng là xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ của Cách mạng  Việt Nam, Đảng không phải là một tổ chức tự thân, mà nhiệm vụ của Đảng là phục  vụ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
29 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, từng bước đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội (1991 - 1996) | Tiểu luận Lịch sử đảng

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sự ra đời,  tồn tại và phát triển của Đảng là xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ của Cách mạng  Việt Nam, Đảng không phải là một tổ chức tự thân, mà nhiệm vụ của Đảng là phục  vụ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

14 7 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG
--------------
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: “ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII
CỦA ĐẢNG, TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐẤT NƯỚC RA KHỎI
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Mã SV: 2056160047
Hà Nội, 2021
2
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG
--------------
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: “ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII
CỦA ĐẢNG, TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐẤT NƯỚC RA KHỎI
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI”
Giảng viên: Vũ Thị Duyên
Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Lớp: Truyền thông Marketing CLC A2
Hà Nội, 2021
3
Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................................4
Nội dung ....................................................................................................................5
1. Hoàn cảnh lịch s.............................................................................................5
1.1. Tình hình thế giới ........................................................................................5
1.2. Tình hình trong nước ...................................................................................5
2. N trương đư a Đội dung chủ ờng lối củ 5ng .....................................................
2.1. Vắn tắt Đại hội VII ......................................................................................5
2.2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa ..........8
2.3. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000- ...............13
2.4. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 .......................................................................14
3. Th a Đ o đ y mực hiện chủ trương củ ng, lãnh đ nh công cu c đổi m i,
đưa đ ng ho ng kinh t t nước ra kh i khủ ế - xã hội (1991-1995)...................15
4. Nhận xét và kinh nghiệm ...............................................................................20
4.1. Nhận xét .....................................................................................................20
4.2. Kinh nghiệm ..............................................................................................25
Kết luận ...................................................................................................................27
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................29
4
Lời nói đầu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sự ra
đời, tồn tại phát triển của Đảng xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Cách
mạng Vit Nam, Đảng không phải là một tổ chức tự thân, mà nhiệm vụ của Đảng là
phục vụ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong
thời kì đầu tiến trình quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, có đôi lần chiến lược
phát triển được đề ra còn chưa phù hợp, bị chệch hướng, dẫn tới khủng hoảng kinh
tế - hội. Tuy nhiên, với sự nh đạo của Đảng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tưởng Hồ CMinh, thông qua các lần Đại hội đại biểu toàn quốc,
Đảng đã đưa ra những Cương lĩnh, Chiến lược cụ thể, từ đó tìm ra giải pháp đưa
nước ta vượt qua khủng hoảng hội. những bước tiến lớn trong kinh tế -
Trong đó, không thể không kể đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, Đại
hội VII đã đánh dấu thành công sau 10 năm đổi mới của nước ta (1986 1996), đất -
nước bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, củng cố hệ thống chính trị đạt được
những thành tựu nhất định về văn hoá, hội. vậy, nghiên cứu, tổng kết, đánh
giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ Đại hội VII là một việc làm quan trọng, cần thiết.
Điều đó p phần củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng kiên trì con đường ch mạng Đảng ta đã lựa chọn. Trên cở sđó, tác
giả chọn đề tài “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, từng bước đưa
đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế hội (1991 - - 1996) làm tiểu luận kết
thúc môn học.
5
Nội dung
1. Hoàn cảnh lịch sử
1.1. Tình hình thế giới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến
hành trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp. Đó là
sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa xã hội LiênĐông Âu, sự
chống phá nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác Lênin Đảng Cộng -
sản, những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hòng xoá bỏ chủ
nghĩa hội hiện thực sự hoang mang dao động của một bộ phận những người
cộng sản trên thế giới đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân Việt Nam.
1.2. Tình hình trong nước
Đất nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng
thù địch cả trong và ngoài ớc. Tình hình kinh tế đời sống của nhân dân vẫn
còn khó khăn, đất nước sau hơn 4 năm đổi mới bản ổn định nhưng chưa ra khỏi
khủng hoảng kinh t hộiế - . Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế,
các vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Tuy nhiên, công cuộc
đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), bước đầu đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển.
2. trương đư a ĐNội dung chủ ờng lối củ ảng
2.1. Vắn tắt Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, họp từ ngày 24 đến 27/6/1991, tại Hội
trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho trên hai
triệu đảng viên cả nước. Có hơn 30 đoàn đại biểu quốc tế tham dự đại hội. Trong đó
có 134 đại biểu nữ, chiếm 11,39% số đại biểu, 125 đại biểun tộc thiểu số, chiếm
10,62% sđại biểu, 27 đại biểu anh hùng lực lượng trang anh hùng lao
6
động, 13 đại biểu nhà giáo, nghệ sĩ, thầy thuốc nhân dân ưu tú, 743 đồng chí
có trình độ học vấn từ đại học, cao đẳng trở lên, chiếm 63,18%, trong đó có 108 tiến
sĩ, phó giáo sư, 49 giáo sư. Đại biểu cao tuổi nhất là đồng chí Dương Quang Đông,
vào Đảng năm 1930, đại biểu của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu trẻ nhất
là đồng chí Sùng Tờ Din, 29 tuổi, dân tộc H’Mông đại biểu đảng bộ tỉnh Hà Tuyên.
Đến dự Đại hội còn các đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng
Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản
Cuba. Dự khai mạc Đại hội còn có đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thường trú tại
Hà Nội và các đơn vtrong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc gia và quốc
tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội.
Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ kỉ - – đoàn kết; là Đại hội
lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên Chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-
Lênin và tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chnam cho mọi hành
động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đồng chí Võ Chí Công đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn nêu : Đảng ta thấm
nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân
và của dân tộc, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Đảng và nhân dân ta tiếp tục
đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, quyết tâm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa
hội. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc Báo cáo của Ban Chấp nh Trung ương v
các văn kiện Đại hội VII. Báo cáo Chính trcủa Ban Chấp hành Trung ương do đồng
chí Nguyễn Văn Linh đọc tại Đại hội đã đánh giá việc thực hiện hơn 4 năm đổi mới
trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5năm
(1991-1995). Đại hội nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI,
7
đánh giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa làm được, những
vấn đề mới nảy sinh, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân những kinh
nghiệm tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu của hội. Trên sở đó Đại
hội đề ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm tới. Ý nghĩa
trọng đại của Đại hội VII còn chỗ, đây lần đầu tiên Đại hội thông qua Cương
lĩnh vạch ra những quan niệm phương hướng bản về thời quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến
năm 2000.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đã đánh giá việc
thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, sau hơn 4 năm đưa ra Nghị
quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu
bước đầu rất quan trọng. Đó là:
- Tình hình chính trị của đất nước ổn định
- Nền kinh tế những chuyển biến tích cực: đã đạt được những tiến b
rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế, bước đầu hình thành
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lí của Nhàớc, nguồn lực sản xuất của hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm
phát được kiềm chế (lạm phát năm 1988: 393,3%, năm 1990 còn 67,4%), đời sống
vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện.
- Sinh hoạt dân chủ trong xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy
- Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước
phá thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường
thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Bên cạnh những thành tựu, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế,
hội, ng cuộc đổi mới còn những hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng
bỏng chưa được giải quyết.
8
Đại hội đã bầu 146 ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, bầu
đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng.
2.2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
Đại hội VII thông qua (gọi tắt Cương lĩnh năm 1991) đã tổng kết hơn 60 năm
Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa gồm 4 phần, 12 vấn đề lớn.
2.2.1. Về quá trình Cách mạng và những bài học kinh nghiệm
Cương lĩnh đã khẳng định 4 thắng lợi đại của ch mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng theo các cương lĩnh trước đó, đó là: Thắng lợi của cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau chiến dịch Điện Biên Phủ,
giải phóng miền Bắc; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau chiến
dịch Hồ Chí Minh, thống nhất đất nước; thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi
mới.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội ch
ra những thành công, khuyết điểm, sai lầm nêu ra 5 bài học lớn: Một , nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc chủ nghĩa hội; sự nghiệp cách mạng của Hai là,
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn Ba là,
kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; Bốn
là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2.2.2. Về quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Cương lĩnh đã trình bày xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh nêu rõ xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 6 đặc trưng cơ bản là:
9
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh xác định trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, cần nắm vững 7 phương hướng cơ bản sau:
Một , xây dựng Nhà nước hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp công nhân tầng lớp
tri thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền
dân chủ của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng
hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện nhiệm vụ trung tâm
nằm trong từng bước xây dựng cơ sở vật chất – lĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về nh thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo định hướng hội chủ nghĩa, vận hành theo chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần hội. Kế thừa và phát huy những
10
truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh
hoa văn hoá nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước
mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp táchữu nghị với tất cả các
nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa hội bảo vệ Tổ quốc hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tưởng tổ
chức ngang tầm nhiệm vụ.
Cương lĩnh chỉ quá độn chủ nghĩa hội nước ta một quá trình lâu
dài, trải qua nhiều chặng đường với những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã
hội, quốc phòng phải đạt tới, khi kết thúc -an ninh, đối ngoại. Mục tiêu tổng quát
thời kỳ quá độ xây dựng xong vbản những sở kinh tế của chnghĩa xã
hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trtưởng, văn hóa phù hợp, làm cho
nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”. Mục tiêu của chặng đường
đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo
thế phát triển nhanh ở chặng về sau.
Để thực hiện dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan
trọng nhất phải cải biến n bản nh trạng kinh tế, hội kém phát triển, chiến
thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các lực lượng
thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2.2.3. Về những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng an -
ninh, đối ngoại
Cương lĩnh xác định phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng hội chủ nghĩa; Chính sách hội đúng đắn hạnh phúc con
11
người động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa hội; Nhiệm vụ của quốc phòng an ninh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vchế độ xã hội
chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tan toàn hội, quyền làm chủ của nhân dân,…;
Mục tiêu của chính sách đối ngoại tạo điều kiện quốc tế thuận lợi chong cuộc
xây dựng bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa hội, góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh chung của nhân dân thế giới hoà bình, đọc lập n tộc, dân chủ tiến bộ
xã hội.
2.2.4. Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng
Cương lĩnh nhấn mạnh toàn bộ tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị
nước Việt Nam trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền
với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sông trên tất cả các lĩnh
vực thông qua hoạt đọng của Nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân
chủ trực tiếp. Dân chủ đi đôi với kỉ luật, kỉ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp
luật và được pháp luật bảo đảm. Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các
quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm.
Nhà nướctổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay
mặt nhân dân, nên phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức,
quản mọi mặt đời sống hội bằng pháp luật. Nhà nước mối liên hệ thường
xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự
giám sát của nhân dân. Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, nh pháp
và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thnhân dân vai trò rất quan trộng
trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân xay dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của
các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ đổi mới xã hội,…
12
Đại hội thông qua o cáo Xây dựng Đảng sửa đổi Điều lĐảng, khẳng
định vai trò trách nhiệm của Đảng, đánh giá thực trạng tình hình Đảng và xác định
phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời mới với những những quan
điểm và nguyên tắc sau:
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng:
Đại hội VII xác định vai trò của Đảng gắn liền với việc xây dựng thực
hiện thắng lợi Cương lĩnh, Chiến lược và công cuộc đổi mới. Đồng thời
gắn vai trò của Đảng với hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là một bộ phận quan trọng của hệ thống ấy. Đảng
liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp pháp luật. Đặc biệt trong bối cảnh quốc
tế, trong nước và tình hình Đảng ta hiện nay việc xác định đúng và phát
huy vai trò của Đảng càng có ý nghĩa đặc biệt.
Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng về
chính sách chủ trương ng tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết
phục, vận động, tổ chức, kiểm tra bằng hành động gương mẫu của
đảng viên.
Đại hội VII khẳng định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam là một yếu tố tất yếu vì trong điều kiện nước ta Đảng Cộng sản là
lực lượng duy nhất lãnh đạo
- Về bản chất giai cấp của Đảng, Đại hội VII khẳng định Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc
- Về nền tảng tưởng của Đảng, Đại hội khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động
13
- Về mục đích của Đảng, Đại hội VII xác định Đảng lãnh đạo nhân dân xây
dựng đất nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa
và cuối cùng là thực hiện lí tưởng cộng sản chủ nghĩa
- Đại hội VII khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Đại hội VII coi việc
tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác y dựng Đảng, công việc
thường xuyên bảo đảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng
Công tác xây dựng Đảng rất quan trọng nên việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng
phải được chỉ đạo một cách kiên quyết , bước đi vững chắc làm từ Trung ương
đến cơ sở, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lí,
tăng cường hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước, dựa vào nhân dân, thông
qua phong trào cách mạng của nhân dân để đổi mới, chỉnh đốn Đảng
Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề bản nhất của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ quá độ n chủ nghĩa hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống
nhất giữa tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt
Nam tiếp tục phát triển.
2.3. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000-
Đại hội VII lần đầu tiên thông qua Chiến lược ổn định phát triển kinh tế-
xã hội đến năm 2000, trong đó xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi
khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước -
nghèo và kém phát triển. GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Quan điểm
chỉ đạo của Chiến lược là: Phát triển kinh tế - hội theo con đường củng cố độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta là quá trình thực hiện dân giàu,
nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một hội nhân dân làm chủ, nhân ái, văn
hoá, kỷ cương, xoá báp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với
nhiều dạng s hữu và nh thức tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường
14
có sự quản lý của Nhà nước. Mục tiêuđộng lực chính của sự phát triển vì con
người, do con người, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi
nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện
cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình cho đất nước. Mọi người được tự do kinh
doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.
2.4. Kế hoạch 5 năm 1991-1995
Xuất phát từ đặc điểm tình hình quốc tế trong nước, căn cứ o mục tiêu
của chặng đường đầu thời quá độ lên chủ nghĩa hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại
hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng qu năm (1991 1995) át của kế hoạch 5 -
vượt qua khó khăn thử thách, ổn định phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn -
định chính trị, đẩy lùi tiêu cực bất công hội, đưa nước ta bản ra khỏi tình
trạng khủng hoảng hiện nay. Các mục tiêu cụ thể là:
- Tiếp tục kiềm chế đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số.
Ổn định từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Bảo đảm để tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cấu thiết yếu của người lao
động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công.
- Tiếp tục phát huy dân chủ hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và
cán bộ.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách
mạng.
Đại hội VII của Đảng cũng đề ra mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-
1995) là: “Đầy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu
15
quả nền sản xuất hội, ổn định từng ớc cải thiện đời sống nhân dân và bắt
đầu có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế".
Để thực hiện mục tiêu trên, phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh
tế, đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước
xây dựng cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóá đẩy mạnh nhịp độ ứng
dụng tiến bộ khoa học, thuật; hình thành về cơ bản vận hành tương đối thông
suốt cơ chế quản lí mới.
3. a Đ o đ y mThực hiện chủ trương củ ảng, lãnh đạ ạnh công cuộ c đ i m i,
đưa đ ng ho ng kinh t t nước ra kh i khủ ế - xã hội (1991-1995)
Từ sau Đại hội VII, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức
tạp. Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải tán (25/8/1991), chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
sụp đổ. Chủ nghĩa đế quốc c thế lực tđịch âm mưu xoá bcác nước xã
hội chủ nghĩa còn lại. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đứng trước thử thách
hết sức nghiêm trọng. Song, Đảng ta và nhân dân ta vẫn giữ vững bản lĩnh chính trị,
kiên trì xay dựng đất nước theo hướng đổi mới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã cụ thế hoá phát triển đương lối của Đại hội VII, giải quyết một loạt vấn đề
quan trọng về đối nội đối ngoại trước những diễn biến mới về tình hình thế giới
và trong nước.
Hội nghị lần thHai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 25/11
đến ngày 4/12/1991 đã bàn về vấn đề ổn định và phát triển kinh tế hội, xác định -
quan điểm, chủ trương thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và việc sửa đổi Hiến pháp.
Hội nghị lần thBa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 18 đến
ngày 29/6/1992 đã nghiên cứu và quyết định ba vấn đề quan trọng về: tình hình thế
giới chính sách đối ngoại; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia; đổi
mới chỉnh đốn Đảng. Công tác đối ngoại giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc. Đảng chủ trương “mở rộng, đa dạng hoá
16
đa phương hoá uan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, n hoá khoa
thuật; cả vĐảng, Nớc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ,
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng lợi, bảo vệ phát triển kinh tế, gi
gìn phát huy những truyền thống bản sắc tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc.
Củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng
nòng cốt.
Đổi mới và chính đốn Đảng là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách,
ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng bảo vệ đát nước, đối
với vận mệnh của chế độ và của Đảng. Mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phù hợp với u cầu của cách
mạng nước ta trong tình hình mới. Nguyên tắc tiến hành đổi mới và chỉnh đn Đảng
là phải quán triệt vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên trì đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đúng
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với
nhân dân. Hội nghị cũng đã xác định các yêu cầu, phương châm đổi mới, chỉnh đốn
Đảng và các nội dung lớn xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng, chỉnh đốn Đảng
về tổ chức, tạoớc chuyển quan trọng về công tác cán bộ, đổi mới tăng cường
công tác vận động quần chúng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và dân, tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Để giải quyết một số vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân, chuẩn bị hành trang cho nhân dân ta, đặc biệt cho thế hệ trẻ tiến
vào thế kỉ XXI, Hội nghị lần th Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ
ngày 4 đến ngày 14/1/1993 đã ra Nghị quyết: Về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ
những năm trước mắt; Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Về những
17
vấn đề cấp bắch của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; Về chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; Về công tác thanh niên trong thời kì mới.
Qua các nghị quyết trên thể hiện quan điểm cách mạng và nhân văn của Đảng
Cộng sản Việt Nam là “tất cả là do con người, tất cả vì hạnh phúc con người”, con
người là nhân tố quyết định, là động lực to lớn nhất, là chủ thể sáng tạo mới nguồn
của cải vật chất tinh thần hội; đồng thời, hạnh phúc của con người mục
tiêu phấn đấu cao nhất của chúng ta.
Trong công cuộc đổi mới, về mặt kinh tế, nông nghiệp khâu đột phá hàng
đầu. Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới về nông nghiệp nông thôn, đã quyết định
những chủ trương để đưa nông nghiệp nông thôn, đã quyết định những chủ trương
để đưa nền nông nghiệp nông thôn tiến nhanh và vững chắc hơn. Nghị quyết về
tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của Hội nghị đã xác định ba
mục tiêu, bốn quan điểm cùng các phương hướng giải pháp cụ thể nhằm tạo ra bước
chuyển biến mới trong sự nghiệp phát triển ng nghiệp kinh tế - hội nông
thôn.
Từ sau Đại hội VII, mặc dù tình hình thế giới, đặc biệt là hệ thống xã hội ch
nghĩa đã những diễn biến phức tạp, song Đảng nhân dân Việt Nam vẫn kiên
trì con đường đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, củng cố an ninh quốc phòng, đa dạng quan hệ đối ngoại, từng bước pthế bao
vây cấm vận. Song chúng ta còn nhiều mặt yếu kém nhiều vấn đề mới nảy sinh.
Thực hiện Điều lệ mới của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã chuẩn bị triệu tập
Hội ngh đại biểu giữa nhiệm kì của Đảng. Hội nghị lần thứ Sáu của Ban chấp hành
Trung ương Đảng họp ngày 24/11/1993 đã thảo luận các văn kiện để trình Hội nghị,
bầu bổ sung bốn uỷ viên Trung ương Đảng vào Bộ Chính trị và cách chức một Uỷ
viên Trung ương và chuẩn bị nhân sự để Hội nghbầu bổ sung Ban Chấp nh Trung
ương Đảng.
18
Từ ngày 20 đến ngày 25/1/1994 tại Nội, 647 đại biểu đã dự Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kì của Đảng. Hội nghị khẳng định: Đổi mới là sự nghiệp
khó khăn, song chúng ta đã mạnh dạn tìm tòi, dũng cảm tiến hành và giành thắng lợi
quan trọng. Trước mắt, nhân dân ta đang đứng trước những thách thức lớn và những
hội lớn. Những thách thức đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực trên thế giới; nguy chệch ớng hội chủ nghĩa; nguy
cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ của các thế lực ‘diễn biến hoà bình’
thù địch.
Những thuận lợi bản, thời lớn là: Đảng đường lối đúng đắn; nhân
dân ta cần cù, thông minh, yêu nước, bản lĩnh ý chí kiên cường, tin tưởng sự
lãnh đạo của Đảng; các lực lượng vũ trang trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta; những thành tựu đó đã và đang tạo ra thế và lực mới của cách
mạng khoa học kĩ thuật và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới và khu vực
đem lại cho chúng ta khả năg thêm nguồn lực quan trọng.
Hội nghnêu rõ trong những năm còn lại của nhiệm kì Đại hội VII phải thúc
đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của chiến lược n định phát
triẻn kinh tế - xã hội đến năm 2000, phấn đấu dân giàu, nước mạnh, hội công
bằng, văn minh đề ra những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi mục tiêu
chiến lược đó.
Về nhân sự, Hội nghị đã bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng
20 uỷ viên mới để thay thế chi các uỷ viên vì do sức khoẻ đã rút lui hoặc bị kỉ luật.
Sau Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm , các đảng btỉnh, thành phố,
các khối cơ quan Trung ương đều tiến hành Hội nghđại biểu giữa nhiệm kì, vạch
chương trình kế hoạch hai năm và bầu bổ sung cấp uỷ.
Hội nghị lần thBảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tngày 25 đến
ngày 30/7/1994 bàn định về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, công
nghệ và xây dựng giai cấp công nhân, nhằm đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện
19
đại hoá đất nước. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ
ngày 16 đến 23/1/1995 đã bàn thảo ra Nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền
hành chính nhà nước. Kiện toàn Nnước một qtrình tương đối lâu dài phải
được tiến hành với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tồng thể đổi mới hệ
thống chính trị, gắn chặt với đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trước mắt thực hiện một số
chủ trương, nhiệm vụ quan trọng, đó là: tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội; cải cách một ớc nền hành chính nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong
các nhiệm vụ đó phải đặt trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước.
Kể từ tháng 6/1991 đến nửa đầu năm 1995, toàn Đảng, toàn dân ta dưới sự
lãnh đạo tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chúng ta đã vượt qua
những khó khăn, thách thức vô cùng gay gắt, giành được nhiều thắng lợi mới to lớn
trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ năm. Đó là: Đẩy nhanh nhịp độ phát
triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm. Tạo
được một số chuyển biến tích cực về mặt hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng
cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống
chính trị. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bbao vây cấm vận, tham
gia tích cực vào đời sống của cộng đòng quốc tế.
Tuy vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém, song về cơ bản nhiệm vụ do Đại
hội VII đề ra cho 5 n 1995) đã được hoàn thành. Nước ta đã ra khỏi khủng ăm (1991-
hoảng kinh tế xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.-
Từ thực tiễn của sự nghiệp đổi mới 10 năm đã qua cho thấy con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ngày càng xác định rõ hơn.
20
4. Nhận xét và kinh nghiệm
4.1. Nhận xét
Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đất nước
đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế hội. Năm 1975 1985, thực trạng nước ta trong - -
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn
diện, trọng tâm là nền kinh tế. Kết thúc kế hoạch 5 năm 1991 1995 của Đại hội VII, -
nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
4.1.1. Thành tựu
Về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong 5 năm 1991-1995, nhịp
độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm tỏng nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoach
là 5,5-6,5%), về sản lượng công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5% kim
ngạch xuất khẩu 20%.
cấu kinh tế bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp xây dựng trong
GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1995; dịch vụ từ 38,6% lên 41,9%.
Bước đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm
1990 chiếm 15,8% GDP, năm 1995 27,4% (trong đó nguồn đầu trong nước
chiếm 16,7% GDP). Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức
nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm
Về đời sống hội, đời sống nhân dân được cải thiện rệt. Do kinh tế liên
tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông
thôn đều đã được cải thiện rệt. Kết quảc cuộc điều tra khảo sát mức sống dân
cư, điều tra giàu nghèo điều tra hộ gia đình từ năm 1992 đến nay cho thấy: Thu
nhập bình quân mỗi người 1 tháng của các hộ đã tăng từ 92,1 nghìn đồng năm 1992
lên 206,1 nghìn đồng năm 1995. Mỗi năm thêm n 1 triệu lao động việc làm.
Nhiều nhà đường giao thông được nâng cấp xây dựng mới cả nông thôn
và thành thị.
| 1/29

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA LỊCH SỬ ĐẢN G -------------- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: “ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII
CỦA ĐẢNG, TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐẤT NƯỚC RA KHỎI
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI”
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Mã SV: 2056160047 Hà Nội, 2021
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA LỊCH SỬ ĐẢN G -------------- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: “ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII
CỦA ĐẢNG, TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐẤT NƯỚC RA KHỎI
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI” Giảng viên: Vũ Thị Duyên Họ và tên:
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Lớp:
Truyền thông Marketing CLC A2 Hà Nội, 2021 2 Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................................4
Nội dung ....................................................................................................................5
1. Hoàn cảnh lịch sử .............................................................................................5
1.1. Tình hình thế giới ........................................................................................5
1.2. Tình hình trong nước ...................................................................................5
2. Nội dung chủ trương đường lối của Đảng .....................................................5
2.1. Vắn tắt Đại hội VII ......................................................................................5
2.2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa ..........8
2.3. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 ...............13
2.4. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 .......................................................................14
3. Thực hiện chủ trương của Đảng, lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995) ...................15
4. Nhận xét và kinh nghiệm ...............................................................................20
4.1. Nhận xét .....................................................................................................20
4.2. Kinh nghiệm ..............................................................................................25
Kết luận ...................................................................................................................27
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................29 3 Lời nói đầu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng: Sự ra
đời, tồn tại và phát triển của Đảng là xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ của Cách
mạng Việt Nam, Đảng không phải là một tổ chức tự thân, mà nhiệm vụ của Đảng là
phục vụ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong
thời kì đầu tiến trình quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, có đôi lần chiến lược
phát triển được đề ra còn chưa phù hợp, bị chệch hướng, dẫn tới khủng hoảng kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua các lần Đại hội đại biểu toàn quốc,
Đảng đã đưa ra những Cương lĩnh, Chiến lược cụ thể, từ đó tìm ra giải pháp đưa
nước ta vượt qua khủng hoảng và có những bước tiến lớn trong kinh tế - xã hội.
Trong đó, không thể không kể đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, Đại
hội VII đã đánh dấu thành công sau 10 năm đổi mới của nước ta (1986-1996), đất
nước bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, củng cố hệ thống chính trị và đạt được
những thành tựu nhất định về văn hoá, xã hội. Vì vậy, nghiên cứu, tổng kết, đánh
giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ Đại hội VII là một việc làm quan trọng, cần thiết.
Điều đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và kiên trì con đường cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn. Trên cở sở đó, tác
giả chọn đề tài “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, từng bước đưa
đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991 - 1996)” làm tiểu luận kết thúc môn học. 4 Nội dung
1. Hoàn cảnh lịch sử
1.1. Tình hình thế giới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến
hành trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp. Đó là
sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự
chống phá nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng Cộng
sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hòng xoá bỏ chủ
nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang dao động của một bộ phận những người
cộng sản trên thế giới đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân Việt Nam.
1.2. Tình hình trong nước
Đất nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng
thù địch ở cả trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân vẫn
còn khó khăn, đất nước sau hơn 4 năm đổi mới cơ bản ổn định nhưng chưa ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế,
các vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Tuy nhiên, công cuộc
đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), bước đầu đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển.
2. Nội dung chủ trương đường lối của Đảng
2.1. Vắn tắt Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, họp từ ngày 24 đến 27/6/1991, tại Hội
trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho trên hai
triệu đảng viên cả nước. Có hơn 30 đoàn đại biểu quốc tế tham dự đại hội. Trong đó
có 134 đại biểu nữ, chiếm 11,39% số đại biểu, 125 đại biểu dân tộc thiểu số, chiếm
10,62% số đại biểu, 27 đại biểu là anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng lao 5
động, 13 đại biểu là nhà giáo, nghệ sĩ, thầy thuốc nhân dân và ưu tú, 743 đồng chí
có trình độ học vấn từ đại học, cao đẳng trở lên, chiếm 63,18%, trong đó có 108 tiến
sĩ, phó giáo sư, 49 giáo sư. Đại biểu cao tuổi nhất là đồng chí Dương Quang Đông,
vào Đảng năm 1930, đại biểu của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu trẻ nhất
là đồng chí Sùng Tờ Din, 29 tuổi, dân tộc H’Mông đại biểu đảng bộ tỉnh Hà Tuyên.
Đến dự Đại hội còn có các đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng
Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản
Cuba. Dự khai mạc Đại hội còn có đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thường trú tại
Hà Nội và các đơn vị trong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc gia và quốc
tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội.
Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ - đổi mới, dân chủ - kỉ – đoàn kết; là Đại hội
lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên Chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành
động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đồng chí Võ Chí Công đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn nêu rõ: Đảng ta thấm
nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân
và của dân tộc, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Đảng và nhân dân ta tiếp tục
đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, quyết tâm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương về
các văn kiện Đại hội VII. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng
chí Nguyễn Văn Linh đọc tại Đại hội đã đánh giá việc thực hiện hơn 4 năm đổi mới
trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5năm
(1991-1995). Đại hội có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, 6
đánh giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa làm được, những
vấn đề mới nảy sinh, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh
nghiệm tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu của xã hội. Trên cơ sở đó Đại
hội đề ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm tới. Ý nghĩa
trọng đại của Đại hội VII còn ở chỗ, đây là lần đầu tiên Đại hội thông qua Cương
lĩnh vạch ra những quan niệm và phương hướng cơ bản về thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đã đánh giá việc
thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, sau hơn 4 năm đưa ra Nghị
quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu
bước đầu rất quan trọng. Đó là:
- Tình hình chính trị của đất nước ổn định
- Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực: đã đạt được những tiến bộ rõ
rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế, bước đầu hình thành
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lí của Nhà nước, nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm
phát được kiềm chế (lạm phát năm 1988: 393,3%, năm 1990 còn 67,4%), đời sống
vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện.
- Sinh hoạt dân chủ trong xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy
- Quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Từng bước
phá thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường
thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Bên cạnh những thành tựu, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế,
xã hội, công cuộc đổi mới còn những hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng
bỏng chưa được giải quyết. 7
Đại hội đã bầu 146 ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, bầu
đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng.
2.2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
Đại hội VII thông qua (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) đã tổng kết hơn 60 năm
Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa gồm 4 phần, 12 vấn đề lớn.
2.2.1. Về quá trình Cách mạng và những bài học kinh nghiệm
Cương lĩnh đã khẳng định 4 thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng theo các cương lĩnh trước đó, đó là: Thắng lợi của cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau chiến dịch Điện Biên Phủ,
giải phóng miền Bắc; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau chiến
dịch Hồ Chí Minh, thống nhất đất nước; và thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ
ra những thành công, khuyết điểm, sai lầm và nêu ra 5 bài học lớn: Một là, nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hai là, sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn
kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; Bốn
là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2.2.2. Về quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Cương lĩnh đã trình bày xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh nêu rõ xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 6 đặc trưng cơ bản là: 8
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh xác định trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, cần nắm vững 7 phương hướng cơ bản sau:
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp công nhân và tầng lớp
tri thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng
hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm
nằm trong từng bước xây dựng cơ sở vật chất – lĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những 9
truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước
mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức ngang tầm nhiệm vụ.
Cương lĩnh chỉ rõ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu
dài, trải qua nhiều chặng đường với những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã
hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại. “Mục tiêu tổng quát phải đạt tới, khi kết thúc
thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã
hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho
nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”. Mục tiêu của chặng đường
đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo
thế phát triển nhanh ở chặng về sau.
Để thực hiện dân giàu nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan
trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế, xã hội kém phát triển, chiến
thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các lực lượng
thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2.2.3. Về những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại
Cương lĩnh xác định phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con 10
người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; Nhiệm vụ của quốc phòng – an ninh là bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân,…;
Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, đọc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2.2.4. Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng
Cương lĩnh nhấn mạnh toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
nước Việt Nam trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền
với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sông trên tất cả các lĩnh
vực thông qua hoạt đọng của Nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân
chủ trực tiếp. Dân chủ đi đôi với kỉ luật, kỉ cương, phải được thể chế hoá bằng pháp
luật và được pháp luật bảo đảm. Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các
quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm.
Nhà nước là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay
mặt nhân dân, nên phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức,
quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Nhà nước có mối liên hệ thường
xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự
giám sát của nhân dân. Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trộng
trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân xay dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của
các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ đổi mới xã hội,… 11
Đại hội thông qua báo cáo Xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, khẳng
định vai trò trách nhiệm của Đảng, đánh giá thực trạng tình hình Đảng và xác định
phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời kì mới với những những quan
điểm và nguyên tắc sau:
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng:
• Đại hội VII xác định vai trò của Đảng gắn liền với việc xây dựng và thực
hiện thắng lợi Cương lĩnh, Chiến lược và công cuộc đổi mới. Đồng thời
gắn vai trò của Đảng với hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là một bộ phận quan trọng của hệ thống ấy. Đảng
liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt trong bối cảnh quốc
tế, trong nước và tình hình Đảng ta hiện nay việc xác định đúng và phát
huy vai trò của Đảng càng có ý nghĩa đặc biệt.
• Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng về
chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết
phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
• Đại hội VII khẳng định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam là một yếu tố tất yếu vì trong điều kiện nước ta Đảng Cộng sản là
lực lượng duy nhất lãnh đạo
- Về bản chất giai cấp của Đảng, Đại hội VII khẳng định Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc
- Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Đại hội khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động 12
- Về mục đích của Đảng, Đại hội VII xác định Đảng lãnh đạo nhân dân xây
dựng đất nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa
và cuối cùng là thực hiện lí tưởng cộng sản chủ nghĩa
- Đại hội VII khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Đại hội VII coi việc
tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là
yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, là công việc
thường xuyên bảo đảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng
Công tác xây dựng Đảng rất quan trọng nên việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng
phải được chỉ đạo một cách kiên quyết , có bước đi vững chắc làm từ Trung ương
đến cơ sở, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lí,
tăng cường hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước, dựa vào nhân dân, thông
qua phong trào cách mạng của nhân dân để đổi mới, chỉnh đốn Đảng
Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống
nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt
Nam tiếp tục phát triển.
2.3. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
Đại hội VII lần đầu tiên thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-
xã hội đến năm 2000, trong đó xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi
khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước
nghèo và kém phát triển. GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Quan điểm
chỉ đạo của Chiến lược là: Phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu,
nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn
hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với
nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường 13
có sự quản lý của Nhà nước. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con
người, do con người, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá
nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện
cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Mọi người được tự do kinh
doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.
2.4. Kế hoạch 5 năm 1991-1995
Xuất phát từ đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước, căn cứ vào mục tiêu
của chặng đường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại
hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm (1991-1995) là
vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn
định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình
trạng khủng hoảng hiện nay. Các mục tiêu cụ thể là:
- Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số.
Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo đảm để tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cấu thiết yếu của người lao
động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công.
- Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.
Đại hội VII của Đảng cũng đề ra mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-
1995) là: “Đầy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu 14
quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt
đầu có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế".
Để thực hiện mục tiêu trên, phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh
tế, đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước
xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóá đẩy mạnh nhịp độ ứng
dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật; hình thành về cơ bản và vận hành tương đối thông
suốt cơ chế quản lí mới.
3. Thực hiện chủ trương của Đảng, lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995)
Từ sau Đại hội VII, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức
tạp. Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải tán (25/8/1991), chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô sụp đổ. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch âm mưu xoá bỏ các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đứng trước thử thách
hết sức nghiêm trọng. Song, Đảng ta và nhân dân ta vẫn giữ vững bản lĩnh chính trị,
kiên trì xay dựng đất nước theo hướng đổi mới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã cụ thế hoá và phát triển đương lối của Đại hội VII, giải quyết một loạt vấn đề
quan trọng về đối nội và đối ngoại trước những diễn biến mới về tình hình thế giới và trong nước.
Hội nghị lần thứ Hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 25/11
đến ngày 4/12/1991 đã bàn về vấn đề ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xác định
quan điểm, chủ trương thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và việc sửa đổi Hiến pháp.
Hội nghị lần thứ Ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 18 đến
ngày 29/6/1992 đã nghiên cứu và quyết định ba vấn đề quan trọng về: tình hình thế
giới và chính sách đối ngoại; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia; đổi
mới và chỉnh đốn Đảng. Công tác đối ngoại giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đảng chủ trương “mở rộng, đa dạng hoá 15
và đa phương hoá uan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa – kĩ
thuật; cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ,
trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, giữ
gìn và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc.
Củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Đổi mới và chính đốn Đảng là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách,
có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đát nước, đối
với vận mệnh của chế độ và của Đảng. Mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phù hợp với yêu cầu của cách
mạng nước ta trong tình hình mới. Nguyên tắc tiến hành đổi mới và chỉnh đốn Đảng
là phải quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên trì đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đúng
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với
nhân dân. Hội nghị cũng đã xác định các yêu cầu, phương châm đổi mới, chỉnh đốn
Đảng và các nội dung lớn xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng, chỉnh đốn Đảng
về tổ chức, tạo bước chuyển quan trọng về công tác cán bộ, đổi mới và tăng cường
công tác vận động quần chúng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và dân, tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Để giải quyết một số vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, chuẩn bị hành trang cho nhân dân ta, đặc biệt cho thế hệ trẻ tiến
vào thế kỉ XXI, Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ
ngày 4 đến ngày 14/1/1993 đã ra Nghị quyết: Về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ
những năm trước mắt; Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Về những 16
vấn đề cấp bắch của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; Về chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; Về công tác thanh niên trong thời kì mới.
Qua các nghị quyết trên thể hiện quan điểm cách mạng và nhân văn của Đảng
Cộng sản Việt Nam là “tất cả là do con người, tất cả vì hạnh phúc con người”, con
người là nhân tố quyết định, là động lực to lớn nhất, là chủ thể sáng tạo mới nguồn
của cải vật chất và tinh thần xã hội; đồng thời, vì hạnh phúc của con người là mục
tiêu phấn đấu cao nhất của chúng ta.
Trong công cuộc đổi mới, về mặt kinh tế, nông nghiệp là khâu đột phá hàng
đầu. Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới về nông nghiệp và nông thôn, đã quyết định
những chủ trương để đưa nông nghiệp và nông thôn, đã quyết định những chủ trương
để đưa nền nông nghiệp và nông thôn tiến nhanh và vững chắc hơn. Nghị quyết về
tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của Hội nghị đã xác định ba
mục tiêu, bốn quan điểm cùng các phương hướng giải pháp cụ thể nhằm tạo ra bước
chuyển biến mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn.
Từ sau Đại hội VII, mặc dù tình hình thế giới, đặc biệt là hệ thống xã hội chủ
nghĩa đã có những diễn biến phức tạp, song Đảng và nhân dân Việt Nam vẫn kiên
trì con đường đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, củng cố an ninh quốc phòng, đa dạng quan hệ đối ngoại, từng bước phá thế bao
vây cấm vận. Song chúng ta còn nhiều mặt yếu kém và nhiều vấn đề mới nảy sinh.
Thực hiện Điều lệ mới của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã chuẩn bị triệu tập
Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kì của Đảng. Hội nghị lần thứ Sáu của Ban chấp hành
Trung ương Đảng họp ngày 24/11/1993 đã thảo luận các văn kiện để trình Hội nghị,
bầu bổ sung bốn uỷ viên Trung ương Đảng vào Bộ Chính trị và cách chức một Uỷ
viên Trung ương và chuẩn bị nhân sự để Hội nghị bầu bổ sung Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 17
Từ ngày 20 đến ngày 25/1/1994 tại Hà Nội, 647 đại biểu đã dự Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kì của Đảng. Hội nghị khẳng định: Đổi mới là sự nghiệp
khó khăn, song chúng ta đã mạnh dạn tìm tòi, dũng cảm tiến hành và giành thắng lợi
quan trọng. Trước mắt, nhân dân ta đang đứng trước những thách thức lớn và những
cơ hội lớn. Những thách thức đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy
cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ ‘diễn biến hoà bình’ của các thế lực thù địch.
Những thuận lợi cơ bản, thời cơ lớn là: Đảng có đường lối đúng đắn; nhân
dân ta cần cù, thông minh, yêu nước, có bản lĩnh và ý chí kiên cường, tin tưởng sự
lãnh đạo của Đảng; các lực lượng vũ trang trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta; những thành tựu đó đã và đang tạo ra thế và lực mới của cách
mạng khoa học kĩ thuật và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới và khu vực
đem lại cho chúng ta khả năg thêm nguồn lực quan trọng.
Hội nghị nêu rõ trong những năm còn lại của nhiệm kì Đại hội VII phải thúc
đẩy nhanh hơn nhịp độ thực hiện những mục tiêu của chiến lược ổn định và phát
triẻn kinh tế - xã hội đến năm 2000, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đó.
Về nhân sự, Hội nghị đã bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng
20 uỷ viên mới để thay thế chi các uỷ viên vì lí do sức khoẻ đã rút lui hoặc bị kỉ luật.
Sau Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì, các đảng bộ tỉnh, thành phố,
các khối cơ quan Trung ương đều tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kì, vạch
chương trình kế hoạch hai năm và bầu bổ sung cấp uỷ.
Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 đến
ngày 30/7/1994 bàn định về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, công
nghệ và xây dựng giai cấp công nhân, nhằm đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện 18
đại hoá đất nước. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ
ngày 16 đến 23/1/1995 đã bàn thảo và ra Nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền
hành chính nhà nước. Kiện toàn Nhà nước là một quá trình tương đối lâu dài phải
được tiến hành với những bước đi tích cực, vững chắc, đặt trong tồng thể đổi mới hệ
thống chính trị, gắn chặt với đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trước mắt thực hiện một số
chủ trương, nhiệm vụ quan trọng, đó là: tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội; cải cách một bước nền hành chính nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong
các nhiệm vụ đó phải đặt trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước.
Kể từ tháng 6/1991 đến nửa đầu năm 1995, toàn Đảng, toàn dân ta dưới sự
lãnh đạo và tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chúng ta đã vượt qua
những khó khăn, thách thức vô cùng gay gắt, giành được nhiều thắng lợi mới to lớn
trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ năm. Đó là: Đẩy nhanh nhịp độ phát
triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm. Tạo
được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng
cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống
chính trị. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham
gia tích cực vào đời sống của cộng đòng quốc tế.
Tuy vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém, song về cơ bản nhiệm vụ do Đại
hội VII đề ra cho 5 năm (1991-1995) đã được hoàn thành. Nước ta đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
Từ thực tiễn của sự nghiệp đổi mới 10 năm đã qua cho thấy con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ngày càng xác định rõ hơn. 19
4. Nhận xét và kinh nghiệm
4.1. Nhận xét
Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đất nước
đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Năm 1975-1985, thực trạng nước ta trong
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn
diện, trọng tâm là nền kinh tế. Kết thúc kế hoạch 5 năm 1991-1995 của Đại hội VII,
nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế. 4.1.1. Thành tựu
Về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong 5 năm 1991-1995, nhịp
độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm tỏng nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoach
là 5,5-6,5%), về sản lượng công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5% kim ngạch xuất khẩu 20%.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong
GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1995; dịch vụ từ 38,6% lên 41,9%.
Bước đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm
1990 chiếm 15,8% GDP, năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong nước
chiếm 16,7% GDP). Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức
nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm
Về đời sống xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Do kinh tế liên
tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông
thôn đều đã được cải thiện rõ rệt. Kết quả các cuộc điều tra khảo sát mức sống dân
cư, điều tra giàu nghèo và điều tra hộ gia đình từ năm 1992 đến nay cho thấy: Thu
nhập bình quân mỗi người 1 tháng của các hộ đã tăng từ 92,1 nghìn đồng năm 1992
lên 206,1 nghìn đồng năm 1995. Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm.
Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị. 20