Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
15 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

55 28 lượt tải Tải xuống
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
==== ====
BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ đề: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Mã sinh viên: 11211884
Lớp: LLDL1102(122)_09
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hoàn
HÀ NỘI - 9/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
====== ======
BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ đề: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
HÀ NỘI, NĂM 2022
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................1
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG
LẦN THỨ VIII....................................................................................................................2
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực....................................................................................2
1.2. Bối cảnh trong nước.................................................................................................3
II. BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ
VII........................................................................................................................................3
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991- 2001....................................4
2.2. Những thành tựu đã đạt được ở đại hội VII Báo cáo Chính trị đã đánh giá 5 năm
thực hiện nghị quyết Đại hội VII.....................................................................................5
III. NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG LẦN THỨ
VIII......................................................................................................................................5
3.1. Kinh tế......................................................................................................................7
3.2. Giáo dục....................................................................................................................7
3.3. Văn hóa.....................................................................................................................7
3.4. Xã hội........................................................................................................................7
3.5. Chính trị....................................................................................................................8
IV. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CỦA ĐẠI HỘI....................................................10
V. LIÊN HỆ BẢN THÂN..................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................12
LỜI NÓI ĐẦU
Hơn chục năm về trước, Việt Nam ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội
trầm trọng. Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhân dân ta đã
giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng về cả kinh tế, hội, chính trị,
đối nội, đối ngoại. Kiên trì đường lối đổi mới, quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội
VII các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, toàn Đảng, toàn dân đã vượt
qua mọi thử thách, tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi to lớn trên nhiều mặt.
Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về bản. Đời
sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Dân chủ được phát huy. Lòng
tin của nhân dân đối với chế độ tiền đồ của đất nước, với ĐảngNhà nước được
khẳng định. Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Quốc phòng, an ninh được củng
cố. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; tham gia
tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta vẫn còn một số khuyết điểm,
yếu kém trên nhiều lĩnh vực.
Trong bối cảnh lịch sử đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
được triệu tập. Đại hội đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới -
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập,
dân chủ, giàu mạnh,hội côngbằng, văn minh theo định hướng hội chủ nghĩa,
hạnh phúc của nhân dânta, tình hữu nghị sự hợp tác với nhân dân các nước trên
thế giới. Đại hộicó ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc tương lai của đất
nước vàolúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.
Tiểu luận này sẽ trình bày nhận thức về Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
cộng sản Việt Nam cùng những liên hệ thực tiễn của cá nhân người viết.
1
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG LẦN THỨ VIII
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục
bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Thế giới đang từng bước tiến hành cuộc cách mạng khoa học, kinh tế đang dần
được phục hồi phát triển, hội ổn định. Cách mạng khoa học công nghệ tiếp
tục phát triển với trình độ ngày càng cao.
Quá trình chuyển dịch từ đối đầu sang đối thoại trong quan hệ quốc tế và giữacác
quốc gia chế độ chính trị - hội khác nhau thực tế được bắt đầu từ cuối những
năm 1960, đầu những năm 1970, lại càng trở thành yêu cầu cấp bách trong chiến lược
của các nước, đặc biệt là các nước lớn vào giữa những năm 1980.
Từ những quốc gia sức mạnh vượt trội, nhưng do hậu quả của cuộc chạy đua
vũ trang lâu dài và tốn kém, cả Mỹ và Liên Xô ở mức độ khác nhau, đều lâm vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế lẫn chính trị, đánh mất dần hoặc suy giảm vai
trò chi phối trong từng hệ thống chính trị trong quan hệ quốc tế. Trong khi đó hai
nền kinh tế Đức Nhật Bản cộng lại cùng thời điểm năm 1993 đã chiếm 26% nền
kinh tế thế giới. Ngân sách quốc phòng chiếm tới 18% tổng thu nhập quốc dân khiến
cho nền kinh tế Liên hoạt động không bình thường, làm cho các chương trình
hội quy lớn không thể tiến hành một trong những nguyên nhân dẫn đến
cuộc khủng hoảng toàn diện trong xã hội Liên Xô.
Để cứu vãn tình thế, từ 1987-1991, Liên Xô bước vào công cuộc cải tổ lớn cả về
chính trị và kinh tế. Thất bại trong việc chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường điều tiết của nhà nước đẩy Liên lún sâu vào tình trạng khủng hoảng,
rối ren mất phương hướng. Sự tan rã của Liên - một sự kiện quan trọng trong
đời sống chính trị thế giới đã tạo ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị
quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng toàn cầu đã tồn tại trong gần 50 năm qua từ Hội nghị
Yalta 1945.
Quan hệ quốc tế toàn cầu lúc này rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về
luận lẫn thực tiễn. Đối với Việt Nam, những sự kiện năm 1989 Đông Âu sự sụp
2
đổ của Liên Xô hai năm sau đó đã đưa đến sự sắp xếp lại một cách cơ bản cán cân đối
ngoại.
Đại hội Đảng lần thứ VIII được diễn ra để rút ra được những bài học dựa trên
sự thất bại của các nước lớn để có thể thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam
hướng tới một đất nước có nền kinh tế phát triển và xã hội văn minh.
1.2. Bối cảnh trong nước
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm đạt được nhiều
thành tựu quan trọng về mọi mặt, tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát
triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế đời sống
hội.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VIII diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải
qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
VI hơn 10 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ.
Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của
Đại hội VI 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đề ra chủ trương, nhiệm vụ
nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được; điều chỉnh bổ sung đường lối
đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên. Xuất phát từ đặc điểm
tình hình đất nước và từ nhận định Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế
hội cũng như căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa hội, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh nước ta đã chuyển sang thời kỳ
phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dự Đại hội có 1.198 đại biểu đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong
cả nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ
viên.
3
II. BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ VII
Trên sở đánh giá tình hình đất nước, Đại hội VII đã rút ra năm bài học kinh
nghiệm bước đầu về đổi mới:
(1) Phải giữ vững định hướng hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp
sự kiên định về nguyên tắc chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược,
nhạy cảm nắm bắt cái mới.
(2) Đổi mới toàn diện, đồng bộ triệt để, nhưng phải bước đi, hình thức và
cách làm phù hợp.
(3) Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai
trò quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội.
(4) Tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ hội chủ nghĩa, để phát
huy dân chủ đúng hướng đạt kết quả thì quá trình đó phải được lãnh đạo tốt,
bước đi vững chắc phù hợp với tình hình chính trị - xã hội nói chung.
(5) Phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện giải quyết đúng đắn
những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng
cường tổng kết thực tiễn không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩahội (1991)
đã đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam nêu lên những bài học kinh
nghiệm lớn; đồng thời đã nêu rõ quan niệm của Đảng ta cùng với đường lối đi lên chủ
nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Diễn văn bế mạc Đại hội của Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ:
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991- 2001
Tiếp tục kiềm chế đẩy lùi lạm phát, giữ vững phát triển sản xuất, bắt
đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm nhịp độ tăng dân số.
4
Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo đảm tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao
động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công.
Tiếp tục phát huy dân chủ hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung phương
thức hoạt động của Đảng, Nhà nước các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ
chức và cán bộ.
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn hội, bảo vệ thành quả
cách mạng.
2.2. Những thành tựu đã đạt được đại hội VII Báo cáo Chính trị đã đánh
giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VII
Về thành tựu, văn kiện khẳng định chúng ta đã giành được 5 thành tựu quan
trọng:
Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu
chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
Thực hiện có hiệu quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
Phát triển mạnh mối quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia
tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Kế hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thắng lợi:
Nhịp độ phát triển kinh tế cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn
thành vượt mức.
Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 17 tỷ USD. Nhập khẩu 21 tỷ
USD. Có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước.
Khoa học công nghệ, văn hóa hội phát triển. Thu nhập quốc dân tăng
giải quyết được nạn đói.
Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.
Mở rộng quan hệ đối ngoại, không còn bị bao vây do đã rút quân khỏi
Campuchia. Bình thường quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN (1995)
Đánh giá tổng quát sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Báo cáo Chính trị khẳng định đất nước đã vượt qua
một giai đoạn thử thách gay go và đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt.
5
III. NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
CỦA ĐẢNG LẦN THỨ VIII
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của
giai đoạn 1996-2000 là:
(1) Tập trung cho mục tiêu phát triển, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người
tăng gấp đôi năm 1990. Tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt khoảng 9-10%.
(2) Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản; đổi mới cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm
4,5-5%.
(3) Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến,
công nghiệp hàng tiêu dung, hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công
nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một
số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
hằng năm 14-15%.
(4) Đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 34-35%
trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 45-46%.
(5) Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hóa nền
tài chính quốc gia.
(6) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
(7) Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội.
(8) Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ an ninh của Tổ
quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững
mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
(9) Tích cực chuẩn bị tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau
năm 2000, chủ yếu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học công
nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng một số công trình công nghiệp then chốt, hình
6
thành đồng bộ chế thị trường sự quản của Nhà nước theo định hướng hội
chủ nghĩa.
Các nhiệm vụ mục tiêu nêu trên phải được thực hiện theo các định hướng
phát triển các lĩnh vực chủ yếu:
3.1. Kinh tế
Phát triển chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Nội dung bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những
năm còn lại của thập kỷ 90 là: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở rộng thương nghiệp, du lịch,
dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số
ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu
khí, một số ngành khí chế tạo, công nghiệp điện tử công nghệ thông
tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ.
Xác định các chính sách đối với các thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế
nhà nước; kinh tế hợp tác nòng cốt các hợp tác xã; kinh tế bản nhà
nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
3.2. Giáo dục
Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Đảng chủ trương
phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo, cùng với khoa học
công nghệ, giáo dục đào tạo quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và
hiệu quả giáo dục và đào tạo.
3.3. Văn hóa
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội khẳng định,
văn hoá nền tảng tinh thần hội, vừa mục tiêu vừa động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - hội. Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải
nhằm xây dựng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
7
xây dựng con người Việt Nam về tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối
sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
3.4. Xã hội
Chính sách giải quyết một số vấn đề hội theo quan điểm: tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng hội ngay trong từng bước
và trong suốt quá trình phát triển; khuyến khích làm giàu hợp phát đi đôi với
tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát
triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa”, nhân hậu thuỷ chung.
3.5. Chính trị
Tăng cường quốc phòng an ninh. Đại hội xác định nhiệm vụ về quốc phòng,
an ninh trong năm tới là: phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ
thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất
nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao
chất lượng các lực lượng trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ hội chủ nghĩa; ngăn ngừa làm thất bại mọi âm mưu hoạt
động gây mất ổn định chính trị hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương
hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi
chính phủ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước,
góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển.
Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng hoàn thiện Nhà nước cộng
hoà hội chủ nghĩa Việt Nam theo các quan điểm: xây dựng Nhà nước
hội chủ nghĩa của dân, do dân vàdân; lấy liên minh công nôngtầng lớp
trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
8
Những điểm hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nổi lên
một số vấn đề lớn như:
- Nước ta còn nghèo kém phát triển. Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm
trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động hiệu quả nguồn vốn trong dân.
Sử dụng nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các
chương trình, dự án kinh tế - xã hội cấp thiết.
- Tình hình hội còn nhiều vấn đề tiêu cực nhiều vấn đề phải giải quyết.
Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ
máy nhà nước, đảng đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất trên các
lĩnh vực nhà đất, xây dựng bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu... nghiêm
trọng kéo dài. Việc làm đang vấn đề gay gắt. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các
vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh.
- Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông
lỏng. Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn.
- Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo
vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, văn hoá, văn nghệ chưa tốt.
- Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực hiệu quả lãnh đạo của
Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể
chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình.
- Trình độ khoa học kỹ thuật kém không đáp ứng nhu cầu đất nước. Tình trạng
chảy máu chất xám xuất hiện.
- Sự tác động của chế thị trường hoạt động chống phá của kẻ thù làm một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất
cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lối sống, một
số thoái hoá biến chất về chính trị; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có
mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Cách khắc phục điểm hạn chế:
9
- Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và
năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực. Đảng
phải mạnh từ Trung ương đến sở, tất cả các cấp, các ngành. Trong công tác xây
dựng Đảng phải thường xuyên nắm vữngquán triệt các nhiệm vụ sau: giữ vững
tăng cường bản chất giai cấp công nhân; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
năng lực cán bộ, đảng viên; kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng, thực hiện nghiêm
chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chủ trọng đội
ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ kế cận; nâng cao sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Một vấn đề được nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội lần này tăng cường
và đổi mới công tác kiểm tra của Đảng.
- Đại hội quyết định bổ sung sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng
cho phù hợp với tình hình mới.
- Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên.
Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm
Văn Đồng, Võ Chí Công làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
IV. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CỦA ĐẠI HỘI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước
ta”. Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải
tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu năng lực lãnh
đạo của mình, khắc phục các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực yếu kém. Đảng
phải mạnh từ Trung ương đến sở, tất cả các cấp, các ngành. Trong công tác xây
dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quán triệt các nhiệm vụ cũng như sáu bài
học chủ yếu:
10
(1) Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa hội trong quá trình đổi
mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
(3) Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản của Nhà nước theo định hướng hội
chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng hội, giữ gìn
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
(4) Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả
dân tộc.
(5) Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân
dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
(6) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng nhiệm vụ then
chốt.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất
nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hội công bằng, văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác
với nhân dân các nước trên thế giới. Đại hội ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh
dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.
V. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Từ rất lâu Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ
trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non sông đất nước. Song nhận thức này qua
hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế nhiều thay đổi, thời kỳ
hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội
cũng đã nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh
niên trong các lĩnh vực của đời sống hội. Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai
11
trò từ các cấp, các ngành, các tổ chức, quan thôi chưa đủ còn phải xuất phát từ
nhận thức của thế hệ trẻ. Đối với công cuộc xây dựng tổ quốc bản thân – thế hệ trẻ cần
phải:
- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; mục đích, động học tập đúng
đắn,học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, thực hiện tốt
mọi chủ trương, chính sách của Đảngpháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động
mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh
xacác tệ nạn hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực,phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn
hội,xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, …
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã một sự may
mắn,chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững
mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Là một sinh viên Kinh tế quốc dân mỗi khi học tập,
lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Bên cạnh đó, tuổi trẻ cần nhiệt huyết, sôi nổi tham gia vào các phong trào như Chiến
dịch tình nguyện Mùa xanh, Hiến máu nhân đạo, Xung kích tình nguyện trong
phòng chống đại dịch COVID-19…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoi-dang/lan-thu-vii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-vi-trinh-
tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-1800
2. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoi-dang/lan-thu-viii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-13
12
| 1/15

Preview text:

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ======== BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ đề: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hà Mã sinh viên: 11211884 Lớp: LLDL1102(122)_09
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Hoàn HÀ NỘI - 9/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TOÁN KINH TẾ ======�====== BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ đề: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII HÀ NỘI, NĂM 2022 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................1
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG
LẦN THỨ VIII....................................................................................................................2
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực....................................................................................2
1.2. Bối cảnh trong nước.................................................................................................3
II. BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ
VII........................................................................................................................................3
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991- 2001....................................4
2.2. Những thành tựu đã đạt được ở đại hội VII Báo cáo Chính trị đã đánh giá 5 năm
thực hiện nghị quyết Đại hội VII.....................................................................................5
III. NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG LẦN THỨ
VIII......................................................................................................................................5
3.1. Kinh tế......................................................................................................................7
3.2. Giáo dục....................................................................................................................7
3.3. Văn hóa.....................................................................................................................7
3.4. Xã hội........................................................................................................................7
3.5. Chính trị....................................................................................................................8
IV. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CỦA ĐẠI HỘI....................................................10
V. LIÊN HỆ BẢN THÂN..................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................12 LỜI NÓI ĐẦU
Hơn chục năm về trước, Việt Nam ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội
trầm trọng. Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhân dân ta đã
giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng về cả kinh tế, xã hội, chính trị,
đối nội, đối ngoại. Kiên trì đường lối đổi mới, quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội
VII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, toàn Đảng, toàn dân đã vượt
qua mọi thử thách, tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi to lớn trên nhiều mặt.
Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về cơ bản. Đời
sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Dân chủ được phát huy. Lòng
tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ của đất nước, với Đảng và Nhà nước được
khẳng định. Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Quốc phòng, an ninh được củng
cố. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; tham gia
tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta vẫn còn một số khuyết điểm,
yếu kém trên nhiều lĩnh vực.
Trong bối cảnh lịch sử đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
được triệu tập. Đại hội đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới -
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập,
dân chủ, giàu mạnh, xã hội côngbằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì
hạnh phúc của nhân dânta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên
thế giới. Đại hộicó ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất
nước vàolúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.
Tiểu luận này sẽ trình bày nhận thức về Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
cộng sản Việt Nam cùng những liên hệ thực tiễn của cá nhân người viết. 1
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG LẦN THỨ VIII
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục
bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Thế giới đang từng bước tiến hành cuộc cách mạng khoa học, kinh tế đang dần
được phục hồi và phát triển, xã hội ổn định. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp
tục phát triển với trình độ ngày càng cao.
Quá trình chuyển dịch từ đối đầu sang đối thoại trong quan hệ quốc tế và giữacác
quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau thực tế được bắt đầu từ cuối những
năm 1960, đầu những năm 1970, lại càng trở thành yêu cầu cấp bách trong chiến lược
của các nước, đặc biệt là các nước lớn vào giữa những năm 1980.
Từ những quốc gia có sức mạnh vượt trội, nhưng do hậu quả của cuộc chạy đua
vũ trang lâu dài và tốn kém, cả Mỹ và Liên Xô ở mức độ khác nhau, đều lâm vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế lẫn chính trị, đánh mất dần hoặc suy giảm vai
trò chi phối trong từng hệ thống chính trị và trong quan hệ quốc tế. Trong khi đó hai
nền kinh tế Đức và Nhật Bản cộng lại cùng thời điểm năm 1993 đã chiếm 26% nền
kinh tế thế giới. Ngân sách quốc phòng chiếm tới 18% tổng thu nhập quốc dân khiến
cho nền kinh tế Liên Xô hoạt động không bình thường, nó làm cho các chương trình
xã hội quy mô lớn không thể tiến hành và là một trong những nguyên nhân dẫn đến
cuộc khủng hoảng toàn diện trong xã hội Liên Xô.
Để cứu vãn tình thế, từ 1987-1991, Liên Xô bước vào công cuộc cải tổ lớn cả về
chính trị và kinh tế. Thất bại trong việc chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường có điều tiết của nhà nước đẩy Liên Xô lún sâu vào tình trạng khủng hoảng,
rối ren và mất phương hướng. Sự tan rã của Liên Xô - một sự kiện quan trọng trong
đời sống chính trị thế giới đã tạo ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị
quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng toàn cầu đã tồn tại trong gần 50 năm qua từ Hội nghị Yalta 1945.
Quan hệ quốc tế toàn cầu lúc này rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý
luận lẫn thực tiễn. Đối với Việt Nam, những sự kiện năm 1989 ở Đông Âu và sự sụp 2
đổ của Liên Xô hai năm sau đó đã đưa đến sự sắp xếp lại một cách cơ bản cán cân đối ngoại.
➔ Đại hội Đảng lần thứ VIII được diễn ra để rút ra được những bài học dựa trên
sự thất bại của các nước lớn để có thể thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam
hướng tới một đất nước có nền kinh tế phát triển và xã hội văn minh.
1.2. Bối cảnh trong nước
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều
thành tựu quan trọng về mọi mặt, tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát
triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VIII diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải
qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
VI hơn 10 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ.
Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của
Đại hội VI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đề ra chủ trương, nhiệm vụ
nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được; điều chỉnh bổ sung đường lối
đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên. Xuất phát từ đặc điểm
tình hình đất nước và từ nhận định Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội cũng như căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh nước ta đã chuyển sang thời kỳ
phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dự Đại hội có 1.198 đại biểu đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong
cả nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên. 3
II. BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ VII
Trên cơ sở đánh giá tình hình đất nước, Đại hội VII đã rút ra năm bài học kinh
nghiệm bước đầu về đổi mới:
(1) Phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp
sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược,
nhạy cảm nắm bắt cái mới.
(2) Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
(3) Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai
trò quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội.
(4) Tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, để phát
huy dân chủ đúng hướng và đạt kết quả thì quá trình đó phải được lãnh đạo tốt, có
bước đi vững chắc phù hợp với tình hình chính trị - xã hội nói chung.
(5) Phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn
những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng
cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991)
đã đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam và nêu lên những bài học kinh
nghiệm lớn; đồng thời đã nêu rõ quan niệm của Đảng ta cùng với đường lối đi lên chủ
nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Diễn văn bế mạc Đại hội của Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ:
2.1. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991- 2001
 Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt
đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
 Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm nhịp độ tăng dân số. 4
 Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo đảm tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao
động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công.
 Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương
thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ.
 Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.
2.2. Những thành tựu đã đạt được ở đại hội VII Báo cáo Chính trị đã đánh
giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VII
Về thành tựu, văn kiện khẳng định chúng ta đã giành được 5 thành tựu quan trọng:
 Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu
chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
 Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
 Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
 Thực hiện có hiệu quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
 Phát triển mạnh mối quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia
tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Kế hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thắng lợi:
 Nhịp độ phát triển kinh tế cao, những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch hoàn thành vượt mức.
 Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 17 tỷ USD. Nhập khẩu 21 tỷ
USD. Có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước.
 Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội phát triển. Thu nhập quốc dân tăng và
giải quyết được nạn đói.
 Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.
 Mở rộng quan hệ đối ngoại, không còn bị bao vây do đã rút quân khỏi
Campuchia. Bình thường quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN (1995)
Đánh giá tổng quát sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Báo cáo Chính trị khẳng định đất nước đã vượt qua
một giai đoạn thử thách gay go và đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. 5
III. NỘI DUNG CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG LẦN THỨ VIII
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 1996-2000 là:
(1) Tập trung cho mục tiêu phát triển, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người
tăng gấp đôi năm 1990. Tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt khoảng 9-10%.
(2) Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản; đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm 4,5-5%.
(3) Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến,
công nghiệp hàng tiêu dung, hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công
nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một
số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm 14-15%.
(4) Đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34-35%
trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 45-46%.
(5) Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
(6) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
(7) Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội.
(8) Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ
quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững
mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
(9) Tích cực chuẩn bị và tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau
năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học và công
nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng và một số công trình công nghiệp then chốt, hình 6
thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
➔ Các nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên phải được thực hiện theo các định hướng
phát triển các lĩnh vực chủ yếu: 3.1. Kinh tế
 Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những
năm còn lại của thập kỷ 90 là: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở rộng thương nghiệp, du lịch,
dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số
ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu
khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông
tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
 Xác định các chính sách đối với các thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế
nhà nước; kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã; kinh tế tư bản nhà
nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.
 Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. 3.2. Giáo dục
 Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đảng chủ trương
phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và
hiệu quả giáo dục và đào tạo. 3.3. Văn hóa
 Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội khẳng định,
văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải
nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, 7
xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối
sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội. 3.4. Xã hội
 Chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và trong suốt quá trình phát triển; khuyến khích làm giàu hợp phát đi đôi với
tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát
triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa”, nhân hậu thuỷ chung. 3.5. Chính trị
 Tăng cường quốc phòng an ninh. Đại hội xác định nhiệm vụ về quốc phòng,
an ninh trong năm tới là: phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ
thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất
nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao
chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt
động gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
 Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương
hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi
chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước,
góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển.
 Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
 Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các quan điểm: xây dựng Nhà nước xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh công nông và tầng lớp
trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 8 Những điểm hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nổi lên
một số vấn đề lớn như:
- Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm
trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân.
Sử dụng nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các
chương trình, dự án kinh tế - xã hội cấp thiết.
- Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết.
Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ
máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các
lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu... nghiêm
trọng kéo dài. Việc làm đang là vấn đề gay gắt. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các
vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh.
- Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông
lỏng. Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn.
- Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo
vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, văn hoá, văn nghệ chưa tốt.
- Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của
Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể
chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình.
- Trình độ khoa học kỹ thuật kém không đáp ứng nhu cầu đất nước. Tình trạng
chảy máu chất xám xuất hiện.
- Sự tác động của cơ chế thị trường và hoạt động chống phá của kẻ thù làm một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất
cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lối sống, một
số thoái hoá biến chất về chính trị; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có
mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Cách khắc phục điểm hạn chế: 9
- Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và
năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực. Đảng
phải mạnh từ Trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các ngành. Trong công tác xây
dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quán triệt các nhiệm vụ sau: giữ vững và
tăng cường bản chất giai cấp công nhân; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và
năng lực cán bộ, đảng viên; kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng, thực hiện nghiêm
chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chủ trọng đội
ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ kế cận; nâng cao sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Một vấn đề được nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội lần này là tăng cường
và đổi mới công tác kiểm tra của Đảng.
- Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng
cho phù hợp với tình hình mới.
- Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên.
Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm
Văn Đồng, Võ Chí Công làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
IV. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CỦA ĐẠI HỘI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước
ta”. Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải
tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh
đạo của mình, khắc phục các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. Đảng
phải mạnh từ Trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các ngành. Trong công tác xây
dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quán triệt các nhiệm vụ cũng như sáu bài học chủ yếu: 10
(1) Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi
mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
(3) Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
(4) Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
(5) Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân
dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
(6) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
➔ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất
nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác
với nhân dân các nước trên thế giới. Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh
dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI. V. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Từ rất lâu Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ
trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non sông đất nước. Song nhận thức này qua
hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế có nhiều thay đổi, thời kỳ
hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội
cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh
niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai 11
trò từ các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ
nhận thức của thế hệ trẻ. Đối với công cuộc xây dựng tổ quốc bản thân – thế hệ trẻ cần phải:
- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng
đắn,học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, thực hiện tốt
mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động
mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh
xacác tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực,phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã
hội,xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, …
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may
mắn,chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững
mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Là một sinh viên Kinh tế quốc dân mỗi khi học tập,
lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Bên cạnh đó, tuổi trẻ cần nhiệt huyết, sôi nổi tham gia vào các phong trào như Chiến
dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, Xung kích tình nguyện trong
phòng chống đại dịch COVID-19… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoi-dang/lan-thu-vii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-vi-trinh-
tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-1800 2.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoi-dang/lan-thu-viii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-viii-cua-dang-13 12