Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
Những hoạt động kinh tế đối ngoại này đã đóng góp tích cực vào việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, đấu tranh chống những hành động gian lận thương mại, áp đặt các rào cản thương mại làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và nhà nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 45650917 ĐẠI HỘI XI
1. Bối cảnh lịch sử
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12 đến
19/1/2011, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.
a. Bối cảnh quốc tế
Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp: -
Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thê lớn nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột
vũ trang, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ diễn biến phức tạp. -
Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu xảy ra nghiêm trọng trên toàn thế giới.
b. Bối cảnh trong nước
Cả nước vừa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với những thành tựu quan trọng
nhưng còn nhiều yếu kém cần được khác phục.
Các thế lực thù địch tiếp tục chống phám, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”. lOMoARcPSD| 45650917
2. Quan điểm và chủ trương của Đảng về đối ngoại
Chủ đề của đại hội là: “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Trong đó, về đối ngoại:
Cương lĩnh năm 2011 nêu rõ phương hướng cơ bản trong đối ngoại: Thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Những chủ trương về đối ngoại -
Thứ nhất, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và pháttriển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. -
Thứ hai, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ
chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế. -
Thứ ba, trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào
tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ
với các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, vì
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. -
Thứ tư, tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân các nước trên thế giới. -
Thứ năm, phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực
hòa bình,ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.
3. Kết quả của những chủ trương thể hiện trong thực tiễn
Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, chúng ta đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 8 nước
trong tổng số 15 nước đối tác chiến lược đã được xây dựng trong 15 năm qua. Các quan hệ
đối tác được xây dựng trên nền tảng quan hệ bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, thể chế
chính trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi… đã
mang lại ngày càng nhiều lợi ích về kinh tế, thương mại, đầu tư, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa.
Công tác đối ngoại đã đóng góp tích cực và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội: -
Đàm phán và ký kết các Khu vực mậu dịch tự do (FTA), bao gồm FTA với Hàn Quốc
(5/2015), FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu (5/2015) và FTA với Liên minh Châu Âu (12/2015). lOMoARcPSD| 45650917 -
Tháng 10/2015, nước ta đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán hiệp định
Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tiếp tục đàm phán hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thoả thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều
kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. -
Tháng 12/2013, Việt Nam đã cùng với các thành viên WTO thông qua Gói cam kết
thương mại Bali, khai thông bế tắc trong đàm phán trong khuôn khổ WTO đã kéo dài nhiều năm. -
Đến giữa năm 2015, ta có quan hệ kinh tế-thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng
lãnh thổ, thu hút trên 250 tỉ đô la FDI.
→ Những hoạt động kinh tế đối ngoại này đã đóng góp tích cực vào việc mở rộng và đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, đấu tranh chống
những hành động gian lận thương mại, áp đặt các rào cản thương mại làm tổn hại tới lợi ích
chính đáng của doanh nghiệp và nhà nước ta.
Công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền lãnh thổ,
biển, đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc: -
Với Trung Quốc, hai bên đã ký Hiệp định quy chế tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do
đi lại ởcửa sông Bắc Luân và Hiệp định khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác
Bản Giốc, đã đạt được “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.”. -
Với Lào và Campuchia hai bên đã hợp tác tốt giữ gìn an ninh, trật tự và giải quyết ổn
thỏa các vấn đề phát sinh ở khu vực biên giới; tiếp tục công tác phân giới cắm mốc trên đất liền. -
Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, nước ta đã tranh thủ được công luận
quốc tế lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, bác bỏ các yêu sách vô lý,
phản đối các hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng, vi phạm luật pháp quốc tế, nhằm
duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và khu vực.
Nâng cao vị thế quốc tế của đất nước thông qua việc nâng tầm đối ngoại: -
Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng tại các diễn đàn đa phương có tầm
ảnh hưởng lớn như ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, ASEM, hợp tác tiểu vùng Mê Công… -
Vị thế của đất nước được nâng lên đáng kể với việc chúng ta đăng cai thành công Đại
hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132, được các nước tin cậy bầu với số
phiếu cao vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban kinh tế - xã
hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016-2018, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ
20132017, lần đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (PKO).