Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
11 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

43 22 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................2
CHƯƠNG I: Tổng quan về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII….................3
1.1.Bối cảnh trong và ngoài nước….....................................................................3
1.2.Giới thiệu chung về kì đại hội….....................................................................3
1.3.Nội dung chính…............................................................................................4
1.4. Tổng kết..........................................................................................................5
CHƯƠNG II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Đại hội 12.......................................6
CHƯƠNG III. Liên hệ thực tế hiện nay................................................................6
CHƯƠNG IV. Một số giải pháp hạn chế những điểm tiêu cực, pháp huy những điểm
tích cực...................................................................................................................8
Kết luận..................................................................................................................10
Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................................11
1
Mở đầu
Đại hội XII của Đảng tiến hành vào thời điểm ý nghĩa rất quan trọng. Toàn
Đảng, toàn dân toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu
nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Chúng ta đã trải qua
30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013. Đại
hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổvà động viên toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta.
Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Đại hội XII
- bài học kinh nghiệm rút ra và liên hệ thực tiễn hiện nay”.
Do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được góp ý đánh giá từ thầy cô để bài làm của em trở nên
hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
CHƯƠNG I: Tổng quan về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII:
1.1.Bối cảnh trong và ngoài nước:
Về bối cảnh thế giới:Trên thế giới, hòa bình hợp tác phát triển xu thế lớn.
Tuy nhiên, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp:
Kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn
Iran nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh Đức) ký
thỏa thuận hạt nhân lịch sử
Trung Quốc nhiều động thái làm nóng tình hình Biển Đông như tiến
hành bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam
Trên thế giới vẫn còn diễn ra nhiều những cuộc bạo động, xả súng như
Châu Âu làm hàng trăm người chết bị thương hay tổ chức tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục hoành hành
Làn sóng người di cư từ các nước Trung Đông, Bắc Phi ồ ạt đổ vào châu
Âu.
Về bối cảnh trong nước, Việt Nam đã qua 30 năm đổi mới, thế lực tăng lên
rệt, cả những thuận lợi, thời đan xen với những khó khăn, thách thức
gay gắt .
Thuận lợi:
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy tiềm lực đượcng lên;
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Giáo dục và đào tạo, khoa học
công nghệ, văn hoá, hội, y tế bước phát triển. An sinh hội được quan tâm
nhiều hơn bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; . Quan hệ đối ngoại,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.
Khó khăn, thách thức:
Một số chỉ tiêu kinh tế - hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục
tiêu đến năm 2020 nước ta bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa
học công nghệ, văn hoá, hội, y tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ
phận nhân dân, nhất vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Tình trạng suy thoái
về tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm.
vậy, Đại hội XII có ý nghĩa rất quan trọng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân
toàn quân ta trong 5 năm tới.
1.2.Giới thiệu chung về kì đại hội:
Thời gian: Từ ngày 20 đến 28/1/2016
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội
Số đại biểu: Dự Đại hội 1.510 đại biểu thay mặt cho hơn 4,5 triệu đảng viên
toàn Đảng
Tổng bí thư: Nguyễn Phú Trọng
Chủ đề của đại hội: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường
3
hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
1.3.Nội dung chính :
Đầu tiên, Đại hội XII đã kiểm điểm và đánh giá những thành quả, những hạn chế, yếu
kém trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011 - 2015) đã rút ra một số
kinh nghiệm
Trước những khó khăn, thách thức trên con đường đổi mới, phải hết sức chú
trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phải
phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói sự thật, bám sát thực tiễn
của đất nước và thế giới; đồng thời nắm bắt, dự báo những diễn biến mới để kịp
thời xác định, điều chỉnh một số chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp
Gắn kết chặt chẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - hội
là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần
của hội; bảo đảm quốc phòng an ninh nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên.
Kiên trì thực hiện các mục tiêu lâu dài, các nhiệm vụ bản, đồng thời tập
trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt,
giải quyết dứt điểm những yếu kém, ách tắc, tạo đột phá để giữ vững đẩy
nhanh nhịp độ phát triển; phát huy mọi nguồn lực trong ngoài nước đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy lợi
ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ hai, Đại hội XII đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong
5 năm 2016 - 2020
Đổi mới hình tăng trưởng, cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Phát
triển ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng, phát triển văn hóa, con
người.
Quản lý, phát triển hội; thực hiện tiến bộ, công bằng hội. Quản tài
nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam hội
chủ nghĩa trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phát huy dân chủ hội chủ nghĩa,
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Thứ ba, quan điểm chỉ đạo: đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy
mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững
4
Cuối cùng, Đại hội XII đã đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm:
1. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu.
3. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện hiệu quả ba
đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, nhất nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ), cấu lại tổng thể đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới hình
tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cấu
lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
4. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để
phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn hội.
Mở rộng đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt
qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp
tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
5. Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết;
tăng cường quản phát triển hội, bảo đảm an ninh hội, an ninh con
người; bảo đảm an sinh hội, nâng cao phúc lợi hội giảm nghèo bền
vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc.
6. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống hội; tập trung
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ năng lực làm
việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
1.4. Tổng kết
Chủ trương đề ra:
Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của Đảng; tăng
cường đoàn kết nhất trí; thống nhất tưởng hành động; tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin tưởng Hồ Chí
Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới phương pháp, phong cách lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của
Đảng từ trung ương đến sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, dân
chủ, “gần dân, trọng dân và vì dân”
Ý nghĩa của Đại hội 12: Đại hội đã nhìn lại 30 năm đổi mới một lần nữa
khẳng định: Những thành tựu to lớn qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối
đổi mới của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa hội
5
của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam xu thế phát triển của lịch
sử. Thành công của Đại hội đã tạo tiền đề quan trọng, đưa đất nước tiếp tục phát
triển nhanh và bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
CHƯƠNG II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Đại hội 12
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
XII Đảng và Nhà nước ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện,
đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Cùng với đó là việc xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu
tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đẩy mạnh
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Công tác cán bộ phải thực sự là "then chốt của then chốt", tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo
phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị,
Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan
điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân
giám sát, dân thụ hưởng".
“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu”, cần thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa
vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bài học thứ ba được Tổng bí thư đề cập là trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng
tạo, tích cực; có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Song song với đó, cần kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao trách
nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống
chính trị.
Bốn là tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa
kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,
văn hoá, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, giải quyết các
vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo
đảm quốc phòng, an ninh…
Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không được
để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định an ninh, an
toàn để phát triển đất nước.
CHƯƠNG III. Liên hệ thực tế hiện nay
Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực
nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị
6
nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn
tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... đã tác động bất lợi đến nước ta.
Trong nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ, cùng với những ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh
tế chưa được giải quyết, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn
đề mới phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định
kinh tếmô, tốc độ tăng trưởng đời sống nhân dân. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi
khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh hội, phúc lợi hội ngày
càng cao. Đồng thời, chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an
ninh bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình khu vực
quốc tế. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu
thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, đạt được những thành quả quan
trọng.
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy tiềm lực đượcng lên;
kinh tế bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy
trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô
hình tăng trưởng, cấu lại nền kinh tế thực hiện ba đột phá chiến lược được tập
trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn
bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị -
hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững
hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng. Cụ thể là:
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm
2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp
dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu toàn hội bình quân 5 năm bằng
khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao
động hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình
quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.
- Về hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động hội
khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó bằng cấp,
chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; 9 - 10 bác
trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số;
tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân thành thị, 90% dân nông thôn được
sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế
được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ toàn diện. Một schỉ tiêu kinh tế - hội chưa
đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Nhiều hạn
chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá,
xã hội, y tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt
diễn biến phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
7
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa
bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, y dựng hệ thống chính trị chuyển
biến chậm”.
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa hội bảo vệ Tổ quốc hội
chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần
phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh bền vững.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối
đổi mới của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa hội của
nước ta phù hợp với thực tiễn của Việt Nam xu thế phát triển của lịch sử. Thành
tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng
để đất nước ta tiếp tục đổi mới phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Thời kỳ
mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung
tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hoá, con người làm nền tảng tinh thần;
tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên…
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ duy vận dụng sáng tạo, phát triển, chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời có chủ
trương, chính sách xử hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải
quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mớiphát triểnnước ta: quan
hệ giữa đổi mới, ổn định phát triển; giữa đổi mới kinh tế đổi mới chính trị; giữa
tuân theo các quy luật thị trường bảo đảm định hướng hội chủ nghĩa; giữa phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà
nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ
công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân
dân làm chủ,...”
CHƯƠNG IV. Một số giải pháp hạn chế những điểm tiêu cực, pháp huy những
điểm tích cực
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc dân chủ hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo
vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất
nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn
hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, hội
nhập quốc tế; chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực
hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến
mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ
dân chủhội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước
8
pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách pháp, tăng
cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương hội, trước hết sự gương mẫu tuân theo pháp
luật, thực hành dân chủ hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền,
MTTQ Việt Nam tổ chức chính trị - hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng
cường đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quản chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi
trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu,
thiên tai khắc nghiệt.
9
KẾT LUẬN
Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại”.
Thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cổ vũ mạnh
mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ cơ hội
mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng
2. NĐV (2016),Liên hệ sâu sắc với thực tiễn, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết của
Đảng, https://baonghean.vn/lien-he-sau-sac-voi-thuc-tien-cu-the-hoa-noi-dung-
nghi-quyet-cua-dang-post113270.html
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-cong-san-
viet-nam-3
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nxb. CTQG, H,2016.
11
| 1/11

Preview text:

MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................2
CHƯƠNG I: Tổng quan về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII….................3
1.1.Bối cảnh trong và ngoài nước….....................................................................3
1.2.Giới thiệu chung về kì đại hội….....................................................................3
1.3.Nội dung chính…............................................................................................4
1.4. Tổng kết..........................................................................................................5
CHƯƠNG II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Đại hội 12.......................................6
CHƯƠNG III. Liên hệ thực tế hiện nay................................................................6
CHƯƠNG IV. Một số giải pháp hạn chế những điểm tiêu cực, pháp huy những điểm
tích cực...................................................................................................................8
Kết luận..................................................................................................................10
Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................................11 1 Mở đầu
Đại hội XII của Đảng tiến hành vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và
nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Chúng ta đã trải qua
30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013. Đại
hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Đại hội XII
- bài học kinh nghiệm rút ra và liên hệ thực tiễn hiện nay”.
Do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được góp ý và đánh giá từ thầy cô để bài làm của em trở nên hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn. 2
CHƯƠNG I: Tổng quan về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII:
1.1.Bối cảnh trong và ngoài nước:

Về bối cảnh thế giới:Trên thế giới, hòa bình và hợp tác phát triển là xu thế lớn.
Tuy nhiên, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp:
Kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn
Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) ký
thỏa thuận hạt nhân lịch sử
Trung Quốc có nhiều động thái làm nóng tình hình Biển Đông như tiến
hành bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Trên thế giới vẫn còn diễn ra nhiều những cuộc bạo động, xả súng như ở
Châu Âu làm hàng trăm người chết và bị thương hay tổ chức tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục hoành hành
Làn sóng người di cư từ các nước Trung Đông, Bắc Phi ồ ạt đổ vào châu Âu.
Về bối cảnh trong nước, Việt Nam đã qua 30 năm đổi mới, thế và lực tăng lên
rõ rệt, có cả những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức gay gắt . Thuận lợi:
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên;
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Giáo dục và đào tạo, khoa học
và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm
nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; . Quan hệ đối ngoại,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng. Khó khăn, thách thức:
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ
phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm.
Vì vậy, Đại hội XII có ý nghĩa rất quan trọng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta trong 5 năm tới.
1.2.Giới thiệu chung về kì đại hội:
Thời gian: Từ ngày 20 đến 28/1/2016
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội
Số đại biểu: Dự Đại hội có 1.510 đại biểu thay mặt cho hơn 4,5 triệu đảng viên toàn Đảng
Tổng bí thư: Nguyễn Phú Trọng
Chủ đề của đại hội: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường 3
hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. 1.3.Nội dung chính :
Đầu tiên, Đại hội XII đã kiểm điểm và đánh giá những thành quả, những hạn chế, yếu
kém trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011 - 2015) và đã rút ra một số kinh nghiệm
Trước những khó khăn, thách thức trên con đường đổi mới, phải hết sức chú
trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phải
phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, bám sát thực tiễn
của đất nước và thế giới; đồng thời nắm bắt, dự báo những diễn biến mới để kịp
thời xác định, điều chỉnh một số chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp
Gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần
của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
Kiên trì thực hiện các mục tiêu lâu dài, các nhiệm vụ cơ bản, đồng thời tập
trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt,
giải quyết dứt điểm những yếu kém, ách tắc, tạo đột phá để giữ vững và đẩy
nhanh nhịp độ phát triển; phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy lợi
ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ hai, Đại hội XII đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm 2016 - 2020
Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Phát
triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người.
Quản lý, phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Thứ ba, quan điểm chỉ đạo: đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy
mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững 4
Cuối cùng, Đại hội XII đã đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm:
1. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
3. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba
đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu
lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
4. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để
phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt
qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp
tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
5. Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết;
tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con
người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền
vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
6. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung
xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm
việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. 1.4. Tổng kết Chủ trương đề ra:
Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang và kinh nghiệm quý báu của Đảng; tăng
cường đoàn kết nhất trí; thống nhất tư tưởng và hành động; tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới phương pháp, phong cách lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của
Đảng từ trung ương đến cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, dân
chủ, “gần dân, trọng dân và vì dân”
Ý nghĩa của Đại hội 12: Đại hội đã nhìn lại 30 năm đổi mới và một lần nữa
khẳng định: Những thành tựu to lớn qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối
đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 5
của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch
sử. Thành công của Đại hội đã tạo tiền đề quan trọng, đưa đất nước tiếp tục phát
triển nhanh và bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
CHƯƠNG II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Đại hội 12
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
XII Đảng và Nhà nước ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện,
đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Cùng với đó là việc xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu
tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đẩy mạnh
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Công tác cán bộ phải thực sự là "then chốt của then chốt", tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo
phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị,
Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan
điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân
giám sát, dân thụ hưởng".
“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu”, cần thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa
vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bài học thứ ba được Tổng bí thư đề cập là trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng
tạo, tích cực; có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Song song với đó, cần kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao trách
nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
Bốn là tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa
kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,
văn hoá, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, giải quyết các
vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo
đảm quốc phòng, an ninh…
Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không được
để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định an ninh, an
toàn để phát triển đất nước.
CHƯƠNG III. Liên hệ thực tế hiện nay
Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có
nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị ở 6
nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn
tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... đã tác động bất lợi đến nước ta.
Trong nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ, cùng với những ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh
tế chưa được giải quyết, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn
đề mới phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định
kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng và đời sống nhân dân. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi
khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội ngày
càng cao. Đồng thời, chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an
ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình khu vực
và quốc tế. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu
thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, đạt được những thành quả quan trọng.
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên;
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy
trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập
trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn
và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã
hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững
hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng. Cụ thể là:
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm
2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng
khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao
động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình
quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.
- Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và
trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số;
tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
- Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được
sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế
được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa
đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Nhiều hạn
chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá,
xã hội, y tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt
diễn biến phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của 7
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa
bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm”.
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có
ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần
phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối
đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành
tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng
để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Thời kỳ
mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung
tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hoá, con người làm nền tảng tinh thần;
tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên…
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy vận dụng sáng tạo, phát triển, chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời có chủ
trương, chính sách xử lý hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải
quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta: quan
hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa
tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà
nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ,...”
CHƯƠNG IV. Một số giải pháp hạn chế những điểm tiêu cực, pháp huy những điểm tích cực
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo
vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất
nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn
hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội
nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực
hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến
mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ
dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước 8
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng
cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp
luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền,
MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng
cường đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi
trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt. 9 KẾT LUẬN
Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa rất trọng đại, định hướng, cổ vũ và động viên
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cổ vũ mạnh
mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ cơ hội
mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng
2. NĐV (2016),Liên hệ sâu sắc với thực tiễn, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết của
Đảng, https://baonghean.vn/lien-he-sau-sac-voi-thuc-tien-cu-the-hoa-noi-dung-
nghi-quyet-cua-dang-post113270.html
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-cong-san- viet-nam-3
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H,2016. 11