-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII và liên hệ trách nhiệm của sinh viên ngày nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII và liên hệ trách nhiệm của sinh viên ngày nay | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: Nhận định: Đại hội V đánh dấu một bước chuyển biến mới về sự lãnh
đạo của Đảng trên con đường đấu tranh “Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì
hạnh phúc của nhân dân”.
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hoàn
Họ và tên: Phạm Ngọc Quỳnh
Mã sinh viên: 11217739
Lớp học phần: LLDL1102(222)_23 Hà Nội_2023 1 lOMoAR cPSD| 45474828 I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong 5 năm đầu cả nước bước vào kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan
trọng, được ghi đậm nét vào lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Nhân dân ta đã
vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa.
Đây cũng chính là thời kỳ Đảng và nhân dân ta phải trải qua nhiều thách thức
nghiêm trọng. Công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Đảng và Nhà
nước phạm nhiều khuyết điểm. Xuất hiện tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thực
trạng đất nước đòi hỏi Đảng phải kiểm điểm lại đường lối, chủ trương, chính sách,
đánh giá khách quan thành tựu và khuyết điểm, định ra mục tiêu, nhiệm vụ, các biện
pháp giải quyết đúng những vấn đề quan trọng cấp bách trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên.
Chính vì thế, có thể nói rẳng: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã
đánh dấu một bước chuyển biến tích cực về lãnh đạo của Đảng trong chặng đường đầu
tiên thực hiện chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
II. Ý NGHĨA LÝ LUẬN
Sau năm năm kể từ Đại hội lần thứ IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của
Đảng, họp từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội
có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại
biểu các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới.
Trước đó, chúng ta có khuyết điểm, sai lầm lớn về tổ chức thực hiện, có nhiều
mặt yếu kém về quản lý kinh tế. Tình trạng quan liêu, bảo thủ, trì trệ, vô trách nhiệm,
phân tán trong tổ chức thực hiện để kéo dài nghiêm trọng; chậm đổi mới phương pháp
làm kế hoạch, chậm đề ra các chính sách kinh tế phù hợp, chậm chuyển sang hạch
toán kinh tế và không biết kinh doanh. Trên nhiều mặt, ở nhiều nơi, nhiều lúc chúng ta
đã phạm khuyết điểm buông lỏng trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, trong công
tác tư tưởng, công tác an ninh, đã không tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa để giữ
vững kỷ cương xã hội, làm cho mặt tiêu cực phát triển kéo dài và chậm được khắc phục.
Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá thành tựu, khuyết điểm, sai lầm của Đảng, phân
tích nguyên nhân thắng lợi và khó khăn của đất nước, những biến động của tình hình
thế giới; khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế do Đại
hội lần thứ IV đề ra.
Đồng thời, đại hội V đã có những nhận thức mới mang tính đột phá về chủ
nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:
Thứ nhất, khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội với những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là
thời kỳ khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường. Hiện nay nước ta 2 lOMoAR cPSD| 45474828
đang ở chặng đường đầu tiên với nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất nặng
nề. Việc khẳng định trên thực tế cách mạng nước ta đang ở chặng đường nào trên con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quyết định việc tìm ra và nắm vững quy
luật khách quan và là cơ sở để cụ thể hoá đường lối, xác định chủ trương, chính sách
phù hợp với thực tiễn cách mạng; chống chủ quan, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
Thứ hai, xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, những biến động của tình
hình quốc tế và những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, Báo cáo
chính trị nêu rõ trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: “Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn
sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Hai nhiệm vụ
chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt những kết
quả thiết thực làm cho đất nước ta mạnh lên về mọi mặt và trong mọi hoàn cảnh thì
mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc. Ngược lại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì mới có điều kiện để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. Mỗi nhiệm vụ chiến lược có vị trí riêng: “Trong khi không một
phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta
phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thứ ba, Đại hội đã có những điều chỉnh về nội dung, bước đi, cách làm của
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên. Đại hội V xác định:
Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; ra sức đẩy mạnh sản xuất
hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết
hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu
công – nông nghiệp hợp lý. Nội dung đó phản ánh đúng bước đi của công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn nước ta; nhằm khai thác, phát huy thế mạnh,
tiềm năng của đất nước về lao động, đất đai, ngành nghề, ... giải quyết đúng đắn mối
quan hệ công nghiệp với nông nghiệp làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của
chặng đường đầu tiên, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Đại hội V đã thông qua những
nhiệm vụ kinh tế, văn hóa và xã hội, tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính
sách đối ngoại. Tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng,
xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ
vững bản chất cách mạng và khoa học, một Đảng thực sự trong sạch, có sức chiến đấu
cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
Tuy nhiên, Đại hội vẫn còn chưa nhận ra được nhiều sai lầm còn vướng mắc,
chưa thấy hết sự cần thiết duy trì nên kinh tế nhiều thành phần, chưa xác định những
quan điểm kết hợp kế hoạch với thị trường, vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho việc phát triển công nghiệp nặng một cách tràn lan, không dứt khoát dành thêm
vốn và vật tư cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng,... 3 lOMoAR cPSD| 45474828
Có thể nói, đại hội lần thứ V của Đảng là kết quả của một quá trình làm việc
nghiêm túc, tập hợp ý kiến của toàn Đảng để đề ra nhiệm vụ, phương hướng… nhằm
giải quyết những vấn đề gay gắt nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam.
III. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng mang ý nghĩa thời đại vô cùng
to lớn và để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Đầu tiên, đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng.
Báo cáo chính trị Đại hội V đã nêu rõ: Nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ tập
thể của mình chủ yếu bằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo cuả Đảng. Tăng cường Nhà
nước là vấn đề cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, cải tiến phương pháp lãnh đạo của các
cấp uỷ đảng với chính quyền là điều kiện để phát huy vai trò và hiệu lực của Nhà
nước. Ngoài ra, đó là sự lãnh đạo kịp thời, nhanh chóng, dứt khoát khắc phục những
sai lầm để không dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, tìm tòi, thử nghiệm chính sách mới
đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Trong nhiệm kỳ Đại hội V, Ban Chấp hành Trung ương
đã họp 11 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề tổ
chức lại sản xuất, xây dựng cơ chế quản lý mới trong phân phối lưu thông, thị trường,
giá, lương, tiền. Khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực
hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Đây là quyết tâm chiến lược lớn của
Đảng ta trong giai đoạn này.
Thứ hai, bài học “lấy dân làm gốc”, đổi mới dựa vào nhân dân, vì lợi ích của
nhân dân. Đây là bài học xuyên suốt trong thời kỳ đổi mới, là sự tiếp nối truyền thống
của lịch sử dân tộc ta. Tuy nhiên, từ thực tiễn công cuộc đổi mới, Đảng ta ngày càng
nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về nội dung, ý nghĩa của bài học này. Sự nghiệp đổi
mới bắt đầu từ những sáng kiến của quần chúng nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù
hợp với mong muốn, lợi ích của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Báo cáo
chính trị đã xác định nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong 5 năm 1981-1985 là giải quyết
những vấn đề cấp bách nhất để ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân
và phát triển và sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công và phân bố lại
lao động xã hội. Đảng ta đã xác định được muốn xây dựng được xã hội chủ nghĩa, xây
dựng Đảng vững mạnh cần dựa vào sức dân, nhân dân có ấm no, ổn định cuộc sống thì
đất nước mới phát triển được, đấu tranh giữa quan điểm cũ và mới để cải thiện cuộc sống cho nhân dân.
Bài học thứ ba là tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. Đảng
Cộng sản Việt Nam lấy nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, lấy chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp hoạt động. Tuy nhiên,
Đảng đã vấp phải những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn đầu lãnh đạo nhân dân cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ Đại hội V (1976-1986), Đại hội VI đã rút ra bài học
kinh nghiệm sâu sắc: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan” và “coi trọng học tập, tham khảo kinh nghiệm của thế 4 lOMoAR cPSD| 45474828
giới, nhưng không lúc nào được giáo điều, sao chép máy móc cách làm của nước
ngoài”, phải biết áp dụng vào thực tiễn của nước ta.
Bài học cuối cùng là phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, một mặt chịu sự tác
động bối cảnh thời đại, mặt khác góp phần thúc đẩy, tạo ra các xu hướng của thời đại.
Do vậy, với tư duy biện chứng, phải thấy được mối liên hệ phổ biến, sự tác động qua
lại hai chiều giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Rút khinh nghiệm từ
Đại hội V, Đại hội VI nêu rõ: “phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong điều kiện mới”. Bài học kinh nghiệm đó vẫn còn đúng trong bối cảnh phức tạp,
khó lường của quốc tế và khu vực hiện nay, luôn “chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự
báo đúng tình hình, tuyệt đối không được để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo
vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước. Chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cường. Xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước
láng giềng; đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ. Phát huy hiệu quả sức mạnh
tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác, sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. IV. TỔNG KẾT
Từ phân tích trên ta có thể thấy, Đại hội V với các bước đột phá to lớn và việc xác
định nhận thức mới, đã phản ánh sự phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm,
tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới.
Qua đó, Đảng ta cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các kỳ Đại
hội Đại biểu sau này: luôn tìm tòi, học hỏi, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đất nước,
tuân theo quy luật khách quan, lấy dân làm gốc, giữ vững các nguyên tắc, chủ trương,
không bị lay động và phải kết hợp với sự phát triển của thế giới
V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (2018). Được truy lục từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-
chaphanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-v/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu- vcua-dang-21
TẠO, B. G. (2021). Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. (2021). Được truy lục từ Bài học kinh nghiệm trong
lãnh đạo và xây dựng Đảng qua 35 năm đổi mới:
http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-lieu-tap-chi-in/item/3563- 5 lOMoAR cPSD| 45474828
baihoc-kinh-nghiem-trong-lanh-dao-va-xay-dung-dang-qua-35-nam-doi- moi.html 6