Đại hội Đảng lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
5 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đại hội Đảng lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

29 15 lượt tải Tải xuống
2,Đại hội đảng lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH
a, Bối cảnh lịch sử
Công cuộc được đề ra từ đạt được những thắng lợi bướcĐổi mới Đại hội VI
đầu, được nhân dân quốc tế ủng hộ. bản chúng ta đã ổn định nhưng chưa ra
khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề kinh tế-xã hội
nóng bỏng chưa được giải quyết.
Tình hình quốc tế và trong nước lúc bấy giờ có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất
là sự sụp đổ của khối và cuộc khủng hoảng trầm trọng của . Đông Âu Liên Xô
Đại hội lần thứ VII của Đảng họp tại Nội, từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991.
Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho trên hai triệu đảng viên cả nước. Đại hội đã
bầu 146 ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, bầu đồng chí Đỗ Mười
làm Tổng Bí thư của Đảng.
b, Nội dung đại hội
Ngoài các văn kiện chính của một Đại hội Đảng, điểm mới nổi bật của Đại hội
VII là thông qua hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa hội Chiến lược, ổn định phát triển kinh tế- hội đến
năm 2000.
1/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; chỉ ra
những thành công, khuyết điểm, sai lầm nêu ra : (1) nắm vữngnăm bài học lớn
ngọn cờ độc lập dân tộc chủ nghĩa hội; (2) sự nghiệp cách mạng của nhân
dân, do nhân dân, nhânn; (3) không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn
kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; (4) kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; (5) sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhân tố
hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Cương lĩnh đã trình bày xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa hội Việt Nam. Cương lĩnh nêu 6 đặc trưng bản của nhà
nước XHCN là: (1) Do nhân dân lao động làm chủ; (2) một nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại chế độ công hữu về các liệu sản xuất
chủ yếu; (3) Có nền văn hóa tiên tiến, đâ dm đà bản sắc dân tộc (4) Con người được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, điều kiện phát triển toàn diện nhân; (5) Các dân
tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ (6) quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Cương lĩnh nêu ra là: (1) Xây dựng Nhà nước hội chủ7 phương hướng lớn
nghĩa. (2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện nhiệm vụ trung tâm. (3)
Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng
về hình thức sở hữu. (4) Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
(5) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế
giới quan Mác-Lênin, tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội. (6) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. (7) Thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cương lĩnh nêu quan điểm về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Nhà
nước hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, nhân dân. Đảng Cộng sản Việt
Nam một bộ phận tổ chức lãnh đạo hệ thống đó. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất
giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp
tục phát triển.
2/ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
- Mục tiêu tổng quát đến năm 2000 ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình
kinh tế-xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. GDP năm
2000 tăng gấp đôi so với năm 1990.
- Quan điểm chỉ đạo: Phát triển kinh tế-xã hội theo con đường củng cố độc lập
dân tộcxây dựng chủ nghĩa hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước
mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ
cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi ngườicuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với nhiều dạng sở
hữu hình thức tổ chức kinh doanh, vận động theo chế thị trường sự quản
của Nhà nước. Mục tiêu động lực chính của sự phát triển con người, do con
người, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗinhân, mỗi tập thể
lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt
Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm
giàu cho mình cho đất nước. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật,
được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.
c,Sự chỉ đạo thực hiện đường lối mới toàn diện của Đảng (1991-1996)
* Lĩnh vực nông nghiệp
Hội nghị Trung ương 5 (6-1993), đưa ra các chính sách đối với nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Trung ương xác định là: ba mục tiêu chủ yếu
1/ Xây dựng nông thôn mới kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú,
lành mạnh sở hạ tầng vật chất hội đáp ứng được những nhu cầu bản
của nông dân; có hệ thống chính trị vững mạnh
2/ Phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội
3/ Tăng cường đoàn kết ổn định chính trị, giữ vững trật tự hội, củng cố
vững chắc quốc phòng, an ninh.
Điểm mới trong chủ trương này của Đảng là đề ra các quan điểm, nhiệm vụ xây
dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, khơi dậy mọi tiềm năng, nội lực
của nông dân.
* Lĩnh vực công nghiệp
Hội nghị Trung ương 7 (7-1994) chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ
và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
1/ Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá cải biến nước ta thành
một nước công nghiệp sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống
vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
2/ Cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp,
vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp
thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn
lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.
3/ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò
của Mặt trận các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Kết quả, sau 5 năm 1991-1995, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm đã
hoàn thành vượt mức, GDP đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5-6,5%). Đã bắt đầu có tích lũy từ
nội bộ nền kinh tế. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm
1995. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo chế thị trường sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
* Các lĩnh vực khác
- Hội nghị Trung ương 3 (6-1992) đã thảo luận đưa ra ba quyết sách quan
trọng, đúng đắn về củng cố quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đổi mới
và chỉnh đốn Đảng. Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, đề
cao cảnh giác, kiên quyết chống lại những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của
các thế lực thù địch, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an
ninh nhân dân, xây dựng các lực lượng trang trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn
định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Mở rộng,
đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá
khoa học kỹ thuật, cả về Đảng, Nhà nước các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi
chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, ...
Những chủ trương trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ
quyền môi trường hòa bình của đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng
quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công
cuộc đổi mới. Từ tháng 11-1991, Việt Nam Trung Quốc bình thường hóa quan hệ
và từng bước khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt; tăng cường
quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia;
phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á ngày 28-7-1995 (ASEAN) thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 11-7-1995. Đến cuối năm 1995, Việt Nam quan hệ
ngoại giao với 160 nước, quan hệ buôn bán với trên 100 nước… Các công ty của hơn
50 nước vùng lãnh thổ đã đầu trực tiếp vào Việt Nam. Nhiều chính phủ tổ
chức quốc tế dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Ngày 28-7-1994, Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước về Luật biển 1982 của Liên
hiệp quốc.
- Hội nghị Trung ương 3 (6-1992), lần đầu tiên đưa ra chủ trương tự đổi mới, tự
chỉnh đốn Đảng. Mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng nước
ta trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng Nhà nước
pháp quyềnhội chủ nghĩa, tăng cường củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất. Ngày
17-11-1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07 về đại đoàn kết dân tộc tăng
cường Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhấn mạnh đại đoàn kết lấy mục tiêu chung làm
điêm tương đồng, vì lợi ích chung của dân tộc; cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm,
hận thù, hướng về tương lai.
| 1/5

Preview text:

2,Đại hội đảng lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
a, Bối cảnh lịch sử
Công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội VI và đạt được những thắng lợi bước
đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Cơ bản chúng ta đã ổn định nhưng chưa ra
khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề kinh tế-xã hội
nóng bỏng chưa được giải quyết.
Tình hình quốc tế và trong nước lúc bấy giờ có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất
là sự sụp đổ của khối Đông Âu và cuộc khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô.
Đại hội lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991.
Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho trên hai triệu đảng viên cả nước. Đại hội đã
bầu 146 ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, bầu đồng chí Đỗ Mười
làm Tổng Bí thư của Đảng.
b, Nội dung đại hội
Ngoài các văn kiện chính của một Đại hội Đảng, điểm mới nổi bật của Đại hội
VII là thông qua hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000.
1/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; chỉ ra
những thành công, khuyết điểm, sai lầm và nêu ra năm bài học lớn: (1) nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; (2) sự nghiệp cách mạng là của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân; (3) không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn
kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; (4) kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; (5) sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Cương lĩnh đã trình bày xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh nêu rõ 6 đặc trưng cơ bản của nhà
nước XHCN là: (1) Do nhân dân lao động làm chủ; (2) Có một nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất
chủ yếu; (3) Có nền văn hóa tiên tiến, đâ d
m đà bản sắc dân tộc (4) Con người được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; (5) Các dân
tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ (6) Có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Cương lĩnh nêu ra 7 phương hướng lớn là: (1) Xây dựng Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. (2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm. (3)
Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng
về hình thức sở hữu. (4) Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
(5) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế
giới quan Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống tinh thần xã hội. (6) Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. (7) Thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cương lĩnh nêu rõ quan điểm về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Nhà
nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng Cộng sản Việt
Nam là một bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống đó. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất
giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển.
2/ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
- Mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình
kinh tế-xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. GDP năm
2000 tăng gấp đôi so với năm 1990.
- Quan điểm chỉ đạo: Phát triển kinh tế-xã hội theo con đường củng cố độc lập
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước
mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ
cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với nhiều dạng sở
hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con
người, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể
lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt
Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm
giàu cho mình và cho đất nước. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật,
được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.
c,Sự chỉ đạo thực hiện đường lối mới toàn diện của Đảng (1991-1996)
* Lĩnh vực nông nghiệp
Hội nghị Trung ương 5 (6-1993), đưa ra các chính sách đối với nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Trung ương xác định ba mục tiêu chủ yếu là:
1/ Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú,
lành mạnh có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
của nông dân; có hệ thống chính trị vững mạnh
2/ Phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội
3/ Tăng cường đoàn kết và ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố
vững chắc quốc phòng, an ninh.
Điểm mới trong chủ trương này của Đảng là đề ra các quan điểm, nhiệm vụ xây
dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, khơi dậy mọi tiềm năng, nội lực của nông dân.
* Lĩnh vực công nghiệp
Hội nghị Trung ương 7 (7-1994) chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ
và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
1/ Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống
vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
2/ Cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp,
vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp
thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn
lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.
3/ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò
của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Kết quả, sau 5 năm 1991-1995, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm đã
hoàn thành vượt mức, GDP đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5-6,5%). Đã bắt đầu có tích lũy từ
nội bộ nền kinh tế. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm
1995. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
* Các lĩnh vực khác
- Hội nghị Trung ương 3 (6-1992) đã thảo luận và đưa ra ba quyết sách quan
trọng, đúng đắn về củng cố quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đổi mới
và chỉnh đốn Đảng. Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng, đề
cao cảnh giác, kiên quyết chống lại những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của
các thế lực thù địch, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an
ninh nhân dân, xây dựng các lực lượng vũ trang trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn
định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Mở rộng,
đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và
khoa học kỹ thuật, cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi
chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, ...
Những chủ trương trên đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ
quyền và môi trường hòa bình của đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng
quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công
cuộc đổi mới. Từ tháng 11-1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ
và từng bước khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt; tăng cường
quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia;
phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á ngày 28-7-1995 (ASEAN) và thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 11-7-1995. Đến cuối năm 1995, Việt Nam có quan hệ
ngoại giao với 160 nước, quan hệ buôn bán với trên 100 nước… Các công ty của hơn
50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Nhiều chính phủ và tổ
chức quốc tế dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Ngày 28-7-1994, Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước về Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc.
- Hội nghị Trung ương 3 (6-1992), lần đầu tiên đưa ra chủ trương tự đổi mới, tự
chỉnh đốn Đảng. Mục tiêu đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng nước
ta trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất. Ngày
17-11-1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07 về đại đoàn kết dân tộc và tăng
cường Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhấn mạnh đại đoàn kết lấy mục tiêu chung làm
điêm tương đồng, vì lợi ích chung của dân tộc; cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm,
hận thù, hướng về tương lai.