-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đại hội lần thứ VIII - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đại hội VIII (1996-2001)
A, Bối cảnh lịch sử
I, Bối cảnh thế giới
Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào.
-> Không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại quá độ lên CNXH.
● Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh
cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp,
lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
● Thế giới đang từng bước tiến hành cuộc cách mạng khoa học, kinh tế đang dần được
phục hồi và phát triển, xã hội ổn định.
● Sự chuyển dịch từ đối đầu sang đối thoại trong quan hệ quốc tế và giữa các quốc gia
có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối
ngoại của Liên Xô đối với các nước bạn bè... đã tạo ra một môi trường hoàn toàn mới.
Dù là những quốc gia có sức mạnh vượt trội trong hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa, nhưng do hậu quả của cuộc chạy đua vũ trang lâu dài và tốn kém, cả
Mỹ và Liên Xô ở mức độ khác nhau, đều lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về
kinh tế lẫn chính trị, đánh mất dần hoặc suy giảm vai trò chi phối trong từng hệ thống
và trong quan hệ quốc tế.
● Cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng do bệnh chủ quan duy ý chí, xem
thường các quy luật kinh tế khách quan, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, không thừa nhận sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị cùng với sai lầm về đường
lối chính trị, tư tưởng và tổ chức; thêm vào đó với sự tấn công từ nhiều phía của các
thế lực thù địch bên trong và bên ngoài đã đặt Liên Xô tình thế cấp bách. Để cứu vãn
tình thế, từ năm 1987 đến 1991, Liên Xô bắt đầu cho công cuộc cải tổ rộng lớn cả về
chính trị và kinh tế. Nhưng thất bại trong việc chuyển nền kinh tế tập trung, quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước đã đẩy Liên Xô lún sâu
vào tình trạng khủng hoảng, rối ren và mất phương hướng.
● Sự tan rã của Liên Xô là một sự kiện vô cùng quan trọng trong tình hình chính trị thế
giới. Sự tan rã của một trong hai siêu cường của trật tự thế giới hai cực đã tạo ra biến
động lớn với một khoảng trống lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự
cân bằng toàn cầu đã tồn tại trong gần 50 năm qua từ Hội nghị Yalta 1945.
● Quan hệ quốc tế toàn cầu lúc này rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý luận
lẫn thực tiễn. Đối với Việt Nam, những sự kiện năm 1989 ở Đông Âu và sự sụp đổ của
Liên Xô hai năm sau đó đã đưa đến sự sắp xếp lại một cách cơ bản cán cân đối ngoại.
● Khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn một số
nhân tố có thể gây mất ổn định.
-> Có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII được diễn ra để dựa trên sự thất bại của các nước lớn mà rút ra
được những bài học để có thể thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam hướng tới một
đất nước có nền kinh tế phát triển và xã hội văn minh.
II, Bối cảnh trong nước
● 10 năm trước, Việt Nam ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành
tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện
một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc
phòng, an ninh được củng cố. Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều
tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
● Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhân dân ta đã giành
được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại. Kiên trì đường lối đổi mới, quyết tâm thực
hiện Nghị quyết Đại hội VII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, toàn
Đảng, toàn dân đã vượt qua mọi thử thách, tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi to
lớn trên nhiều mặt. Thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết
cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
● Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải
qua việc thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
VI hơn 10 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ
● Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về cơ bản.
○ Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Dân chủ được
phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ của đất nước, với
Đảng và Nhà nước được khẳng định.
○ Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững.
○ Quốc phòng, an ninh được củng cố.
○ Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; tham
gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
● Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng
nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế
giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội
● Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước nghèo, kém phát triển, vẫn còn nhiều khuyết điểm
và nhiều vấn đề trên nhiều lĩnh vực cần được giải quyết như nguy cơ tụt hậu xa về
kinh tế, “diễn biến hoà bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
-> Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào mục tiêu của chặng đầu thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII diễn ra với mục tiêu tổng
quát của 5 năm tới là vượt qua khó khăn thử thách,ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng
cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình
trạng khủng hoảng lúc bấy giờ. B, Đại hội VIII
I,Khái quát đại hội
Địa điểm: Hội trường Ba Đình – thủ đô Hà Nội
Thời gian diễn ra đại hội: từ ngày 22 đến ngày 26-6-1996 và họp công khai từ ngày 28- 6 đến ngày 1-7-1996
Số lượng tham dự đại hội: 1198 Đảng viên tham dự trên 2.1 triệu đảng viên
Tổng bí thư được bầu tại đại hội: Đồng chí Đỗ Mười
Ban chấp hành TW Đảng được bầu tại đại hội: gồm 170 Ủy viên chính thức và không có Ủy viên dự khuyết
Bộ chính trị được bầu tại đại hội: 19 uỷ viên
Chủ đề đại hội: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
mục tiêu dân già, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tóm tắt: Đại hội VIII (1996) của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là Đại hội tiếp
tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong 5
năm (1996-2001), Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ khóa VIII đã tập trung lãnh đạo toàn
Đảng, toàn dân đạt được nhiểu thành tựu quan trọng, đưa Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI.
Nhiệm vụ Đại hội: Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội VII, đi sâu tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2000 và năm
2020; kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vạch ra phương hướng xây dựng Đảng, sửa đổi Điều
lệ Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.
1, Thành phần tham dự
Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu đảng viên cùng các đồng chí cố
vấn Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí đại diện lão thành cách mạng, đại diện các bà
mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân sĩ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh đoàn
kết của toàn Đảng toàn dân. Dự Đại hội còn có gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đại diện các đảng
anh em và bầu bạn trên thế giới.
2, Các văn kiện quan trọng của đại hội.
Trong đại hội VIII các văn kiện được đưa ra bao gồm: -
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII -
Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển xã hội 5 năm 1996-2000 -
Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) -
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam - Niên biểu toàn khóa -
Diễn văn bế mạc Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng -
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VII của Đảng -
Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
3, Mục tiêu đại hội
Xác định các hướng phát triển chủ yếu, nhiệm vụ cơ bản và biện pháp cụ thể để thực
hiện chiến lược phát triển quốc gia. Đại hội đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh mẽ, sáng suốt và sạch đẹp, là lực lượng lãnh đạo của nhân
dân, có khả năng thích ứng với những biến đổi trong nước và quốc tế, và đồng thời đẩy mạnh
xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Đồng thời phát triển toàn diện nông, lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế
biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất nhập khẩu.
Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi ( nhịp độ tăng trưởng 9-10%),
đồng thười tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34-35% trong GDP;nông – lâm -
ngư nghiệp chiếm khoảng 45-46%. 4, Quyết định
- Đại hội đã tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và 5 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội VII.
- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ để kế thừa và phát huy thành tựu đã đạt được.
- Điều chỉnh, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.
- Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược.
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII và Bộ Chính trị.
5, Quan điểm Đại hội
- Thực hiện đồng thời ba mục tiêu về kinh tế
- Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
.- Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội - văn hoá
- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh
.- Kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác, tạo điều kiện
phát huy lợi thế từng vùng
II, Nội dung chính đại hội VIII
1, Kiểm điểm, đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và
tổng kết 10 năm đổi mới
Tổng kết 10 năm đổi mới(1986-1996), đất nước thu được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn
thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công
nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
Những thành tựu đã đạt được trên là kết quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới; bám
sát thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc; phê phán những lệch lạc về tư tưởng chính trị đa nguyên
chớm nở trong nội bộ Đảng; sự phấn đấu gian khổ của toàn Đảng và toàn dân ta. Đại hội Đx
nêu ra sáu bài học chủ yếu qua 10 năm đổi mới: (1)
Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới;
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2)
Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị (3)
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái (4)
Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc (5)
Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân
thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại (6)
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
2, Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đến năm 2000 và năm 2020
Để đề ra mục tiêu đến năm 2000 và năm 2020, Đại hội đã phân tích bối cảnh chung,
đặc điểm tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó
lường tác động sâu sắc đến các mặt đời sống xã hội nước ta, đưa đến những thuận lợi đồng
thời cũng xuất hiện những thách thức lớn.
Căn cứ tình hình nêu trên và Cương lĩnh của Đảng, Đại hội khẳng định cần "Tiếp tục
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh
công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng đất nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,
phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". a, Kinh tế - xã hội *, Nhiệm vụ tổng quát
Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới – đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực
lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diiện
và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu
được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000: tăng trưởng
kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội,
bảo đảm an ninh,quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền
kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Nhiệm vụ tổng quát nêu trên đòi hỏi việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 1996
– 2000 phải thấu suốt tư tưởng chỉ đạo dưới đây:
- Thực hiện đồng thời ba mục tiêu về kinh tế: tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu
quả; ổn địnhvững chắc kinh tế vĩ mô; chuẩn bị các tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau
năm 2000, chủyếu là phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, hoàn thiện thể chế.
- Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; pháthuy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.Đổi mới căn bản tổ chức và quản lý, nâng cao hiẹu quả khu vực kinh tế Nhà
nước để phát huyvai trò chủ đạo. Đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác
từ thấp đến cao, triển khai thực hiện Luật hợp tác xã. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên
kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Phát huy khả năng của
kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tưnhân. Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người
lao động trong nền sản xuất xã hội,thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
- Kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội - văn hoá, tập trung giải
quyết nhữngvấn đề bức xúc nhằm tạo được chuyển biến rõ nét về thực hiện công bằng và tiến
bộ xã hội.- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lựcvừa phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác, tạo điều kiện cho
các vùngđều phát triển, phát huy được lợi thế của các vùng, tránh chênh lệch quá xa về nhịp
độ tăng trưởng giữa các vùng.
*,Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu
Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm 9 -10%; đến năm 2000, GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990 (trong chỉ đạo thực
hiện phấnđấu đạt cao hơn).
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản vàđổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc
độ tăng giá trịsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 4,5 - 5%.
Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công
nghiệp hàngtiêu dùng và hang xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp
nặng về dầu khí,than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công
nghiệp quốc phòng.Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14 - 15%.
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng, trước hết ở những
khâu ách tắcvà yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển.Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung
vào các lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại,du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân
hàng, công nghệ, pháp lý... Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bìnhquân hàng năm 12 -13%.
Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội. Chú trọng tăng cả tích luỹ và đầu tư trong
nước thôngqua ngân sách, cũng như của doanh nghiệp và nhân dân. Giải quyết tốt quan hệ
tích luỹ - tiêudùng theo hướng cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không tiêu dùng
quá khả năng nềnkinh tế cho phép; tăng năng xuất và hiệu quả để vừa cải thiện được đời sống,
vừa có tích luỹngày càng nhiều cho đầu tư phát triển. Chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Huy động tối đamọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài
để đưa tỉ lệ đầu tưphát triển toàn xã hội năm 2000 lên khoảng 30% GDP.
Khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành tạo ra sự phát triển hài hoà
giữa cácvùng lãnh thổ. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng
điểm có điềukiện sớm đưa lại hiệu quả cao. Đồng thời dành nguồn vốn để giải quyết những
nhu cầu bức xúccủa các vung khác, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ vốn tín dụng,
tạo điều kiện để cácvùng còn kém phát triển, các vùng nông thôn, miền núi có thể phát triển
nhanh hơn, khắc phụcdần tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
Đến năm 2000 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34 - 35% trong GDP;
nông, lâm ,ngư nghiệp chiếm khoảng 19 - 20%; dịch vụ chiếm khoảng 45-46%. Tăng nhanh
khă năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.Huy động
20 - 21% GDP vào ngân sách thông qua thuế và phí; kiềm chế bội chi ngân sách không quá
4,5% GDP; thực hiện cam kết trả nợ. Tiếp tục thực hiên mục tiêu kiềm chế và kiểmsoát lạm
phát, loại trừ các nguy cơ tái lạm phát cao, giữ chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%/ năm. Cảithiện
cán cân thanh toán quốc tế.
Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn, hình thành từng bước thị trường chứng
khoán.Tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ ở
trong nước;ổn định tỉ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu,
tăng khảnăng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
và dịch vụ.Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% (chưa kể phần xuất
khẩu tại chỗ),nâng mức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên 200 USD; phát triển
mạnh du lịch và cácdịch vụ thu ngoại tệ. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm
khoảng 24%.Tăng khả năng tiếp nhận vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài. b, Hệ thống chính trị -
Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình
thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đề nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước. -
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. -
Xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa: Đại hội khẳng định mục tiêu xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, trong đó đảng và nhân dân làm
chủ thực sự, và chế độ xã hội chủ nghĩa được bảo vệ và phát triển. -
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. c, Giáo dục
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những người thừa kế để xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong
phát triển giáo dục, đào tạo, coi sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.Mọi
người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. d, Văn hóa -
Xây dựng môi trường văn hóa: Tạo điều kiện và xây dựng môi trường thuận lợi để
phát triển văn hóa, đảm bảo sự tự do sáng tạo và phát triển văn hóa đa dạng. -
Phát triển sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật: Khuyến khích và đầu tư vào sự nghiệp
văn hoá và nghệ thuật, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ và nhà văn hoá phát triển tài năng và sáng tạo. -
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của
dân tộc, bảo vệ và khai thác bền vững các di sản văn hoá truyền thống. -
Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ: Đầu tư vào giáo
dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao trình độ tri thức và kỹ năng của người dân. -
Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng: Xây dựng và quản lý
tốt hệ thống thông tin đại chúng, đảm bảo sự thông tin đầy đủ, chính xác và minh bạch cho công chúng. -
Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số: Bảo tồn và phát huy
văn hoá của các dân tộc thiểu số, tôn trọng và bảo vệ quyền tự quyết văn hoá của các dân tộc. -
Chính sách văn hóa đối với tôn giáo: Xây dựng chính sách văn hóa đối với tôn
giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, và tạo điều kiện cho hoạt động
văn hóa của các tôn giáo. -
Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa: Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa,
giao lưu văn hoá với các quốc gia khác, và phát triển ngoại giao văn hóa. -
Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế: Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn
kết, xây dựng đời sống văn hóa" nhằm củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế
văn hóa, tạo sự đoàn kết và phát triển văn hóa trong cả nước. e, Quốc phòng an ninh -
Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước
tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước. -
Xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân. -
Ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị xã
hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. f, Đối ngoại
Chủ trương mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại cả về chính trị,
kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, cả về Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức phi chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh
tế, gìn giữ và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc.
3, Kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vạch ra phương hướng xây dựng Đảng, sửa đổi
Điều lệ Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.
Cùng với việc đánh giá đóng thành tựu, Đảng ta cũng chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém:
1. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Sử dụng
nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các chương trình, dự án
kinh tế - xã hội cấp thiết.
2. Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng.
Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn.
3. Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ tài
nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ chưa tốt.
4. Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đại của Đảng, hiệu lực
quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa
nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình.
Từ đó đưa ra nhiệm vụ: -
Tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, kiên trì
đấu tranh đẩy lùi bốn nguy cơ; đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực
hiện đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. -
kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc sau: độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh -
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam -
Không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đồng thời đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ
Đảng cho phù hợp với tình hình mới.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên. Đồng
chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng,
Võ Chí Công làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
4, Tổng kết, đánh giá a, Tổng kết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta”. Đại hội
VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta
sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam
độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới. “Kết quả của Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của
đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.” b, Kết quả
Ðánh giá kết quả Ðại hội, trong Ðảng và trong nhân dân ta, đã có sự đồng tình rất cao
với nhận định của Tổng Bí thư Đỗ Mười trong diễn văn bế mạc rằng “Đại hội VIII đã thành công tốt đẹp.”
Báo cáo Chính trị khẳng định 5 nhóm thành tựu quan trọng sau: kinh tế tăng trưởng
khá; văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; tình hình
chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố;
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt và công nghệ thông tin và công nghệ sinh
học tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu
sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.
Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến
hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt, cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng
chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch...
Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điều hành, quản lý; toàn dân và toàn quân phát
huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo, tiếp
tục thực hiện đổi mới, ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c, Hạn chế đại hội
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những mục hạn chế như: việc tổ chức thực hiện nghị
quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Một số
quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở
các cấp, các ngành. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp.
Công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác tổ chức, cán bộ có nhiều yếu kém, bất cập. Điều
này đã dẫn đến một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao, đang là một trong
những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu.
Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế,
chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Tình trạng
tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính
trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta đạt.
d,Kinh nghiệm lịch sử
(1) Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới;
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
(2) Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
(3) Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường,đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
(4) Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
(5) Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân
thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
(6) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt