Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) và liên hệ thực tiễn về vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) và liên hệ thực tiễn về vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay |  Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
10 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) và liên hệ thực tiễn về vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) và liên hệ thực tiễn về vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay |  Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45470709
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề bài:
“ Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) và liên hệ thực tiễn về
vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay
Họ và tên: Hoàng Thị Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 11219925
Lớp: 63B QTKDQT Tiên tiến
GV: TS Nguyễn Thị Thắm
Nội 2022
lOMoARcPSD| 45470709
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................... 2
I. Nội dung Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) ......................................... 2
1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 2
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 2
1.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................... 3
1.2. Diễn biến đại hội .................................................................................... 3
1.2.1. Điểm nổi bật của đại hội ..................................................................... 3
1.2.2. Nội dung của đại hội ........................................................................... 4
II. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta ...... 5
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay ......................... 5
2.1 Thực tiễn vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay ..................................... 5
2.1.1 Thành tựu ............................................................................................. 5
2.1.2 Khó khăn, hạn chế ............................................................................... 6
2.2 Bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta trong công cuộc 7
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay ......................................................... 7
KẾT LUẬN ........................................................................................... 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 9
MỞ ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra trong thời điểm hết sức
quan trọng của đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nghị
quyết các hội nghị Trung ương khóa XI, tình hình kinh tế - hội đất nước tiếp
tục những chuyển biến sâu sắc. Việc đổi mới hình tăng trưởng, cấu lại
nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược bước đầu đạt được những kết quả
tích cực. Giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế bước phát triển. An sinh hội
lOMoARcPSD| 45470709
2
được chú trọng. Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu được quan tâm. Chính trị - hội ổn định, an ninh - quốc phòng được tăng
cường. Thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung,
hoàn thiện. Quan hệ đối ngoại rộng mở, đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng
vào khu vực quốc tế. Vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao trên
trường quốc tế. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng cường. Song vẫn vẫn
còn tồn tại những khó khăn và hạn chế. n nữa thế giới đang trong bước chuyển
mình quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, lĩnh vực ngoại giao ngày càng trở nên quan trọng để đưa đất
nước hội nhập với thế giới, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng và xu
thế toàn cầu hóa để phát triển và bảo vệ đất nước.
Chính vậy, em đi nghiên cứu về những nội dung của đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 12 và lựa chọn lĩnh vực ngoại giao để qua đó nghiên cứu về những
nội dung của hội nghị, thực tiễn hoạt động ngoại giao ở nước ta hiện nay qua đó
rút ra bài học kinh nghiệm về ngoại giao nhằm nâng cao vai trò, vị trí của mặt
trận ngoại giao trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I. Nội dung Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016)
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi
chậm, những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
chưa được giải quyết triệt để. Giá dầu thô giảm mạnh. Thị trường tài chính toàn
cầu có nhiều sự bất ổn. Khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, tiến trình hòa bình ở
Trung Đông chưa có dấu hiệu vãn hồi; diễn biến phức tạp trên biển Đông,...
Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thế giới bước vào cách mạng công
nghiệp 4.0 với nhiều nghiên cứu có bước đột phá như Trí tuệ nhân tạo (AI),
công nghệ sinh học,...
lOMoARcPSD| 45470709
3
1.1.2. Bối cảnh trong nước
Đại hội XII diễn ra trong bối cảnh có thể nói những thách thức đặt ra cho
Đảng nhiều hơn là thuận lợi. Đó là thách thức về sự tụt hậu, rơi vào “bẫy” quốc
gia thu nhập trung bình, không đủ sức đổi mới, sáng tạo để bứt phá vươn lên trình
độ ngang hàng với bạn bè khu vực; Thách thức đẩy lùi nạn suy thoái về tư tưởng,
đạo đức, xu hướng lợi ích nhóm chi phối mi lĩnh vực, ở nhiều cấp độ khác nhau
cực kỳ phức tạp, tinh vi mà xử lý là vô cùng gian khó, khiến cho việc khôi phục
niềm tin và uy tín lãnh đạo cũng trở nên khó khăn không kém;
Thách thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, an toàn và mt môi trường
Đại hội XII diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã
tham gia vào hầu hết mọi hiệp định về tự do kinh tế-thương mại của thế giới, bắt
buộc một sự mở cửa hội nhập mức độ và trình độ cao hơn, sâu rộng hơn,
không chỉ giới hạn ở kinh tế và thương mại.Tuy vây, toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu nhiệm vụ được xác định
trong Nghquyết Đại hội XI của Đảng. Chúng ta đã trải qua 30 năm tiến nh
công cuộc đổi mới, 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nưc trong thời k
quá độ lên chủ nghĩa hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013.
1.2. Diễn biến đại hội
1.2.1. Điểm nổi bật của đại hội
Chủ đề của Đại hội XII được xác định là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN; đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi
trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”. Chủ đề của Đại hội XII thể hiện sự đoàn kết, gắn
bó, quyết tâm phấn đấu của cả nước và toàn dân tộc.
Một là, về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không phải ngẫu nhiên
mà ngay từ chủ đề Đại hội, Đảng ta đã nhấn mạnh “phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, dân chủ hội chủ nghĩa…”. Yếu tố phát huy sức mạnh toàn dân tộc đã được
hòa bình ổn định để phát triển.
lOMoARcPSD| 45470709
4
đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng từ những nhiệm kỳ trước, nhưng vế “dân chủ xã
hội chủ nghĩa” thì đây là lần đầu tiên được chính thức đưa vào ngay trong chủ đ
của Đại hội. Hai là, vấn đề thời điểm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Từ Đại hội VIII cho đến Đại hội XI, Đảng ta đề ra và khẳng
định mc tiêu “đến năm 2020 nước ta bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” thì ngay trong tiêu đề của Báo cáo chính tr Đại hội XII, Đảng ta
xác định lại “phấn đấu sớm đưa nước ta bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”. Ba là, về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đây mt nhiệm vụ cùng thiêng liêng, cao
quý, đụng chạm đến tình cảm, lòng ttôn dân tộc của mỗi người dân Việt; vậy,
Đảng ta đã xác định trong Văn kiện Đại hội XII là: “Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc” Bốn là, về mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất. Năm là, về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và văn hóa - xã hội.
1.2.2. Nội dung của đại hội
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn
diện việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong
Báo cáo chính trị Báo cáo kinh tế - hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới, phát huy mi nguồn lực động lực đphát triển đất nước
nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết
quả các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoáivề
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
độnghiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng ng trưởng,
năngsuất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
lOMoARcPSD| 45470709
5
4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo v vững chắc độc lập, chủ quyền,
thốngnhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hbình, ổn
định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội. 5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân.
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức
thiết;
6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống hội; tập
trung xây dựng con người về đạo Đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ năng lực
làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
II. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay
2.1 Thực tiễn vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay
2.1.1 Thành tựu
Với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, Đảng, Nhà nước
nhân dân Việt Nam luôn nhất quán với quan điểm ngoại giao hòa bình, hợp
tác phát triển với tất cả các quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay,
nước ta đã quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia vùng lãnh thổ, quan hệ
thương mại với 224 đối tác quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế,
hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích
bảo hộ đầu tư, đang đàm phán, ký kết và thực thi 17 hiệp định thương mại tự do
(FTA). Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu của khu vực
trong hợp tác kinh tế đa phương. Vị thế uy tín của Việt Nam được nâng cao
trên quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh
tế. Việt Nam cũng thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm cao trong
các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các
tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế
và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng.
lOMoARcPSD| 45470709
6
Trong những năm gần đây, hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày
càng sâu rộng hiệu quả. Hoạt động ngoại giao đã tạo tiền đề quan trọng để thúc
đẩy các lĩnh vực khác phát triển như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Thu hút
đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế Việt Nam đã mở rộng đa
phương hóa, đa dạng hóa , tiến hành mở của hợp tác với các nền kinh tế trên thế
giới, đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược, đối
tác quan trọng về kinh tế với các nền kinh tế lớn phát triển hàng đầu trên thế giới
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU… hay tham gia o
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ( G20) . Từ đó cho thấy, tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
Mặt trận ngoại giao đã đóng góp to lớn trong việc bảo vệ vững chắc nền
độc lập cho dân tộc. Đóng góp vào gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh khu vực
trên thế giới. Trong giải quyết tranh chấp, các vấn đề căng thẳng ngoại giao,
Việt Nam luôn nêu cao tinh thần giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình,
tuân thủ nguyên tắc của tổ chức liên hợp quốc luật pháp quốc tế nhằm tránh
xảy ra xung đột nhất đối với vấn đề tranh chấp biển Đông, qua đó thể hiện
thiện chí hòa bình, được đông đảo các quc gia và bạn bè quốc tế ủng hộ.
2.1.2 Khó khăn, hạn chế
Vấn đề ngoại giao của nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn khi chịu ảnh
hưởng bởi các quốc gia tiềm lực lớn mạnh, thường xuyên phải giải quyết các
tranh chấp về mặt lãnh thổ nhất trên biển Đông với Trung quốc…Hơn nữa,
trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc giải quyết hài hòa các mối quan
hệ giữa các quốc gia, tận dụng ngoại giao để phục phụ cho công cuộc xây dựng
phát triển đất nước còn rất nhiều khó khăn, rất dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh
chấp…
lOMoARcPSD| 45470709
7
2.2 Bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, ngoại giao được xác định một vị trí và vai trò hết
sức quan trọng, là một yếu tố đặc biệt góp phần vào tạo điều kiện trong việc thúc
đẩy sự phát triển thành công của sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Bài học đầu tiên đó chính xây dựng một chính sách đối ngoại hòa bình, độc
lập, xác định nguyên tắc bản của chính sách đối ngoại đất nước không vi
phạm đến độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không gây tổn hại,
xâm phạm đến lợi ích của quốc gia dân tộc, phù hợp với ý chí nguyện vọng của
quần chúng nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước
trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Chính sách đối ngoại phải xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn, phù hợp với
thực tiễn bối cảnh trong nước và thế giới, cần có sự điều chỉnh, thay đổi và thích
ứng linh hoạt, nhạy bén trong việc thực hiện chính sách đối ngoại nhất là trong
bối cảnh trong nước và thế giới đang có những biến động hết sức to lớn.
Chính sách đối ngoại phải được thực hiện với phương châm “ bất biến, ứng
vạn biến” tức mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc. Trong quan hệ
với các nước trên thế giới, đặc biệt đối với những nước lớn, Việt Nam cần phải
xây dựng chính sách đối ngoại mềm dẻo xong vẫn phải giữ vững nguyên tắc để
đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự căng thẳng
và mâu thuẫn với các quốc gia trên thế giới.
Chính sách đối ngoại phải có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Chính sách đối ngoại phải tạo điều kiện, nền tảng để phát huy
sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, chính trị, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa,
hội. Ngược lại, kinh tế, chính trị, văn hóa hội cũng cần phải phát huy vai trò
nền tảng, chỗ dựa để thực hiện chính sách đối ngoại thành công.
Đảng và nhà nước cần tích cực trong việc thực hiện đa dạng hóa, đa phương
hóa trong quan hệ quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại với tinh thần Việt
lOMoARcPSD| 45470709
8
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển
mối quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác cùng phát triển trong quan hệ với các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là quan hệ đối tác phát triển toàn diện, chiến lược
với các nước lớn…Nâng cao năng lực, vai trò vị thế quốc tế của Việt Nam
trong các tổ chức hợp tác quốc tế liên kết khu vực. Thực hiện chính sách đối
ngoại rộng mở, thêm bạn bớt thù, xóa bỏ qkhứ, hướng tới tương lai. Tăng
cường quan hệ đối ngoại truyền thống trong đó đặc biệt xây dựng tình hữu
nghị, anh em giữa Việt Nam và Lào.
Thông qua chính sách đối ngoại, Đảng cần phải phát huy, tận dụng những
điều kiện thuận lợi khách quan từ bên ngoài để huy huy yếu tố sức mạnh nội lực
của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển đất
nước trên con đường đi lên chủ nghĩa hội. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu
hóa hội nhập quốc tế, Việt nam cần tiếp tục đẩy mạnh chính sách đối ngoại hội
nhập quốc tế, tận dụng những điều kiện bên ngoài như khoa học kỹ thuật, vốn đầu
tư, kinh nghiệm quản lý, tiếp thu tinh hoa văn hóa…để bù đắp những hạn chế của
đất nước, thúc đẩy sự phát triển…
Trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột nhất, Việt Nam cần thực hiện chính
sách đối ngoại độc lập, mềm dẻo nhưng cứng rắn, sử dụng các biện pháp đấu
tranh ngoại giao như thương lượng, đàm phán, đẩy mạnh tuyên truyền quốc tế về
sở lịch sử và pháp chủ quyền biển đảo nhằm tranh thủ sự ủng hộ của luận
quốc tế trong cuộc đấu tranh…Đồng thời luân giữa thái độ cứng rắn, kiên quyết
trước những hành động xâm phạm đến độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ,
sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập chquyền thiêng liêng của dân
tộc…
KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thXII
của Đảng có thể thấy được Đại hội đã đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình
trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng. Những nội dung của Đại hội có ý
nghĩa đặc biệt quan trng, là kim chỉ nam định hướng dẫn dắt nhân ta trong công
lOMoARcPSD| 45470709
9
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, một trong những yếu tố tạo nên những thành
tựu to lớn. Trong đó đại hội, ngoại giao chính là một trong những nội dung quan
trọng bởi nó chính là yếu tố để thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
nhất khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra
mạnh mẽ. Qua đó làm tiền đề quan trọng để lĩnh vực ngoại giao ngày càng được
đẩy mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi
Đảng nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm tới lĩnh vực ngoại giao để
biến ngoại giao trở thành bàn đạp thúc đẩy phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc
tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Phạm Minh Tuấn (2021). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
2) Đại hội XII của Đảng: Những dấu ấn nổi bật. Cổng thông tin điện tử tỉnh
Bắc Kạn.
3) Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
4) Hùng, P. M. (2018). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Những ấn
tượng lịch sử. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOV
5) Đức, L. (2011). Thế giới năm 2010 - dưới góc nhìn kinh tế-chính trị-
quân sự. Tạp chí Quốc phòng toàn dân
6) Báo Nhân Dân điện tử. Dấu ấn sâu sắc trong nhiệm kỳ Đại hội XII của
Đảng. (n.d.).
7) Báo Biên phòng. Nhìn lại nhiệm kỳ XII: Xây dựng Đảng về đạo đức - điểm
sáng nổi bật. (2021, Tháng 1 19).
8) Học viện Ngoại giao: Phạm Bình Minh (chủ biên): Đường lối, chính sách
đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011, tr. 10, 11
9) Báo Nhân Dân (2020). Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng thi
hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ đại hội XII.
.
.
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45470709
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG Đề bài:
“ Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) và liên hệ thực tiễn về
vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay
Họ và tên: Hoàng Thị Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 11219925
Lớp: 63B QTKDQT Tiên tiến
GV: TS Nguyễn Thị Thắm Hà Nội 2022 lOMoAR cPSD| 45470709 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................... 2
I. Nội dung Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) ......................................... 2
1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 2
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 2
1.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................... 3
1.2. Diễn biến đại hội .................................................................................... 3
1.2.1. Điểm nổi bật của đại hội ..................................................................... 3
1.2.2. Nội dung của đại hội ........................................................................... 4
II. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta ...... 5
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay ......................... 5
2.1 Thực tiễn vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay ..................................... 5
2.1.1 Thành tựu ............................................................................................. 5
2.1.2 Khó khăn, hạn chế ............................................................................... 6
2.2 Bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta trong công cuộc 7
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay ......................................................... 7
KẾT LUẬN ........................................................................................... 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 9 MỞ ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra trong thời điểm hết sức
quan trọng của đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị
quyết các hội nghị Trung ương khóa XI, tình hình kinh tế - xã hội đất nước tiếp
tục có những chuyển biến sâu sắc. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại
nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược bước đầu đạt được những kết quả
tích cực. Giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội 1 lOMoAR cPSD| 45470709
được chú trọng. Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu được quan tâm. Chính trị - xã hội ổn định, an ninh - quốc phòng được tăng
cường. Thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung,
hoàn thiện. Quan hệ đối ngoại rộng mở, đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng
vào khu vực và quốc tế. Vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao trên
trường quốc tế. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng cường. Song vẫn vẫn
còn tồn tại những khó khăn và hạn chế. Hơn nữa thế giới đang trong bước chuyển
mình quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, lĩnh vực ngoại giao ngày càng trở nên quan trọng để đưa đất
nước hội nhập với thế giới, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng và xu
thế toàn cầu hóa để phát triển và bảo vệ đất nước.
Chính vì vậy, em đi nghiên cứu về những nội dung của đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 12 và lựa chọn lĩnh vực ngoại giao để qua đó nghiên cứu về những
nội dung của hội nghị, thực tiễn hoạt động ngoại giao ở nước ta hiện nay qua đó
rút ra bài học kinh nghiệm về ngoại giao nhằm nâng cao vai trò, vị trí của mặt
trận ngoại giao trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước ta hiện nay. NỘI DUNG
I. Nội dung Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016)
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi
chậm, những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
chưa được giải quyết triệt để. Giá dầu thô giảm mạnh. Thị trường tài chính toàn
cầu có nhiều sự bất ổn. Khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, tiến trình hòa bình ở
Trung Đông chưa có dấu hiệu vãn hồi; diễn biến phức tạp trên biển Đông,...
Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thế giới bước vào cách mạng công
nghiệp 4.0 với nhiều nghiên cứu có bước đột phá như Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học,... 2 lOMoAR cPSD| 45470709
1.1.2. Bối cảnh trong nước
Đại hội XII diễn ra trong bối cảnh có thể nói những thách thức đặt ra cho
Đảng nhiều hơn là thuận lợi. Đó là thách thức về sự tụt hậu, rơi vào “bẫy” quốc
gia thu nhập trung bình, không đủ sức đổi mới, sáng tạo để bứt phá vươn lên trình
độ ngang hàng với bạn bè khu vực; Thách thức đẩy lùi nạn suy thoái về tư tưởng,
đạo đức, xu hướng lợi ích nhóm chi phối mọi lĩnh vực, ở nhiều cấp độ khác nhau
cực kỳ phức tạp, tinh vi mà xử lý là vô cùng gian khó, khiến cho việc khôi phục
niềm tin và uy tín lãnh đạo cũng trở nên khó khăn không kém;
Thách thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, an toàn và một môi trường
hòa bình ổn định để phát triển. Đại hội XII diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã
tham gia vào hầu hết mọi hiệp định về tự do kinh tế-thương mại của thế giới, bắt
buộc một sự mở cửa và hội nhập ở mức độ và trình độ cao hơn, sâu rộng hơn,
không chỉ giới hạn ở kinh tế và thương mại.Tuy vây, toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định
trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Chúng ta đã trải qua 30 năm tiến hành
công cuộc đổi mới, 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013.
1.2. Diễn biến đại hội
1.2.1. Điểm nổi bật của đại hội
Chủ đề của Đại hội XII được xác định là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN; đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi
trường hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”. Chủ đề của Đại hội XII thể hiện sự đoàn kết, gắn
bó, quyết tâm phấn đấu của cả nước và toàn dân tộc.
Một là, về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không phải ngẫu nhiên
mà ngay từ chủ đề Đại hội, Đảng ta đã nhấn mạnh “phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa…”. Yếu tố phát huy sức mạnh toàn dân tộc đã được 3 lOMoAR cPSD| 45470709
đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng từ những nhiệm kỳ trước, nhưng vế “dân chủ xã
hội chủ nghĩa” thì đây là lần đầu tiên được chính thức đưa vào ngay trong chủ đề
của Đại hội. Hai là, vấn đề thời điểm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Từ Đại hội VIII cho đến Đại hội XI, Đảng ta đề ra và khẳng
định mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” thì ngay trong tiêu đề của Báo cáo chính trị Đại hội XII, Đảng ta
xác định lại là “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại”. Ba là, về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đây là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng, cao
quý, đụng chạm đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt; Vì vậy,
Đảng ta đã xác định rõ trong Văn kiện Đại hội XII là: “Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc” Bốn là, về mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất. Năm là, về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và văn hóa - xã hội.
1.2.2. Nội dung của đại hội
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn
diện việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong
Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước
nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết
quả các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoáivề
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
độnghiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng,
năngsuất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 4 lOMoAR cPSD| 45470709
4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội. 5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân.
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết;
6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập
trung xây dựng con người về đạo Đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực
làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
II. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay
2.1 Thực tiễn vấn đề ngoại giao ở nước ta hiện nay 2.1.1 Thành tựu
Với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam luôn nhất quán với quan điểm ngoại giao hòa bình, hợp
tác và phát triển với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay,
nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ
thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế, ký
hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư, đang đàm phán, ký kết và thực thi 17 hiệp định thương mại tự do
(FTA). Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu của khu vực
trong hợp tác kinh tế đa phương. Vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao
trên quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh
tế. Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong
các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các
tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế
và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. 5 lOMoAR cPSD| 45470709
Trong những năm gần đây, hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày
càng sâu rộng và hiệu quả. Hoạt động ngoại giao đã tạo tiền đề quan trọng để thúc
đẩy các lĩnh vực khác phát triển như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Thu hút
đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế Việt Nam đã mở rộng đa
phương hóa, đa dạng hóa , tiến hành mở của hợp tác với các nền kinh tế trên thế
giới, đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược, đối
tác quan trọng về kinh tế với các nền kinh tế lớn phát triển hàng đầu trên thế giới
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU… hay tham gia vào
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ( G20) . Từ đó cho thấy, tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
Mặt trận ngoại giao đã có đóng góp to lớn trong việc bảo vệ vững chắc nền
độc lập cho dân tộc. Đóng góp vào gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh khu vực
và trên thế giới. Trong giải quyết tranh chấp, các vấn đề căng thẳng ngoại giao,
Việt Nam luôn nêu cao tinh thần giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình,
tuân thủ nguyên tắc của tổ chức liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nhằm tránh
xảy ra xung đột nhất là đối với vấn đề tranh chấp ở biển Đông, qua đó thể hiện
thiện chí hòa bình, được đông đảo các quốc gia và bạn bè quốc tế ủng hộ.
2.1.2 Khó khăn, hạn chế
Vấn đề ngoại giao của nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn khi chịu ảnh
hưởng bởi các quốc gia có tiềm lực lớn mạnh, thường xuyên phải giải quyết các
tranh chấp về mặt lãnh thổ nhất là trên biển Đông với Trung quốc…Hơn nữa,
trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc giải quyết hài hòa các mối quan
hệ giữa các quốc gia, tận dụng ngoại giao để phục phụ cho công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước còn rất nhiều khó khăn, rất dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp… 6 lOMoAR cPSD| 45470709
2.2 Bài học kinh nghiệm về vấn đề ngoại giao ở nước ta trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, ngoại giao được xác định có một vị trí và vai trò hết
sức quan trọng, là một yếu tố đặc biệt góp phần vào tạo điều kiện trong việc thúc
đẩy sự phát triển và thành công của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Bài học đầu tiên đó chính là xây dựng một chính sách đối ngoại hòa bình, độc
lập, xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại đất nước là không vi
phạm đến độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không gây tổn hại,
xâm phạm đến lợi ích của quốc gia dân tộc, phù hợp với ý chí nguyện vọng của
quần chúng nhân dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Chính sách đối ngoại phải xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn, phù hợp với
thực tiễn bối cảnh trong nước và thế giới, cần có sự điều chỉnh, thay đổi và thích
ứng linh hoạt, nhạy bén trong việc thực hiện chính sách đối ngoại nhất là trong
bối cảnh trong nước và thế giới đang có những biến động hết sức to lớn.
Chính sách đối ngoại phải được thực hiện với phương châm “ dĩ bất biến, ứng
vạn biến” tức là mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc. Trong quan hệ
với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước lớn, Việt Nam cần phải
xây dựng chính sách đối ngoại mềm dẻo xong vẫn phải giữ vững nguyên tắc để
đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự căng thẳng
và mâu thuẫn với các quốc gia trên thế giới.
Chính sách đối ngoại phải có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Chính sách đối ngoại phải tạo điều kiện, nền tảng để phát huy
sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, chính trị, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, xã
hội. Ngược lại, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cũng cần phải phát huy vai trò
nền tảng, chỗ dựa để thực hiện chính sách đối ngoại thành công.
Đảng và nhà nước cần tích cực trong việc thực hiện đa dạng hóa, đa phương
hóa trong quan hệ quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại với tinh thần “ Việt 7 lOMoAR cPSD| 45470709
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển
mối quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác cùng phát triển trong quan hệ với các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là quan hệ đối tác phát triển toàn diện, chiến lược
với các nước lớn…Nâng cao năng lực, vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam
trong các tổ chức hợp tác quốc tế và liên kết khu vực. Thực hiện chính sách đối
ngoại rộng mở, thêm bạn bớt thù, xóa bỏ quá khứ, hướng tới tương lai. Tăng
cường quan hệ đối ngoại truyền thống trong đó đặc biệt là xây dựng tình hữu
nghị, anh em giữa Việt Nam và Lào.
Thông qua chính sách đối ngoại, Đảng cần phải phát huy, tận dụng những
điều kiện thuận lợi khách quan từ bên ngoài để huy huy yếu tố sức mạnh nội lực
của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển đất
nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, Việt nam cần tiếp tục đẩy mạnh chính sách đối ngoại hội
nhập quốc tế, tận dụng những điều kiện bên ngoài như khoa học kỹ thuật, vốn đầu
tư, kinh nghiệm quản lý, tiếp thu tinh hoa văn hóa…để bù đắp những hạn chế của
đất nước, thúc đẩy sự phát triển…
Trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột nhất, Việt Nam cần thực hiện chính
sách đối ngoại độc lập, mềm dẻo nhưng cứng rắn, sử dụng các biện pháp đấu
tranh ngoại giao như thương lượng, đàm phán, đẩy mạnh tuyên truyền quốc tế về
cơ sở lịch sử và pháp lý chủ quyền biển đảo nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dư luận
quốc tế trong cuộc đấu tranh…Đồng thời luân giữa thái độ cứng rắn, kiên quyết
trước những hành động xâm phạm đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của dân tộc… KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng có thể thấy được Đại hội đã đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình
trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng. Những nội dung của Đại hội có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam định hướng dẫn dắt nhân ta trong công 8 lOMoAR cPSD| 45470709
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, là một trong những yếu tố tạo nên những thành
tựu to lớn. Trong đó đại hội, ngoại giao chính là một trong những nội dung quan
trọng bởi nó chính là yếu tố để thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra
mạnh mẽ. Qua đó làm tiền đề quan trọng để lĩnh vực ngoại giao ngày càng được
đẩy mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn và trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi
Đảng và nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm tới lĩnh vực ngoại giao để
biến ngoại giao trở thành bàn đạp thúc đẩy phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc
tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Phạm Minh Tuấn (2021). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
2) Đại hội XII của Đảng: Những dấu ấn nổi bật. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn.
3) Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
4) Hùng, P. M. (2018). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Những ấn
tượng lịch sử. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOV .
5) Đức, L. (2011). Thế giới năm 2010 - dưới góc nhìn kinh tế-chính trị-
quân sự. Tạp chí Quốc phòng toàn dân .
6) Báo Nhân Dân điện tử. Dấu ấn sâu sắc trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. (n.d.).
7) Báo Biên phòng. Nhìn lại nhiệm kỳ XII: Xây dựng Đảng về đạo đức - điểm
sáng nổi bật. (2021, Tháng 1 19).
8) Học viện Ngoại giao: Phạm Bình Minh (chủ biên): Đường lối, chính sách
đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 10, 11
9) Báo Nhân Dân (2020). Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi
hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ đại hội XII. 9