Đại hội V (1982) và ba bước đột phá đổi mới kinh tế (1979 – 1986) | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Đại hội V (1982) và ba bước đột phá đổi mới kinh tế (1979 – 1986) | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
19 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đại hội V (1982) và ba bước đột phá đổi mới kinh tế (1979 – 1986) | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Đại hội V (1982) và ba bước đột phá đổi mới kinh tế (1979 – 1986) | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

73 37 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40551442
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: Đại hội V (1982) và ba bước đột
phá đổi mới kinh tế (1979 – 1986)
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thuỳ Dung
Mã sinh viên: 11217426
Lớp học phần: LLDL1102(222)_22
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thắm
Hà Nội, 2023
lOMoARcPSD| 40551442
Contents
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 1
I. ĐẠI HỘI V .................................................................................................................... 1
Bối cảnh lịch sử .................................................................................................... 1
Nội dung cơ bản ................................................................................................... 1
Nội dung chính ..................................................................................................... 2
II. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ.............................................................. 7
TỔNG KẾT ..................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................1
lOMoARcPSD| 40551442
LỜI MỞ ĐẦU
Trong 5 năm đầu cả nước bước vào kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam hội chnghĩa, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng,
được ghi đậm nét vào lịch sử vvang của Đảng và của dân tộc. Nhân dân ta đã
vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa.
Đây cũng chính thời kỳ Đảng nhân dân ta phải trải qua nhiều thách thức
nghiêm trọng. Công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản xã hội của Đảng và
Nhà nước phạm nhiều khuyết điểm. Xuất hiện tình hình khủng hoảng kinh tế
hội. Thực trạng đất nước đòi hỏi Đảng phải kiểm điểm lại đường lối, chủ trương,
chính sách, đánh giá khách quan thành tựu khuyết điểm, định ra mục tiêu,
nhiệm vụ, các biện pháp giải quyết đúng những vấn đề quan trọng cấp bách trên
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng nước
ta tiến lên.
Những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân ta đã giành được trong hơn bảy thập kỷ qua
đều bắt nguồn từ việc Đảng nắm vững vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, vạch ra đường
lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước xu thế thời
đại. Trải qua 91 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. Mỗi kỳ Đại hội một mốc son
chói lọi phản ánh sự trưởng thành của Đảng cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Trong đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982)
là một trong những cột mốc đáng nhớ, là sự kiện mở đầu cho đường lối đổi mới
toàn diện đất nước, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước.
lOMoARcPSD| 40551442
1
NỘI DUNG
I. ĐẠI HỘI V
Bối cảnh lịch sử
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước sau 5
năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trệ nghiêm trọng. Khi đó, Việt Nam
đang đóng quân Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979
quan hệ Việt Nam Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên.
Nội dung cơ bản
Thông tin bản: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V hay Đại hội đại
biểu lần thứ năm của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra:
Thời gian: từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982
Địa điểm: Hà Nội
Chủ đề: “Xây dựng thành công chủ nghĩa hội sẵn sàng chiến đấu,
bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Cơ cấu tổ chức:
+ Tổng Bí thư: Lê Duẩn (3/1982-7/1986), Trường Chinh (7/1986-12/1986)
+ Bộ Chính trị: Chính thức: 13 ủy viên , Dự khuyết: 2 ủy viên
+ Ban Bí thư: 10 uỷ viên
+ Số lượng uỷ viên trung ương: Chính thức: 116, Dự khuyết: 36
Tham dự đại hội tất cả 1.033 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.727.000
đảng viên trong nước. Trong số đại biểu đó 14 đảng viên đã từng tham gia các tổ
chức tiền thân của Đảng; hơn 40% đại biểu những đảng viên hoạt động trong các
lĩnh vực kinh tế; 102 đại biểu hoạt động trong các sở sản xuất công nghiệp; 118 đại
biểu đại diện của 27 tộc người trên các tuyến đầu vùng biên giới phía bắc tây
nam; 79 đại biểu là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua;
1/3 đại biểu trình độ đại học trên đại học, 26 tiến phó tiến sĩ, 14 giáo sư,
phó giáo sư và nhiều đại biểu cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật...
Đến dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế.
lOMoARcPSD| 40551442
2
Nội dung chính
Những văn kiện lớn: Đồng chí Trường Chinh đọc lời khai mạc Đại hội. Đồng
chí Duẩn đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí
Phạm Văn Đồng đọc Báo cáo về nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đồng chí Lê Đức Thọ đọc
Báo cáo về xây dựng Đảng. Nhiều đại biểu của Đại hội đã đọc tham luận, nhiều đại
biểu quốc tế và trong nước đọc lời chào mừng.
Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước quốc tế đề ra nhiệm vụ
cách mạng trong thời kì kế tiếp xây dựng Chủ nghĩa hội bảo vệ Tổ quốc
hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau.
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung tiến hành cách mạng hội chủ nghĩa
đường lối xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ do Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam IV đề ra.
Đường lối xây dựng Chủ nghĩa hội trong thời kỳ quá độ bắt đầu sự điều
chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa theo từng chặng đường, từng giai đoạn cho phù
hợp với những điều kiện lịch sử. Cụ thể xác định thời kỳ quá đlên Chủ nghĩa xã
hộinước ta trải qua nhiều chặng đường: chặng đường đầu gồm 5 năm 1981-1985
những năm còn lại của thập kỷ 80, và những chặng tiếp theo.
Nội dung (kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, đối nội đối ngoại, cương
lĩnh)
Đại hội đã đánh giá toàn diện những thắng lợi Đảng nhân dân ta đã giành
được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc từ sau đại thắng mùa xuân 1975
- Trên mặt trận kinh tế: Chúng ta đã khắc phục những hậu quả nặng ndo chiến
tranh xâm lược thiên tai gây ra, khôi phục phát triển sản xuất, phân bố lại lao
động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. miền Nam, công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả bước đầu, giai cấp tư sản mại bản bị x
bỏ, một bộ phận công thương nghiệp bản đã được cải tạo, nông dân nhiều nơi
tham gia tập đoàn sản xuất kể cả vào làm ăn tập thể.
- Trên mặt trận văn hoá: Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, nạn mù chữ về cơ
bản được thanh toán. Công cuộc xây dựng nền văn hoá mới được triển khai trong cả
lOMoARcPSD| 40551442
3
nước. Sự nghiệp văn học nghệ thuật đạt được một stiến bộ. Công tác y tế, thể dục
thể thao, có nhiều cố gắng vươn lên. Các ngành khoa học, kỹ thuật đã đáp ng tốt một
số yêu cầu của kinh tế và quốc phòng.
Thành công rực rỡ của Đảng nhân dân ta đã nhanh chóng thống nhất đất nước
về mặt nhà nước, triển khai thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy quá trình thống nhất
về mọi mặt, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc; Thắng lợi trong cuộc chiến đấu
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc chế độ hội chủ
nghĩa, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia,
góp phần củng cố hoà bình và ổn định trong khu vực.
Đại hội cũng vạch những khó khăn yếu kém của ớc ta trong qtrình phát
triển.
- Về kinh tế, kết quả thực hiện các kế hoạch kinh tế trong 5 năm 1976-1980 chưa
thu hẹp được những mặt cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát
triển rất chậm trong khi dân số tăng nhanh, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng
không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân lao động
gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn.
- Mặt trận tư tưởng, văn hoá, giáo dục còn bị xem nhẹ, pháp chế xã hội chủ nghĩa
chậm được tăng cường, pháp luật, kỷ luật bị buông lỏng.
Mặt khác, khó khăn (nguyên nhân có thể do) còn do sai lầm, khuyết điểm của các
cơ quan Đảng Nhà nước từ Trung ương đến sở trong lãnh đạo quản lý kinh tế -
xã hội của đất nước. Chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về
quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng bản và phát triển sản xuất; đã duy trì quá lâu
cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm đổi mới các chính sách chế độ kìm
hãm sản xuất; đã quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với những thay đổi của vận
động xã hội, bảo thủ, trì trệ, lạc quan thiếu cơ sở.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, những biến động của tình hình quốc tế
những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, Đại hội nêu trong
giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ
lOMoARcPSD| 40551442
4
chiến ợc: “Xây dựng thành công chủ nghĩa hội sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ
mật thiết với nhau. Trong khi thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc,
Đảng và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - hội trong 5 năm 19811985
những năm 80. Trong đó mục tiêu kinh tế - hội những năm 80 là: Đáp ứng những
nhu cầu cấp bách thiết yếu nhất dần dần ổn định, tiến tới cải thiện (một bước) đời
sống vật chất và văn hoá của nhân dân; Tiếp tục xây dựng sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa hội: Coi nông nghiệp mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước
lên sản xuất lớn hội chủ nghĩa; Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng tiếp
tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; Kết hợp nông nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng công nghiệp nặng trong một cấu công nông nghiệp hợp
lý; Trang bị thêm thiết bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế chuẩn bị cho bước phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo; Hoàn thành công cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
miền Bắc; Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng,
giữ vững an ninh trật t
Đại hội đã xác định những chính sách lớn về kinh tế - xã hội: (12 chính sách)
1. Giải quyết những vấn đề cấp bách nhất để ổn định cải thiện (một bước)
đờisống của nhân dân.
2. Phát triển sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công
phân bốlại lao động xã hội.
3. Bố trí lại xây dựng bản cho phù hợp với khả năng theo hướng tạo
thêmđiều kiện để phát huy các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm vào các mục tiêu
cấp bách nhất về kinh tế và xã hội.
4. Cải tiến công tác phân phối lưu thông, thiết lập một bước trật tự mới trên
mặttrận này.
lOMoARcPSD| 40551442
5
5. Đẩy mạnh cải tạo hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩatrong cả nước về các mặt chế độ sở hữu, quản lý, phân phối.
6. Làm tốt hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào Campuchia, với các nước
trongHội đồng tương trợ kinh tế.
7. Thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đặc biệt coi trọng tiết kiệm trong xây
dựngcơ bản và sản xuất.
8. Làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng rộng rãi thành tựu khoa học
tiến bộkỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
9. Đổi mới một bước hệ thống quản lý kinh tế.
10. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, y tế phù hợp với yêu cầukhả năng
kinhtế. Thực hiện cải cách giáo dục một ch tích cực vững chắc. Xác định quy
hoạch hợp tiếp tục đào tạo n bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản công
nhân lành nghề.
11. Tăng cường quản hội, kiên quyết đấu tranh chống các hành vi
phạmpháp, tệ nạn hội các biểu hiện tiêu cực khác, đề cao kỷ cương trong quản
lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giữ vững trật tự và an toàn xã hội.
12. Bảo đảm các nhu cầu về kinh tế của công cuộc củng cố quốc phòng
anninh, bảo vệ đất nước, đồng thời huy động năng lực công nghiệp quốc phòng và sử
dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế thích hợp.
Về những nhiệm vụ n hoá, hội, Báo cáo chính trị nhấn mạnh việc xây dựng
nền văn hoá mới, con người mới đã thu được nhiều thành tích. Nhưng cuộc đấu tranh
giữa hai con đường trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, lối sống diễn ra hết sức phức tạp.
Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới sự nghiệp mang nội dung toàn diện.
Trong đó hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học trên đại học tầm quan trọng hàng
đầu. Trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, văn hoá nghệ thuật
giữ một vai trò cực kquan trọng, Đảng Nhà nước cần tăng cường quản lý, đồng
lOMoARcPSD| 40551442
6
thời ra sức phát triển nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ đáp ứng
đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.
Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tưởng là: Vũ trang cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta những kiến thức bản về chủ nghĩa hội khoa học,
xây dựng ý thức kiên cường, quyết tâm sắt đá trình độ hiểu biết cần thiết để làm
tròn cả hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Về các
nhiệm vụ cụ thể, trước hết là: làm quán triệt đường lối các mạng hội chủ nghĩa,
nâng cao lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường.
Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội cũng chỉ công tác tư tưởng cần khắc phục
các yếu kém, phải hướng mạnh vào việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng
cho cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa nhân, chống chủ nghĩa hội dưới mọi
hình thức, kiên quyết khắc phục những biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, tự do
kỷ luật về mặt tổ chức, thoái hóa về lối sống, mất dân chủ, quan liêu hóa về tác
phong, bảo thủ trong cách nhìn nhận sự vật của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Đặc
biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng.
Đối với lĩnh vực công tác khoa giáo, Báo cáo chính trị đã đề ra các (5) nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, coi đây một nội dung rất quan trọng
của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, cuộc cách mạng giữ vị trí then chốt trong ba
cuộc cách mạng: ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
đời sống kết hợp các ngành khoa học hội, khoa học tự nhiên khoa học kỹ thuật
nhằm góp phần vào việc đổi mới quản lý kinh tế quản lý xã hội.
- Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực vững chắc. Vấn đề lớn nhấthiện
nay là chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng, cần hết sức coi trọng nâng cao chất
lượng giáo dục...
- Thể dục thể thao một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong công
cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Đảng và Nhà nước phải chăm lo hơn
nữa phát triển thể dục thể thao…
lOMoARcPSD| 40551442
7
- Nâng cao hơn nữa chất lượng công c phòng chống dịch bệnh, tổ chức tốt
hơnviệc khám chữa bệnh, kết hợp hiệu qu hơn nữa y học cổ truyền dân tộc y
học hiện đại. Khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước về nguồn dược liệu, xây dựng
công nghiệp dược phẩm, khắc phục tình trạng thiếu thuốc...
- Mở rộng mạng lưới y tế, nhất tuyến sở tuyến huyện. Đặc biệt chăm lo
phát triển nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao.
Xây dựng một số công trình văn hoá các huyện lỵ và theo phương châm ''Nhà
nước và nhân dân cùng làm''.
II. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ
Trước đổi mới, do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế buộc chúng
ta không còn con đường nào khác phải tiến hành đổi mới. Hoạt động đầu tiên để tiến
hành đổi mới chính là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế.
Hội nghị Trung ương 6 khoá 4 (tháng 8-1979) với chủ trương quyết tâm
làm cho sản xuất "bung ra" bước đột pđầu tiên của quá trình đổi mới
nước ta. Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém
trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính
sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển: ổn định nghĩa vụ lương
thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nnước hoặc lưu thông tự do; khuyến
khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc
dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương
thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông
nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của
người lao động,...
Trên sở đó, Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban thư về cải tiến
công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác
nông nghiệp đã ra đời, làm cho người lao động thực sự gắn với sản phẩm cuối
cùng, do đó đem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất, đã bước đầu tạo
ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp.
lOMoARcPSD| 40551442
8
Trên lĩnh vực công nghiệp, với Quyết định 25/CP, ngày 21-1-1981 của Hội đồng
Chính phủ, cùng với Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán,
lương sản phẩm vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, được áp dụng, bước đầu tạo ra động lực mới cho lĩnh vực công nghiệp..
Có thể nhìn nhận những tư duy đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6 khoá IV, trong Chthị 100-CT/TW của Ban thư trong
các Quyết định của Chính phủ thời kỳ này như sau:
- Đó những duy kinh tế ban đầu, tuy còn khai, chưa bản toàn
diện,nhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng.
- duy kinh tế nổi bật trong những tìm tòi đó “cởi trói”, "giải phóng lựclượng
sản xuất" , “làm cho sản xuất bung ra”, trên sở khắc phục những khuyết điểm trong
quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết
hợp ba lợi ích, quan tâm hơn lợi ích thiết thân của người lao động. Những tư duy kinh
tế ban đầu đó đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này.
Tuy nhiên, do những kkhăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc Tây Nam y
ra, do thiếu đồng bộ của tưởng đổi mới chưa đủ thời gian để những chủ trương
đổi mới phát huy tác dụng, những tìm tòi đổi mới ban đầu đó đã phải trải qua các thử
thách rất phức tạp. duy cũ về kinh tế hiện vật còn ăn sâu, bám rễ trong nhiều người.
Bên cạnh những duy trên đây, trước đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, cũng đã
xuất hiện khuynh hướng muốn đổi mới mạnh mẽ hơn, tiếp tục đẩy tới duy thừa nhận
sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội.
Sau Đại hội V, Trung ương Đảng nhiều Hội nghị cụ thể hoá, thực hiện Nghị
quyết Đại hội. Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) về lưu thông và phân phối: với 2 công
việc cần làm ngay:
+ Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường t
do;
+ Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế
lOMoARcPSD| 40551442
9
Hội nghị Trung ương 7 (12-1984): coi mặt trận sản xuất nông nghiệp mặt trận
hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm
Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6 1985) đánh dấu bước đột phá thứ
hai về đổi mới tư duy kinh tế với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp;
chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa; chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng Hội
nghị này đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá.
Hội nghị Bộ Chính trị khoá 5 (Tháng 8 – 1986) là bước đột phá thứ ba về đổi
mới tư duy kinh tế, có ý nghĩa lớn trong đổi mới duy luận về chủ nghĩahội
Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội 6, Bộ
Chính trị đã xem xét kcác vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế, từ
đó, đưa ra Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế:
a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt
trậnhàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có
chọn lọc;
b) Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là
một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
c) Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời
phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện chế
một giá.
Nhìn một cách khái quát, những đổi mới duy kinh tế trên đây những nhận
thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo
ra động lực thiết thực cho người lao động - đó quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích
vật chất thiết thân của người lao động,... Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới
mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những
bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt Đại hội VI. Các
bước đột phá tháng 8/1979, tháng 6/1985 và tháng 8/1986 phản ánh sự phát triển nhận
lOMoARcPSD| 40551442
10
thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng, lợi ích
của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới.
LIÊN HỆ THỰC TẾ
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thV hay Đại hội đại biểu lần thứ
năm của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982
Nội. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước
sau 5 năm Kháng chiến chống Mđang gặp những trì trệ nghiêm trọng. Bên cạnh
đó Việt Nam đang đóng quân Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam
từ năm 1979 quan hViệt Nam Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên
giới phía Bắc 1979. Trung Quốc tiến hành hoạt động phoại biên giới trên bộ
và trên biển thường xuyên.
Đại hội đã chỉ ra các yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian vừa
qua; đó những sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản xã hội. Việc nắm
hiểu tình hình thực tế, việc cụ thể hóa đường lối, chấp hành đường lối của
Đảng có những khuyết điểm, sai lầm. Chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của con
đường đi lên CNXH từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ còn phổ biến, duy trì quá
lâu cơ chế quản hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách...
Ðại hội xác định: Những năm 1981-1985 những năm phát triển thêm một
bước, sắp xếp lại cấu đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân. Ba
mặt đó kết hợp chặt chẽ với nhau, nhằm bản ổn định được tình hình KTXH,
đáp ứng những nhu cầu cấp bách, thiết yếu nhất của đời sống Nhân dân, giảm nhẹ
những chỗ mất cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế, khắc phục một bước
quan trọng tình trạng không bình thường về phân phối, lưu thông, tăng thêm tiền
đề, điều kiện để tiến lên mạnh mẽ và vững chắc hơn trong những năm sau.
Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước quốc tế và đề ra
nhiệm vụ cách mạng trong thời kì kế tiếp xây dựng Chủ nghĩa xã hội bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với
nhau.
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung tiến hành cách mạng hội
chủ nghĩa đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ do Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam IV đề ra.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế hội của chặng đường đầu
tiên chủ nghĩa hội, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1981-1985 quyết định
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch phát triển thêm một bước,
sắp xếp lại cấu đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân
nhằm bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách
lOMoARcPSD| 40551442
11
bứt thiết nhất của nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền
kinh tế.
Hạn chế và giải pháp
Đại hội vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm chủ yếu do tưởng chủ quan,
nóng vội, giáo điều; sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản kinh tế khi đưa
ồ ạt nông dân miền Nam, Tây Nguyên vào làm ăn tập thể, thể hiện tư tưởng bảo
thủ, trì trệ trong quản lý của Đảng và Nhà nước.
Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua
lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế nhân thể vẫn bngăm cấm triệt
để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân
dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, tình trạng Đảng bao biện làm thay khá
nghiêm trọng, dẫn đến hệ thống chính trị bị cứng, kém hiệu quả. Hoạt động
của Nhà nước các đoàn thể quần chúng nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Tính độc lập, chủ động của Nhà nước bị vi phạm, hiệu lực quản của bộ máy
nhà nước bị hạn chế. Kinh tế - xã hội thiếu năng động. Quyền làm chủ của Nhân
dân không được coi trọng, phát huy một cách thực chất.
Tuy đã diễn ra từ những thập niên cuối của thế kỉ trước, nhưng những
tưởng, hoàn cảnh, diễn biến và kết quả phát triển tình hình KT XH mà Đại hội
V để lại vẫn những bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó thể áp dụng trong
tình hình đất nước hiện để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Trong tình hình suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tiến hành cải cách phải toàn
diện, chuyên sâu, bắt đầu cải cách từ hệ thống chính trị, từ đó mới tạo bàn đạp,
giải quyết các vấn đề từ bản chất, cốt lõi, không chạy theo xu thế, chỉ giải quyết
phần ngọn mà không giải quyết tận gốc vấn đề
Xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình đất nước và với xu thế phát
triển chung
Nếu các công ty, xí nghiệp công của Nhà nước kinh doanh không có lãi thì
phải biện pháp tái cấu, giải thể.... Không đtình trạng nhiều công ty liên
doanh Nhà nước chỉ việc khai thác khoáng sản rồi bán để tình trạng báo lỗ
liên tục nhiều năm như các năm gần đây
Xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn một cách chiến lược
cho từng nhóm nghành nói chung từng nghành nói riêng, luôn bám sát kế
hoạch, điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và tình hình KT XH của đất
nước
lOMoARcPSD| 40551442
12
Bài học cho bản thân
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường là những tương lai của đất
nước, chắc chắn rằng vào một ngày không xa tôi sẽ trở thành một Đảng viên tiêu
biểu. Trong bối cảnh hội nhập mở cửa hiện nay, cùng với những thành tựu của
công cuộc đổi mới, công tác Đoàn và phong trào học sinh, sinh viên trong những
năm qua, thái đý thức chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên có chuyển
biến tích cực, quan tâm trách nhiệm hơn với sự phát triển của quê hương,
đất nước, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội, Đội tổ chức. Ý thức lập
thân, lập nghiệp của thanh niên cao hơn trước. Thanh niên, sinh viên khả năng
tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật quản
hiện đại, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chủ động vươn lên tiếp cận với cái
mới. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên ngày càng tự tin chủ
động hơn. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận
được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng,
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi xu hướng tích cực, một bộ phận thanh
niên, sinh viên, học sinh sống thiếu tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến
tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp nh pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền
thống văn hóa dân tộc; nhiều thanh niên thiếu kiến thức kỹ năng trong hội nhập
quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của
thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình
trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày
càng phức tạp; xu hướng chạy theo bằng cấp, nhận thức lệch lạc về học nghề,
chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn khá phổ biến.
Thời gian tới, đất nước ta tiếp tục đứng trước những thời cơ và thử thách lớn lao,
hơn bao giờ hết, vai trò trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên lại càng
vinh dự và nặng nề. Để xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của
Đảng, Bác Hồ, học sinh, sinh viên phải không ngừng phấn đấu làm theo lời Bác,
học giỏi, rèn luyện tốt, tiếp nối truyền thống của thế hệ cha anh, kiên định với con
đường Đảng, Bác Hồ Nhân dân đã lựa chọn, luôn xung kích, sáng tạo, đi
đầu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước, đóng góp xứng đáng
vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, thực hiện bằng
được mục tiêu xây dựng Tổ quốc ta ngày càng hùng cường, đất nước ta ngày càng
giàu mạnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm
châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn./.rách nhiệm cũng như sứ mệnh của
tôi là
lOMoARcPSD| 40551442
13
TỔNG KẾT
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được triệu tập (tháng 3-1982). Đại
hội được tiến hành trong tình hình đất ớc đang lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội.
Đại hội đã kiểm điểm, tự phê bình về những sai lầm chủ quan, nóng vội trong cải tạo
hội chủ nghĩa xây dựng chủ nghĩa hội; chỉ trích về tưởng bảo thủ, trì trệ,
thể hiện việc “duy trì quá lâu chế quản hành chính, bao cấp'', nên sở đó đã
điều chỉnh một bước đường lối chung đường lối kinh tế trong thời kỳ quá độ tiến
lên chủ nghĩa xã hội.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội xác định nước
ta chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội và chỉ rõ nội dung công
nghiệp hoá hội chủ nghĩa. Trên sở đó, Đại hội đã đề ra một số chủ trương về
điều chỉnh cấu kinh tế, cấu đầu tư, để phát triển kinh tế - hội, tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thể hiện cụ thể trong kế hoạch
5 năm 1981-1985, nhằm bản ổn định tình hình kinh tế - hội, ổn định đời sống
nhân dân.
Nhìn chung, một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra từ sau
Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) đến Đại hội V đã bước đầu thể hiện sự chú ý hơn tới
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc phát triển văn hoá, hội phù hợp
với điều kiện cụ thể của đất nước.
Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế hội Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
(1976-1980) Kế hoạch 5 m lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng ncủa
chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở
miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
Thời kỳ này, Nhà nước quản nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt
động trên sở các quyết định của quan nhà nước thẩm quyền các chỉ tiêu
pháp lệnh được giao. Tổng sản phẩm trong ớc bình quân mỗi năm trong giai đoạn
lOMoARcPSD| 40551442
14
1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng
5,54%/năm xây dựng tăng 2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc doanh
tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng 0,71%. Nông,
lâm nghiệp ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạn y),
nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa ớc. Công nghiệp được dồn lực đầu
nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế còn thấp
(chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp c tuy thời kỳ đầu
xây dựng, nhưng đã những ớc vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế
được nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
xã hội bình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung cầu (thiếu hụt nguồn cung),
đồng thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên
nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá
bán lẻ tăng 39,53%/năm.
Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa,
xem đó nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu m 1978, tất cả các tỉnh thành phố miền
Nam đã căn bản xoá nạn chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được xác định
không biết chữ, 1.323,7 nghìn người thoát nạn chữ. Công tác dạy nghề phát
triển cũng mạnh mẽ. Năm 1977, trên cớc chỉ 260 trường trung học chuyên
nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên 7,8 nghìn giáo viên. Đến năm 1985, số trường
trung học chuyên nghiệp 314 trường, với quy 128,5 nghìn sinh viên 11,4
nghìn giáo viên (tăng 9% về số sinh viên và 44,9% về số giáo viên so với năm 1977).
Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Số
giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7 nghìn
giường năm 1985. Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976 lên 160,2
nghìn người năm 1985, trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên 19.029 người.
lOMoARcPSD| 40551442
15
miền Bắc, mặc thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công
nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập
bình quân đầu người một tháng của gia đình viên hợp tác nông nghiệp tăng từ
18,7 đồng lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức
khó khăn, thiếu thốn.
Ngay sau Đại hội, Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương đã
mở Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến xây dựng chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng.
Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần làm hơn
cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu khuyết điểm, động
viên toàn Đảng, toàn dân tập trung cao hơn vào mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản
xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp của kế hoạch
kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981-1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi
quan, hoài nghi, dao động về đường lối, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều
làm ít, chỉ kêu ca không gương mẫu hành động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy
lùi tiêu cực.
lOMoARcPSD| 40551442
Downloaded by Mai Mai Mai (abcdefghis@gmail.com)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục Đào tạo (2021), Giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam”(Dành cho bậc đại học hệ không chuyên luận chính trị), NXB Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V: https://daihoidang.vn/lich-su/tu-lieu-
vankien/lanthu-V.vnp
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 46, NXB Chính trị
quốcgia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 114 – 137.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 47, NXB Chính trị
quốcgia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 223 – 254.
| 1/19

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40551442
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: Đại hội V (1982) và ba bước đột
phá đổi mới kinh tế (1979 – 1986)
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thuỳ Dung Mã sinh viên: 11217426
Lớp học phần: LLDL1102(222)_22
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thắm Hà Nội, 2023 lOMoAR cPSD| 40551442 Contents
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 1
I. ĐẠI HỘI V .................................................................................................................... 1

Bối cảnh lịch sử .................................................................................................... 1
Nội dung cơ bản ................................................................................................... 1
Nội dung chính ..................................................................................................... 2
II. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ.............................................................. 7
TỔNG KẾT ..................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................1 lOMoAR cPSD| 40551442 LỜI MỞ ĐẦU
Trong 5 năm đầu cả nước bước vào kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng,
được ghi đậm nét vào lịch sử vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Nhân dân ta đã
vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa.
Đây cũng chính là thời kỳ Đảng và nhân dân ta phải trải qua nhiều thách thức
nghiêm trọng. Công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Đảng và
Nhà nước phạm nhiều khuyết điểm. Xuất hiện tình hình khủng hoảng kinh tế xã
hội. Thực trạng đất nước đòi hỏi Đảng phải kiểm điểm lại đường lối, chủ trương,
chính sách, đánh giá khách quan thành tựu và khuyết điểm, định ra mục tiêu,
nhiệm vụ, các biện pháp giải quyết đúng những vấn đề quan trọng cấp bách trên
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên.
Những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân ta đã giành được trong hơn bảy thập kỷ qua
đều bắt nguồn từ việc Đảng nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, vạch ra đường
lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế thời
đại. Trải qua 91 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. Mỗi kỳ Đại hội là một mốc son
chói lọi phản ánh sự trưởng thành của Đảng và cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Trong đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982)
là một trong những cột mốc đáng nhớ, là sự kiện mở đầu cho đường lối đổi mới
toàn diện đất nước, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước. lOMoAR cPSD| 40551442 NỘI DUNG I. ĐẠI HỘI V Bối cảnh lịch sử
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước sau 5
năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trệ nghiêm trọng. Khi đó, Việt Nam
đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam từ năm 1979 và
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ và trên biển thường xuyên. Nội dung cơ bản
Thông tin cơ bản: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V hay Đại hội đại
biểu lần thứ năm của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra:
Thời gian: từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 Địa điểm: Hà Nội
Chủ đề: “Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu,
bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Cơ cấu tổ chức:
+ Tổng Bí thư: Lê Duẩn (3/1982-7/1986), Trường Chinh (7/1986-12/1986)
+ Bộ Chính trị: Chính thức: 13 ủy viên , Dự khuyết: 2 ủy viên + Ban Bí thư: 10 uỷ viên
+ Số lượng uỷ viên trung ương: Chính thức: 116, Dự khuyết: 36
Tham dự đại hội có tất cả là 1.033 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.727.000
đảng viên trong nước. Trong số đại biểu đó có 14 đảng viên đã từng tham gia các tổ
chức tiền thân của Đảng; hơn 40% đại biểu là những đảng viên hoạt động trong các
lĩnh vực kinh tế; 102 đại biểu hoạt động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp; 118 đại
biểu đại diện của 27 tộc người trên các tuyến đầu ở vùng biên giới phía bắc và tây
nam; 79 đại biểu là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua;
1/3 đại biểu có trình độ đại học và trên đại học, 26 tiến sĩ và phó tiến sĩ, 14 giáo sư,
phó giáo sư và nhiều đại biểu là cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật...
Đến dự Đại hội có 47 đoàn đại biểu quốc tế. 1 lOMoAR cPSD| 40551442 Nội dung chính
Những văn kiện lớn: Đồng chí Trường Chinh đọc lời khai mạc Đại hội. Đồng
chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí
Phạm Văn Đồng đọc Báo cáo về nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đồng chí Lê Đức Thọ đọc
Báo cáo về xây dựng Đảng. Nhiều đại biểu của Đại hội đã đọc tham luận, nhiều đại
biểu quốc tế và trong nước đọc lời chào mừng.
Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và đề ra nhiệm vụ
cách mạng trong thời kì kế tiếp là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau.
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV đề ra.
Đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ bắt đầu có sự điều
chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa theo từng chặng đường, từng giai đoạn cho phù
hợp với những điều kiện lịch sử. Cụ thể là xác định thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội ở nước ta trải qua nhiều chặng đường: chặng đường đầu gồm 5 năm 1981-1985 và
những năm còn lại của thập kỷ 80, và những chặng tiếp theo.
Nội dung (kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, đối nội đối ngoại, cương lĩnh)
Đại hội đã đánh giá toàn diện những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta đã giành
được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc từ sau đại thắng mùa xuân 1975
- Trên mặt trận kinh tế: Chúng ta đã khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến
tranh xâm lược và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân bố lại lao
động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả bước đầu, giai cấp tư sản mại bản bị xoá
bỏ, một bộ phận công thương nghiệp tư bản đã được cải tạo, nông dân ở nhiều nơi
tham gia tập đoàn sản xuất kể cả vào làm ăn tập thể.
- Trên mặt trận văn hoá: Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, nạn mù chữ về cơ
bản được thanh toán. Công cuộc xây dựng nền văn hoá mới được triển khai trong cả 2 lOMoAR cPSD| 40551442
nước. Sự nghiệp văn học nghệ thuật đạt được một số tiến bộ. Công tác y tế, thể dục
thể thao, có nhiều cố gắng vươn lên. Các ngành khoa học, kỹ thuật đã đáp ứng tốt một
số yêu cầu của kinh tế và quốc phòng.
Thành công rực rỡ của Đảng và nhân dân ta đã nhanh chóng thống nhất đất nước
về mặt nhà nước, triển khai thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy quá trình thống nhất
về mọi mặt, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc; Thắng lợi trong cuộc chiến đấu
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ
nghĩa, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia,
góp phần củng cố hoà bình và ổn định trong khu vực.
Đại hội cũng vạch rõ những khó khăn yếu kém của nước ta trong quá trình phát triển.
- Về kinh tế, kết quả thực hiện các kế hoạch kinh tế trong 5 năm 1976-1980 chưa
thu hẹp được những mặt cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát
triển rất chậm trong khi dân số tăng nhanh, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng
không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân lao động
gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn.
- Mặt trận tư tưởng, văn hoá, giáo dục còn bị xem nhẹ, pháp chế xã hội chủ nghĩa
chậm được tăng cường, pháp luật, kỷ luật bị buông lỏng.
Mặt khác, khó khăn (nguyên nhân có thể do) còn do sai lầm, khuyết điểm của các
cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở trong lãnh đạo quản lý kinh tế -
xã hội của đất nước. Chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về
quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; đã duy trì quá lâu
cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm đổi mới các chính sách chế độ kìm
hãm sản xuất; đã quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với những thay đổi của vận
động xã hội, bảo thủ, trì trệ, lạc quan thiếu cơ sở.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, những biến động của tình hình quốc tế
và những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, Đại hội nêu rõ trong
giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ 3 lOMoAR cPSD| 40551442
chiến lược: “Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ
mật thiết với nhau. Trong khi thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc,
Đảng và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 19811985
và những năm 80. Trong đó mục tiêu kinh tế - xã hội những năm 80 là: Đáp ứng những
nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất dần dần ổn định, tiến tới cải thiện (một bước) đời
sống vật chất và văn hoá của nhân dân; Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội: Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước
lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp
tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; Kết hợp nông nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công nông nghiệp hợp
lý; Trang bị thêm thiết bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế chuẩn bị cho bước phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo; Hoàn thành công cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc; Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng,
giữ vững an ninh trật tự
Đại hội đã xác định những chính sách lớn về kinh tế - xã hội: (12 chính sách) 1.
Giải quyết những vấn đề cấp bách nhất để ổn định và cải thiện (một bước)
đờisống của nhân dân. 2.
Phát triển và sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công và
phân bốlại lao động xã hội. 3.
Bố trí lại xây dựng cơ bản cho phù hợp với khả năng và theo hướng tạo
thêmđiều kiện để phát huy các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm vào các mục tiêu
cấp bách nhất về kinh tế và xã hội. 4.
Cải tiến công tác phân phối lưu thông, thiết lập một bước trật tự mới trên mặttrận này. 4 lOMoAR cPSD| 40551442 5.
Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩatrong cả nước về các mặt chế độ sở hữu, quản lý, phân phối. 6.
Làm tốt hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước
trongHội đồng tương trợ kinh tế. 7.
Thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đặc biệt coi trọng tiết kiệm trong xây
dựngcơ bản và sản xuất. 8.
Làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi thành tựu khoa học và
tiến bộkỹ thuật vào sản xuất và đời sống. 9.
Đổi mới một bước hệ thống quản lý kinh tế. 10.
Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, y tế phù hợp với yêu cầu và khả năng
kinhtế. Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Xác định quy
hoạch hợp lý và tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. 11.
Tăng cường quản lý xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các hành vi
phạmpháp, tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác, đề cao kỷ cương trong quản
lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giữ vững trật tự và an toàn xã hội. 12.
Bảo đảm các nhu cầu về kinh tế của công cuộc củng cố quốc phòng và
anninh, bảo vệ đất nước, đồng thời huy động năng lực công nghiệp quốc phòng và sử
dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế thích hợp.
Về những nhiệm vụ văn hoá, xã hội, Báo cáo chính trị nhấn mạnh việc xây dựng
nền văn hoá mới, con người mới đã thu được nhiều thành tích. Nhưng cuộc đấu tranh
giữa hai con đường trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, lối sống diễn ra hết sức phức tạp.
Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới là sự nghiệp mang nội dung toàn diện.
Trong đó hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học và trên đại học có tầm quan trọng hàng
đầu. Trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, văn hoá nghệ thuật
giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, Đảng và Nhà nước cần tăng cường quản lý, đồng 5 lOMoAR cPSD| 40551442
thời ra sức phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ đáp ứng
đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng.
Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng là: Vũ trang cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học,
xây dựng ý thức kiên cường, quyết tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết để làm
tròn cả hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Về các
nhiệm vụ cụ thể, trước hết là: làm quán triệt đường lối các mạng xã hội chủ nghĩa,
nâng cao lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường.
Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội cũng chỉ rõ công tác tư tưởng cần khắc phục
các yếu kém, phải hướng mạnh vào việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng
cho cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi
hình thức, kiên quyết khắc phục những biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, tự do
vô kỷ luật về mặt tổ chức, thoái hóa về lối sống, mất dân chủ, quan liêu hóa về tác
phong, bảo thủ trong cách nhìn nhận sự vật của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Đặc
biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng.
Đối với lĩnh vực công tác khoa giáo, Báo cáo chính trị đã đề ra các (5) nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, coi đây là một nội dung rất quan trọng
của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, cuộc cách mạng giữ vị trí then chốt trong ba
cuộc cách mạng: ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và
đời sống kết hợp các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
nhằm góp phần vào việc đổi mới quản lý kinh tế quản lý xã hội.
- Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Vấn đề lớn nhấthiện
nay là chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng, cần hết sức coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục...
- Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong công
cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Đảng và Nhà nước phải chăm lo hơn
nữa phát triển thể dục thể thao… 6 lOMoAR cPSD| 40551442
- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tốt
hơnviệc khám chữa bệnh, kết hợp có hiệu quả hơn nữa y học cổ truyền dân tộc và y
học hiện đại. Khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước về nguồn dược liệu, xây dựng
công nghiệp dược phẩm, khắc phục tình trạng thiếu thuốc...
- Mở rộng mạng lưới y tế, nhất là tuyến cơ sở và tuyến huyện. Đặc biệt chăm lo
phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao.
Xây dựng một số công trình văn hoá ở các huyện lỵ và xã theo phương châm ' Nhà
nước và nhân dân cùng làm''.
II. BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ
Trước đổi mới, do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế buộc chúng
ta không còn con đường nào khác phải tiến hành đổi mới. Hoạt động đầu tiên để tiến
hành đổi mới chính là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế.
Hội nghị Trung ương 6 khoá 4 (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm
làm cho sản xuất "bung ra" là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở
nước ta. Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém
trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính
sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển: ổn định nghĩa vụ lương
thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến
khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc
dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương
thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông
nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,...
Trên cơ sở đó, Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến
công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác
xã nông nghiệp đã ra đời, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản phẩm cuối
cùng, do đó mà đem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất, đã bước đầu tạo
ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. 7 lOMoAR cPSD| 40551442
Trên lĩnh vực công nghiệp, với Quyết định 25/CP, ngày 21-1-1981 của Hội đồng
Chính phủ, cùng với Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán,
lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, được áp dụng, bước đầu tạo ra động lực mới cho lĩnh vực công nghiệp..
Có thể nhìn nhận những tư duy đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6 khoá IV, trong Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư và trong
các Quyết định của Chính phủ thời kỳ này như sau:
- Đó là những tư duy kinh tế ban đầu, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn
diện,nhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng.
- Tư duy kinh tế nổi bật trong những tìm tòi đó là “cởi trói”, "giải phóng lựclượng
sản xuất" , “làm cho sản xuất bung ra”, trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong
quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết
hợp ba lợi ích, quan tâm hơn lợi ích thiết thân của người lao động. Những tư duy kinh
tế ban đầu đó đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này.
Tuy nhiên, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam gây
ra, do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa có đủ thời gian để những chủ trương
đổi mới phát huy tác dụng, những tìm tòi đổi mới ban đầu đó đã phải trải qua các thử
thách rất phức tạp. Tư duy cũ về kinh tế hiện vật còn ăn sâu, bám rễ trong nhiều người.
Bên cạnh những tư duy cũ trên đây, trước đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, cũng đã
xuất hiện khuynh hướng muốn đổi mới mạnh mẽ hơn, tiếp tục đẩy tới tư duy thừa nhận
sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội.
Sau Đại hội V, Trung ương Đảng có nhiều Hội nghị cụ thể hoá, thực hiện Nghị
quyết Đại hội. Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) về lưu thông và phân phối: với 2 công việc cần làm ngay:
+ Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do;
+ Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực tế 8 lOMoAR cPSD| 40551442
Hội nghị Trung ương 7 (12-1984): coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực phẩm
Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6 – 1985) đánh dấu bước đột phá thứ
hai về đổi mới tư duy kinh tế với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp;
chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa; chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội
nghị này đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá.
Hội nghị Bộ Chính trị khoá 5 (Tháng 8 – 1986) là bước đột phá thứ ba về đổi
mới tư duy kinh tế, có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội 6, Bộ
Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế, từ
đó, đưa ra Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế:
a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt
trậnhàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc;
b) Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là
một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
c) Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời
phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.
Nhìn một cách khái quát, những đổi mới tư duy kinh tế trên đây là những nhận
thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo
ra động lực thiết thực cho người lao động - đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích
vật chất thiết thân của người lao động,... Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới
mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những
bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI. Các
bước đột phá tháng 8/1979, tháng 6/1985 và tháng 8/1986 phản ánh sự phát triển nhận 9 lOMoAR cPSD| 40551442
thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng, lợi ích
của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới. LIÊN HỆ THỰC TẾ
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V hay Đại hội đại biểu lần thứ
năm của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 ở Hà
Nội. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước
sau 5 năm Kháng chiến chống Mỹ đang gặp những trì trệ nghiêm trọng. Bên cạnh
đó Việt Nam đang đóng quân ở Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam
từ năm 1979 và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bị đổ vỡ sau Chiến tranh biên
giới phía Bắc 1979. Trung Quốc tiến hành hoạt động phá hoại biên giới trên bộ
và trên biển thường xuyên.
Đại hội đã chỉ ra các yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian vừa
qua; đó là những sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc nắm
và hiểu tình hình thực tế, việc cụ thể hóa đường lối, chấp hành đường lối của
Đảng có những khuyết điểm, sai lầm. Chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của con
đường đi lên CNXH từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến, duy trì quá
lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách...
Ðại hội xác định: Những năm 1981-1985 là những năm phát triển thêm một
bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân. Ba
mặt đó kết hợp chặt chẽ với nhau, nhằm cơ bản ổn định được tình hình KTXH,
đáp ứng những nhu cầu cấp bách, thiết yếu nhất của đời sống Nhân dân, giảm nhẹ
những chỗ mất cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế, khắc phục một bước
quan trọng tình trạng không bình thường về phân phối, lưu thông, tăng thêm tiền
đề, điều kiện để tiến lên mạnh mẽ và vững chắc hơn trong những năm sau.
Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế và đề ra
nhiệm vụ cách mạng trong thời kì kế tiếp là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược này quan hệ mật thiết với nhau.
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ do Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam IV đề ra.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của chặng đường đầu
tiên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1981-1985 và quyết định
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch là phát triển thêm một bước,
sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân
nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách 10 lOMoAR cPSD| 40551442
và bứt thiết nhất của nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế.
Hạn chế và giải pháp
Đại hội vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan,
nóng vội, giáo điều; sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lý kinh tế khi đưa
ồ ạt nông dân miền Nam, Tây Nguyên vào làm ăn tập thể, thể hiện tư tưởng bảo
thủ, trì trệ trong quản lý của Đảng và Nhà nước.
Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua
lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể vẫn bị ngăm cấm triệt
để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân
dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, tình trạng Đảng bao biện làm thay khá
nghiêm trọng, dẫn đến hệ thống chính trị bị xơ cứng, kém hiệu quả. Hoạt động
của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Tính độc lập, chủ động của Nhà nước bị vi phạm, hiệu lực quản lý của bộ máy
nhà nước bị hạn chế. Kinh tế - xã hội thiếu năng động. Quyền làm chủ của Nhân
dân không được coi trọng, phát huy một cách thực chất.
Tuy đã diễn ra từ những thập niên cuối của thế kỉ trước, nhưng những tư
tưởng, hoàn cảnh, diễn biến và kết quả phát triển tình hình KT – XH mà Đại hội
V để lại vẫn là những bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó có thể áp dụng trong
tình hình đất nước hiện để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Trong tình hình suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tiến hành cải cách phải toàn
diện, chuyên sâu, bắt đầu cải cách từ hệ thống chính trị, từ đó mới tạo bàn đạp,
giải quyết các vấn đề từ bản chất, cốt lõi, không chạy theo xu thế, chỉ giải quyết
phần ngọn mà không giải quyết tận gốc vấn đề
Xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình đất nước và với xu thế phát triển chung
Nếu các công ty, xí nghiệp công của Nhà nước kinh doanh không có lãi thì
phải có biện pháp tái cơ cấu, giải thể.... Không để tình trạng nhiều công ty liên
doanh Nhà nước chỉ việc khai thác khoáng sản rồi bán mà để tình trạng báo lỗ
liên tục nhiều năm như các năm gần đây
Xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn một cách chiến lược
cho từng nhóm nghành nói chung và từng nghành nói riêng, luôn bám sát kế
hoạch, điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và tình hình KT – XH của đất nước 11 lOMoAR cPSD| 40551442
Bài học cho bản thân
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường là những tương lai của đất
nước, chắc chắn rằng vào một ngày không xa tôi sẽ trở thành một Đảng viên tiêu
biểu. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, cùng với những thành tựu của
công cuộc đổi mới, công tác Đoàn và phong trào học sinh, sinh viên trong những
năm qua, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên có chuyển
biến tích cực, quan tâm và có trách nhiệm hơn với sự phát triển của quê hương,
đất nước, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội, Đội tổ chức. Ý thức lập
thân, lập nghiệp của thanh niên cao hơn trước. Thanh niên, sinh viên có khả năng
tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý
hiện đại, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chủ động vươn lên tiếp cận với cái
mới. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên ngày càng tự tin và chủ
động hơn. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận
được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng,
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và xu hướng tích cực, một bộ phận thanh
niên, sinh viên, học sinh sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến
tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền
thống văn hóa dân tộc; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập
quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của
thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình
trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày
càng phức tạp; xu hướng chạy theo bằng cấp, nhận thức lệch lạc về học nghề,
chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn khá phổ biến.
Thời gian tới, đất nước ta tiếp tục đứng trước những thời cơ và thử thách lớn lao,
hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên lại càng
vinh dự và nặng nề. Để xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của
Đảng, Bác Hồ, học sinh, sinh viên phải không ngừng phấn đấu làm theo lời Bác,
học giỏi, rèn luyện tốt, tiếp nối truyền thống của thế hệ cha anh, kiên định với con
đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn, luôn xung kích, sáng tạo, đi
đầu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đóng góp xứng đáng
vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, thực hiện bằng
được mục tiêu xây dựng Tổ quốc ta ngày càng hùng cường, đất nước ta ngày càng
giàu mạnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm
châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn./.rách nhiệm cũng như sứ mệnh của tôi là 12 lOMoAR cPSD| 40551442 TỔNG KẾT
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được triệu tập (tháng 3-1982). Đại
hội được tiến hành trong tình hình đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội.
Đại hội đã kiểm điểm, tự phê bình về những sai lầm chủ quan, nóng vội trong cải tạo
xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; chỉ trích về tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
thể hiện ở việc “duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, bao cấp'', nên cơ sở đó đã
điều chỉnh một bước đường lối chung và đường lối kinh tế trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội xác định nước
ta ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ nội dung công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, Đại hội đã đề ra một số chủ trương về
điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, để phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thể hiện cụ thể trong kế hoạch
5 năm 1981-1985, nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Nhìn chung, một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra từ sau
Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) đến Đại hội V đã bước đầu thể hiện sự chú ý hơn tới
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc phát triển văn hoá, xã hội phù hợp
với điều kiện cụ thể của đất nước.
Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
(1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của
chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở
miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt
động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu
pháp lệnh được giao. Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 13 lOMoAR cPSD| 40551442
1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng
5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc doanh
tăng 4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng 0,71%. Nông,
lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạn này),
nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước. Công nghiệp được dồn lực đầu tư
nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế còn thấp
(chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu
xây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế
được nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
xã hội bình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung),
đồng thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên
nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm.
Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa,
xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố miền
Nam đã căn bản xoá nạn mù chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được xác định
không biết chữ, có 1.323,7 nghìn người thoát nạn mù chữ. Công tác dạy nghề phát
triển cũng mạnh mẽ. Năm 1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung học chuyên
nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên và 7,8 nghìn giáo viên. Đến năm 1985, số trường
trung học chuyên nghiệp là 314 trường, với quy mô 128,5 nghìn sinh viên và 11,4
nghìn giáo viên (tăng 9% về số sinh viên và 44,9% về số giáo viên so với năm 1977).
Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Số
giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7 nghìn
giường năm 1985. Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976 lên 160,2
nghìn người năm 1985, trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên 19.029 người. 14 lOMoAR cPSD| 40551442
Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công
nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập
bình quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng từ
18,7 đồng lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.
Ngay sau Đại hội, Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương đã
mở Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến và xây dựng chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng.
Công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần làm rõ hơn
cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và khuyết điểm, động
viên toàn Đảng, toàn dân tập trung cao hơn vào mặt trận nông nghiệp, đẩy mạnh sản
xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện các chỉ tiêu, biện pháp của kế hoạch
kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981-1985. Phân tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi
quan, hoài nghi, dao động về đường lối, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều
làm ít, chỉ kêu ca mà không gương mẫu hành động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lùi tiêu cực. 15 lOMoAR cPSD| 40551442
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam”(Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V: https://daihoidang.vn/lich-su/tu-lieu- vankien/lanthu-V.vnp 3.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 46, NXB Chính trị
quốcgia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 114 – 137. 4.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập - tập 47, NXB Chính trị
quốcgia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr 223 – 254.
Downloaded by Mai Mai Mai (abcdefghis@gmail.com)