Đàm phán quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đàm phán quốc tế - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Nhung
Mã sinh viên: QHQT48A11077 ĐỀ ÁN ĐÀM PHÁN
ĐÀM PHÁN VỀ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN IRAN
GIỮA IRAN VÀ NHÓM P5+1 TẠI GENEVA NĂM 2013 I.
BỐI CẢNH TÌNH HÌNH
1. Tình hình quốc tế và khu vực
Trong giai đoạn này, tình hình quốc tế đã chứng kiến nhiều biến động. Chương trình hạt nhân gây
tranh cãi của Iran và sự lo ngại về mục tiêu sản xuất vũ khí hạt nhân đã làm dấy lên sự căng thẳng. Cộng
đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia phương Tây và Israel, đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế để áp lực Iran
tham gia đàm phán. Tại Trung Đông, tình hình bất ổn với cuộc chiến tranh ở Syria và Iraq cũng tạo ra một
bối cảnh an ninh phức tạp.
2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đối tác (Đối tác ở đây là nhóm P5+1)
Mỹ: Mỹ đang trong giai đoạn hậu suy thoái kinh tế toàn cầu và tập trung vào chính sách đối ngoại,
đặc biệt là tại Trung Đông. Năm 2012, Barack Obama đắc cử Tổng thống, Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chính
sách đối ngoại về việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, tiếp tục gây sức ép trừng phạt lên Iran.
Trung Quốc: rất quan trọng trong việc hỗ trợ Iran thoát khỏi sự cô lập và tái gia nhập nền kinh tế
toàn cầu. Trung Quốc tự khẳng định mình là trọng tài giữa Hoa Kỳ và Iran trong suốt các cuộc đàm phán P5
+ 1 nhằm ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự giữa Iran và Trung Quốc.
Nga: Quan hệ căng thẳng Mỹ-Nga gia tăng về việc sáp nhập Crime. Bên cạnh đó, Nga đã có mối
quan hệ thương mại hạt nhân sâu rộng với Iran và coi hợp tác hạt nhân với Tehran là hợp pháp và tuân thủ
các biện pháp bảo vệ của IAEA. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã xem các hoạt động như
vậy là đóng góp cho chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Iran.
Đức, Anh, Pháp: Để thuyết phục Iran tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, Liên minh châu Âu
thực hiện các biện pháp trừng phạt này và cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt. Các nước châu Âu trong
P5+1 đồng thời trong giai đoạn này cũng đang phải đối mặt với thách thức kinh tế và tài chính do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
3. Vấn đề cần lưu ý về đối tác (văn hoá, nhân sự) -
Nhân sự: Mỹ nổi tiếng với phong cách giao tiếp trực tiếp. Iran nên chuẩn bị cho việc giao tiếp thẳng
thắn và rõ ràng, nên chuẩn bị thảo luận các vấn đề nhạy cảm và trả lời các câu hỏi trực tiếp trong quá trình đàm phán. -
Văn hoá: tránh những hành động hoặc hành vi có thể bị coi là thiếu tôn trọng hoặc xúc phạm trong
nền văn hóa của các quốc gia đối tác. II.
MỤC TIÊU ĐÀM PHÁN CỦA MỖI BÊN
1. Mục tiêu của đối tác (Đối tác ở đây là nhóm P5+1) - Mục tiêu tối đa
+ Mỹ: Mong muốn đạt được một thỏa thuận hoàn chỉnh, gắn chặt về kiểm soát và giám sát chương trình hạt
nhân của Iran, đảm bảo rằng Iran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân. Yêu cầu Iran tạm dừng xây dựng trên
Lò phản ứng nước nặng Arak và không tham gia vào việc tái xử lý hoặc xây dựng một cơ sở tái xử lý.
+ Trung Quốc: Ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Iran, bảo vệ lợi ích quốc gia và
đảm bảo rằng cuộc đàm phán sẽ duy trì tính ổn định trong khu vực.
+ Nga: Nga muốn duy trì vai trò và ảnh hưởng của họ trong khu vực Trung Đông, và mong muốn có thể
tham gia vào các quyết định quan trọng về hạt nhân của Iran.
+ Đức, Anh, Pháp: Ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, yêu cầu Iran đồng ý chấp nhận hạn chế đáng
kể chương trình hạt nhân của mình trong ít nhất một thập niên và một số chương trình sẽ còn bị hạn chế lâu
hơn, và đồng ý tăng thêm đáng kể sự giám sát của cộng đồng quốc tế. -
Mục tiêu tối thiểu
+ Mỹ: Duy trì cuộc đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình, loại bỏ hoặc nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran.
+ Trung Quốc: Mục tiêu tối thiểu của Trung Quốc là duy trì quan hệ tốt với Iran và các đối tác quốc tế
khác, đảm bảo rằng cuộc đàm phán tiếp tục và không dẫn đến xung đột hoặc căng thẳng.
+ Nga: Duy trì quan hệ tốt với Iran và các đối tác quốc tế khác, đảm bảo rằng cuộc đàm phán không gây ra
xung đột hoặc căng thẳng trong khu vực
+ Đức, Anh, Pháp: Có thể thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế với Iran sau khi lệnh trừng phạt
được nới lỏng hoặc loại bỏ. Nếu đàm phán không có kết quả tốt, yêu cầu Iran ngừng các hoạt động hạt nhân
trong vòng 6 tháng để đổi lấy việc được nới lỏng những biện pháp trừng phạt từ phương Tây - BATNA của đối tác
+ Mỹ: Tiếp tục áp đặt và mở rộng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nếu cuộc đàm phán không đạt được một thỏa thuận tốt.
+ Trung Quốc: BATNA của Trung Quốc trong cuộc đàm phán hạt nhân với Iran là duy trì quan hệ tốt với
Iran vì Trung Quốc có lợi ích trong việc duy trì quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế với Iran. Nếu cuộc
đàm phán không thành công và lệnh trừng phạt đối với Iran vẫn tiếp tục, Trung Quốc có thể tìm cách tối ưu
hóa quan hệ kinh tế với Iran và tận dụng thị trường và nguồn cung cấp năng lượng từ Iran.
+ Nga: Nga có một lịch sử quan hệ quân sự và chính trị với Iran, và họ có thể sử dụng mối quan hệ này để
tạo áp lực hoặc tham gia vào các vấn đề quân sự trong khu vực nếu cuộc đàm phán không thành công. Nga
cũng có khả năng cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Iran, và điều này có thể là một tùy chọn nếu
cuộc đàm phán không tiến triển theo ý muốn của Nga.
+ Đức, Anh, Pháp: BATNA của Đức, Anh và Pháp nói chung trong cuộc đàm phán hạt nhân với Iran có thể
liên quan đến việc duy trì hoặc mở rộng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nếu cuộc đàm phán không đạt
được một thỏa thuận tốt và đáng tin cậy.
2. Mục tiêu của ta (Iran) - Mục tiêu tối đa
+ Giữ lại quyền phát triển công nghệ hạt nhân và sản xuất năng lượng hạt nhân với mục tiêu dân sự.
+ Không bị giới hạn quá mức và có quyền tự quyết trong việc sử dụng công nghệ hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng
+ Đình chỉ các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hóa dầu, vàng và kim loại quý của Iran.
+ Không áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt mới nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc liên
quan đến hạt nhân của EU đối với Iran. - Mục tiêu tối thiểu
+ Cho phép Iran tiếp tục bán dầu ở mức hiện tại và không trừng phạt các công ty vận chuyển vì vận
chuyển các lô hàng dầu hợp pháp này.
+ Nới lỏng hoặc gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt mới nào của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc
liên quan đến hạt nhân của EU đối với Iran.
+ Thiết lập một kênh tài chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc mua hàng hóa nhân đạo của Iran,
nhiều trong số đó không bị trừng phạt và thậm chí có thể được miễn trừng phạt. - BATNA của ta (Iran)
+ Có thể là tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân và tiếp tục phát triển công nghệ hạt nhân mà không
cần đến sự kiểm soát và giám sát quốc tế. Iran có khả năng sản xuất uranium làm giàu và sở hữu máy ly
tâm cần thiết cho quá trình này.
+ Nếu cuộc đàm phán không đạt được thỏa thuận hoặc các lệnh trừng phạt vẫn được duy trì, Iran có thể
tận dụng tài nguyên và công nghệ hạt nhân của mình cho mục tiêu dân sự và thúc đẩy quan hệ thương
mại và hợp tác kinh tế với các quốc gia khác. Iran cũng có khả năng tăng sản lượng dầu và khí đốt để tạo
nguồn thu kinh tế thay thế. III. NỘI DUNG ĐÀM PHÁN
1. Những vấn đề ta cần chủ động nêu -
Quyền tự quyết: cần đảm bảo rằng sự phát triển công nghệ hạt nhân cho mục tiêu dân sự. -
Sự giám sát và kiểm soát: ta có thể đề suất một số cơ chế giám sát và kiểm soát công bằng để chứng
minh tính hòa bình và dân sự của chương trình hạt nhân. -
Gỡ bỏ lệnh trừng phạt: ta nên đề nghị việc loại bỏ hoặc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. -
Hợp tác quốc tế: Ta có thể cam kết hợp tác với cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với các thách thức
về vấn đề hạt nhân và an ninh khu vực. -
Bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia: ta cần đảm bảo rằng thỏa thuận hạt nhân không xâm phạm đến quyền
tự quyết và lợi ích quốc gia, không bị lệnh trừng phạt hoặc áp lực quốc tế ảnh hưởng quá mức đến nên kinh tế và an ninh.
2. Những vấn đề đối tác có thể nêu và dự kiến trả lời của ta
Vấn đề đối tác có thể nêu
Dự kiến trả lời của ta
Iran muốn đạt được điều gì Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sự phát triển hòa bình và sử trong cuộc đàm phán này
dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình, đồng thời đảm bảo
quyền lợi quốc gia và an ninh khu vực
Iran có cam kết tuân thủ các Chúng tôi cam kết tuân thủ các hiệp định hạt nhân trước đây và
hiệp định hạt nhân trước đây sẽ tăng cường cơ chế kiểm tra và kiểm soát để đảm bảo tuân thủ
và sẽ làm thế nào để đảm bảo trong tương lai. tuân thủ trong tương lai?
Iran đề xuất những biện pháp
Chúng tôi đề xuất những biện pháp giảm căng thẳng như tăng
cụ thể để giảm căng thẳng và
cường giao tiếp và cơ chế sớm cảnh báo để đảm bảo an ninh đảm bảo an ninh khu vực khu vực
Về Tương lai sau cuộc đàm
Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác và tìm kiếm cơ hội phán
để giải quyết tranh cãi một cách hòa bình và xây dựng quan hệ tích cực.
3. Dự thảo các văn kiện sẽ kí kết -
Thỏa thuận về giám sát và kiểm soát -
Các văn kiện về việc giảm giới hạn sản xuất uranium làm giàu, số lượng máy ly tâm và các hoạt động
liên quan đến lò phản ứng hạt nhân -
Thỏa thuận về việc nới lỏng hoặc loại bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran IV.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Đàm phán chính thức -
Khai mạc và lễ mở đầu: Lễ khai mạc sẽ được tổ chức với sự tham gia của các đại diện từ Iran và các
quốc gia P5+1. Lãnh đạo và đại diện chính trị sẽ có các diễn thuyết mở đầu để bày tỏ quan điểm của họ
và tầm quan trọng của cuộc đàm phán. -
Các phiên đàm phán chính thức: Đây sẽ là cốt lõi của các cuộc đàm phán, nơi các nhà ngoại giao và
đại diện của Iran sẽ gặp gỡ P5+1 (Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) để thảo luận về các
điều khoản của thỏa thuận, Hiệp định tạm thời. Các phiên họp này sẽ bao gồm các cuộc thảo luận, đề
xuất và phản đề xuất để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.Cuộc đàm phán diễn ra
thông qua các phiên họp và cuộc thảo luận chính thức giữa các đại diện của Iran và P5+1. Các văn kiện
và chi tiết kỹ thuật sẽ được thảo luận và thảo thuận trong các phiên này. -
Cuộc họp song phương và đối thoại: Các cuộc họp song phương giữa Iran và mỗi quốc gia trong P5+1
có thể diễn ra để thảo luận về các vấn đề cụ thể hoặc giải quyết các tranh chấp. -
Kết thúc và tuyên bố kết quả: Các cuộc đàm phán sẽ lên đến đỉnh điểm là việc chính thức hóa bằng
việc ký kết Thỏa thuận tạm thời, với việc tất cả các bên đồng ý với các điều khoản.
Tất cả các hoạt động này sẽ diễn ra trong bầu không khí nghiêm túc và đòi hỏi sự tham gia tích cực
của tất cả các bên để tìm kiếm một giải pháp đối thoại về vấn đề hạt nhân của Iran.
2. Gặp hẹn hai trưởng đoàn -
8h sáng tại Geneve, Thuỵ Sĩ, chuẩn bị danh sách và địa điểm đã thoả thuận (phòng họp hoặc một nơi khác theo thoả thuận) -
Chuẩn bị nội dung, hoạt động lễ tân trong cuộc đàm phán
3. Chào lãnh đạo cấp cao -
Xác định địa điểm đón tiếp: Cuộc họp có thể diễn ra ở một địa điểm trung lập và an toàn, chẳng hạn như
phòng hội nghị trong địa điểm đàm phán (trong trường hợp này là Palais des Nations ở Geneva) hoặc tại
một cơ sở ngoại giao khác, chẳng hạn như đại sứ quán hoặc chính phủ -
Đội ngũ tiếp đón (quan chức, quân đội, viên chức, chính phủ,..) - Chào hỏi và tặng quà 4. Lễ ký biên bản -
9h sáng: Đại diện mỗi bên trước cuộc đàm phán cần chuẩn bị biên bản hoặc tài liệu dự thảo chứa các
cam kết mà họ muốn đạt được -
Biên bản trong cuộc họp được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của các đại diện và luật sư chính trị -
Ký kết biên bản bởi các đại diện mỗi bên. Chữ ký thường được đặt dưới cuối tài liệu bao gồm tên, chức vụ, ngày kí. -
Công bố và lưu trữ biên bản V.
THÀNH PHẦN THAM GIA ĐÀM PHÁN
1. Danh sách đoàn đàm phán -
Từ phía P5+1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức):
+ Mỹ: John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
+ Nga: Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Nga.
+ Trung Quốc: Yang Jiechi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
+ Pháp: Laurent Fabius, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.
+ Anh: William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao Anh.
+ Đức: Guido Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức. - Từ phía Iran:
+ Javad Zarif: Bộ trưởng Ngoại giao Iran và là Trưởng đoàn Iran trong cuộc đàm phán.
+ Seyed Abbas Araghchi: Phó Bộ trưởng Ngoại giao Iran.
+ Ali Akbar Salehi: Bộ trưởng Khoa học, Nghiên cứu và Công nghệ Iran (trước đó là Bộ trưởng Ngoại giao).
+ Hamid Baeidinejad: Đại sứ Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
2. Danh sách thành viên tham dự từng hoạt động -
Đoàn đàm phán của Iran: Đoàn này thường bao gồm Trưởng đoàn Iran, các đại diện chính trị, đội ngũ
đàm phán, và các chuyên gia có liên quan. -
Đoàn đàm phán của P5+1: Đây là đoàn đàm phán đại diện cho các quốc gia thành viên của P5+1, bao
gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức. -
Trưởng đoàn, các đại diện chính trị, và đội ngũ đàm phán. -
Nhóm quan sát và quan sát viên: Có thể có các tổ chức quốc tế và quan sát viên tham gia để quan sát
quá trình đàm phán và đảm bảo tính minh bạch và công bằng. -
Dịch giả và thông dịch viên: Trong trường hợp có sự khác biệt ngôn ngữ, các dịch giả và thông dịch
viên có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao tiếp hiệu quả giữa các bên. -
Truyền thông và truyền thông viên: Các phóng viên và truyền thông viên thường được phép tham gia
vào cuộc họp để ghi lại thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin được chia sẻ với công chúng. VI.
CÁC BIỆN PHÁP LỄ TÂN 1. Tham quan -
Các đại diện và đội ngũ đàm phán từ cả hai phía có thể tham quan những địa điểm quan trọng trong
thành phố hoặc khu vực diễn ra hội nghị để tạo dịp gặp gỡ bên ngoài phòng họp. -
Tham quan các cơ sở văn hóa, bảo tàng hoặc địa danh nổi tiếng. 2. Chiêu đãi -
Cuộc họp và đàm phán quốc tế thường bao gồm các buổi tiệc và bữa tối chính thức để tạo cơ hội giao
lưu và trò chuyện bên ngoài môi trường làm việc chính. -
Tiệc chiêu đãi có thể được tổ chức tại nhà hàng hoặc trong khu vườn của đại sứ quán hoặc nơi diễn ra hội nghị. 3. Quà tặng -
Quà đặc sản hoặc quà có giá trị văn hóa. -
Có thể bao gồm sách, nghệ thuật thủ công, sản phẩm thực phẩm đặc biệt, hoặc các sản phẩm truyền thống. VII.
CÁC BIỆN PHÁP BÁO CHÍ 1. Họp báo -
Tổ chức họp báo để thông báo về tiến triển của cuộc đàm phán, cam kết và thỏa thuận. -
Các đại diện của báo chí được mời tham gia để đặt câu hỏi và thu thập thông tin. 2. Ra thông cáo báo chí -
Thông cáo này thường được chuẩn bị trước và công bố đồng thời hoặc sau khi cuộc đàm phán kết thúc. -
Nó thường chứa các điểm quan trọng và cam kết đạt được trong cuộc họp.
VIII. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Bộ phận chuyên môn: chuẩn bị nội dung, bao gồm việc nghiên cứu, lên kế hoạch cho các buổi thảo
luận chuyên môn, chuẩn bị tài liệu và diễn giả, và đảm bảo rằng kiến thức chuyên môn được trình bày một cách hiệu quả.
2. Bộ phận lễ tân: triển khai các biện pháp lễ tân, đảm bảo hậu cần cho cuộc đàm phán, có nhiệm vụ
tiếp đón và hỗ trợ người tham dự hội nghị. Họ cung cấp thông tin, hướn dẫn, và hỗ trợ về việc đăng ký tham gia,
3. Bộ phận báo chí: chủ trì triển khai các biện pháp báo chí