Đàm phán tranh chấp - For research purposes - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đàm phán tranh chấp - For research purposes - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
I. QUAN ĐIỂM
Bên Mua có 3 options cho bên Bán để giải quyết tranh chấp: -
Hợp đồng ban đầu vô hiệu do có yếu tố lừa dối. Hai bên hoàn trả lại cho nhau
những gì đã nhận cộng với số tiền bồi thường bao gồm những chi phí như: chi
phí để tàu đi từ nơi nhận hàng tới Phillipines, tiền bến bãi, tiền lưu kho hàng hóa, ... -
Bên Bán phải giao lại đơn hàng mới (Non-GMO), Bên Mua sẽ trả lại hàng cho
Bên bán tự giải quyết, và phần chi phí Bên bán đi lấy lại hàng sẽ do hai bên thỏa thuận. -
Bên Bán phải giao lại đơn hàng mới (Non-GMO), Bên Mua sẽ cố tìm đối tác để
bán lô hàng có GMO (nếu được) và Bên Bán phải phụ các chi phí nhập cảng
(hai bên thỏa thuận) cho Bên Mua. II. CÂU HỎI
Câu hỏi: Bên Bán cho rằng trong hợp đồng chỉ nêu chứng nhận GMO/Non
GMO. Không yêu cầu hoàn toàn là Non GMO do đó Bên Bán không có lỗi. Ngày
10/07/2023, Bên Mua yêu cầu cung cấp Non-GMO Cert để làm permit. Ngày
17/07/2023, Bên Mua gửi form mẫu Non-GMO để Bên Bán làm và cung cấp. Thế
Bên Bán có nhận thức được tài liệu mình đang chuẩn bị là tài liệu về Non-GMO không?
Việc Bên Bán đã điền vào form Non-GMO có nghĩa là Bên Bán đã gián tiếp
xác nhận đơn hàng của mình là Non-GMO, đồng thời Bên Mua cũng lấy form mẫu
Non-GMO để làm permit nên có quyền yêu cầu hàng hòa được giao phải là Non-
GMO (hợp đồng chỉ quy định GMO/Non-GMO).
Câu hỏi: Bên Bán có thể giải thích vì sao hàng có khả năng GMO như vậy
nhưng khi cung cấp hồ sơ làm permit lại không đề cập đầy đủ. Vậy có vấn đề
trong quá trình kiểm định của cơ sở kiểm định hay Bên Bán che dấu các khả
năng xảy ra GMO nhằm đẩy nhanh hàng hoá cũng như các chi phí rủi ro chuyển
giao cho Bên Mua được quy định trong hợp đồng?
Câu hỏi: Việc bên bán đã phát hiện ra hợp đồng đã thay đổi từ 3 tiêu chí
lên 9 tiêu chí trong L/C là khi nào?
- Nếu đã biết, tại sao không phản hồi, phải chăng đã đồng ý với thay đổi tiêu
chí và tiếp tục giao hàng? (Theo khoản 1 Điều 18 CISG 1980)
- Nếu không đồng ý, sao vẫn tiếp tục giao hàng.
Câu hỏi: Trong hợp đồng có được đề cập tới việc thay đổi từ 3 lên 9 tiêu
chí, vậy Bên Bán đã biết rõ nghĩa vụ của mình đúng không?
- Nếu có thì việc bất đồng giữa L/C với hợp đồng đã được thông báo trước tại
hợp đồng, Bên Mua cũng đã giải thích rõ điều này cũng như sự bất đồng Bên Mua đã
đồng ý cũng như có gửi phản hồi đúng theo thoả thuận về thời hạn trả lời được đề rõ
trong hợp đồng (mặc dù không cần thiết theo điều kiện L/C Bên Bán nhưng đã thông
báo trước nếu xảy ra vấn đề cần phải cung cấp), như vậy Bên Bán đã bỏ sót?
- Nếu không thì giải thích điều khoản lại cho Bên Bán mặc dù hợp đồng được
soạn bởi Bên Bán nhưng Bên Bán không rõ ở tài liệu mà ở các nước khác nhau?
Vì việc khi L/C phát hành, ngân hàng phát hành sẽ gửi bản sao L/C cho ngân
hàng thông báo và ngân hàng thông báo sẽ chuyển tiếp L/C cho bên bán. Lúc đó, bên
bán sẽ kiểm tra và xác thật có giống vs bản hợp đồng 2 bên đã ký kết hay không, tại
thời điểm đó họ không có phản hồi gì cho bên mua nên bên mua đã ngầm hiểu là bên bán đồng ý.
Câu hỏi: Bên bán đã thực hiện biện pháp nào để đảm bảo việc điều chỉnh
“Consignee” trước khi tàu nhận hàng chưa?
- Bên mua chấp nhận sự khác biệt trên OBL có cần thêm những điều kiện có lợi
nào không? (trường hợp xảy ra tranh chấp về OBL)
- Bên bán có thông báo cho bên mua về sự sơ suất của nhân sự dẫn đến việc
xuất hàng mà không đảm bảo điều kiện thanh toán không? Nếu có, thông báo này
được gửi vào ngày nào?
- Bộ chứng từ nộp cho ngân hàng để thanh toán L/C không đảm bảo theo yêu
cầu dẫn đến không thể thanh toán 90% còn lại?
Câu hỏi: Đối với việc bảo quản hàng hoá, Hợp đồng có quy định việc Bên
Bán sẽ thực hiện việc giám định bảo quản hàng hoá nhưng lại chưa có văn bản
hay tài liệu nào liên quan việc nghiệm thu sau khi bảo quản. Như vậy, quy trình
thực hiện có đúng hay không?
- Nếu có thì biên bản nghiệm thu cần được Bên Bán cung cấp cho Bên Mua
nhưng chưa nhận được văn bản nào.
- Nếu không thì việc rủi ro hàng hoá được cập nhật bên cảng Cái Mép như vậy,
rủi ro đó sẽ được Bên Bán bồi thường?
Câu hỏi: Đối với việc thanh toán 90% hợp đồng thì bên Mua đã có đề cập
việc thanh toán trước 50% nhưng bên Bán chưa có phản hồi?
- Nếu có thì tài liệu đã gửi theo phương thức nào mà không có thông báo?
(Gmail hay Thông qua văn bản tay gửi qua vận chuyển)
- Nếu không thì cần cung cấp tài liệu để có thể giải trình với ngân hàng Tech
giải ngân phần tiền 50% của 90% giá trị hợp đồng.
Câu hỏi: Bên Bán đã nhận được thông báo về tàu gặp bão nên lịch trình bị kéo dài chưa?
Nếu trả lời là rồi thì căn cứ theo khoản 1 Điều 79 CISG 1980.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hàng hóa giao có GMO (trong hợp đồng chỉ nêu GMO/Non-GMO)
Việc này cho thấy quy trình kiểm tra chất lượng GMO gặp vấn đề trước khi tàu
xuất cảng SITV nhận hàng. Chưa tính đến trường hợp L/C chưa được thanh toán mà
đã cho tàu Venus xuất cảng, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đã gặp vấn đề đã xuất
hiện tại cảng. Bên cạnh đó, Bên Mua không lường trước khả năng hàng hóa có thể bị
GMO và Bên Bán buộc phải biết đến vấn đề này. Tuy nhiên, Bên Bán đã không đảm
bảo được chất lượng theo giám định GMO, việc thanh toán phải được cấn trừ đối với
chi phí hàng hóa hao hụt do có biến đổi GMO cùng với chi phí phải bốc dỡ hàng hóa
để thực hiện giám định GMO đối với hàng hóa mà Bên Bán giao và các chi phí liên
quan để thực hiện các hoạt động liên quan đến mặt hàng.
Ngoài ra, việc hàng hóa có GMO khiến không thể thông quan còn ảnh hưởng
đến nguồn cung ứng hàng hóa của Bên Mua đối với các bên đại lý của Bên Mua. Vì
vậy, Bên Bán cần phải bồi thường và Bên Bán cũng nên bồi thường một khoản tiền
đối với việc lỗi của Bên Bán biết hàng hóa có thể bị GMO nhưng đã sai sót trong việc giám định.
Thế nên, việc thanh toán phải cấn trừ các chi phí bốc dỡ hàng hóa, bảo
quản hàng hóa tại cảng Philipines, hoạt động có liên quan. Đối với hoạt động
giám định hàng hóa thì Bên Bán phải tự chịu trách nhiệm thanh toán chi phí
thẩm định vì đã có sai sót trong việc giám định. Vì vậy, việc yêu cầu thanh toán
đối với các chi phí nêu trên của Bên Mua là hoàn toàn hợp lý.
2. Bên chịu trách nhiệm
Đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý của các bên trong trường hợp này, cần phải xem xét nhiều khía cạnh.
Đầu tiên, bàn về vấn đề nhận thức. Ngay từ thời điểm đầu, Bên Mua đã gửi cho
Bên Bán form mẫu để Bên Bán làm và cung cấp thông tin để Bên Mua làm permit.
Tại khoản 14 của “OTHER TERMS AND CONDITIONS” có quy định: “No Permit,
No Shipment”, nghĩa là Bên Bán phải nhận được permit Bên Mua gửi thì Bên Bán
mới giao hàng. Chứng tỏ Bên Bán đã biết Permit là về hàng hóa Non-GMO, tuy nhiên Bên Bán vẫn giao hàng.
Tiếp theo, đối với vấn đề bên nào chịu trách nhiệm thì căn cứ tại khoản 1 Điều
36 CISG 1980 “Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này,
về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa mà sự không phù hợp đó vào lúc chuyển
giao quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ
được phát hiện sau đó”.
Theo điểm b khoản 2 Điều 35 CISG 1980 thì “Hàng không thích hợp cho bất
kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký
hợp đồng” được xem là hàng hóa không phù hợp. Theo đó, căn cứ tại khoản 2 Điều
46 CISG 1980 thì Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng hóa thay thế nếu như hàng hóa
không phù hợp với hợp đồng.
“Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người
bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng”.
Hoặc có thể áp dụng khoản 3 Điều 46 CISG 1980 “Nếu hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng, người mua có quyền đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp
ấy, trừ những trường hợp khi điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết”.
3. Điều khoản chuyển giao rủi ro
Theo khoản 5 của “OTHER TERMS AND CONDITIONS” có quy định: Rủi ro
sẽ được chuyển giao cho Bên Mua khi Bên Mua nhận hàng. Tuy nhiên, theo Điều 68
CISG 1980 “Nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ
phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho
người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu”.
Căn cứ ở trên, Bên Bán phải biết rõ việc permit là Non-GMO, nhưng lại giao
hàng có GMO mà không thông báo cho Bên Mua, vì khoản 14 của “OTHER TERMS
AND CONDITIONS” có quy định: “No Permit, No Shipment”. Vì thế, Bên Mua đã
phải gửi permit cho Bên Bán xác nhận trước khi Bên Bán giao hàng. Vì lý do trên,
Bên Bán không thể lấy lý do hợp đồng không ghi rõ GMO/Non-GMO được vì chính
Bên Bán đã cung cấp thông tin đơn hàng Non-GMO để làm permit.
Qua đó, kết luận rằng Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm về đơn hàng “không phù hợp” nêu trên.
4. L/C theo hợp đồng là 3 tiêu chí, sau Bên Mua thay đổi thành 9 tiêu chí
Việc thay đổi tiêu chí của L/C theo hợp đồng từ 3 thành 9 tiêu chí thì việc Bên
Bán cho rằng Bên Mua chưa thông báo trước cho Bên Bán thì chưa hợp lý vì tại
khoản 10 “OTHER TERM AND CONDITIONS” có quy định rằng các tài liệu phải
được giải thích kỹ càng cho Bên Bán. Bên cạnh đó, Bên Mua đã phải gửi toàn bộ tài
liệu, chứng từ cho Bên Bán trước khi Bên Bán giao hàng. Vì thế, trước khi giao hàng,
Bên Bán phải biết về vấn đề này và phản hồi lại cho Bên Mua nếu như không đồng
tình. Tuy nhiên, Bên Bán không có bất kỳ phản hồi nào.
Ngoài ra tại điều khoản “DOCUMENTS REQUIRED FOR LC PAYMENT”,
Bên Mua đã lường trước những tài liệu cần phải cung cấp cho các hợp đồng khác (cụ
thể là hợp đồng L/C giữa Bên Mua và các bên ngân hàng đảm bảo thanh toán) mà cần
cung cấp theo điều khoản “OTHER CONTRACTUAL DOCUMENTS REQUIRED
WILL BE SENT DIRECTLY TO BUYER”. Việc điều khoản được giải thích rõ ở đây
rằng việc cần những tài liệu cần thiết để hoàn thiện hợp đồng L/C đáp ứng các yêu cầu
cần thiết nếu bên các ngân hàng nhận L/C của hoạt động mua bán này có những yêu
cầu đối với tài liệu nêu trên.
Thế nên, việc thông báo thay đổi tiêu chí từ 03 sang 09 tiêu chí trong việc
mở L/C đã được thông báo trước tại hợp đồng đã ký kết giữa 02 bên. Việc bồi
thường đối với việc chậm chi trả hóa đơn theo phần trăm lãi theo ngày được quy
định trong hợp đồng không được tính.
5. Sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan: Kẹt cầu cảng
Bên Bán đã nhận được thông báo về tàu gặp bão nên lịch trình bị kéo dài chưa?
Nếu trả lời “đã được nhận thông báo”, căn cứ khoản 1 Điều 79 CISG 1980:
“Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ
nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại
nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng
họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục
các hậu quả của nó”.
Thì việc tàu gặp bão dẫn đến lịch trình bị kéo dài thuộc trường hợp miễn trách
nhiệm do đây là việc Bên Mua không thể lường trước được và do tàu ra khơi thì gặp
bão nên cũng không thể khắc phục được nên Bên Mua không vi phạm nghĩa vụ của
bản thân. Và Bên Bán cũng đã nhận được thông báo của bên mua về việc này nên theo
khoản 3 7.1.7 Bộ nguyên tắc Unidroit về HĐTMQT năm 2004 về trường hợp bất khả kháng.
(3) The party who fails to perform must give notice to the other party of the
impediment and its effect on its ability to perform. If the notice is not received by the
other party within a reasonable time after the party who fails to perform knew or
ought to have known of the impediment, it is liable for damages resulting from such non-receipt.
Tạm dịch là: “Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về sự tồn tại
của trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình. Nếu thông
báo không đến tay người nhận trong khoảng thời hạn hợp lý kể từ khi bên có nghĩa vụ
biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại gây ra do không nhận được thông báo.”
Thì bên mua sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường gì về việc này
cả. Ngoài ra tàu chỉ trễ 10 ngày do bất khả kháng ít hơn 4 ngày so với 14 ngày quy
định tại mục FORCE MA3UE (Bất khả kháng) cho nên hợp đồng không bị vô hiệu vì lý do này.
Nếu trả lời “không”, thì ngày 01/09/2023 – 07/09/2023, Bên Mua đã gửi thông
báo tàu gặp bão nên lịch trình kéo dài thành 12-16/09 và ngày 16/09/2023, Tàu HTK
VENUS đến khu vực Phú Mỹ/Cái Mép, nhưng do kẹt cầu cảng và thời tiết Bên Bán đã
cập nhật trước đó, nên tàu dời tới 21/09 mới cập cảng làm hàng, bên bán đã xác nhận
là đã nhận được những thông tin này. Cho nên … (trả lời tiếp theo như câu trả lời “đã
được nhận thông báo”).
6. Phát hành OBL chậm trễ
Đối với việc phát hành OBL chậm trễ dẫn đến Bên Bán nộp chứng từ chậm trễ,
có 2 lý do chính dẫn đến Bên Bán nộp chứng từ chậm trễ:
Chủ tàu chưa phát hành OBL do bên họ chưa nhận được thanh toán cước từ Univeral.
Bên Bán yêu cầu Ben Line điều chỉnh mục “Consignee” TO ORDER OF RHB
BANK BERHAD theo như chỉ dẫn trên LC.
Bên Mua không đồng ý sửa mục “Consignee” như được yêu cầu, mà chỉ dẫn
TO ORDER OF TA-ALA FARMS, INC và Bên Mua xác nhận chấp nhận sự
khác biệt trên OBL & CO.
Về việc thanh toán cước thì trong hợp đồng không quy định về thời gian thanh
toán cước vận chuyển nên áp dụng theo tập quán thương mại quốc tế cụ thể là
reasonable period of time (thời gian hợp lý) cho nên việc thanh toán cước sau đó đã
được khắc phục trong thời gian hợp lý nên đây không có sai phạm gì cả.
Nguyên nhân chủ yếu về việc chậm chứng từ là do thông tin trên OBL chưa
thống nhất tuy nhiên các bên sau đó cũng đã cùng nhau thống nhất trong khoản thời
gian hợp lý và OBL đã được gửi đi sau đó vài ngày nên đây không phải là vấn đề tranh chấp.
7. Bồi thường thiệt hại
Những chi phí mà Bên Mua có thể yêu cầu Bên Bán bồi thường bao gồm:
Chi phí xử lý hàng hóa có chứa GMO, Chi phí lưu kho và xử lý cảng, Chi phí vận
chuyển lại hàng hóa, Phí phạt vi phạm hợp đồng, Chi phí tái xuất hàng hóa, Phí kiểm
định hàng hóa, Chi phí bảo hiểm đối với hàng hóa,
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì Bên Bán đã giao sai lô hàng khiến
Bên Mua bị ảnh hưởng rất nhiều như uy tín, chất lượng của Bên Mua đối với các đại
lý của Bên Mua. Bên Mua sẽ bị phạt hợp đồng đối với các bên đại lý của Bên Mua vì
không thực hiện giao hàng đúng thời gian dự kiến trong hợp đồng, việc chậm trễ giao
hàng giao hàng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đối với các
bên ký kết cung cấp nguồn hàng từ chính lô hàng đó dẫn đến công ty có thể đối mặt
với việc bị phạt vi phạm bởi những hợp đồng đã ký kết cũng như bồi thường khoản