-
Thông tin
-
Quiz
Dân số và phát triển | Tiểu luận Xã hội học
Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội (trung gian) bao gồm các yếu tố như chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, các chuẩn mực xã hội về các yếu tố tác động khác như chuẩn mực về hôn nhân, quan niệm xã hội về con trai hay con gái. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xã hội học 34 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Dân số và phát triển | Tiểu luận Xã hội học
Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội (trung gian) bao gồm các yếu tố như chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, các chuẩn mực xã hội về các yếu tố tác động khác như chuẩn mực về hôn nhân, quan niệm xã hội về con trai hay con gái. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xã hội học 34 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU LUẬN
DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Họ và tên : Lưu Thị Khánh Linh Mã sinh viên : 2153010036 Lớp : Xã hội học K41
Hà Nội, tháng 6 năm 2022 Câu 1:
Hình 1. Lược đồ của Freedman " Các yếu tố tác động đến mức sinh"
Phân tích mô hình các nhóm yếu tố xã hội tác động đến mức sinh được đề
cập đến trong sơ đồ mức sinh của Freedman.
Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội (trung gian) bao gồm các yếu tố như chuẩn
mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, các
chuẩn mực xã hội về các yếu tố tác động khác như chuẩn mực về hôn nhân, quan
niệm xã hội về con trai hay con gái. Nhóm yếu tố này thường tác động lên mức
sinh nhưng nó cũng chỉ tác động thông qua các yếu tố nhóm trực tiếp. - Di dân:
Tác động chiều về với tử vong ở nhóm yếu tố gốc bởi những gánh nặng của
việc đổ xô đến các thành phố lớn khiến hệ thống y tế quá tải hoặc do trong quá
trình dịch chuyển trong lịch trình di cư xảy ra những biến cố (dịch bệnh, thiên tai
bão lũ,...) đã tăng phần trăm tử vong.
Tác động một chiều đi tới Nhận thức và sự sẵn sàng chấp nhận kiểm soát
sinh đẻ (nhóm yếu tố trực tiếp) có thể thấy ở khía cạnh di dân tác động đến nhận
thức của các cặp vợ chồng về những gánh nặng khi di cư đến nơi khác để tìm việc
làm đã khó nay lại thêm vấn đề sinh con, nuôi dưỡng (với những công nhân nghèo)
khiến họ có nhận thức không muốn sinh con ở thời điểm đó.
- Chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình:
Dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng từ kế hoạch hóa gia đình đã khiến chuẩn mực
xã hội quen với việc quy mô của gia đình công chức chỉ được sinh 1-2 con (trừ
những trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định) là một ví dụ, tác động chiều
đi đến nhận thức buộc các cặp vợ chồng công chức nhà nước phải chấp nhận việc
bị kiểm soát sinh đẻ (vì các mức phạt, tước chức vụ công việc,...)
- Tuyên truyền: Tiềm năng số con mong muốn
Yếu tố này chỉ tác động một chiều đi tới Nhận thức và sự sẵn sàng chấp
nhận kiểm soát sinh đẻ (nhóm yếu tố trực tiếp) và Kiểm soát sinh: Kế hoạch hóa
gia đình và nạo thai, từ sự tuyên truyền về lợi ích và thách thức về số con mong
muốn, các cặp vợ chồng có thể thay đổi từ trong nhận thức và dẫn tới hành động là
chấp nhận kiểm soát sinh đẻ với chiều hướng tích cực là các biện pháp tránh thai
an toàn, chiều hướng tiêu cực là nạo phá thai.
- Chuẩn mực xã hội về các yếu tố tác động:
Yếu tố này tác động một chiều đi mà trong đó tồn tại Chuẩn mực xã hội về
hôn nhân (một vợ một chồng, đa thê tùy vùng miền, quốc gia,... sẽ phá vỡ kế hoạch
hóa gia đình) hay chuẩn mực xã hội về giới tính của con (trọng nam khinh nữ)
hoặc yếu tố tuổi làm mẹ (mang thai ngoài ý muốn ở học sinh) làm tình trạng nạo
phá thai đạt mức kỉ lục.
Nhìn yếu tố này ở khía cạnh tích cực thì sự thay đổi chuẩn mực xã hội trong
thời hiện đại, tư tưởng phóng khoáng hơn, bình đẳng hơn sẽ ảnh hưởng tích cực
đến các yếu tố tác động trực tiếp. Ví dụ: Bình đẳng giới sẽ tạo tư tưởng thoải mái
cho các cặp vợ chồng sinh đẻ tự nhiên.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam/ các tỉnh/thành phố ở Việt Nam hoặc/và một
số quốc gia trong khu vực, trên thế giới để phân tích và bàn luận về tính
đúng đắn cũng như hạn chế đối với các yếu tố tác động đến mức sinh được Freedman đề cập đến.
Thực trạng mức sinh ở Việt Nam
- Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa: tổng
tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09
con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức
thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến.
Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công chương
trình Dân số kế hoạch hóa gia đình đối với mục tiêu giảm sinh.
- Hiện nay, mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn của khu vực thành thị và
cao hơn mức sinh thay thế, TFR tương ứng là 2,26 con/phụ nữ và 1,83
con/phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có
mức sinh cao nhất cả nước, với TFR mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả
nước, TFR tương ứng là 1,56 con/phụ nữ và 1,8 con/phụ nữ.
- Năm 2019, trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh
có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ), cao hơn gấp hai lần so với địa
phương có mức sinh thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,39 con/phụ
nữ). Trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận mức sinh giảm
và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng, Sóc Trăng là địa phương duy nhất có mức sinh không thay đổi.
- Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1 triệu người (Kinh, Tày, Thái,
Khmer, Mường, Mông, Nùng), dân tộc Mông có mức sinh cao nhất. Trải qua
ba thập kỷ, mức sinh của các dân tộc này đều giảm, trong đó dân tộc Mông
có mức sinh giảm nhiều nhất (năm 1989: 9,30 con/phụ nữ; năm 2009: 4,96
con/phụ nữ; năm 2019: 3,59 con/phụ nữ). Hiện nay, chênh lệch về mức sinh
giữa các nhóm dân tộc đang có xu hướng thu hẹp dần.
- Năm 2019, phụ nữ di cư có mức sinh thấp hơn phụ nữ không di cư với TFR
tương ứng là 1,54 con/phụ nữ so với 2,13 con/phụ nữ; phụ nữ có trình độ
học vấn càng cao thì mức sinh càng thấp, TFR của nhóm phụ nữ có trình độ
trên trung học phổ thông là thấp nhất (1,98 con/phụ nữ) và của nhóm có
trình độ dưới tiểu học là cao nhất (2,35 con/phụ nữ); phụ nữ sống trong các
hộ nghèo nhất có mức sinh cao nhất trong 5 nhóm mức sống (2,4 con/phụ
nữ), phụ nữ sống trong các hộ giàu nhất có mức sinh thấp nhất (2 con/phụ nữ).
- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ suất sinh đặc
trưng theo tuổi của phụ nữ từ 10-19 tuổi (ASFR10) là 11 con/1000 phụ nữ.
Trong đó, khu vực nông thôn cao hơn thành thị, tương ứng là 15 con/1000
phụ nữ và 5 con/1000 phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên là hai vùng có ASFR10 là cao nhất, tương ứng là 28 con/1000 phụ
nữ và 21 con/1000 phụ nữ. Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1
triệu người, ASFR10 của dân tộc Mông cao nhất, 65 con/1000 phụ nữ, cao
hơn khoảng 9 lần so với dân tộc Kinh và hơn 6 lần so với mức bình quân chung của cả nước.
Các yếu tố tác động - Di dân:
Sự gia tăng nhanh chóng của di chuyển dân số tại Việt Nam có tác động
quan trọng đối với sức khỏe công cộng, đòi hỏi phải có sự đáp ứng đẩy đủ từ
ngành y tế. Nhiều người tị nạn và người di cư thường thiếu tiếp cận các dịch vụ y
tế và thiếu bảo vệ tài chính cho sức khỏe. Thiếu bao phủ sức khỏe toàn dân có thể
dẫn đến chi phí quá cao cho người tị nạn và người di cư, nhiều người trong số họ
phải trả tiến túi cho các dịch vụ y tế. Người di cư đang có các rào cản trong tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như về thể chế, chính sách, về tài chính, về
nhận thức và hỗ trợ xã hội.
Ví dụ như tại thủ đô Hà Nội, những người lao động tại khu vực phi chính
thức, thường không ký hợp đồng lao động, nên không được hưởng các chế độ như:
bảo hiểm xã hội, các chính sách bảo hiểm ngắn hạn, như ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, không có chế độ nghỉ lễ và chủ nhật.
Họ thường là những người gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống, như dễ bị lạm dụng
tình dục (đối với phụ nữ)... Vậy nên di dân tác động khá lớn đến tỉ lệ tử vong.
Ngoài ra, con cái của lao động di cư tự do cũng gặp rất nhiều khó khăn về điều
kiện sinh hoạt, về sự chăm sóc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo và y tế. Vậy
nên dân di cư thường không có ý định sinh con nhiều, từ đó tác động đến mức sinh.
- Chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình:
Tại Hà Nội, nhằm đẩy mạnh các hoạt động thực hiện tốt công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình, Hà Nội tiếp tục phấn đấu ổn định quy mô dân số, duy trì vững
chắc mức sinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; giảm thiểu tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, 6 tháng
đầu năm 2020 số sinh là 48.433 trẻ, giảm 944 trẻ so với cùng kỳ năm 2019; số trẻ
là con thứ 3 trở lên là 3.474 trẻ, giảm 346 trẻ so với cùng kỳ; tỷ số giới tính khi
sinh là 113,2 trẻ trai/100 trẻ gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh là 82,48% tăng 78% so
với cùng kỳ, sàng lọc sơ sinh là 75,46% giảm 85% so với cùng kỳ năm 2019.
Có thể thấy, chính sách kế hoạch hóa gia đình đã kiểm soát được các dạng dị
tật bẩm sinh và mất cân bằng giới tính sau sinh, giảm thiểu được nạn nạo
phá thai. Kế hoạch hóa gia đình có tác động rất lớn đối với mức sinh ở Hà Nội.
- Tuyên truyền: Tiềm năng số con mong muốn
UBND thành phố Hà Nội ban hành kèm theo 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp:
hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình tại địa phương; tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; phát triển
mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình, huy động nguồn lực thực hiện chương trình; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Kết quả mang lại không mấy khả quan khi tỉ lệ nạo phá thai trên địa bàn
thành phố vẫn rất cao. Đặc biệt, lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi đi nạo phá cao
nhất. Phó trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Ngân Hà cho
biết, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ước tính số ca nạo phá thai trung bình 1
ngày khoảng 40 - 50 ca, 1 năm khoảng 5.000 ca, trong đó có khoảng 18 - 20% ở
tuổi vị thành niên. Tức là mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai.
Đây là một yếu tố xã hội quan trọng tác động lên mức sinh nhưng chưa được
thực hiện một cách hiệu quả.
- Chuẩn mực xã hội về các yếu tố tác động:
Một ví dụ điển hình của chuẩn mực xã hội đó là tư tưởng “ trọng nam
khinh nữ”. Tâm lý ưa thích con trai và nhu cầu cần có con trai tác động tới việc
sinh thêm con của các cặp vợ chồng. Những cặp vợ chồng đã có hai con nhưng
chưa có con trai, khả năng sinh thêm con cao gấp đôi so với những cặp vợ
chồng đã có ít nhất một con trai. Việc sinh thêm con để có con trai đặc biệt rõ
rệt ở nhóm dân số có trình độ học vấn cao và mức sống tốt hơn. Sự ưa thích con
trai còn được thể hiện qua việc lựa chọn giới tính trước sinh ngay từ lần sinh
đầu, với tỉ số giới tính khi sinh là 109,5 bé trai/100 bé gái đối với lần sinh đầu
tiên; tỉ số giới tính khi sinh tiếp tục tăng ở lần sinh từ thứ ba trở lên (119,8 bé
trai/100 bé gái). Đối với các cặp vợ chồng sinh liên tiếp 2 con gái, tỉ số giới tính
khi sinh của lần sinh thứ ba là 143,8 bé trai/100 bé gái.
Đây là yếu tố tác động rất lớn đến mức sinh ở Việt Nam Câu 2:
Hình 2: Sơ đồ các yếu tố tác động đến mức sinh tại Việt Nam
Phân tích yếu tố xã hội tác động đến mức sinh tại Việt Nam ( Nhóm 3: Xã hội) - Giáo dục
+ Sự phát triển nói chung và sự phát triển giáo dục nói riêng của mỗi nước ảnh
hưởng đến trình độ học vấn của người dân đặc biệt là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
+ Số con trung bình của phụ nữ tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn của họ vì họ kiểm
soát được các yếu tố: thu nhập gia đình, tiếp cận các dịch vụ về sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình
+ Người có trình độ học vấn họ sẽ biết các biện pháp tránh thai có hiệu quả để dãn
khoảng cách sinh đẻ, chủ động thời điểm sinh con. Khi mang thai họ biết cách
chăm sóc sức khỏe của mình để sinh ra một đứa con khỏe mạnh an toàn.
+ Đối với nam giới, việc có trình độ giaó dục, học vấn cao giúp họ chấp nhận chia
sẻ công việc gia đình với vợ con,thự hiện biện pháp tránh thai, chấp nhận quy mô
dân số ít con. Trình độ học vấn cao là điều kiện tiền đề hạ thấp mức sinh. Phụ nữ
chưa bao giờ đến trường thường lấy chồng sớm, và thường có nhiều con hơn phụ nữ lấy chồng muộn. - Y tế
+ Y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng trong việc hạn chế mức sinh.
ngành y tế đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra các phương tiện, phương pháp hạn
chế sinh đẻ, tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ.
+ Ngành dân số có nhiệm vụ tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ tuổi
sinh đẻ, còn ngành y tế có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tránh thai an toàn, hiệu
quả. Hiện nay, các biện pháp, phương tiện về kế hoạch hóa gia đình khá phong phú
và đa dạng bao gồm các biện pháp tránh thai tạm thời( dụng cụ tử cung, bao cao
su…), các phương pháp tránh thai viễn viễn( đình sản nữ, đình sản nam…), và các
phương pháp khẩn cấp khi đối tượng có nhu cầu. Nếu chất lượng của các dịch vụ
tốt thì số người sử dụng BPTT sẽ tăng lên và ngược lại. Để tác động trực tiếp đến
mức sinh có các giải pháp về kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, hành chính, pháp luật
song nó chỉ tác động vào ý thức con người chỉ khi họ sử dụng BPTT mới có thể
chủ động hạn chế số lần sinh, khoảng cách sinh giữa các lần thực hiện kế hoạch
hóa gia đình mới giảm được mức sinh.
+ Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở
trẻ sơ sinh cũng gián tiếp góp phần làm giảm mức sinh. Như vậy muốn giảm mức
sinh phải phát triển hệ thống y tế nói chung và hệ thống chuyên ngành dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình nói riêng. - Bình đẳng giới
Bình đẳng giới xác lập, nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ là của cải con trai, con gái.
Cha mẹ không cần phải cố sinh con trai để trông cậy lúc về già, vấn đề kéo dài
dòng họ, thờ cúng tổ tiên sẽ do cả nam và nữ đảm nhận, thì các bậc cha mẹ không
có ý nguyện sinh nhiều hay ít con trai để nối dõi tông đường.
+ Sự bất bình đẳng thể hiện phụ nữ có ít cơ hội học tập, cao trình độ dẫn đến chỉ
làm những công việc phổ thông, ảnh hưởng đến hành vi sinh đẻ. Trình độ thấp,phụ
nữ thường chỉ gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc con cái, ít có cơ hội hưởng
phúc lợi xã hội. Không có trình độ hiểu biết nên họ không tự mình quyết định tất
cả các vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ như: quyết định số con, thời điểm
sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh ...
- Văn hóa truyền thống, tâm sinh lí, phong tục tập quán.
+ Trình độ văn hóa biểu hiện qua cách cư xử của con người với nhau, với xã hội,
hay thông qua sự hiểu biết, học hỏi, giáo dục, nhận thức từ các quá trình nhận thức
như quá trình tri giác, quá trình học tập, giao tiếp. Vì vậy, nó tác ảnh hưởng rất lớn đến mức sinh đẻ
Ví dụ: Được học tập, giáo dục tốt làm trình độ học vấn cao nhận thức được
độ tuổi kết hôn nào là hợp lý cho gia đình, công việc của mình, học biết sử dụng
các biện pháp tránh thai có hiệu quả, họ biết chăm sóc bản thân mình và con một cách an toàn khỏe mạnh.
Hay trình độ văn hóa giúp cách ứng xử của mỗi thành viên trong gia đình
một cách công bằng, văn minh hơn. Người chồng có thể không những là trụ cột
trong gia đình với những công việc quan trọng mà còn chia sẻ những công việc gia
đình, họ thông cảm với người phụ nữ khi đi ra ngoài xã hội.
+ Phong tục tập quán tâm lý xã hội cũ ảnh hưởng đến mức sinh như tâm lý muốn
sinh nhiều con, gia đình đông con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý thích con
trai để nối dõi tông đường, truyền dòng tiếp giống, thờ phụng cha mẹ, nương tựa
tuổi già, phong tục kiêng kỵ, quan niệm hôn nhân kết hôn sớm. Nó xuất hiện tồn
tại ở các nước phát triển kinh tế thấp văn hóa lạc hậu. Khi cơ sở kinh tế xã hội phát
triển, đời sống người dân được cải thiện thì phong tục tập quán cũ mất đi, xuất hiện
phong tục tập quán, tâm lý xã hội mới, nó biểu hiện ở chỗ kết hôn muộn, gia đình
ít con, nam nữ bình đẳng. Tất cả điều đó làm giảm mức sinh.
+ Tôn giáo ảnh hưởng đến mức sinh biểu hiện như người theo đạo thiên chúa hay
đạo Hồi thường có mức sinh cao,đối với đạo Thiên Chúa họ khuyến khích đông
con,ủng hộ gia đình có quy mô lớn và không chấp nhận các biện pháp tránh thai có
hiệu quả. Đối với Hồi giáo họ không chấp nhận triệt sản và nạo phá thai khi thai đã
được 4 tháng. Qua đây ta thấy được tôn giáo có tác động rất lớn đến mức sinh của
mỗi cộng đồng tôn giáo. Câu 3:
Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và liên tục giữ vững tổng tỷ suất sinh (số
con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) ở mức dưới 2,1 con hơn 10
năm qua; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
Việc chủ động duy trì mức sinh hợp lý là để trong tương lai, Việt Nam sẽ có
được một quy mô dân số phù hợp với diện tích lãnh thổ, đảm bảo sự cân đối,
hài hòa giữa các độ tuổi; duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong tuổi lao
động, kéo dài giai đoạn cơ cấu "dân số vàng"; làm chậm lại thời gian chuyển
đổi từ giai đoạn "già hóa dân số" sang "dân số già", có cơ hội phát triển các
dịch vụ an sinh xã hội và phát huy, chăm sóc người cao tuổi tốt hơn; tạo điều
kiện thuận lợi để khống chế sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, sớm đưa trở
lại mức cân bằng tự nhiên. Giải pháp
- Để duy trì được mức sinh thay thế, đòi hỏi phải có bài toán đặc thù cho sự
phát triển bền vững của từng vùng miền cũng như sự phát triển chung của cả
nước. Trong đó cần tiếp tục cuộc vận động sinh đủ 2 con. Đối với những nơi
mức sinh đang xuống thấp thì cần vận động người dân "sinh đủ 2 con"; đối
với những nơi điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn có mức sinh cao, thậm
chí rất cao, vẫn phải tiếp tục vận động giảm sinh để đưa về mức sinh thay thế.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân số. Thống nhất nhận thức
của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao
trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào kế
hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất
lượng, phân bố dân số trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và
trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh
ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã
đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.
- Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công
tác dân số; đồng thời đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong
việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc. Rà
soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi. Ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa
chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Nam duy trì vững chắc mức sinh thay thế
https://tuyengiao.vn/dan-so-va-phat-trien/viet-nam-duy-tri-vung-chac-muc-sinh-thay-the- 125039
2. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu tổng điều tra dân số 2019
https://vietnam.unfpa.org/vi/news/kết-quả-nghiên-cứu-chuyên-sâu-tổng-điều-tra-dân-số- 2019
3. Hà Nội: Củng cố, phát triển mạng lưới dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình
https://dangcongsan.vn/y-te/ha-noi-cung-co-phat-trien-mang-luoi-dich-vu-ke-
hoach-hoa-gia-dinh-600362.html