-
Thông tin
-
Quiz
Gia đình Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 | Tiểu luận Xã hội học
Việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học rất quan trọng. Hiểu được đối tượng của xã hội là trả lời được những câu hỏi cơ bản như xã hội học là nghiên cứu cái gì, như thế nào. Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của xã hội học sẽ giúp ta hiểu được vị trí, vai trò và mối quan hệ của bộ môn khoa học này trong hệ thống các khoa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
học.
Xã hội học 34 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Gia đình Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 | Tiểu luận Xã hội học
Việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học rất quan trọng. Hiểu được đối tượng của xã hội là trả lời được những câu hỏi cơ bản như xã hội học là nghiên cứu cái gì, như thế nào. Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của xã hội học sẽ giúp ta hiểu được vị trí, vai trò và mối quan hệ của bộ môn khoa học này trong hệ thống các khoa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
học.
Môn: Xã hội học 34 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN INCLUDEPICTURE
"https://d3av3o1z276gfa.cloudfront.net/images/place/DdxM3B5J0eLZQMyKXlrHXKFoqi9myTyc.jpeg" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://d3av3o1z276gfa.cloudfront.net/images/place/DdxM3B5J0eLZQMyKXlrHXKFoqi9myTyc.jpeg" \* MERGEFORMATINET
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Xã hội học đại cương
Giảng viên: Ts. Nguyễn Thị Thúy Mai
Sinh viên thực hiện: Bùi Quỳnh Anh Lớp: Báo Ảnh K40 MSSV: 2056030001 2
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
CÂU 1: Nêu đối tượng nghiên cứu của xã hội học? Mối quan hệ giữa xã hội học
với các ngành khoa học khác?....................................................................................3
1. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học.................................................................3
1.1. Định nghĩa xã hội học...................................................................................3
1.2. Định nghĩa tổng quát về đối tượng của xã hội học........................................3
1.3. Ví dụ một số câu hỏi nghiên cứu của xã hội học...........................................5
2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học khác.................................7
2.1. Xã hội học và Triết học.................................................................................7
2.2. Xã hội học và tâm lý học...............................................................................8
2.3. Xã hội học và kinh tế học..............................................................................8
2.4. Xã hội học và lịch sử học..............................................................................9
2.5. Xã hội học và một số ngành khoa học xã hội khác.....................................10
CÂU 2: Bằng kiến thức đã học về xã hội học gia đình, hãy lập đề cương nghiên
cứu với chủ đề sau đây: Gia đình Việt Nam trong bối cảnh Covid-19.................10
1. Tên đề tài...........................................................................................................10
2. Lý do lựa chọn đề tài.........................................................................................10
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................11
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................12
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu........................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................12
6. Thực trạng của vấn đề........................................................................................13 3
6.1. Bối cảnh.......................................................................................................13
6.2. Sức khỏe tâm thần của trẻ em trong đại dịch Covid-19..............................14
6.3. Yếu tố giúp trẻ em đối mặt với đại dịch......................................................15
CÂU 1: Nêu đối tượng nghiên cứu của xã hội học? Mối quan hệ giữa xã hội học
với các ngành khoa học khác?
1. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học
1.1. Định nghĩa xã hội học
Việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học rất quan trọng. Hiểu được đối
tượng của xã hội là trả lời được những câu hỏi cơ bản như xã hội học là nghiên cứu
cái gì, như thế nào. Xác định rõ đối tượng nghiên cứu của xã hội học sẽ giúp ta hiểu
được vị trí, vai trò và mối quan hệ của bộ môn khoa học này trong hệ thống các khoa học.
Một cách ngắn gọn có thể định nghĩa rằng: Xã hội học là khoa học nghiên cứu
quy luật của sự hình thành, vận động và biến đổi mối quan hệ giữa con người và xã
hội. Định nghĩa này cho phép phân biệt được đối tượng nghiên cứu với khách thể nghiên cứu .
Tuy cùng chung các khách thể nghiên cứu là xã hội, con người và cả giới tự
nhiên, nhưng xã hội học có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Xã hội học tập trung
nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và xã hội. Nhờ cách xác định rõ đối tượng
nghiên cứu như vậy mà xã hội học vừa có vị trí độc lập vừa có mối liên hệ mật thiết
với các bộ môn khoa học khác. 4
1.2. Định nghĩa tổng quát về đối tượng của xã hội học
Cách xác định đối tượng nghiên cứu xã hội cho phép giải quyết được vấn đề cấp
độ nghiên cứu của xã hội học. Lịch sử phát triển của xã hội học cho biết có một số
cách tiếp cận vấn đề từ cấp độ vi mô đến cấp độ vĩ mô như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ cách tiếp cận vi mô, một số tác giả định nghĩa: xã hội học
là khoa học nghiên cứu các khuôn mẫu hành vi xã hội của các cá nhân, các nhóm người.
Thứ hai, xuất phát từ cách tiếp cận vĩ mô, một số tác giả cho rằng đối tượng
nghiên cứu của xã hội học là quy luật của hoạt động xã hội của sự vận động, biến đổi
và phát triển cộng đồng xã hội và hệ thống xã hội tồn tại và phát triển trong lịch sử.
Thứ ba, xuất phát từ cách tiếp cận tổng hợp vừa vi mô vừa vĩ mô, một số tác giả
cho rằng xã hội học nghiên cứu hành vi xã hội, hoạt động xã hội và các quy luật vận
động của các nhóm, các cộng đồng và các hệ thống xã hội.
Như vậy, mỗi nhóm tác giả nêu trên đưa ra một câu trả lời, một cách định nghĩa
về xã hội học. Ví dụ là định nghĩa: xã hội học nghiên cứu mặt xã hội của thực tại xã
hội với các biểu hiện, đặc điểm, tính chất, quy luật vận động và xu hướng biến đổi
của nó. Điều này chứng tỏ một mặt, xã hội học quan tâm nghiên cứu nhiều vấn đề
của đời sống xã hội của con người. Mặt khác, cần có một định nghĩa đủ bao quát
được các nội dung chính của các định nghĩa hiện có về đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Để giải quyết những vấn đề này có thể phát biểu thành định nghĩa tổng quát sau
đây: Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật, các cơ chế và các điều kiện của
sự nảy sinh, vận động, biến đổi mối quan hệ giữa con người và xã hội. Cách định
nghĩa này cho thấy xã hội học chỉ nghiên cứu những gì biểu hiện ra thành quan hệ 5
của con người với xã hội, ví dụ, hành vi, hoạt động nào của con người hướng tới xã
hội, tác động tới xã hội và chịu sự tác động của xã hội chứ không phải nghiên cứu
mọi biểu hiện của hành vi hoạt động của các cá nhân.
Định nghĩa này cho thấy xã hội học chỉ nghiên cứu những gì của xã hội biểu ra
thành quan hệ của xã hội với con người, ví dụ các tác động từ phía xã hội tới đời
sống của con người chứ không nghiên cứu mọi biểu hiện của hiện tượng, sự vật của
xã hội. Chẳng hạn, xã hội học nghiên cứu cách thức mà xã hội tổ chức các hoạt động
của các cá nhân, các nhóm người. Với tinh thần như vậy, xã hội học môi trường cũng
chủ yếu nghiên cứu mối tương tác giữa xã hội và môi trường, con người và môi trường.
Xã hội học cũng nghiên cứu như: cách thức mà các cá thể người biến thành cá
nhân, thành nhân cách; cách thức các cá nhân riêng lẻ tập hợp lại thành nhóm, cộng đồng và xã hội.
1.3. Ví dụ một số câu hỏi nghiên cứu của xã hội học
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học được làm sáng tỏ qua việc tìm câu trả lời
cho các câu hỏi như: những yếu tố nào gắn kết các cá nhân lại với nhau thành một xã
hội? Điều gì gắn kết cá nhân vào xã hội? Cái gì tạo nên trật tự xã hội? Cái gì gây ra
sự biến đổi xã hội? Tại sao các cá nhân lại hành động theo kiểu này mà không phải
kiểu khác? Đối tượng nêu trên được xã hội học nghiên cứu trên các cấp độ khác nhau
từ nhỏ nhất - vi mô, đến lớn nhất - vĩ mô.
Theo truyền thống xã hội học do Auguste Comte khởi xướng, xã hội học nghiên cứu:
- Thành phần xã hội, cấu trúc xã hội. Xã hội học nghiên cứu “mặt tĩnh” của mối quan
hệ giữa con người và xã hội thông qua việc phân tích các khái niệm cơ bản, ví dụ: 6
trật tự xã hội, hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội, nhóm xã hội, thiết chế
xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, bất bình đẳng xã hội.
- Các quá trình xã hội và sự biến đổi xã hội. Xã hội học nghiên cứu “mặt động” của
mối quan hệ giữa con người và xã hội thông qua việc phân tích các khái niệm cơ bản,
ví dụ: hành động xã hội, tương tác xã hội, biến đổi xã hội, phân hóa xã hội, mâu
thuẫn xã hội, xung đột xã hội. Sự phân biệt mặt động và mặt tĩnh tại của đối tượng
nghiên cứu chỉ mang tính tương đối, bởi vì đó là hai mặt của bất kỳ một hiện tượng xã hội nào.
Theo quan điểm của E.Durkheim, xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu
“mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của thực tại xã hội nói chung. “Mặt” xã hội hiện diện
ở tất cả các lĩnh vực của xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, gia đình,...
“Mặt” xã hội được biểu hiện ở 4 khía cạnh sau:
Thứ nhất là những hình thức và mức độ biểu hiện của các hiện tượng xã hội, các
quá trình xã hội (bao gồm các hành vi, hành động, khuôn mẫu, tác phong, các chuẩn
mực, giá trị phong tục tập quán, thiết chế xã hội,...). Ví dụ: Tình trạng thất nghiệp,
tham nhũng, mê tín, tội phạm, phân tầng xã hội, phân hóa giảu nghèo,... là những
hình thức biểu hiện của các hiện tượng xã hội, được xã hội học hướng vào nghiên cứu.
Thứ hai, xã hội học nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hành động
xã hội, những biến đổi xã hội. Xã hội học cắt nghĩa và trả lời câu hỏi: vì sao lại có
người giàu thành đạt, còn một số người khác lại rơi vào thất nghiệp, nghèo khổ? Tại
sao lại có hiện tượng tự tử, những nguyên nhân, động cơ nào dẫn đến hiện tượng tự tử? ... 7
Thứ ba, xã hội học chỉ ra đặc trưng, xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó
đưa ra các dự báo xã hội. Trên cơ sở nhận diện đúng đắn thực trạng xã hội, xã hội
học còn có khả năng vạch ra những đặc trưng, xu hướng, những triển vọng phát triển
xa hơn nữa của những sự vật, hiện tượng.
Thứ tư, xã hội học chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội và hành vi của quần chúng.
2. Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học khác
2.1. Xã hội học và Triết học
Xã hội học và triết học có mối quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể, có đối
tượng nghiên cứu rõ ràng với một ngành là khoa học được coi là thế giới quan khoa học.
Triết bọc là môn khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên xã
hội và tư duy. Triết học nghiên cứu các quy luật chung về sự hình thành và phát triển
của xã hội, triết học còn cung cấp cho các bộ môn khoa học xã hội khác nền tảng về
thế giới quan và phương pháp luận của sự nghiên cứu xã hội. Để trở thành một khoa
học về thế giới quan và phương pháp luận, triết học đã sử dụng những thành tựu của
các khoa học khác, trong đó có xã hội học.
Ngược lại, xã hội học tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã
hội, về mối quan hệ giữa các tổ chức, nhóm và cá nhân. Trong khi nghiên cứu xã hội
học sử dụng phương pháp thực nghiệm, khác với phương pháp tư duy logic của triết
học. Qua đó cho thấy, giữa triết học và xã hội học có sự khác nhau không chỉ về đối
tượng mà còn về phương pháp nghiên cứu. Nhưng giữa xã hội học và triết học lại có
mối quan hệ với nhau. Những nghiên cứu của xã hội học cung cấp thông tin, phát
hiện các vấn đề mới nảy sinh, bằng chứng mới trong thực tiễn cuộc sống làm phong 8
phú thêm kho tàng tri thức và phương pháp luận của triết học. Nhờ có triết học cung
cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận mà xã hội học có những công cụ sắc bén để
nhận thức xã hội một cách khoa học, đầy đủ, đồng thời vận dụng để giải thích các
vần đề, hiện tượng xảy ra trong xã hội.
2.2. Xã hội học và tâm lý học
Xã hội học và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện ở chỗ cả hai
đều nghiên cứu về con người nhưng Tâm lý học đi vào nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý, các quá trình tâm lý, trạng thái, thuộc tính tâm lý của con người, hành vi của
con người. Xã hội học lại xem xét con người trong mối quan hệ tương tác với xã hội,
cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến hành vi xã hội của cá nhân. Khi nghiên cứu
về hành vi xã hội của con người, xã hội học cho ràng yếu tố tâm lý giữ vai trò hết sức
quan trọng. Do đó, những kiến thức của tâm lý học, nhất là những quy luật về tâm lý
học cá nhân đã góp phần quan trọng trong nghiên cứu xã hội học.
Xã hội học còn vận dụng các cách tiếp cận của tâm lý học trong việc nghiên cứu
về hành vi và hành động xã hội của con người, về tâm lý nhóm. Ngược lại, tâm lý
học cũng vận dụng những kiến thức và phương pháp nghiên cứu của Xã hội học để
có thể rút ra kết luận một cách chính xác về con người và những hành vi của họ. Tuy
hai ngành khoa học đều nghiên cứu về con người nhưng xã hội học lại nghiên cứu về
mối quan hệ xã hội của con người còn tâm lý học nghiên cứu về hành vi, tâm lý của
con người. Qua đó có thể thấy, gịữa xã hội học và tâm lý học có mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, phản ánh xu hướng phát triển vừa chuyên sâu vừa liên ngành của một khoa học hiện đại. 9
2.3. Xã hội học và kinh tế học
Xã hội học và kinh tế học là hai ngành khoa học khác nhau nhưng có chung một
số mối quan tâm. Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về sản xuất, phân phối, lưu
thông và tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội. Kinh tế học chú ý giải quyết các vấn
đề như tiền tệ, giá cả, tỷ suất lợi nhuận, ảnh hưởng của thuế đến tiêu dùng. Xã hội
học nghiên cứu những vấn đề xã hội của kinh tế .như việc làm, thất nghiệp, lạm
phát... Bởi mọi vấn đề xã hội đều xuất phát từ kinh tế, các thông tin kinh tế là cơ sở
giúp các nhà quản lý xã hội có được những quyết định về mặt xã hội.
Mặt khác, những lợi ích về kinh tế của các nhóm xã hội khác nhau cũng là điểm
xuất phát để giải quyết về các quá trình phát triển của mặt xã hội. Chính vì thế, mục
tiêu kinh tế đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội.
Ngược lại, khi giải quyết các vấn đề về kinh tế, không thể không tính đến những yếu
tố xã hội. Những mối quan hệ xã hội, các vấn đề xã hội nảy sinh từ các hiện tượng
kinh tế là đối tượng nghiên cứu của xã hội. Điều đó cho thấy, mối quan hệ không
tách rời giữa xã hội học và kinh tế học. Quan hệ của hai ngành khoa học này thể hiện
ở chỗ cùng vận dụng một số khái niệm, phạm trù và lý thuyết thích hợp trong nghiên
cứu như: con người, thị trường, việc làm, thất nghiệp... đặc biệt chú trọng đến khía
cạnh kinh tế tác động tới mối quan hệ xã hội.
2.4. Xã hội học và lịch sử học
Comte đã coi phương pháp nghiên cứu lịch sử là một trong số các phương pháp cơ
bản của xã hội học. Phương pháp tiếp cận sử học được sử dụng triệt để trong nghiên
cứu xã hội học để xem xét sự biến đổi xã hội. Durkheim đã nghiên cứu các hình thái
sơ đẳng của tôn giáo, các hình thức phân công lao động trong lịch sử xã hội loài
người. Weber đã nghiên cứu sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử
xã hội phương Tây. Các công trình nghiên cứu sử học cung cấp hệ thống các tài liệu 10
phong phú, sinh động, cụ thể về những diễn biến và các sự kiện đã xảy ra trong quá
trình tiến triển của xã hội. Xã hội học luôn tính đến các điều kiện lịch sử xã hội cụ thể
để lý giải các sự kiện xã hội.
2.5. Xã hội học và một số ngành khoa học xã hội khác
Xã hội học quan hệ chặt chẽ với bộ môn chính trị học, nhân chủng học, dân tộc
học và nhiều khoa học xã hội và nhân văn khác. Trong mối quan hệ này, xã hội học
kế thừa và phát triển các lý thuyết, phạm trù, khái niệm và phương pháp nghiên cứu
của các khoa học. Kết quả là đã hình thành nên nhiều chuyên ngành xã hội học, ví dụ
như xã hội học chính trị, xã hội học pháp luật.
Nhiều khái niệm xã hội học được xây dựng trên cơ sở sử dụng các khái niệm của các
khoa học khác ví dụ, dựa vào khái niệm “vốn con người” của nhân chủng học, xã hội
học đã phát triển những khái niệm như “vốn xã hội”, “vốn văn hoá”. Đồng thời, cách
tiếp cận xã hội học đã được vận dụng vào các nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học
khác. Ví dụ, các nhà nhân chủng học đã vận dụng lý thuyết xã hội học về cơ cấu xã
hội và các chức năng của thiết chế xã hội để lý giải sự giống và khác nhau giữa xã
hội cụ thể và đặc thù.
CÂU 2: Bằng kiến thức đã học về xã hội học gia đình, hãy lập đề cương nghiên
cứu với chủ đề sau đây: Gia đình Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. 1. Tên đề tài
Tác động của đại dịch Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em tại Việt Nam hiện nay. 11
2. Lý do lựa chọn đề tài
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa
về sức khỏe (WHO, 2001), trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối
loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân,
tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những lo ngại đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của
cả một thế hệ trẻ em cũng như thanh thiếu niên cùng các bậc cha mẹ và người chăm
sóc. Nhưng đại dịch có thể chỉ cho thấy phần nổi của tảng băng chìm về sức khỏe
tâm thần - một tảng băng đã không được chú ý trong một thời gian dài. Đại dịch kéo
dài đã gần 2 năm, trẻ em cũng đang hứng chịu những tổn thương cả về thể chất lẫn
tinh thần, đặc biệt là tổn thương về tinh thần và rất cần được quan tâm. Đại dịch đã
dẫn đến sự thay đổi đáng kể các thói quen hàng ngày của trẻ em. Trẻ bị rút ngắn thời
gian học tại trường, chuyển sang học tập trực tuyến; cách ly xã hội làm giảm thời
gian trẻ vận động ngoài trời, thiếu tương tác xã hội. Nhiều trẻ em trong đại dịch cũng
có những vấn đề về sinh hoạt tại nhà như tương tác giữa các thành viên trong gia
đình, những căng thẳng ở cha mẹ do phải thay đổi thói quen, áp lực kinh tế cũng tác
động đến hành vi nuôi dạy con cái.
Trẻ mắc Covid-19 hoặc là F1, F2 có thể phải cách ly với gia đình, xã hội trong khi
chưa đủ kỹ năng để tự chăm sóc bản thân và kiểm soát, thích ứng với những thay đổi
từ môi trường xung quanh. Đặc biệt, nhiều trẻ em phải trải qua mất mát do đại dịch.
Tại Việt Nam, đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của trên 23.000 người, hơn 2.500
trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, mất đi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha
mẹ, người thân,…Những mất mát đáng kể này làm gia tăng các triệu chứng về sức khoẻ tâm thần ở trẻ. 12
Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với sức
khỏe tâm thần của trẻ em tại Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu -
Mô tả thực trạng về tâm lý, sức khỏe của trẻ em trong giai đoạn 2019 đến nay. -
Tìm hiểu các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em. -
Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực ngắn hạn và dài hạn của đại dịch Covid-19
đối với trẻ em trong gia đình tại Việt Nam -
Đưa ra các khuyến nghị, biện pháp để giảm thiểu tình trạng bất ổn ở trẻ em cũng
như tìm ra các cách thức để giúp đỡ trẻ em vượt qua tình trạng này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -
Khảo sát thực trạng về tình trạng của trẻ em giai đoạn 2019 – 2021 tại Việt Nam -
Phân tích các yếu tố xã hội trực tiếp và gián tiếp tác động đến sức khỏe tâm thần của trẻ. -
Từ kết quả nghiên cứu hình thành các khuyến nghị về cách thức giải quyết các
vấn đề xung quanh sức khỏe tâm thần và tổn thương tâm lý xã hội của trẻ em.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Tác động của đại dịch Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em
Khách thể: Trẻ em trong độ tuổi 5 đến 15
Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Việt Nam 13 -
Thời gian: giai đoạn từ 2019 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu: nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành tâm lý liên
quan, trích dẫn và phân loại tài liệu chính và dữ liệu thứ cấp về tác động của đại dịch
Covid-19 đối với trẻ em từ 5-15 tuổi và gia đình của các em tại Việt Nam để thu thập
thông tin về biểu hiện, hành vi của trẻ.
Phương pháp quan sát: quan sát thực trạng, tình hình dịch bệnh, những ảnh hưởng từ
dịch bệnh có thể thấy rõ, từ đó phục vụ mục đích nghiên cứu thăm dò những biểu
hiện khác nhau về sức khỏe, tâm lý trong nhóm trẻ em khi có sự tác động của đại dịch Covid-19.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu được thực hiện qua điện thoại, để thu
thập thông tin về vấn đề từ nhiều mặt, giúp nhìn thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của
Covid-19 đến sức khỏe tâm thần (trực tiếp và gián tiếp) ở trẻ em và từng hoàn cảnh
khác nhau của mỗi gia đình.
Phương pháp bảng hỏi Anket: tiến hành trưng cầu ý kiến của gia đình trẻ em có độ
tuổi 5-15 thông qua hệ thống bảng hỏi, thu thập thông tin từ bảng hỏi giúp khách
quan hoá thực trạng vấn đề được đề cập.
6. Thực trạng của vấn đề 6.1. Bối cảnh
Kể từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam vào ngày
23/01/2020, Chính phủ Việt Nam đã gia tăng các nỗ lực khống chế sự lây lan của vi-
rút cũng như chữa trị cho những người nhiễm bệnh. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng
phát, Chính phủ đã đưa ra các quy định hạn chế di chuyển, đóng cửa trường học và 14
tạm dừng các cơ sở dịch vụ không thiết yếu, đồng thời thực hiện chế độ cách ly và
giãn cách xã hội. Trong bối cảnh này, rất nhiều nhóm người, đặc biệt là những đối
tượng như trẻ em dễ bị tổn thương, vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi vô số các tác động
dài hạn tiềm ẩn của đại dịch.
6.2. Sức khỏe tâm thần của trẻ em trong đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 là sang chấn hàng loạt, có thể tác động đến sức khỏe tâm thần
của trẻ cả trong hiện tại và tương lai sau này. Sang chấn này có khả năng cao làm
trầm trọng thêm những bệnh tâm thần hiện có và góp phần gây ra các bệnh mới liên
quan đến căng thẳng. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của sang chấn không được
điều trị, chúng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển lành mạnh của trẻ trên
phương diện cảm xúc, hành vi và thể chất.
Những yếu tố rủi ro có thể khiến các bệnh tâm thần hiện có trở nên trầm trọng
hơn hoặc gây ra vấn đề sức khỏe cho trẻ em.
- Cách ly tại nhà/tập trung và sự gián đoạn đối với các thói quen trước đây
- Mất người thân, gia đình vì Covid-19
- Giáo dục trực tuyến
- Thiếu tiếp cận với bạn bè đồng trang lứa
- Bạo lực có thể xảy ra trong gia đình
Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của sang chấn không được điều trị, chúng có thể
gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển lành mạnh của trẻ bao gồm cảm xúc, hành vi
và thể chất. Những dấu hiệu và triệu chứng của sang chấn ở trẻ em có thể bao gồm: 15
- Trầm cảm và/hoặc lo âu
- Giấc ngủ, việc ăn uống và kết quả học tập có sự thay đổi
- Có những hành vi nguy hiểm
- Mất hứng thú đối với mọi người và các hoạt động - Tự cô lập
- Không vâng lời
6.3. Yếu tố giúp trẻ em đối mặt với đại dịch
Sức khỏe tâm thần cũng giống như sức khỏe thể chất là một trạng thái tích cực, nó
làm nền tảng cho khả năng suy nghĩ, cảm nhận, học hỏi, làm việc, xây dựng các mối
quan hệ có ý nghĩa và đóng góp cho cộng đồng và thế giới. Có những bước và cách
tiếp cận cụ thể cho gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm thúc đẩy, bảo vệ và
chăm sóc tốt hơn cho hạnh phúc của trẻ em.
Những yếu tố bảo vệ như người chăm sóc giàu tình yêu thương, môi trường an
toàn và các mối quan hệ tích cực có thể giúp giảm thiểu nguy cơ rối loạn tâm thần ở
trẻ em, nhất là những trường hợp phải đi cách ly tập trung, không được ở gần bố mẹ
có tâm lý lo âu, sợ hãi, căng thẳng. Cùng với bảo vệ sức khỏe tâm thần, cần phòng
chống nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho trẻ, cần phải bảo vệ trẻ trước tai nạn thương
tích và những nguy cơ xâm hại khác.