Đảng đã đưa ra quyết định gì và thực hiện những chủ trương đườnglối nào để đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng trên? - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
11 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đảng đã đưa ra quyết định gì và thực hiện những chủ trương đườnglối nào để đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng trên? - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

55 28 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
_ _ _ _***_ _ _ _
BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề 2: Tại sao nói, sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm vào tình thế
ngàn cân treo sợi tóc? Đảng đã đưa ra quyết định gì và thực hiện những chủ trương đường
lối nào để đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng trên? Ý nghĩa việc nghiên cứu
trên với cá nhân em khi giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong cuộc sống?
Họ và tên: Mai Ngọc Uyên
Mã sinh viên: 11195675
Lớp: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam_13
Giảng đường: B-302, Tiết 7-8, Thứ 3
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Thu Hoài
Hà Nội - 2021
1
A. Mở đầu
Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công triệt
để nhất trong lịch sử. phát huy được cao nhất sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân,
đập tan mọi xích xiềng lệ của chủ nghĩa thực dân phát xít, rửa sạch nỗi đau mất
nước kéo dài gần một thế kỉ; đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại cả
ngàn năm, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta
từ kiếp sống nô lệ thành người dân tự do, làm chủ vận mệnh nước nhà.
Dựa trên cơ sở thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Dân chủ Cộng hòa ra đời
(2/9/1945), trở thành nhân tố nền tảng bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do mà nhân
dân ta hằng khát khao và cũng vừa mới giành được. Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch
sử dân tộc mở ra: kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời chính quyền còn non trẻ
nên Nhà nước ta phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Vận
mệnh nước Việt Nam lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính lẽ đó, ngay sau
khi tuyên bố độc lập, ngày 03-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách: Phát động ngay chiến dịch tăng gia
sản xuất để chống đói; Mở ngay chiến dịch chống nạn chữ; Tổ chức càng sớm càng
tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ
của nhân dân; Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ thói hư, tật xấu do
chế độ thực dân để lại; Bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm
hút thuốc phiện. Tuyên bố tự do tín ngưỡng lương giáo đoàn kết. Tiếp đó, từ ngày 10
đến ngày 11-9-1945, Hội nghịn bộ Bắc Kỳ của Đảng đề ra các nhiệm vụ về chính trị,
quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, trong đó “nhiệm vụ chính, trọng tâm trong lúc
này là củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, quân sự để giữ vững nền độc lập”.
Có thể nói, những thách thức sau Cách mạng Tháng Tám ngàn cân treo sợi tóc khi ấy
thâ tt sự vô cũng khó khăn với tt Chính phủ mới, còn non trẻ của chúng ta. Thế nhưng,
2
bằng đường lối lãnh đạo khéo léo, đúng đắn, cùng sự đoàn kết toàn dân, chúng ta đã vượt
qua được tất cả và tiếp tục giữ vững nền đôtc lâ tp, tự do cho dân tôtc.
B. Nội dung
I. Phân tích luận điểm: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm
vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã giành được độc lập, thiết lập nên chính
quyền mới của riêng mình nhưng mới thành lập nên chính quyền cách mạng còn non
trẻ. Đất nước Việt Nam lúc này phải đứng trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”, cùng
một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngoài.
1. Bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám 1945
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng đã giành chính quyền
về tay nhân dân từ đây khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, đây
cũng lúc đất nước ta phải đối mặt với vàn những khó khăn. Trên thế giới phe đế
quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn
công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Việt Nam
nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới
bên ngoài. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách
mạng. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực lượng vũ trang còn yếu. Nạn đói vẫn chưa
khắc phục mà hàng hoá thì khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Di sản văn
hoá lạc hậu của chế độ rất nặng nề, hơn 90% dân số chữ, tệ nạn hội còn phổ
biến. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước thì trống rỗng,...
2. Giặc ngoại xâm và nội phản:
Cuối tháng 8/1945, theo thỏa thuận của Đồng minh Hội nghị Pốtxđam
(Posdam) hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16
trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúngbọn tay sai thuộc các tổ chức
phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. Từtuyến 16 trở
3
vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược
nước ta. Ngoài ra, trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm các biện pháp
đấu tranh mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc
theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng
cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Tuy nhiên, chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp
những thiện chí hòa bình của Việt Nam, quân Pháp vẫn ngang nhiên nổ súng gây hấn
nhiều nơi ở Hà Nội và đưa ra những yêu sách quá đáng. Vậy là kẻ thù đã đặt dân tộc Việt
Nam trước 2 con đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại làm nô lệ; hai là đấu tranh đến
cùng để giành lấy tự do và độc lập. Tình thế đó, buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhân dân ta không có lựa chọn nào hơn là cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu.
3. Tình hình kinh tế:
Trong lúc đó ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế. Kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Bên cạnh
đó, nạn đói do Nhật - Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã làm 2 triệu người dân
bị chết đói và hậu quả nó để lại vẫn chưa được khắc phục thì nguy cơ nạn đói mới lại xuất
hiện, đe dọa nghiêm trọng đời sống của nhân dân. Khó khăn này chưa được giải quyết thì
khó khăn khác lại đến, thiên tai liên tiếp xảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9
tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được. Các
sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sản xuất, Hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng
vọt, ngoại thương đình trệ,…
Tình hình tài chính rất khó khăn, ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng,
kho bạc chỉ 1,2 triệu đồng trong đó quá nửa tiền rách. Chính quyền cách mạng
thì vẫn chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Đông Dương lúc này vẫn
đang còn nằm trong tay thực dân Pháp. Quân Trung Hoa dân quốc tung ra thị trường các
loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, làm cho tài chính nước ta thêm rối loạn.
4
4. Tình hình văn hóa - xã hội:
Như chúng ta đã biết, khi sang xâm chiếm nước ta thực dân Pháp đã thực hiện rất
nhiều chính sách tàn bạo thuế nặng nề, phu dịch thường xuyên khiến cho cuộc sống
của người dân càng ngày càng nghèo khổ càng nghèo khổ thì số người thất học càng
nhiều. Mặt khác, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách ngu dân đối với nhân dân ta.
Chính chính sách này của thực dân Pháp nên sau cách mạng nước ta hơn 95% dân
số nước ta bị mù chữ.
Đi cùng với đócác hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị
đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,…tràn lan do chế độ thực dân phong kiến để lại hết
sức tai hại vẫn chưa khắc phục được.
Như vậy, sau cách mạng tháng 8 khó khăn của ta lúc này rất lớn, dân tộc ta đứng
trước tình thế vô cùng hiểm nghèo, ta vừa giành được chính quyền thì lại đứng trước nguy
cơ mất chính quyền một lần nữa, vận mệnh dân tộc ta lúc này chẳng khác nào: “Ngàn cân
treo sợi tóc” giữ vững chính quyền là điều không tưởng nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, với tinh thần đoàn kết phấn đấu của toàn dân đã giúp dân tộc ta vượt qua được
những khó khăn này.
II. Những quyết định chủ trương, đường lối Đảng đưa ra để đất nước từng
bước thoát khỏi tình trạng “ ngàn cân treo sợi tóc ”.
Đứng trước tình hình khó khăn hiện tại, Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã song
hành thực hiện cùng lúc các giải pháp, chủ trương, đường lối giúp đất nước từng bước
thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”: giải pháp chống thù trong, giặc ngoài cùng
với việc xây dựng chính quyền; giải pháp thúc đẩy nền kinh tế diệt “giặc đói”; giải pháp
thúc đẩy nền văn hóa-xã hội diệt “giặc dốt”.
1. Giải pháp chống thù trong, giặc ngoài; xây dựng chính quyền Cách mạng:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
vừa mới ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng, đất
nước lúc này rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
5
Trước tình hình hoạt động ráo riết của các loại kẻ thù, Đảng và Nhà nước Việt Nam
mới thực hiện sách lược vừa nguyên tắc, vừa mềm dẻo. Đối với các tổ chức, đảng phái
phản động, ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, ban
hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng. Đối với Pháp Tưởng, lúc tạm hòa
với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc tạm hòa với Pháp để đẩy nhanh Tưởng ra
khỏi đất nước. Ngày 28/2/1946, Pháp Trung Hoa Quốc dân đảng Hiệp ước Hoa -
Pháp, đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân
Pháp, hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với
nhiều kẻ thù. Đảng quyết định chọn con đường hòa hoãn với Pháp, Hiệp định bộ
Việt - Pháp ngày 6/3/1946. Hồ Chủ tịch với Pháp Tạm ước 14/09/1946, nhân nhượng
cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta thêm thời gian xây
dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài.
Thực hiện sách lược trên đã đặt các đảng phái, tổ chức phản động ra ngoài vòng pháp
luật, tạo sở pháp cho việc trấn áp bọn phản cách mạng, tranh thủ thời gian củng cố
lực lượng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Để tăng cường thực lực cách mạng, Nhà nước Việt Nam mới rất quan tâm đến việc
phát triển các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc, gồm
các lực lượng yêu nước tiến bộ. Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
(Liên Việt) được thành lập đã thu hút các đảng phái và cá nhân yêu nước. Đồng thời, ban
hành các sắc lệnh tổ chức Hội đồng Nhân dân Ủy ban hành chính các cấp; quy định
cách tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân; quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội
đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, v.v…
Để thiết thực xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, ngày 06/01/1946, Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước để
bầu Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Trong hoàn cảnh
cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức quấy phá, Chính phủ kiên quyết lãnh đạo,
tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới.
Những thắng lợi trên, trong đó đặc biệt là cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý
nghĩa to lớn, đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc
6
và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế,
tạo ra sở pháp vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối
nội, đối ngoại trong thời kỳ mới đầy chông gai thử thách.
Qua đó, em rút ra bài học là bản thân cần phải vững vàng đối mặt với các khó khăn
trong cuộc sống. Chúng ta phải suy nghĩ thật thấu đáo, cẩn thận các vấn đề trong cuộc
sống để có những cách giải quyết sáng suốt. Xem xét vấn đề, công việc nào là quan trọng
nhất thì chúng ta giải quyết nó trước tiên.
2. Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế:
Cùng với việc xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước các cấp là nhiệm vụ đẩy lùi
“giặc đói”- một nhiệm vụ hết sức cấp bách. Chính phủ đã đề ra những biện pháp trước
mắt như tổ chức dân quyền góp với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” bằng cách “cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa”, đem gạo đó để cứu dân nghèo. Lời kêu gọi tha thiết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và việc tự mình làm gương đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong
trào cứu đói đạt nhiều kết quả. Đồng bào cả nước đã phát huy mọi sáng kiến để cứu đói
như lập “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”.
Mặt khác, để giải quyết căn bản nạn đói, Chính phú còn đề ra biện pháp lâu dài là “Tăng
gia sản xuất”. Nhà nước còn tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho
nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, hợp lý và ra Thông tư giảm
tô 25% cho nông dân; mở lại các nhà máy do Nhật bỏ lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến
khích kinh doanh...
Sau nhiều nỗ lực của Đảng Chính phủ việc sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được
phục hồi, nạn đói được đẩy lùi. Đây một thắng lợi lớn của chính quyền dân chủ nhân
dân.
Đối với nạn tài chính khan hiếm, trước mắt Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng”,
“Quỹ độc lập”, nhằm động viên sự đóng góp của đồng bào toàn quốc ủng hộ nền độc lập
của đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20
triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.
7
Mặt khác, về lâu dài để ổn định nền tài chính, ngày 31/01 /1946 Chính phủ ra sắc lệnh
phát hành tiền Việt Nam và tổ chức thuế khoá. Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu
hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Qua các biện pháp Đảng đưa ra để giúp phát triển nền kinh tế em rút ra được bài
học cho bản thân bản thân mỗi chúng ta cần phải thu nhập nhân, kinh tế ổn
định để trang trải cuộc sống hàng này, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của bản thân.
3. Giải pháp thúc đẩy văn hóa - xã hội:
Đồng thời, Nhà nước còn vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, nếp sống
mới, xóa bỏ văn hóa dịch của chế độ thực dân, phong kiến. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh sắc lệnh thành lập “Nhà Bình dân học vụ” để kêu gọi nhânn xoá nạn
mù chữ. Kết quả, trong thời gian một năm đến ngày 08/09/1946 trên toàn quốc đã tổ chức
gần 76.000 lớp học và xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
Chiến thắng giặc dốt không chỉ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân,
đẩy lùi từng bước các tệ nạn hội, xây dựng đời sống mới, còn tạo điều kiện cho
nhân dân phát huy được quyền làm chủ.
Và qua giải pháp trong vấn đề cuối cùng là về văn hóa-xã hội của Đảng, em rút ra
được bản thân cần phải kiến thức để thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Chúng ta phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi để nâng cao kiến thức của bản thân. Môi trường
sống cũng rất quan trọng, sống trong một môi trường tốt, giao tiếp với những người
học thức và nhận thức thì chúng ta cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Như vậy, trong điều kiện vô cùng khó khăn và trong thời gian rất ngắn, Đảng, Nhà
nước, đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương sáng suốt, vừa vững vàng về
nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, đã tăng cường được thực lực cách mạng, xây
dựng, củng cố giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả của cuộc Cách
mạng Tháng Tám, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở
trong những năm 1945-1946, chuẩn bị điều kiện và lực lượng bước vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách
mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít”.
8
III. Ý nghĩa việc nghiên cứu trên với nhân khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống.
Qua việc nghiên cứu về tình hình khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám,
và những chính sách và chủ trương Đảng đưa ra để giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó
khăn tưởng chừng như không thể trụ vững đó đã giúp em càng thêm vững tin vào cuộc
sống và dũng cảm, kiên cường đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống. Có một câu nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em rất tâm đắc là: “Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ
có một mùa xuân ấm áp”.
Khi đứng trước những kẻ thù mạnh như Pháp, Tưởng, Anh, Mỹ, Đảng và Chính phủ
ta không hề run sợ mà ngược lại còn bình tĩnh đối diện đưa ra các sách lược giúp đất nước
có thể đối phó một lúc với nhiều kẻ thù như vậy. Qua đó ta có thể rút ra được một điều
khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta hãy bình tĩnh suy nghĩ một
cách cẩn thận để có thể tìm ra cách giải quyết. Chỉ khi chúng ta bình tĩnh thì tinh thần mới
ổn định lúc này mới thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Chúng ta thường sẽ dễ
dàng muốn lảng tránh vấn đề đang gây khó khăn cho bản thân. Tuy nhiên, lảng tránh vấn
đề sẽ không giúp bạn giải quyết nó. Thay vào đó, bạn nên chấp nhận đối diện với
chúng.
Nhìn vào cách Đảng Bác Hồ suy xét các khó khăn xem cái nào quan trọng
gây ảnh hưởng lớn nhất đến đất nước để giải quyết trước. Bài học rút ra cho chúng ta
hãy suy xét từng vấn đề xem vấn đề nào bản thân đang gặp rắc rối lớn nhất thì
chúng ta cần giải quyết nó trước tiên. Liệt kê, phân tích những vấn đề bản thân đang gặp
phải để đánh giá và sắp xếp chúng theo thứ tự cần giải quyết để giảm sự căng thẳng, nản
chí do quá nhiều khó khăn dồn dập.
Vậy từ đâu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý chí kiên cường, nghị lực như
vậy đó chính nhân dân ta. Đảng Bác không thể đứng nhìn cảnh đất nước lầm than,
nhân dân đói khổ chính điều này đã làm thôi thúc Đảng Bác cho thế nào cũng
không được gục ngã phải kiên cường đấu tranh đưa ra những sách lược thật thông
minh. Đó cũng chính lời khuyên dành cho chúng ta hãy nghĩ về chỗ dựa tinh thần
9
của bản thân mỗi khi gặp khó khăn. Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, thật khó để thể nhìn
thấy được rõ tất cả những gì trong cuộc sống. Ai cũng có lúc yếu lòng và mong muốn một
nơi, một bờ vai vững chắc để tựa vào. Đó có thể gia đình, cũng thể là những người
bạn trân quý - những người sẽ không bao giờ rời bỏ ta, nguồn cổmạnh mẽ cho bất
kỳ ai trên chặng đường đời. Vậy nên, hãy nghĩ đến những người tiếp thêm cho bạn sức
mạnh để có thể vững vàng giải quyết khó khăn của bản thân.
Những nhà lãnh đạo tài ba, xuất trúng đã cùng nhau bàn bạc để đưa ra các chiến
lược tốt nhất cho hoàn cảnh bấy giờ. Vậy nên mỗi khi bản thân gặp khó khăn không
thể tự giải quyết chúng thì ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta có thể
tìm kiếm một chuyên gia nào đó nếu khó khăn đó liên quan đến yếu tố mà chuyên gia
thể giúp giải quyết. Hoặc thể tìm người đã từng trải qua tình trạng tương tự như bản
thân để tìm hiểu về cách họ giải quyết tình huống. Có thể phương pháp mà họ đã sử dụng
cũng đem lại hiệu quả cho bản thân.
Không có bất kì một khó khăn nào trên đời mà không có cách giải quyết, hãy nhìn
cách ông cha ta đã đương đầu với khó khăn như thế nào để tiếp thêm động lực cho bản
thân. Hãy tin tưởng vào bản thân, suy nghĩ tích cực, lạc quan bình tĩnh suy xét, đánh
giá vấn đề thật kĩ lưỡng để đưa ra giải pháp đúng đắn, sáng suốt.
C. Kết luận
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinh thần
quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoài, thù trong những năm đầu chính quyền cách mạng non trẻ đã đem lại thắng lợi
ý nghĩa hết sức quan trọng: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp Nam
Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ thù; củng cố,
giữ vững bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến sở những
thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám. Qua môn học này, em đã rút ra rất nhiều bài
học quý giá là cách lựa chọngiải quyết các vấn đề của bản thân khi gặp khó khăn. Và
em càng thêm tin yêu thêm lịch sử nước nhà và con đường dẫn dắt của Xã hội chủ nghĩa.
MỤC LỤC
10
Trang
A. Mở đầu…………………………………………………………………………2
B. Nội dung………………………………………………………………………..3
I. Phân tích luận điểm: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm
vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc ……………………………………………………3
1. Bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám 1945 ………………………………….3
2. Giặc ngoại xâm và nội phản ………………………………………………………3
3. Tình hình kinh tế …………………………………………………………………4
4. Tình hình văn hóa - xã hội ………………………………………………………..5
II. Những quyết định và chủ trương, đường lối mà Đảng đưa ra để đất nước từng
bước thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc……………………………………5
1. Giải pháp chống thù trong, giặc ngoài; xây dựng chính quyền Cách mạng ………….5
2. Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế ……………………………………………………7
3. Giải pháp thúc đẩy văn hóa - xã hội ……………………………………………….8
III. Ý nghĩa việc nghiên cứu trên với cá nhân khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống ………………………………………………………………..9
C. Kết luận ……………………………………………………………………….10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2002.
2. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên
giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H, 1976, tr.33.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia.
11
| 1/11

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN _ _ _ _***_ _ _ _ BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề 2: Tại sao nói, sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm vào tình thế
ngàn cân treo sợi tóc? Đảng đã đưa ra quyết định gì và thực hiện những chủ trương đường
lối nào để đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng trên? Ý nghĩa việc nghiên cứu
trên với cá nhân em khi giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong cuộc sống?
Họ và tên: Mai Ngọc Uyên
Mã sinh viên: 11195675
Lớp: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam_13
Giảng đường: B-302, Tiết 7-8, Thứ 3
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Thu Hoài Hà Nội - 2021 1 A. Mở đầu
Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công triệt
để nhất trong lịch sử. Nó phát huy được cao nhất sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân,
đập tan mọi xích xiềng nô lệ của chủ nghĩa thực dân và phát xít, rửa sạch nỗi đau mất
nước kéo dài gần một thế kỉ; đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại cả
ngàn năm, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta
từ kiếp sống nô lệ thành người dân tự do, làm chủ vận mệnh nước nhà.
Dựa trên cơ sở thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Dân chủ Cộng hòa ra đời
(2/9/1945), trở thành nhân tố nền tảng bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do mà nhân
dân ta hằng khát khao và cũng vừa mới giành được. Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch
sử dân tộc mở ra: kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời chính quyền còn non trẻ
nên Nhà nước ta phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Vận
mệnh nước Việt Nam lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính vì lẽ đó, ngay sau
khi tuyên bố độc lập, ngày 03-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách: Phát động ngay chiến dịch tăng gia
sản xuất để chống đói; Mở ngay chiến dịch chống nạn mù chữ; Tổ chức càng sớm càng
tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ
của nhân dân; Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ thói hư, tật xấu do
chế độ thực dân để lại; Bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm
hút thuốc phiện. Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết. Tiếp đó, từ ngày 10
đến ngày 11-9-1945, Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng đề ra các nhiệm vụ về chính trị,
quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, trong đó “nhiệm vụ chính, trọng tâm trong lúc
này là củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, quân sự để giữ vững nền độc lập”.
Có thể nói, những thách thức sau Cách mạng Tháng Tám ngàn cân treo sợi tóc khi ấy
thâ t sự vô cũng khó khăn với mô t Chính phủ mới, còn non trẻ của chúng ta. Thế nhưng, 2
bằng đường lối lãnh đạo khéo léo, đúng đắn, cùng sự đoàn kết toàn dân, chúng ta đã vượt
qua được tất cả và tiếp tục giữ vững nền đô tc lâ tp, tự do cho dân tô tc. B. Nội dung
I. Phân tích luận điểm: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm
vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
Sau Cách mạng tháng Tám dù chúng ta đã giành được độc lập, thiết lập nên chính
quyền mới của riêng mình nhưng vì mới thành lập nên chính quyền cách mạng còn non
trẻ. Đất nước Việt Nam lúc này phải đứng trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”, cùng
một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngoài.
1. Bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám 1945
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng đã giành chính quyền
về tay nhân dân từ đây khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, đây
cũng là lúc đất nước ta phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Trên thế giới phe đế
quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn
công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Việt Nam
nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới
bên ngoài. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách
mạng. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực lượng vũ trang còn yếu. Nạn đói vẫn chưa
khắc phục mà hàng hoá thì khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Di sản văn
hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ
biến. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước thì trống rỗng,... 2.
Giặc ngoại xâm và nội phản:
Cuối tháng 8/1945, theo thỏa thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam
(Posdam) hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16
trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức
phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. Từ vĩ tuyến 16 trở 3
vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược
nước ta. Ngoài ra, trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm các biện pháp
đấu tranh mềm dẻo nhằm duy trì hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc
theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng
cách mạng, tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Tuy nhiên, chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp
những thiện chí hòa bình của Việt Nam, quân Pháp vẫn ngang nhiên nổ súng gây hấn
nhiều nơi ở Hà Nội và đưa ra những yêu sách quá đáng. Vậy là kẻ thù đã đặt dân tộc Việt
Nam trước 2 con đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại làm nô lệ; hai là đấu tranh đến
cùng để giành lấy tự do và độc lập. Tình thế đó, buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhân dân ta không có lựa chọn nào hơn là cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu. 3. Tình hình kinh tế:
Trong lúc đó ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế. Kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Bên cạnh
đó, nạn đói do Nhật - Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã làm 2 triệu người dân
bị chết đói và hậu quả nó để lại vẫn chưa được khắc phục thì nguy cơ nạn đói mới lại xuất
hiện, đe dọa nghiêm trọng đời sống của nhân dân. Khó khăn này chưa được giải quyết thì
khó khăn khác lại đến, thiên tai liên tiếp xảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9
tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được. Các
cơ sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sản xuất, Hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng
vọt, ngoại thương đình trệ,…
Tình hình tài chính rất khó khăn, ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng,
kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng mà trong đó quá nửa là tiền rách. Chính quyền cách mạng
thì vẫn chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Đông Dương lúc này vẫn
đang còn nằm trong tay thực dân Pháp. Quân Trung Hoa dân quốc tung ra thị trường các
loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, làm cho tài chính nước ta thêm rối loạn. 4
4. Tình hình văn hóa - xã hội:
Như chúng ta đã biết, khi sang xâm chiếm nước ta thực dân Pháp đã thực hiện rất
nhiều chính sách tàn bạo thuế má nặng nề, phu dịch thường xuyên khiến cho cuộc sống
của người dân càng ngày càng nghèo khổ mà càng nghèo khổ thì số người thất học càng
nhiều. Mặt khác, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách ngu dân đối với nhân dân ta.
Chính vì chính sách này của thực dân Pháp nên sau cách mạng nước ta có hơn 95% dân
số nước ta bị mù chữ.
Đi cùng với đó là các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị
đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,…tràn lan do chế độ thực dân phong kiến để lại hết
sức tai hại vẫn chưa khắc phục được.
Như vậy, sau cách mạng tháng 8 khó khăn của ta lúc này là rất lớn, dân tộc ta đứng
trước tình thế vô cùng hiểm nghèo, ta vừa giành được chính quyền thì lại đứng trước nguy
cơ mất chính quyền một lần nữa, vận mệnh dân tộc ta lúc này chẳng khác nào: “Ngàn cân
treo sợi tóc” giữ vững chính quyền là điều không tưởng nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng, với tinh thần đoàn kết phấn đấu của toàn dân đã giúp dân tộc ta vượt qua được những khó khăn này.
II. Những quyết định và chủ trương, đường lối mà Đảng đưa ra để đất nước từng
bước thoát khỏi tình trạng “
ngàn cân treo sợi tóc ”.
Đứng trước tình hình khó khăn hiện tại, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã song
hành thực hiện cùng lúc các giải pháp, chủ trương, đường lối giúp đất nước từng bước
thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”: giải pháp chống thù trong, giặc ngoài cùng
với việc xây dựng chính quyền; giải pháp thúc đẩy nền kinh tế diệt “giặc đói”; giải pháp
thúc đẩy nền văn hóa-xã hội diệt “giặc dốt”. 1.
Giải pháp chống thù trong,
giặc ngoài; xây dựng chính quyền Cách mạng:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
vừa mới ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng, đất
nước lúc này rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 5
Trước tình hình hoạt động ráo riết của các loại kẻ thù, Đảng và Nhà nước Việt Nam
mới thực hiện sách lược vừa nguyên tắc, vừa mềm dẻo. Đối với các tổ chức, đảng phái
phản động, ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, ban
hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng. Đối với Pháp và Tưởng, lúc tạm hòa
với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc tạm hòa với Pháp để đẩy nhanh Tưởng ra
khỏi đất nước. Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Quốc dân đảng kí Hiệp ước Hoa -
Pháp, đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân
Pháp, hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với
nhiều kẻ thù. Đảng quyết định chọn con đường hòa hoãn với Pháp, ký Hiệp định Sơ bộ
Việt - Pháp ngày 6/3/1946. Hồ Chủ tịch kí với Pháp Tạm ước 14/09/1946, nhân nhượng
cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây
dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài.
Thực hiện sách lược trên đã đặt các đảng phái, tổ chức phản động ra ngoài vòng pháp
luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc trấn áp bọn phản cách mạng, tranh thủ thời gian củng cố
lực lượng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Để tăng cường thực lực cách mạng, Nhà nước Việt Nam mới rất quan tâm đến việc
phát triển các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc, gồm
các lực lượng yêu nước và tiến bộ. Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
(Liên Việt) được thành lập đã thu hút các đảng phái và cá nhân yêu nước. Đồng thời, ban
hành các sắc lệnh tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp; quy định
cách tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, v.v…
Để thiết thực xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, ngày 06/01/1946, Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước để
bầu Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Trong hoàn cảnh vô
cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức quấy phá, Chính phủ kiên quyết lãnh đạo,
tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới.
Những thắng lợi trên, trong đó đặc biệt là cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý
nghĩa to lớn, đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc 6
và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế,
tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối
nội, đối ngoại trong thời kỳ mới đầy chông gai thử thách.
Qua đó, em rút ra bài học là bản thân cần phải vững vàng đối mặt với các khó khăn
trong cuộc sống. Chúng ta phải suy nghĩ thật thấu đáo, cẩn thận các vấn đề trong cuộc
sống để có những cách giải quyết sáng suốt. Xem xét vấn đề, công việc nào là quan trọng
nhất thì chúng ta giải quyết nó trước tiên.
2. Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế:
Cùng với việc xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước các cấp là nhiệm vụ đẩy lùi
“giặc đói”- một nhiệm vụ hết sức cấp bách. Chính phủ đã đề ra những biện pháp trước
mắt như tổ chức dân quyền góp với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” bằng cách “cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa”, đem gạo đó để cứu dân nghèo. Lời kêu gọi tha thiết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và việc tự mình làm gương đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong
trào cứu đói đạt nhiều kết quả. Đồng bào cả nước đã phát huy mọi sáng kiến để cứu đói
như lập “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”.
Mặt khác, để giải quyết căn bản nạn đói, Chính phú còn đề ra biện pháp lâu dài là “Tăng
gia sản xuất”. Nhà nước còn tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho
nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, hợp lý và ra Thông tư giảm
tô 25% cho nông dân; mở lại các nhà máy do Nhật bỏ lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh...
Sau nhiều nỗ lực của Đảng và Chính phủ việc sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được
phục hồi, nạn đói được đẩy lùi. Đây là một thắng lợi lớn của chính quyền dân chủ nhân dân.
Đối với nạn tài chính khan hiếm, trước mắt Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng”,
“Quỹ độc lập”, nhằm động viên sự đóng góp của đồng bào toàn quốc ủng hộ nền độc lập
của đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20
triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng. 7
Mặt khác, về lâu dài để ổn định nền tài chính, ngày 31/01 /1946 Chính phủ ra sắc lệnh
phát hành tiền Việt Nam và tổ chức thuế khoá. Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu
hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Qua các biện pháp Đảng đưa ra để giúp phát triển nền kinh tế em rút ra được bài
học cho bản thân là bản thân mỗi chúng ta cần phải có thu nhập cá nhân, có kinh tế ổn
định để trang trải cuộc sống hàng này, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của bản thân.
3. Giải pháp thúc đẩy văn hóa - xã hội:
Đồng thời, Nhà nước còn vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, nếp sống
mới, xóa bỏ văn hóa nô dịch của chế độ thực dân, phong kiến. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập “Nhà Bình dân học vụ” để kêu gọi nhân dân xoá nạn
mù chữ. Kết quả, trong thời gian một năm đến ngày 08/09/1946 trên toàn quốc đã tổ chức
gần 76.000 lớp học và xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
Chiến thắng giặc dốt không chỉ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân,
đẩy lùi từng bước các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới, mà còn tạo điều kiện cho
nhân dân phát huy được quyền làm chủ.
Và qua giải pháp trong vấn đề cuối cùng là về văn hóa-xã hội của Đảng, em rút ra
được là bản thân cần phải có kiến thức để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Chúng ta phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi để nâng cao kiến thức của bản thân. Môi trường
sống cũng rất quan trọng, sống trong một môi trường tốt, giao tiếp với những người có
học thức và nhận thức thì chúng ta cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Như vậy, trong điều kiện vô cùng khó khăn và trong thời gian rất ngắn, Đảng, Nhà
nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương sáng suốt, vừa vững vàng về
nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, đã tăng cường được thực lực cách mạng, xây
dựng, củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả của cuộc Cách
mạng Tháng Tám, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở
trong những năm 1945-1946, chuẩn bị điều kiện và lực lượng bước vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách
mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít”. 8 III. Ý
nghĩa việc nghiên cứu trên với cá nhân khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống.
Qua việc nghiên cứu về tình hình khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám,
và những chính sách và chủ trương Đảng đưa ra để giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó
khăn tưởng chừng như không thể trụ vững đó đã giúp em càng thêm vững tin vào cuộc
sống và dũng cảm, kiên cường đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống. Có một câu nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em rất tâm đắc là: “Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ
có một mùa xuân ấm áp”.
Khi đứng trước những kẻ thù mạnh như Pháp, Tưởng, Anh, Mỹ, Đảng và Chính phủ
ta không hề run sợ mà ngược lại còn bình tĩnh đối diện đưa ra các sách lược giúp đất nước
có thể đối phó một lúc với nhiều kẻ thù như vậy. Qua đó ta có thể rút ra được một điều là
khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta hãy bình tĩnh suy nghĩ một
cách cẩn thận để có thể tìm ra cách giải quyết. Chỉ khi chúng ta bình tĩnh thì tinh thần mới
ổn định lúc này mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Chúng ta thường sẽ dễ
dàng muốn lảng tránh vấn đề đang gây khó khăn cho bản thân. Tuy nhiên, lảng tránh vấn
đề sẽ không giúp bạn giải quyết nó. Thay vào đó, bạn nên chấp nhận và đối diện với chúng.
Nhìn vào cách Đảng và Bác Hồ suy xét các khó khăn xem cái nào quan trọng và
gây ảnh hưởng lớn nhất đến đất nước để giải quyết nó trước. Bài học rút ra cho chúng ta
là hãy suy xét từng vấn đề xem vấn đề nào mà bản thân đang gặp rắc rối lớn nhất thì
chúng ta cần giải quyết nó trước tiên. Liệt kê, phân tích những vấn đề bản thân đang gặp
phải để đánh giá và sắp xếp chúng theo thứ tự cần giải quyết để giảm sự căng thẳng, nản
chí do quá nhiều khó khăn dồn dập.
Vậy từ đâu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý chí kiên cường, nghị lực như
vậy đó chính là nhân dân ta. Đảng và Bác không thể đứng nhìn cảnh đất nước lầm than,
nhân dân đói khổ chính điều này đã làm thôi thúc Đảng và Bác dù cho thế nào cũng
không được gục ngã mà phải kiên cường đấu tranh đưa ra những sách lược thật thông
minh. Đó cũng chính là lời khuyên dành cho chúng ta là hãy nghĩ về chỗ dựa tinh thần 9
của bản thân mỗi khi gặp khó khăn. Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, thật khó để có thể nhìn
thấy được rõ tất cả những gì trong cuộc sống. Ai cũng có lúc yếu lòng và mong muốn một
nơi, một bờ vai vững chắc để tựa vào. Đó có thể là gia đình, cũng có thể là những người
bạn trân quý - những người sẽ không bao giờ rời bỏ ta, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho bất
kỳ ai trên chặng đường đời. Vậy nên, hãy nghĩ đến những người tiếp thêm cho bạn sức
mạnh để có thể vững vàng giải quyết khó khăn của bản thân.
Những nhà lãnh đạo tài ba, xuất trúng đã cùng nhau bàn bạc để đưa ra các chiến
lược tốt nhất cho hoàn cảnh bấy giờ. Vậy nên mỗi khi bản thân gặp khó khăn mà không
thể tự giải quyết chúng thì ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta có thể
tìm kiếm một chuyên gia nào đó nếu khó khăn đó liên quan đến yếu tố mà chuyên gia có
thể giúp giải quyết. Hoặc có thể tìm người đã từng trải qua tình trạng tương tự như bản
thân để tìm hiểu về cách họ giải quyết tình huống. Có thể phương pháp mà họ đã sử dụng
cũng đem lại hiệu quả cho bản thân.
Không có bất kì một khó khăn nào trên đời mà không có cách giải quyết, hãy nhìn
cách ông cha ta đã đương đầu với khó khăn như thế nào để tiếp thêm động lực cho bản
thân. Hãy tin tưởng vào bản thân, suy nghĩ tích cực, lạc quan và bình tĩnh suy xét, đánh
giá vấn đề thật kĩ lưỡng để đưa ra giải pháp đúng đắn, sáng suốt. C. Kết luận
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinh thần
quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoài, thù trong những năm đầu chính quyền cách mạng non trẻ đã đem lại thắng lợi
có ý nghĩa hết sức quan trọng: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam
Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ thù; củng cố,
giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những
thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám. Qua môn học này, em đã rút ra rất nhiều bài
học quý giá là cách lựa chọn và giải quyết các vấn đề của bản thân khi gặp khó khăn. Và
em càng thêm tin yêu thêm lịch sử nước nhà và con đường dẫn dắt của Xã hội chủ nghĩa. MỤC LỤC 10 Trang
A. Mở đầu…………………………………………………………………………2
B. Nội dung………………………………………………………………………..3
I. Phân tích luận điểm: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cách mạng Việt Nam lâm
vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc ……………………………………………………3
1. Bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám 1945 ………………………………….3
2. Giặc ngoại xâm và nội phản ………………………………………………………3
3. Tình hình kinh tế …………………………………………………………………4
4. Tình hình văn hóa - xã hội ………………………………………………………..5
II. Những quyết định và chủ trương, đường lối mà Đảng đưa ra để đất nước từng
bước thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”……………………………………5
1. Giải pháp chống thù trong, giặc ngoài; xây dựng chính quyền Cách mạng ………….5
2. Giải pháp thúc đẩy nền kinh tế ……………………………………………………7
3. Giải pháp thúc đẩy văn hóa - xã hội ……………………………………………….8
III. Ý nghĩa việc nghiên cứu trên với cá nhân khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống ………………………………………………………………..9
C. Kết luận ……………………………………………………………………….10 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
2. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên
giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H, 1976, tr.33.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia. 11