-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đánh giá đào tạo mo dau | Kinh tế học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Kinh tế học đại cương (XH&NV-ĐHQGHCM) 19 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Đánh giá đào tạo mo dau | Kinh tế học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Kinh tế học đại cương (XH&NV-ĐHQGHCM) 19 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Đánh giá đào tạo đề cập đến quá trình thu thập, đo lường các kết quả hoặc tiêu chí
đào tạo cụ thể cần thiết để xác định lợi ích của chương trình và xem liệu việc đào tạo có
hiệu quả hay không. Hiệu quả đào tạo đề cập đến những lợi ích mà công ty và học viên
nhận được từ việc đào tạo. Lợi ích dành cho học viên có thể bao gồm việc học các kỹ
năng hoặc hành vi mới. Lợi ích cho công ty có thể bao gồm tăng doanh thu và khách
hàng hài lòng hơn (Noe, 2016).
Mô hình Kirkpatrick là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để
đánh giá hoạt động đào tạo thực tế của doanh nghiệp được ra đời trong những năm 1970
và 1980 (Israni, 2023b). Mô hình này phân loại dữ liệu từ các loại chương trình đào tạo
nhân viên khác nhau để đo lường:
1. Phản ứng của người tham gia (The reaction of participants)
2. Quá trình học tập thực tế - sự tiếp thu và hiểu biết của người tham gia (The actual learning of participants)
3. Sự áp dụng và thay đổi hành vi từ việc học (The behavior change from these learning
4. Kết quả cuối cùng (The final result - Impact)
Đây là mô hình Kirkpatrick ban đầu với 4 cấp bậc đánh giá. Nhưng với các tổ
chức chi hàng triệu - hoặc có thể là hàng tỷ đô la - cho các chương trình đào tạo, họ sẽ
muốn nhiều hơn là kết quả. Để xử lý ngân sách lớn, họ cần xem giá trị thực tế bằng tiền
của các chương trình này - lợi tức đầu tư hay còn gọi là lợi ích hoàn vốn (ROI) của chúng (Israni, 2023b).
Vào đầu những năm 2000, với cuốn sách về đánh giá đào tạo mang tên Return on
Investment in Training and Performance Improvement Programs của mình, Jack Philips
đã mở rộng những vấn đề được coi là thiếu sót của mô hình Kirkpatrick để bao gồm
những cân nhắc về lợi ích hoàn vốn (ROI) của các chương trình đào tạo.
Cấp độ này, thường được gọi là đánh giá cấp độ 5. Lợi tức đầu tư (ROI) hay còn
gọi là Lợi ích hoàn vốn (ROI) đề cập đến việc so sánh lợi ích tiền tệ của việc đào tạo với
chi phí đào tạo. ROI được trình bày dưới dạng tỷ lệ chi phí/lợi ích (cost/benefit ratio).
Một thành phần quan trọng để đánh giá Lợi ích hoàn vốn (ROI) là tách biệt các lợi ích
đào tạo và loại bỏ mọi yếu tố phi đào tạo có thể góp phần vào tác động của tổ chức. Khi
áp dụng đánh giá ở cấp độ này, các chuyên gia nên loại bỏ những yếu tố như môi trường
cạnh tranh và các tác động, ảnh hưởng theo mùa có thể tạm thời góp phần cải thiện hoạt
động kinh doanh (Cplp, 2021b).
Qua đó, ở cấp độ thứ năm này, mô hình Phillips sử dụng nhằm lập một bản đồ các
dữ liệu tác động tới lợi ích tiền tệ hữu hình và một tập hợp những lợi ích vô hình. Các
nhà quản lý đào tạo có thể sử dụng dữ liệu này để đo lường và truyền đạt lợi ích chương
trình của họ tới các bộ phận khác trong công ty và cung cấp bằng chứng thuyết phục cho
các giám đốc điều hành về giá trị của chương trình đào tạo của họ (Israni, 2023).
Với những thông tin nhóm đã tìm hiểu ở trên, nhóm cảm thấy thú vị và muốn tìm
hiểu sâu hơn về vai trò của Lợi ích hoàn vốn (ROI) trong Đánh giá đào tạo. Vì vậy, với
chủ đề 6: Đánh giá đào tạo, nhóm 5 chúng mình đã cùng thống nhất và đưa ra quan điểm
chính để bảo vệ là: Lợi ích hoàn vốn (ROI) là phần không thể thiếu trong Đánh giá đào tạo.