





Preview text:
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG CÔNG TY COCA COLA THEO MÔ HÌNH SCOR
I. Giới thiệu về Coca Cola
1. Sơ lược lịch sử hình thành
Coca-Cola là công ty sản xuất nước có gas thuộc top đầu thế giới. Coca-Cola ban đầu
được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích trở thành
một loại biệt dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã
mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh,
ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước
ngọt có ga trong thế kỷ XX. Ngày nay, nhãn hiệu Coca Cola đã có mặt trên gần 200
quốc gia trên khắp thế giới. Công ty luôn phấn đấu đổi mới thị trường, làm phong phú
nơi làm việc, bảo vệ môi trường cũng như củng cố quan hệ với khách hàng.
Hiện nay, Coca Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latin, Châu Âu,
Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Ở Châu Á, công ty hoạt động tại các khu vực sau:
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc. 2.
Giới thiệu Coca-Cola Việt Nam
Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
Tháng 9 năm 1995:Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam liên
kết, tạo thành một liên doanh mới mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca- Cola Chương Dương.
Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước
Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản
lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho
Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên toàn thế giới.
Hiện nay, Coca-Cola đã mở rộng ngành hàng đa dạng các loại nước uống đóng
chai, nước trái cây, sữa chua trái cây với các mặt hàng nổi tiếng như Cocacola,
Fanta, Sprite, Splash, Samurai,..
II. Hoạt động chuỗi cung ứng của Coca-Cola
1. Mô hình chuỗi cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam: 2.
Mô hình SCOR của Coca Cola: a. Hoạch định:
Mục đích: nhằm đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hay không.
Hoạch định chuỗi cung ứng là một kế hoạch từ đầu ra và đầu vào.
- Đầu vào: thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn lực hiện tại.
- Đầu ra: bản hoạch định cung ứng khả thi có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Công tác hoạch định của Coca Cola Việt Nam: sử dụng kế hoạch kinh doanh
dài hạn, tận dụng được mọi nguồn lực về nguyên nhiên liệu, quản lý tài chính
chặt chẽ, các chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường, hạn
chế những rủi ro bao gồm:
- Hoạch định chiến lược nguồn cung => Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?
- Hoạch định chiến lược sản xuất => Liệu có nên thay đổi công suất vận
hành; thay đổi danh mục sản phẩm cho phù hợp?
- Hoạch định chiến lược logistic và giao hàng => Liệu có nên mở rộng hay
đóng cửa các trung tâm nhà máy và trung tâm phân phối; có nên thuê
ngoài hoạt động logistic; tự sản xuất hay thuê ngoài?
- Hoạch định việc hoàn trả sản phẩm
b. Cung ứng vật tư:
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
- Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá
coca để dùng cho sản xuất nước Coke.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging ( Việt Nam) cung cấp
vỏ chai chất lượng cao cho Coca-Cola.
- Công ty cổ phần Biên Hòa cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp
để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
c. Sản xuất: Sau khi đã chọn các nhà cung cấp, công ty sẽ lập trình sản xuất và tiến
hành sản xuất. Việc lập trình sản xuất sẽ được lập theo tuần, mỗi tuần sẽ sản xuất ra
bao nhiêu thùng dựa vào nhu cầu thực tế của thị trường, thông qua việc dự báo nhu cầu
và số liệu đặt hàng của khách hàng.
Quy trình sản xuất sản phẩm Coca-Cola:
- Các vỏ chai được vận chuyển từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai
được tháo ra và phân loại theo tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này.
- Sau đó chai được gửi đến nhà máy rửa với chu trình kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai.
- Chai được đưa đi dán nhãn với các dữ liệu sản xuất, đóng gói
- Sản phẩm được lưu trữ trong kho và giao cho khách hàng.
Coca cola có dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng công nghệ PROFIBUS của
Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy, giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân thiện. d. Phân phối:
Sản phẩm của coca cola đạt ở mức tăng trưởng cao, hiện có hơn 3500 nhà phân
phối chiến lược tại Việt Nam.
Sản phẩm của coca cola được sản xuất ở ba nhà máy: TP. Hồ Chí Minh, Đà
nẵng, Hà Nội => tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba
miền. cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này.
Cạnh tranh với pepsi: mở rộng phân phối thông qua các đại lý, quán cafe, nước
giải khát, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi,...
Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý: tặng dù, hỗ trợ trang trí
cửa hàng, hỗ trợ tài chính…
Coca Cola có một hệ thống kênh hiệu quả:
- Kênh một cấp: Coca Cola phân phối qua kênh trực tiếp đến các điểm tiêu
thụ lớn: BigC, Metro,.. Key Accounts (là các địa điểm như quán ăn, nhà
hàng, khách sạn có doanh thu tiêu thụ lớn).
- Kênh hai cấp: có hai hình thức:
+ Đại lý phân phối độc quyền: là công cụ giúp Coca-Cola có thể cạnh tranh ưu thế với Pepsi. + Các Wholesalers. e. Thu hồi:
Thu hồi các giá trị còn lại của hàng hóa, thải hồi một cách hợp lý, giảm chi phí,
gia tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Các chương trình hỗ trợ sau bán hàng:
- Hoạt động khuyến mãi để quảng bá hình ảnh: chương trình “Chung
hưởng niềm vui”, “Bật nắp sắp đôi - Trúng đã đời”...
- Cơ hội trúng các giải thưởng lớn.
Coca-Cola thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa với khách
hàng, nhất là giới trẻ giúp tạo cho Coca-Cola một hình ảnh đổi mới, sáng tạo,
năng động, tạo sự thân thuộc, gần gũi với người tiêu dùng:
- Tổ chức chiến dịch Happiness Factory.
- Chương trình “Hát cùng Coca”. 6. Tích hợp:
III. Đánh giá chuỗi Logistics của Coca-Cola 1. Ưu điểm
Tận dụng tối đa nguồn cung trong chuỗi cung ứng
80% các nhà cung cấp của công ty đều là doanh nghiệp Việt Nam, tương ứng
chiếm đến 70% giá vốn hàng bán đến từ nguồn cung ứng địa phương. Điều này
giúp tận dụng nguồn cung về nguyên liệu giá rẻ và sẵn có, giảm chi phí vận
chuyển. Bên cạnh đó, Coca-Cola còn tận dụng nguồn cung lao động rẻ, dồi dào, có tay nghề cao.
Quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh chặt chẽ
Coca-Cola có kế hoạch kinh doanh dài hạn nên có thể tận dụng được nguồn lực
về nguyên liệu và quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả
nhất. Chính sách kinh doanh của công tý điều tiết cung cầu trên thị trường, đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Phát triển quan hệ khách hàng
Coca-Cola luôn đưa ra các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, giảm giá và hậu
mãi hấp dẫn, do đó đã dần chiếm được vị thế trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Xây dựng mô hình sản xuất hiện đại
Hiện tại, Coca-Cola đang triển khai mô hình Nhà máy thông minh, tích hợp
công nghệ thông tin vào sản xuất, sử dụng năng lượng xanh, tự động hoá quy
trình sản xuất, phát triển nguồn nhân lực địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn quốc
tế và trách nhiệm với môi trường. 2. Nhược điểm
Các yếu tố trong chuỗi cung ứng chưa có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau.
Cụ thể là giữa các nhà cung ứng nguyên vật liệu và các nhà sản xuất, sự yếu
kém trong việc truyền tải, nắm bắt thông tin giữa hai yếu tố dẫn đến việc Coca-
Cola Việt Nam bị tố sử dụng hương liệu đã hết hạn sử dụng vào năm 2005.
Điều này cũng phản ánh ý thức trách nhiệm kém của các nhà cung ứng nguyên
vật liệu lẫn các nhà sản xuất dẫn đến thiệt hại về tài chính lẫn uy tín của công ty.
Chuỗi cung ứng chưa có sự linh hoạt
Coca-Cola vẫn còn 1 số sản phẩm chưa thay đổi linh hoạt, chưa đáp ứng nhu
cầu sức khỏe của 1 số khách hàng.
Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý và giám sát sản xuất chưa có
sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển, nhiều lô hàng Coca-Cola bị khách
hàng phản ánh là chưa đến tay đã bị hư hỏng. Ngoài ra, công ty còn yếu kém
trong việc giám sát sản xuất nên xảy ra vụ việc phát hiện “dị vật” lạ như vỏ thuốc trong chai nước. 3. Giải pháp:
Đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh
theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như kiểm tra nghiêm ngặt nguồn đầu vào.
Chú trọng hơn vào công tác xử lý chất thải và khí gây ô nhiễm, tăng cường sử
dụng vật liệu tái chế để góp phần giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường.
Quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kiểm soát hàng tồn kho để có thể tận dụng
hiệu quả nguồn hàng cũng như các dịch vụ lưu kho.
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tổ chức các hoạt động lấy ý
kiến, phản hồi từ khách hàng để gầy dựng mối quan hệ tốt đối với khách hàng.
Cần có các quy định nghiêm ngặt trong quá trình vận chuyển, giao hàng để đảm
bảo chất lượng sản phẩm luôn trong tình trạng tốt nhất.
Luôn đảm bảo lợi ích cho các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ của công ty, tạo
các mối quan hệ phát triển bền vững.