Đánh giá tiềm năng và phát triển du lịch Trà Vinh - Tiểu luận môn Tổng quan du lịch | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đánh giá tiềm năng và phát triển du lịch Trà Vinh - Tiểu luận môn Tổng quan du lịch | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 43 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu

Thông tin:
43 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đánh giá tiềm năng và phát triển du lịch Trà Vinh - Tiểu luận môn Tổng quan du lịch | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đánh giá tiềm năng và phát triển du lịch Trà Vinh - Tiểu luận môn Tổng quan du lịch | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 43 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

201 101 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
KHOA DU LỊCH
BÀI TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
TỈNH TRÀ VINH
MÔN HỌC: Tổng quan du lịch
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đinh Thị Thi
Họ và tên : Phạm Thanh Tuấn
Lớp : 23DL2
MSV : 2354040073
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2023
MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU:
….........................................................................................................................................
1.Tính cấp thiết của luận án
2.Mục tiêu nghiên cứu của luận án
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.Câu hỏi nghiên cứu
5.Điểm mới và những đóng góp chủ yếu của luận án
5.1.Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận
5.2.Những đóng góp về mặt thực tiễn
6.Phương pháp nghiên cứu
7.Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Một số vấn đề về du lịch
2.1.1. Khái niệm về du lịch
2.1.2. Đặc điểm của ngành du lịch
2.1.3. Vai trò của ngành du đối với sự phát triển ngành kinh tế- xã hội
2.2. Lý luận phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
2.2.2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững
2.2.2.1. về kinh tế
2.2.2.2. về xã hội
2.2.2.3. Về môi trường
2.2.2.4. về quản lí nhà nước
2.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch
2.3. Phương thức đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch
2.3.1. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa và sức chứa
2.3.2. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chứ
Du Lịch Thế Giới
2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại một số địa phương trên thế giới
2.5. Một số bài học cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Trà Vinh
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH
TRÀ VINH
3.1. Tổng quan về tỉnh trà vinh
3.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Trà vinh
3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
3.2.1.1. Địa hình, địa mạo và địa chất
3.2.1.2. Khí hậu
3.2.1.3. Tài nguyên biển
3.2.1.4. Tài nguyên rừng
3.2.1.5. Cảnh quan du lịch tự nhiên
3.2.2. Tài nguyên đu lịch nhân văn
3.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
3.2.2.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể
3.3. Điện kiện phát triển kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại Trà Vinh
3.3.1. Cơ cấu kinh tế
3.3.2. Thu hút vốn đầu tư FDI
3.3.3. Kết cấu hạ tầng
3.3.3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật
3.3.3.2. Kết cấu hạ tầng xã hội
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
3.4. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Trà Vinh ở thời gian qua
3.4.1. Về kinh tế
3.4.1.1. Khách du lịch
3.4.3.2. Thời gian lưu trú bình quân của du khách
3.4.3.3. Doanh thu của ngành du lịch
3.4.2. về xã hội
3.4.2.1. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử
3.4.2.2. Vai trò cải thiện chất lượng sống của người dân
3.4.3. Về công tác quản lý nhà nước
3.4.3.1. Ban hành, thực thi cơ chế, chính sách quản lý nhà nước
3.4.3.2. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội
3.4.4. Về tài nguyên- môi trường
3.4.4.1. Bảo vệ sự sống và tính đa dạng sinh học
3.4.4.2. Sử dung hiệu quả nguồn tài nguyên không tái tạo được
3.4.4.3. Tăng cường vai trò các cộng đồng tự quản lý môi trường
3.4.4.4. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân của người dâm địa phương
3.5. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại Trà Vinh
3.5.1. Đánh giá dựa vào phương pháp PRA
3.5.2. Đánh giá dựa theo tiêu chí bền vững
3.6. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Trà Vinh
thời gian qua
3.6.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
3.6.2. Ảnh hưởng của điều kiện quản lý- kinh tế
3.7. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Trà Vinh
3.7.1. Từ góc độ bền vững kinh tế
3.7.2. Từ góc độ bền vững xã hội
3.7.3. Từ góc độ bền vững môi trường
3.7.4. Từ góc độ quản lý nhà nước
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TRÀ VINH THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030
4.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh TVinh
4.2. Cơ sở pháp lý phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2030
4.3. Định hướng, dự báo một sô chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh trà Vinh
4.3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.1.1. Định hướng chung
4.3.1.2. Một số định hướng chủ yếu
4.3.2. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.2.1. Lựa chọn mô hình dự báo
4.3.2.2. Kết quả dự báo
4.4. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030
4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của tỉnh Trà Vinh trong phát triển du lịch theo hướng bền
vững
4.6. Đề xuất giải pháp bền vững về kinh tế
4.6.1. Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế
4.6.1.1. Hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo định hướng bền vững
4.6.1.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
4.6.1.3. Liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp
4.6.1.4. Tăng cường xã hội hóa du lịch
4.6.1.5. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất ngành du lịch
4.6.2. Giải pháp phát triển bền vững về văn hóa- xã hội
4.6.2.1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn
4.6.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
4.6.2.3. Đề cao vai trò của cộng đồng dân cư
4.6.2.4. Tăng cường liên kết giữa cấc ngành chức năng và cộng đồng trong phát triển du lịch
4.6.3. Giải pháp phát triển bền vững tài nguyên- môi trường
4.6.3.1. Bảo tồn, tôn tạo và khai thác bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học
4.6.3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
4.6.3.3. Phát triển các loại hình du lịch thân thiện môi trường, khuyến khích các cơ sở lưu trú
phấn đấu để đạt Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh.
4.6.4. Giải pháp về quản lý nhà nước
4.6.4.1. Giải pháp về ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội
4.6.4.2. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch
4.6.4.2. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch
4.6.4.3. Giải pháp về tổ chức lãnh thổ du lịch
4.6.4.4. Liên kết phát triển du lịch vùng
4.6.4.5. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch
4.6.4.6. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính
4.7. Kết luận và kiến nghị
4.7.1. Kết luận
4.7.2. Kiến nghị
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án:
Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người trong xã hội, những năm gần qua du
lịch là ngành có tốc độ phát triển mạnh và chiếm 65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển du lịch trong cả nước, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã không ngừng nổ lực
phấn đấu để trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là nhân tố góp phần làm thây đổi bộ mặt kinh tế, xã
hội của tỉnh nhà. Với mong muốn thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung, du lịch miền trung phát triển
hơn nữa, trên cơ sở tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của mình. Sự phát triển du lịch cho phép
khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử cũng
như các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại để phục vụ con người. Vì vậy,
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển
du lịch là mục tiêu hàng đầu. Từ đó, nhà nước có nhiều biện pháp khuyến khích người dân tham gia
kinh doanh và đẩy mạnh du lịch. Tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Thời gian
qua thành phố đã chú trọng đầu tư, khai thác các thế mạnh để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên,
những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Trà Vinh, điều đáng lưu ý là
quá trình phát triển du lịch còn có những mâu thuẫn với phát triển chung của thành phố, chưa phát
triển theo hướng bền vững. Đây là những hạn chế chủ yếu của phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh thời
gian qua. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và trong giới hạn nghiên cứu, tập trung giới thiệu, phân tích
và nghiên cứu nội dung: “Phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững” cho luận án kết thúc
học phần của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu luận án:
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền
vững
(2) Đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững thời gian vừa qua
(3) Đưa ra các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm giúp du lịch tỉnh Trà Vinh phát triển nhanh
theo hướng bền vững từ nay đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là: phát triển du lịch bền vững và các yếu tố liên quan đến phát
triển du lịch bền vững của tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về không gian: Tỉnh Trà Vinh.
+ Về thời gian: Đánh giá hiện trạng chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ 2000-2015; định hướng và
giải pháp từ nay đến năm 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay đã bền vững chưa?
(2) Đâu là các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?
(3) Đâu là các giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?
5. Điểm mới và những đóng góp chủ yếu của luận án:
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Luận án đã đưa ra khái niệm “phát triển du lịch bền vững” đầy đủ hơn, thiết lập các nhân tố ảnh
hưởng và xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du lịch bền vững. Đồng thời vận dụng
mô hình SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức đối với phát
triển du lịch theo hướng bền vững tại Trà Vinh, áp dụng mô hình hồi quy dãy số thời gian (Time
Series Regression) cho dự báo khách du lịch và sử dụng phương pháp đánh giá PRA để đánh giá tính
bền vững của hoạt động du lịch Trà Vinh.
5.2. Những góp về mặt thực tiễn:
Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở tỉnh Trà Vinh; phân tích những lợi thế và tiềm năng về tự nhiên và nhân văn của Trà Vinh để
xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở Trà Vinh giai đoạn từ 2001-2015. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhanh quá trình phát triển theo
hướng bền vững của du lịch Trà Vinh đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu sau đây được sử dụng: Phương pháp điều tra
khảo sát thực địa, phương pháp so sánh, Phương pháp nghiên cứu SWOT, Phương pháp phân tích hồi
quy dãy số thời gian, Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận án gồm 04 chương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX, khi khái niệm “phát triển bền vững” được đề cập đã có nhiều
nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển
bền 4 vững. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế tác
động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Chỉ tính đến năm 1999, theo thống
kê của Tổ chức du lịch thế giới đã có trên 100 cuốn sách và 250 bài báo (công bố quốc tế) nói về du
lịch bền vững. Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững đã có một số công trình đề cập như:
(1). Công trình Phát triển bền vững: Các khái niệm và sự ưu tiên, Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc (Sustainable development: Concepts and Priorities, United Nations Development Programme)
của Sudhir Anand và Amartya Sen.
(2). Công trình nghiên cứu: Nông nghiệp và Môi trường, nhận thức về phát triển nông thôn bền vững
(Agriculture and Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development), của Ernst Lutz,
World Bank.
(3). Công trình: Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững (Tourism and sustainable community
development) của Greg Richards và Derek.
(4). Công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực cộng đồng cho phát triển du lịch (Building
Community Capacity for Tourism Development) của Gianna Moscardo.
(5). Công trình Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia tính bền vững (Tourism development
and the environment: beyond sustainability?) của Richard Sharpley.
(6). Công trình nghiên cứu Du lịch và phát triển bền vững: hình thức du lịch mới ở các nước thế giới
thứ ba (Tourism and 5 Sustainability: New Tourism in the Third World) của Martin Mowforth và Ian
Munt.
(7). Công trình Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về phát triển bền vững (Is
the concept of sustainble development – developing sustainable development benchmarking
tool) của Lucian Cernar và Julien Gourdon.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Tại Việt Nam khái niệm “du lịch bền vững” còn khá mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về du lịch
bền vững mới được quan tâm từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du
lịch nước ta.
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam: “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”
có thể xem là tuyên ngôn của Việt Nam về phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn
từ năm 2005 đến năm 2020. Đối với hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, có các công
trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách như:
(1). Công trình “Phát triển bền vững ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Quang Thái và PGS.TS Ngô
Thắng Lợi.
(2). Công trình nghiên cứu “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững,
chất lượng cao ở Việt Nam” của TS. Đinh Văn Ân.
(3). Công trình nghiên cứu “Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (Thời kỳ 2011-
2020)” của PGS.TS Bùi Tất Thắng.
(4). Đề tài khoa học cấp Bộ “Phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020”
PGS.TS Ngô Thắng Lợi.
(5). Nghiên cứu “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010” của Tổng cục Du lịch.
(6). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực Lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ”của Tổng Cục Du lịch. Qua
sơ lược lịch sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững, có thể khái
quát thành những điểm sau:
- Thứ nhất, trên thế giới tuy “du lịch bền vững” mới chỉ được đầu tư nghiên cứu từ những năm 1990
đến nay nhưng đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu.
- Thứ hai, ở Việt Nam, du lịch bền vững là một lĩnh vực còn mới mẻ, các vấn đề lý luận của du lịch
bền vững đang tiếp tục được thảo luận để thống nhất về nhận thức và quan điểm.
- Thứ ba, riêng đối với tỉnh Nghệ An, cũng đã có một số nghiên cứu về du lịch, song chủ yếu là
nghiên cứu một sản phẩm hoặc một lĩnh vực đặc thù của du lịch trên địa bàn.
Chính vì vậy, lựa chọn Nghệ An để nghiên cứu phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền
vững.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
2.1.1. Khái Niệm về Du Lịch
Du lịch là một hoạt động của con người, trong đó người ta di chuyển từ một nơi đến nơi khác với mục
đích giải trí, thưởng thức văn hóa, học hỏi hoặc kinh doanh. Đây là một lĩnh vực rộng lớn, gồm nhiều
loại hình như du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, và du lịch doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc Điểm của Ngành Du Lịch
Ngành du lịch có những đặc điểm đặc thù như sự đa dạng, tính mùa vụ, và sự phụ thuộc vào yếu tố tự
nhiên và văn hóa. Đặc biệt, nó liên quan mật thiết đến sự hài hòa giữa con người và môi trường.
2.1.3. Vai Trò của Ngành Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
Ngành du lịch không chỉ đóng góp vào thu nhập quốc gia mà còn tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển
văn hóa, và kích thích hoạt động kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để bảo vệ sự cân bằng giữa lợi ích
kinh tế và bảo tồn môi trường, cần có chiến lược phát triển bền vững.
2.2. Lý luận phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch theo hướng bền vững
Phát triển du lịch bền vững là một chiến lược toàn diện nhằm đảm bảo rằng hoạt động du lịch không
chỉ đáp ứng nhu cầu ngay cả của thế hệ hiện tại mà còn bảo vệ và làm tăng giá trị cho cả thế hệ tương
lai. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc đặc biệt đối với ba khía cạnh chính: kinh tế, xã hội, và môi trường.
2.2.2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững
2.2.2.1. Về Kinh tế
Nguồn lực tài chính: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, cần có nguồn lực tài chính lớn để đầu
tư phát triển. Các nguồn lực tài chính có thể đến từ vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân, vốn tín
dụng,...
Sự phát triển của thị trường du lịch: Thị trường du lịch là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
của du lịch. Sự phát triển của thị trường du lịch được thể hiện qua số lượng khách du lịch, cơ cấu
khách du lịch,...
Chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế của Chính phủ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của du
lịch. Các chính sách kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, như chính sách đầu tư,
chính sách thuế,...
2.2.2.2. Về xã hội
Cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương là chủ thể quan trọng trong phát triển du lịch. Sự ủng
hộ của cộng đồng địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững.
Văn hóa và giá trị truyền thống: Văn hóa và giá trị truyền thống là tài nguyên du lịch quan trọng. Việc
bảo tồn và phát huy văn hóa và giá trị truyền thống sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
Giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
2.2.2.3. Về môi trường
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên du lịch quan trọng. Việc bảo vệ và phát
triển tài nguyên thiên nhiên sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển du lịch bền
vững. Các hoạt động du lịch cần được thực hiện theo hướng thân thiện với môi trường, hạn chế tác
động tiêu cực đến môi trường.
2.2.2.4. Về quản lí nhà nước
Chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch: Chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch là cơ sở để triển
khai các hoạt động phát triển du lịch. Chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch cần được xây dựng
trên cơ sở phát triển bền vững.
Cơ chế, chính sách quản lí du lịch: Cơ chế, chính sách quản lí du lịch cần được xây dựng phù hợp với
yêu cầu phát triển du lịch bền vững.
Quản lí tài nguyên du lịch: Quản lí tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để bảo vệ và phát triển tài
nguyên du lịch. Các hoạt động quản lí tài nguyên du lịch cần được thực hiện theo hướng bền vững.
2.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch
Tính kinh tế: Du lịch bền vững cần đảm bảo tính kinh tế, tức là mang lại lợi ích kinh tế cho các bên
liên quan, bao gồm cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch và Chính phủ.
Tính xã hội: Du lịch bền vững cần đảm bảo tính xã hội, tức là mang lại lợi ích xã hội cho cộng đồng
địa phương, bao gồm việc tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo tồn văn hóa và di sản,...
Tính môi trường: Du lịch bền vững cần đảm bảo tính môi trường, tức là hạn chế tác động tiêu cực đến
môi trường.
2.3. Phương Thức Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Du Lịch
2.3.1. Đánh Giá Tính Bền Vững Của Du Lịch Dựa Vào Sức Chứa
Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào sức chứa tập trung vào việc đảm bảo rằng lưu lượng du
khách không vượt quá khả năng chấp nhận của một địa điểm du lịch cụ thể. Đây là một phương thức
quan trọng để giữ cho môi trường và cộng đồng địa phương không bị quá tải bởi số lượng du khách.
Các bước chính bao gồm:
1. Xác Định Sức Chứa:
- Đánh giá và xác định mức độ du khách mà một địa điểm có thể chấp nhận mà không gây hậu quả
tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương.
2. Quản Lý Lưu Lượng Du Khách:
- Xây dựng các biện pháp quản lý để kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng du khách, bao gồm việc
thiết lập giới hạn số lượng và thời gian lưu trú.
3. Giáo Dục Du Khách:
- Thực hiện các chiến dịch giáo dục để tăng cường nhận thức của du khách về sức chứa và tác động
của họ đối với môi trường và cộng đồng địa phương.
2.3.2. Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Du Lịch Dựa Vào Bộ Chỉ Tiêu Môi Trường của
Tổ Chức Du Lịch Thế Giới
Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO) nhấn mạnh vào việc đánh giá và quản lý tác động của du lịch đối với môi trường.
Các bước chính bao gồm:
1. Thực Hiện Đánh Giá Môi Trường:
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước, và đất đai, sự
suy giảm đa dạng sinh học, và các vấn đề khác liên quan đến môi trường.
2. Lập Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường:
- Xây dựng kế hoạch hành động để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường bảo
tồn tài nguyên tự nhiên.
3. Chứng Nhận Du Lịch Bền Vững:
- Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường của UNWTO để đánh giá và chứng nhận tính bền vững của
các hoạt động du lịch.
4. Giáo Dục và Tuyên Truyền:
- Tăng cường giáo dục và tuyên truyền về các vấn đề môi trường trong ngành du lịch, khuyến khích
hành động tích cực từ du khách và doanh nghiệp du lịch.
Những phương thức này giúp đảm bảo rằng du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ
và bảo tồn môi trường, đồng thời khuyến khích các hành vi du lịch có trách nhiệm và bền vững.
2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại một số địa phương trên thế giới
Nhiều địa phương trên thế giới đã thành công trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, kết
hợp giữa việc thu hút du khách và bảo tồn nguồn lực. Dưới đây là một số kinh nghiệm tích cực:
1. Costa Rica:
- Costa Rica được coi là một điển hình về du lịch bền vững. Nước này đã đầu tư mạnh mẽ vào việc
bảo tồn các khu dự trữ sinh quyển và di sản thiên nhiên, thu hút du khách quan tâm đến thiên nhiên và
môi trường.
2. New Zealand:
- New Zealand đặt sự bền vững vào trung tâm phát triển du lịch. Việc bảo tồn văn hóa Māori, quản
lý chặt chẽ các khu vực thiên nhiên, và khuyến khích du lịch thể thao mạo hiểm là những yếu tố quan
trọng.
3. Bhutan:
- Bhutan áp dụng mô hình du lịch hạn chế với số lượng du khách quy định mỗi năm để bảo vệ cộng
đồng địa phương và duy trì văn hóa truyền thống. Họ cũng đặt mức chất lượng cao với các tiêu chuẩn
du lịch bền vững.
4. Iceland:
- Iceland tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy du lịch xanh và giáo dục du khách về bảo tồn
môi trường. Họ cũng quản lý việc phát triển du lịch một cách cân nhắc để tránh quá tải các điểm du
lịch phổ biến.
5. Barcelona, Tây Ban Nha:
- Barcelona đã áp dụng các biện pháp như giới hạn số lượng du khách trên các tuyến phố chính,
khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, và đầu tư vào việc bảo tồn di sản văn hóa.
2.5. Một Số Bài Học Cho Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững ở Tỉnh Trà Vinh
1. Kết Hợp Du Lịch và Bảo Tồn Văn Hóa
- Hãy xem xét cách tích hợp văn hóa địa phương vào trải nghiệm du lịch. Bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa sẽ tạo sự hấp dẫn cho du khách và giúp bảo tồn di sản văn hóa độc đáo của Trà Vinh.
2. Quản Lý Sức Chứa:
- Học từ các địa phương đã thành công trong việc quản lý sức chứa, đặt giới hạn cho lưu lượng du
khách để giữ cho môi trường và cộng đồng không bị ảnh hưởng tiêu cực.
3. Phát Triển Du Lịch Xanh:
- Khuyến khích và phát triển du lịch xanh, bao gồm các hoạt động thể thao mạo hiểm và khám phá
thiên nhiên, để giữ cho du khách có thể tận hưởng môi trường tự nhiên của Trà Vinh mà không gây
tác động tiêu cực.
4. Đầu Tư vào Năng Lượng Tái Tạo:
- Xem xét việc sử dụng năng lượng tái tạo trong ngành du lịch. Điều này không chỉ giúp giảm ô
nhiễm mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch bền vững.
5. Giáo Dục và Tuyên Truyền:
- Tăng cường hoạt động giáo dục và tuyên truyền để tạo sự nhận thức và hiểu biết về du lịch bền
vững, cả đối với cộng đồng địa phương và du khách.
6. Hợp Tác Cộng Đồng:
- Hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương để đảm bảo rằng phát triển du lịch mang lại lợi ích cho
cả cộng đồng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày của họ.
7. Quản Lý Thông Tin Du Lịch:
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin du lịch để du khách có thể dễ dàng truy cập thông
tin và hướng dẫn về các hoạt động du lịch bền vững và địa điểm tham quan.
8. Thúc Đẩy Các Mô Hình Kinh Doanh Bền Vững:
- Hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các mô hình kinh doanh du lịch bền vững, bao
gồm cả doanh nghiệp xã hội và các dự án hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Bằng cách này, Trà Vinh có thể học hỏi từ các bài học quốc tế và điều chỉnh chiến lược
phát triển du lịch của mình để đảm bảo sự bền vững và bảo tồn nguồn lực cho thế hệ tương
lai.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH
TRÀ VINH
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An
1.Giới thiệu chung:
Trước đây, vùng đất Trà Vinh còn được gọi là xứ Trà Vang. Tên Trà Vang vốn có nguồn gốc từ ngôn
ngữ Môn-khmer cổ mà dân gian thường gọi là Trah Păng. Tên gọi ấy phản ánh đặc điểm cảnh quan
thuở xa xưa của một vùng đất mới được bồi đắp ở ven sông, ven biển, có nhiều vùng trũng, đầm lầy,...
Vì vậy, Trà Vinh là tỉnh còn tương đối non trẻ.
Trà Vinh có diện tích tự nhiên là 2.358 km2, dân số khoảng 1,1 triệu người, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu và ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài bờ biển 65 km, mặt
giáp biển thông qua 02 cửa biển chính là cửa Cung Hầu và cửa Định An là tuyến hàng hải quan trọng
của vùng đồng bằng sông Cửu Long thông thương ra biển Đông với cả nước và quốc tế. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng bởi bão và lũ, có độ cao nền cao hơn so với các vùng lân cận.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý:
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ
độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200
km đi bằng quốc lộ 53 qua tỉnh Vĩnh Long, khoảng cách rút ngắn thời gian chỉ còn 130 km nếu đi
bằng quốc lộ 60 qua tỉnh Bến tre, cách thành phố Cần Thơ 50 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông
Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển.
Về vị trí địa lý, Trà Vinh tiếp giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển đông
Trà vinh có vị trí thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông cửu long, là cửa ngỏ giao lưu
giữ miền tây nam bộ và miền đông nam bộ. Tỉnh có hệ thống giao thông thủy, giao thông bộ khá
thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế- xã hội
2.2. Diện tích:
Theo thống kê năm 2023, diện tích tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 2.358 km², chiếm 5,77% diện tích
của vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 7 huyện. Tỉnh
Trà Vinh có chiều dài bờ biển là 65 km, trải dài trên địa bàn hai huyện Duyên Hải và Trà Cú.
2.3. Địa hình:
Trà Vinh nằm ở cuối cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là đất bằng phẳng với
độ cao dưới 1m so với mực nước biển. Vì nằm ở vùng đồng bằng ven biển, có nhiều giồng cát chạy
dọc theo bờ biển, tạo thành các đường cong song song. Các giồng càng gần biển càng cao và rộng
hơn.
Với sự chia cắt bởi các giồng và mạng lưới đường lộ, kinh rạch, địa hình Trà Vinh khá phức tạp. Có
các vùng trũng xen kẹp giữa các giồng cao, và độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Đặc biệt, phần
nam tỉnh có đất thấp, bị chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung thành nhiều vùng trũng nhỏ, với độ
cao chỉ từ 0,5 - 0,8m. Do đó, hàng năm, vùng này thường bị ngập mặn trong khoảng thời gian từ 3-5
tháng.
Địa hình của tỉnh Trà Vinh tương đối bằng phẳng, với độ cao trung bình khoảng 1,5 - 2,5 m. Địa hình
được chia thành hai vùng chính:
-Vùng đất giồng cát ven biển: Đây là vùng đất có độ cao cao nhất tỉnh, với độ cao trung bình từ 2,5 -
3,5 m. Các giồng cát chạy dọc theo bờ biển, tạo thành các đường cong song song. Các giồng càng gần
biển càng cao và rộng hơn.
-Vùng đất nội đồng: Đây là vùng đất chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, với độ cao trung bình từ 0,5 -
1,5 m. Vùng đất nội đồng bị chia cắt bởi các kênh rạch, tạo thành các ô trũng, cao.
Các giồng cát ven biển có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển khỏi xói lở. Vùng đất nội đồng
là nơi trồng trọt, chăn nuôi chính của tỉnh.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Trà Vinh:
-Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển
giao thông vận tải và du lịch.
-Có nhiều giồng cát ven biển, tạo nên cảnh quan đặc sắc, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật
quý hiếm.
-Có nhiều kênh rạch, tạo nên hệ thống thủy lợi và giao thông thuận lợi.
2.4. Khí hậu:
Nằm trong vùng đồng bằng sông cửu long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều
kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven
biển, tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Trà Vinh nằm trong vùng u ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 20 - 27 °C, độ ẩm trung nhiệt đới có khí hậ
bình 80 - 8000%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng
12 – tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm, có điều kiện thuận lợi cho việc đầu
tư sản suất, kinh doanh và du lịch.
Hàng năm, hạn hán thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ 10
đến 18 ngày, trong đó các huyện như Cầu Kè, Tràng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu
Cần hạn đầu vụ khoảng tháng 6 và tháng 7 là quan trọng, trong khi các huyện còn lại như Châu
Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ nhưng tháng 7 và 8 thường nghiêm trọng hơn.
Trà Vinh cũng gặp một khó khăn hiện nay đó chính là bị ngập mặn vào một số mùa khô trong năm.
3. Điều kiện xã hội:
3.1. Dân cư:
Trà Vinh là một tỉnh có dân số thấp trong vùng ĐBSCL, đứng thứ 11/13 tỉnh thành trong khu vực,
theo niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh năm 2022, dân số của tỉnh Trà Vinh là 1.019.258 người,
chiếm 5,77% dân số của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số trung bình là 426 người/km².
Dân cư tỉnh Trà Vinh có sự đa dạng về thành phần dân tộc, với 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer và
Hoa. Dân tộc Kinh chiếm đa số, chiếm khoảng 85% dân số. Dân tộc Khmer chiếm khoảng 12% dân
số, tập trung chủ yếu ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Ngang và Trà Cú . Dân tộc Hoa chiếm
khoảng 3% dân số, tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải.
3.2. Dân tộc:
Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác.
Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 67%), người Khmer chiếm 32%, là tỉnh có người
Khmer sinh sống đông thứ 2 ở vùng ĐBSCL cũng như cả nước (sau tỉnh Sóc Trăng), người Hoa và
dân tộc thiểu số khác chiếm tổng số gần 1%.
3.3. Kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông Trà Vinh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, từng bước hoàn
thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không.
Giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ của Trà Vinh có tổng chiều dài 3.307 km, gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện
lộ và đường giao thông nông thôn. Trong đó, quốc lộ 54, 60, 61, 63 là những tuyến giao thông huyết
mạch kết nối Trà Vinh với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Tỷ lệ nhựa hóa đường bộ trên địa bàn tỉnh đạt 68,8%, trong đó tỷ lệ nhựa hóa đường trục xã, liên xã
đạt 97,14%; đường trục ấp, liên ấp đạt 89,75%.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, như:
-Quốc lộ 54 đoạn Trà Vinh - Cầu Kè - Cầu Nước Mặn
-Quốc lộ 60 đoạn Trà Vinh - Bến Tre
-Quốc lộ 61 đoạn Trà Vinh - Vĩnh Long
-Quốc lộ 63 đoạn Trà Vinh - Sóc Trăng
-Tỉnh lộ 915 đoạn Trà Vinh - Cầu Cái Đôi Vàm
-Tỉnh lộ 923 đoạn Trà Vinh - Cầu Rạch Miễu 2
Giao thông đường thủy
Trà Vinh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông
đường thủy. Tổng chiều dài đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh là 1.087 km, trong đó 745 km là
đường sông tự nhiên, 342 km là kênh đào.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến giao thông đường thủy, như:
Cảng biển Trà Vinh
Cảng cá Ba Động
Cảng cá Cầu Quan
Cảng cá Rạch Gốc
Giao thông đường sắt
Trà Vinh nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, có chiều dài 22 km. Hiện nay, tuyến đường sắt này
đang được nâng cấp và mở rộng.
Giao thông hàng không
Trà Vinh có sân bay Trà Vinh, nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 3 km. Sân bay này có
đường băng dài 1.800 m, rộng 30 m, có thể tiếp nhận các loại tàu bay tầm trung.
Kết cấu hạ tầng khác
Ngoài kết cấu hạ tầng giao thông, Trà Vinh còn chú trọng đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ
tầng khác, như:
Kết cấu hạ tầng đô thị: Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường, cầu, công viên,
trường học, bệnh viện,... tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
Kết cấu hạ tầng nông thôn: Tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, điện, nước,... phục vụ sản
xuất và đời sống của nhân dân nông thôn.
Kết cấu hạ tầng du lịch: Tỉnh đã đầu tư xây dựng các khu du lịch, cơ sở lưu trú,... nhằm thu hút du
khách đến với Trà Vinh.
Với sự đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, Trà Vinh đang từng bước nâng cao năng lực kết nối,
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
PHẦN 2: Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh
1.Tài nguyên du lịch của tỉnh Trà Vinh:
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Ngành du lịch Trà Vinh có nhiều điều kiện khai thác và phát triển, ngoài những cảnh đẹp thiên nhiên
rừng ngập mặn, nhiều cồn, cù lao nằm giữa Sông Tiền, Sông Hậu, Trà Vinh còn sở hữu những thắng
cảnh nổi tiếng như: biển Ba Động, ao Bà Om, Thiền viện Trúc Lâm cùng nhiều di tích lịch sử, kiến
trúc cổ xưa, di sản văn hóa, chùa và những cảnh quan sông nước miệt vườn kết hợp với các dự án
điện gió tạo nên các điểm tham quan lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
- Bãi biển Ba Động: Có chiều dài hơn 10km, trải dài từ vàm Láng Nước đến vàm Khâu Lầu với
những đụn cát, hàng phi lao và bãi cát trải dài. Đây là địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng từ thời Pháp
thuộc. Nơi đây, hiện còn nhiều khu rừng nguyên sinh được bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng; có hệ động
thực vật đa dạng, gồm các loài đước, mắm, bần, dừa nước, tôm, cua, nghêu, sò huyết, rắn...
Từ năm 2000, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa đã được
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, quy mô 368,80ha, bao gồm các hạng mục kêu gọi đầu tư: du lịch sinh
thái biển, nghỉ dưỡng; các loại hình sinh hoạt giải trí trên biển; du lịch cắm trại dã ngoại… đã hình
thành Khu du lịch biển Ba Động, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Kiên Giang SG đang đầu tư xây
dựng Khu tham quan du lịch nghỉ dưỡng Ba Động, với tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng, trên diện tích 2,76
ha.
-Mỏ nước khoáng nóng Cồn Ông - Long Thạnh: chạy dài từ ấp Cồn Ông, xã Dân Thành đến khóm
Long Thạnh, Phường 1, thị xã Duyên Hải được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước xét
và phê duyệt ở cấp B (240m³/ngày đêm), với nhiệt nóng 37,5 độ, rất lý tưởng để khai thác dịch vụ tắm
khoáng nóng… đây là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ưu ái cho Trà Vinh, là điểm đến duy nhất
trong khu vực ĐBSCL về khoáng nóng.
-Khu Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, với diện
tích khoảng 650ha, đã được tỉnh đầu tư để khôi phục và phát triển đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn
ven biển, trong đó có quy hoạch lại các phân khu chức năng, mở rộng và phát triển rừng đệm, khu bảo
tồn sinh thái, bảo tồn các giống thực vật quý hiếm… kết hợp phát triển nơi đây thành khu du lịch sinh
thái tiêu biểu của của tỉnh.
-Rừng đước cồn chim: có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoang sơ với những hàng đước xanh mướt,
những con kênh rạch uốn lượn, những bãi bồi cát trắng mịn,…. Đến với rừng đước Cồn Chim, du
khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp của hệ sinh thái rừng ngập mặn, tìm hiểu
về các loài động thực vật quý hiếm.
Một số hoạt động du lịch hấp dẫn tại rừng đước Cồn Chim:
•Tham quan rừng đước: Du khách sẽ được đi thuyền len lỏi giữa những hàng đước xanh mướt, ngắm
nhìn vẻ đẹp của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
•Tìm hiểu về các loài động thực vật quý hiếm: Tại khu du lịch có nhiều bảng hướng dẫn, thông tin về
các loài động thực vật quý hiếm, giúp du khách hiểu thêm về hệ sinh thái rừng ngập mặn.
•Ngắm bình minh và hoàng hôn: Buổi bình minh và hoàng hôn là thời điểm đẹp nhất để ngắm cảnh tại
rừng đước Cồn Chim. Lúc này, mặt trời mọc hoặc lặn trên nền trời đỏ rực, tạo nên một khung cảnh vô
cùng thơ mộng.
-Khu du lịch sinh thái Cồn Long Trị:
Khu du lịch sinh thái Cồn Long Trị nằm ở xã Long Trị, huyện Cầu Kè, cách trung tâm thành phố Trà
Vinh khoảng 40 km.
Cồn Long Trị là một cù lao lớn, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu. Nơi đây có cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, với những bãi cát trắng mịn, những hàng dừa xanh mát, những vườn cây trái trĩu
quả,...
Du khách đến với khu du lịch sinh thái Cồn Long Trị có thể tham gia các hoạt động du lịch hấp dẫn
như: tắm biển, câu cá, chèo thuyền kayak, tham quan vườn trái cây,…
1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa:
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa trên việc tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của một
địa phương. Trà Vinh là một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, với nhiều di tích lịch sử, văn
hóa nổi tiếng. Do đó, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch tiềm năng của tỉnh.
Các điểm đến du lịch văn hóa của Trà Vinh
Trà Vinh có nhiều điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham
quan, khám phá. Một số điểm đến du lịch văn hóa nổi tiếng của Trà Vinh, như:
-Làng Văn hóa - Du lịch Khmer
Làng Văn hóa - Du lịch Khmer là một khu du lịch văn hóa nằm ở xã Hòa Phú, huyện Cầu Kè, cách
trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 40 km.
Làng Văn hóa - Du lịch Khmer là một quần thể kiến trúc gồm nhiều ngôi chùa, nhà sàn,... mang đậm
bản sắc văn hóa Khmer. Đến với làng Văn hóa - Du lịch Khmer, du khách sẽ được tìm hiểu về đời
sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer, tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như:
múa lượn, múa trống,...
-Chùa Hang
Chùa Hang là một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở xã Long Đức, huyện Càng Long, cách
trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 30 km.
Chùa Hang được xây dựng trong hang đá, có kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Khmer.
Chùa Hang là một trong những ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất của tỉnh Trà Vinh.
-Chùa Âng
Chùa Âng là một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở xã Âng, huyện Trà Cú, cách trung tâm
thành phố Trà Vinh khoảng 50 km.
Chùa Âng là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thế kỷ 17. Chùa Âng có kiến trúc độc đáo, với nhiều
hoa văn, họa tiết tinh xảo. Chùa Âng là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất của tỉnh Trà
Vinh.
-Ngoài ra, Trà Vinh còn có nhiều điểm đến du lịch văn hóa khác, như:
Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh
Đình Long Hòa
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Khu di tích lịch sử Cầu Kè
3. Các lễ hội văn hóa:
Trà Vinh là một tỉnh có nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào
các dân tộc anh em. Một số lễ hội văn hóa nổi tiếng của Trà Vinh, như:
Lễ hội Ok Om Bok Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, được tổ
chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội cầu mưa, cầu mùa bội thu. Lễ
hội diễn
ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, như đua ghe ngo, thả đèn lồng, múa lân, múa
rồng,...
Lễ hội Cúng Ông Lễ hội Cúng Ông là một lễ hội truyền thống của người Hoa, được tổ chức vào
tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội Cúng Ông là một lễ hội tưởng nhớ các vị thần, tổ tiên. Lễ hội diễn
ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, như rước kiệu, cúng tế, hát múa,...
Lễ hội Dinh Thầy Thím Lễ hội Dinh Thầy Thím là một lễ hội truyền thống của người dân xã Tân
Long, huyện Duyên Hải, được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội Dinh Thầy Thím là một
lễ hội cầu an, cầu phúc cho nhân dân. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa đặc
sắc, như rước kiệu, cúng tế, hát múa,...
Ngoài ra, Trà Vinh còn có nhiều lễ hội văn hóa khác, như:
Lễ hội cầu ngư
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ
Lễ hội Kỳ Yên
Lễ hội đua ghe ngo
Phần 2. Tiềm năng phát triển du lịch của Trà Vinh
1. Điều kiện đón tiếp khách của Trà Vinh:
Điều kiện đón tiếp khách của Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh đang phát triển du lịch, do đó, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để cải thiện điều kiện đón
tiếp khách.
Hạ tầng giao thông
Tỉnh Trà Vinh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, xã
được nâng cấp, mở rộng. Các tuyến đường thủy cũng được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận chuyển hàng hóa và khách du lịch.
Hạ tầng lưu trú
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 200 cơ sở lưu trú, với các loại hình từ bình dân đến cao
cấp. Các cơ sở lưu trú này đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách với đa dạng lựa chọn.
Hạ tầng dịch vụ
Trà Vinh đã có nhiều loại hình dịch vụ du lịch phát triển, như: ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí,
tham quan du lịch. Các dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của du khách với chất lượng ngày càng
được nâng cao.
Trà Vinh đã có nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch của tỉnh
đến với du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của du
khách về du lịch Trà Vinh.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đang tập trung đầu tư phát triển du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Phần 3: Đánh giá tiêm năng phát triển du lịch ở Trà Vinh
1. Tầm nhìn và khát vọng phát triển:
Trà Vinh được đánh giá là địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú. Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, với 65 km bờ biển,
Trà Vinh có kiểu địa hình duyên hải nổi bật tạo nên hệ sinh thái rất khác biệt so với các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long. Trà Vinh có sự xuất hiện cộng cư lâu đời của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên
vùng đất Trà Vinh, đây là điều kiện để tỉnh tạo các sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt so với các địa
phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với văn hóa Khmer. Kho tàng di sản
văn hóa của đồng bào Khmer nơi đây vô cùng phong phú, với hệ thống ngôn ngữ và chữ viết cùng các
di sản nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tô c.
điều kiện thuận lợi trong phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Trà Vinh đã xây dựng một số
mô hình du lịch gắn với gắn với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương như: Cồn Chim (xã Hòa
Minh, huyện Châu Thành), Cồn Hô (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long), Làng Văn hóa - Du lịch Khmer
tỉnh Trà Vinh (xã Lương Hòa, huyện Châu Thành) và điểm du lịch nông nghiệp Sokfarm (thị trấn
Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần)…
Thời gian qua, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt với các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng
sông Cửu Long, giúp người dân nông thôn tăng thu nhập, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt vùng
nông thôn, những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chủ trương phát triển nhiều mô hình du lịch "thuận
thiên" gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tỉnh Trà Vinh đã
ra mắt 2 mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành) và Cồn Hô (xã
Đức Mỹ, huyện Càng Long) với những trải nghiệm du lịch kết nối với thiên nhiên.
Nhằm xúc tiến và thương mại hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới,
đến nay, ngành du lịch Trà Vinh đã chủ động kết nối với gần 300 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
trên cả nước thông qua các chương trình hội thảo, hội nghị, hội chợ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng cho người dân, nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
Bên cạnh phát huy các sản phẩm đặc trưng của du lịch tỉnh như: du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch
văn hóa tâm linh, thì theo Đề án phát triển kinh tế biển Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng
đến năm 2030, dựa vào những đặc điểm về tự nhiên, tiềm năng về cảnh quan, sinh thái, nhân văn của
khu vực biển Trà Vinh, du lịch của tỉnh sẽ được chia thành 5 tiểu vùng với các chiến lược phát triển
khác nhau theo “hành trình từ sông ra biển” gồm:
Tiểu vùng cửa sông Cổ Chiên, bao gồm hệ thống các cồn, cù lao giữa sông và khu vực ven bờ thuộc 2
xã Mỹ Long Bắc, Nam và thị trấn Mỹ Long: Phát triển hệ thống du lịch trên các cồn, ven sông, phát
huy cảnh quan cửa sông lớn. Tiểu vùng trung tâm: Là vùng cồn cát rộng lớn thuộc hai huyện Trà Cú,
Cầu Ngang, bên trong đất liền là vùng hội tụ các ý tưởng bảo tồn hệ sinh thái và văn hoá tiểu vùng
Mekong, trong đó văn hoá Khmer và cảnh quan nông nghiệp Khmer làm chủ đạo.
Tiểu vùng đô thị công nghiệp ven Kênh đào Trà Vinh và ven cửa sông Hậu thuộc Trà Cú: Phát triển
không gian công nghiệp, cảng và đô thị công nghiệp. Tiểu vùng thị xã Duyên Hải, bao gồm khu vực
đô thị thị xã Duyên Hải hiện nay ra tới biển: Trong tương lai xác định là một đô thị biển quy mô trung
bình, tương ứng với tầm nhìn là đô thị loại 3 sẽ là khu vực đô thị du lịch biển trung tâm. Tiểu vùng đô
thị sinh thái rừng ngập mặn huyện Duyên Hải: Là một vùng sinh thái rừng ngập mặn xen lẫn đô thị du
lịch vùng ngập mặn.
Nắm bắt thời cơ:
Từ năm 2017, Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành Kế hoạch để thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày
16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó đến nay,
Tỉnh đã tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, trong đó phát huy
vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch xanh, nói không với bê tông hóa”. Nhờ đó,
từ năm 2018 đến nay, du lịch Trà Vinh đã có vị trí trên bản đồ du lịch cả nước nhờ các sản phẩm du
lịch xanh, du lịch bền vững; tiêu biểu như mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim, du lịch sinh thái Cồn
Hô là mô hình mẫu cho việc phát triển du lịch bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng hành cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, trong năm 2020, Dự án SME Trà
Vinh đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển du lịch tại đây. Theo đó, Dự án sẽ tài trợ nghiên cứu
khả thi du lịch văn hóa - sinh thái tỉnh Trà Vinh, kết hợp đầu tư thí điểm bổ sung tuyến du lịch văn
hóa - sinh thái các huyện Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang và Thành phố Trà Vinh
để làm tiền đề phát triển du lịch văn hóa - sinh thái trong tỉnh.
Nhận diện thách thức:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, ngành Du lịch Trà Vinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng về giao thông đến các khu, điểm
tham quan du lịch còn một số hạn chế nhất định. Một số dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch triển khai còn chậm tiến độ; thiếu các khu vui chơi, dịch vụ giải trí có quy mô lớn, hiện đại để
giữ chân du khách; Thứ hai, nguồn nhân lực tuy được quan tâm đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của du khách; tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ trong phục vụ du khách
còn hạn chế. Thứ ba, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, lượng khách quốc
tế đến Việt Nam chưa nhiều, tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn,… cũng
gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất của người dân vùng du lịch sinh thái.
khát vọng bứt phá:
Trà Vinh là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Trà Vinh sở hữu một điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa độc đáo
của người dân địa phương.
Quyết tâm phát triển ngành du lịch ở Trà Vinh có thể đem đến nhiều cơ hội kinh tế và mang lại lợi
ích cho cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường những hoạt động quảng bá du lịch như
quảng cáo, tổ chức sự kiện, điều hành các tour du lịch, và xây dựng hạ tầng du lịch chất lượng.
Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch cũng rất quan trọng. Đảm
bảo rằng hướng dẫn viên, nhân viên lễ tân và nhân viên dịch vụ có kiến thức sâu về văn hóa, lịch sử
và các đặc sản địa phương sẽ giúp tăng cường trải nghiệm du lịch cho khách hàng.
Hơn nữa, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng là yếu tố quan trọng. Tỉnh
Trà Vinh nổi tiếng với di tích chùa Ang, di tích cụ Rạch Ân, hệ thống kênh rừng Tràm và nhiều ngôi
chùa lịch sử khác. Bảo tồn và bảo vệ những di sản này sẽ giúp thu hút khách du lịch và giữ gìn bản
sắc văn hóa độc đáo của địa phương.
Cuối cùng, sự hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương cũng cần được thúc
đẩy. Thông qua việc hỗ trợ và đồng hành với nhau, ngành du lịch Trà Vinh có thể phát triển bền vững
và tạo thêm cơ hội việc làm, tăng cường thu nhập và đời sống cho người dân địa phương.
2. Thực trạng phát triển du lịch của địa phương:
Quy mô cơ cấu ngành du lịch:
heo Cục Thống kê Trà Vinh, giá trị tổng sản phẩm nội địa tỉnh Trà Vinh (GRDP) tăng bình quân hàng
năm của giai đoạn 2000 - 2010 là 11,64%; giai đoạn 2010 - 2015 là 11,53%, giai đoạn 2016 -2019 là
12,3% riêng trong năm 2019 tăng 14,85%. Theo sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ
ngành du lịch cũng được phát triển. Toàn tỉnh hiện có có 47 di tích được xếp hạng, trong đó có15 di
tích cấp quốc gia; 32 di tích cấp tỉnh.
Từ năm 2017 đến năm 2019, số cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 132 cơ sở năm 2017 lên 150 cơ sở năm
2019, theo đó số phòng phục vụ khách du lịch lưu trú cũng tăng từ 1.493 phòng lên 1.669 phòng. Số
lượng khách sạn 2-3 sao tăng đáng kể, từ 6 lên 10 khách sạn. Năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng
phát dẫn đến hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh cả nước chung tay chống dịch, áp
dụng cách ly toàn xã hội, các sự kiện văn hóa thể thao du lịch của Tỉnh cũng phải tạm ngừng, kéo theo
một số cơ sở lưu trú, công ty lữ hành tạm ngừng hoạt động. Đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 138 cơ
sở lưu trú với số phòng phục vụ là 1.568 phòng. Tuy nhiên, sang năm 2021, khi tình hình dịch bệnh
đã dần được kiểm soát, với cơ sở vật chất như trên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vì
số khách sạn từ 4 sao trở lên của tỉnh chưa có. Bên cạnh đó, hình thức lưu trú dạng homestay và khu
nghỉ dưỡng chưa nhiều, cũng cần được đầu tư mở rộng do tỉnh Trà Vinh đang đầu tư phát triển loại
hình du lịch sinh thái và du lịch có sự tham gia của cộng đồng.
Phân loại khách du lịch:
Giai đoạn 2017-2019, tổng lượt khách du lịch đến Trà Vinh tăng liên tục qua các năm, bao gồm cả
khách nội địa và khách quốc tế, năm 2017 từ 652.000 lượt khách, đến năm 2018 tăng 136.000 lượt,
tương đương 20,9%. Đến năm 2019, bên cạnh sự gia tăng về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục
vụ du lịch, dự án xã hội hóa trùng tu tôn tạo di tích kết hợp khai thác dịch vụ du lịch, công tác xây
dựng sản phẩm, điểm nhấn du lịch tại một số khu du lịch trọng điểm được quan tâm đầu tư xây dựng.
Trà Vinh là điểm sáng về du lịch cộng đồng, du lịch thuận thiên được đông đảo du khách trong nước
và quốc tế biết đến nên lượng khách tiếp tục tăng 236.900 lượt tương ứng 30,1% so với năm 2018, tốc
độ tăng bình quân 25%/năm. Mặc dù lượt khách du lịch đến Trà Vinh khá nhiều, nhưng tổng doanh
thu từ hoạt động du lịch nói chung và doanh thu từ du lịch lữ hành còn thấp, do khách du lịch lưu trú
lại Trà Vinh chưa nhiều, chỉ khoảng 65-67%. Giai đoạn 2017-2019, doanh thu du lịch tăng liên tục,
đỉnh điểm năm 2019 doanh thu tăng 70,9% so với năm 2017. Cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19
bùng phát và diễn biến phức tạp dẫn đến lượt khách du lịch đến Trà Vinh năm 2020 giảm 234.800
lượt, tương ứng 22,9% so với năm 2019, chủ yếu do lượt khách quốc tế giảm. Doanh thu từ hoạt động
du lịch cũng giảm 48,8% so với năm 2019. Tuy lượt khách du lịch giảm, nhưng vẫn còn cao hơn năm
2017, tốc độ tăng bình quân chung giai đoạn 2017-2020 là 6,6%/năm.
Cơ sở lưu trú:
Từ năm 2017 đến năm 2019, số cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 132 cơ sở năm 2017 lên 150 cơ sở năm
2019, theo đó số phòng phục vụ khách du lịch lưu trú cũng tăng từ 1.493 phòng lên 1.669 phòng. Số
lượng khách sạn 2-3 sao tăng đáng kể, từ 6 lên 10 khách sạn. Năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng
phát dẫn đến hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh cả nước chung tay chống dịch, áp
dụng cách ly toàn xã hội, các sự kiện văn hóa thể thao du lịch của Tỉnh cũng phải tạm ngừng, kéo theo
một số cơ sở lưu trú, công ty lữ hành tạm ngừng hoạt động. Đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 138 cơ
sở lưu trú với số phòng phục vụ là 1.568 phòng. Tuy nhiên, sang năm 2021, khi tình hình dịch bệnh
đã dần được kiểm soát, với cơ sở vật chất như trên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vì
số khách sạn từ 4 sao trở lên của tỉnh chưa có. Bên cạnh đó, hình thức lưu trú dạng
Tổng doanh thu:
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021, lượng khách ngành du lịch Trà Vinh phục vụ ước
453.075 lượt, đạt 41,19% so với kế hoạch năm; tổng doanh thu du lịch của tỉnh ước hơn 151,1 tỷ
đồng, giảm hơn 17,7% so với năm 2020.
thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2022, lượng khách du lịch đến Trà
Vinh tăng vọt, với gần 1,5 triệu lượt, tăng hơn gấp đôi so với năm 2021; trong số này có trên 18.400
lượt khách quốc tế, trên 347.000 lượt khách lưu trú. Tổng doanh thu ngành du lịch đạt gần 900 tỷ
đồng, bằng 473% kế hoạch năm, tăng gần 5 lần so với năm 2021.
Tiềm Năng du lịch tại Trà Vinh:
Tỉnh Trà Vinh có tiềm năng du lịch đáng chú ý, góp phần vào sự phát triển kinh tế và thu hút du
khách. Dưới đây là một số tiềm năng du lịch tại Trà Vinh:
-Cảnh quan tự nhiên: Trà Vinh nằm ở vùng đồng bằng sông nước và có hệ thống rừng ngập mặn
phong phú, diện tích đệm sen rộng lớn và cảnh quan ven biển đẹp. Những điều này tạo cơ hội để phát
triển du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái và du lịch biển.
-Di sản văn hóa: Với đa dạng dân tộc và văn hóa đặc trưng, Trà Vinh là nơi có cộng đồng người
Khmer đông đúc. Du khách có thể khám phá và trải nghiệm các di tích, đền chùa, lễ hội và nghệ thuật
truyền thống của người Khmer.
-Du lịch cộng đồng: Trà Vinh có những làng nghề truyền thống đặc biệt như làng nghề dệt lụa, làng
gốm sứ, làng chài, và làng làm nước mắm. Du khách có thể tham gia vào hoạt động sản xuất và trải
nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
-Du lịch lịch sử: Tỉnh Trà Vinh cũng có nhiều di tích và khu di tích lịch sử như Đình Bà Om, Khu di
tích Ông Bổn, những tàn tích lịch sử từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây là điểm đến hấp dẫn cho
du khách quan tâm đến lịch sử và văn hóa địa phương.
-Đặc sản ẩm thực: Trà Vinh được biết đến với các đặc sản đồng quê như bánh xèo, bánh tét, bún
nước lèo và món ăn từ cá linh, cá rô... Du khách có thể khám phá và thưởng thức hương vị ẩm thực
độc đáo của vùng đất này.
-Du lịch ánh sáng: Thành phố Trà Vinh đang phát triển du lịch ánh sáng như triển lãm ánh sáng,
show ánh sáng và các hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra trải nghiệm mới cho du khách.
Những tiềm năng trên cung cấp cơ sở để phát triển ngành du lịch tại Trà Vinh, tạo thu nhập và việc
làm cho cộng đồng địa phương, đồng thời thu hút du khách viếng thăm và khám phá nét độc đáo của
vùng đất này.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển bền vững du lịch tại Trà Vinh:
Để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững tại Trà Vinh, có thể áp dụng các giải pháp sau:
-Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Đảm bảo sự quản lý bền vững và bảo vệ các di sản thiên
nhiên như rừng ngập mặn, đệm sen, biển và cảnh quan tự nhiên. Xây dựng các khu vực bảo tồn, áp
dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và khuyến khích du khách ghiền du lịch giữ vệ sinh, không phá
rừng hoặc gây tổn hại đến môi trường.
-Phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp: Tận dụng và phát triển tiềm năng du lịch sinh thái
và du lịch nông nghiệp tại các khu vực nông thôn. Khuyến khích việc sử dụng phương pháp canh tác
và sản xuất bền vững, tạo mô hình du lịch gắn kết với nông nghiệp và các hoạt động trải nghiệm nông
sản, truyền thống nông thôn.
-Phát triển du lịch cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình
phát triển du lịch, đảm bảo lợi ích được chia sẻ và giúp tạo thu nhập cho cộng đồng. Đồng thời, phát
triển các tour du lịch cộng đồng để khách du lịch có thể tương tác với người dân địa phương, tham gia
vào các hoạt động văn hoá và truyền thống cộng đồng.
-Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo và nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng cho người làm trong ngành du lịch, bao gồm hướng dẫn viên du lịch, nhân viên đón
tiếp, nhân viên khách sạn và nhà hàng. Sự chuyên nghiệp và thân thiện của người làm trong du lịch có
thể góp phần vào trải nghiệm tốt hơn cho du khách và hình thành hình ảnh tốt cho địa điểm du lịch.
-Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo: Phát triển những sản phẩm du lịch đặc biệt và độc đáo,
điểm đến du lịch độc nhất vô nhị, tạo điểm khác biệt so với các địa điểm du lịch khác. Điều này có thể
bao gồm thúc đẩy các hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch cuộc sống, du lịch sáng tạo và du lịch văn
hóa.
-Xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch: Đầu tư vào việc cải thiện và mở rộng hạ tầng giao thông, hệ
thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch và các tiện ích khác. Điều này giúp cung cấp trải nghiệm
tốt hơn cho du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch.
Những giải pháp trên có thể giúp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững tại Trà Vinh, đảm
bảo sự cân nhắc giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời tạo
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
TRÀ VINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030
4.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh:
Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh có thể được chia thành hai nhóm
chính:
Nhóm các yếu tố thuận lợi:
-Vị trí địa lý thuận lợi: Trà Vinh nằm ở cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Cửu Long, giáp biển
Đông, có địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, mưa thuận gió hòa. Đây là những điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
-Tài nguyên du lịch phong phú: Trà Vinh có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, nổi
bật như:
•Tài nguyên du lịch tự nhiên: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển, các cồn
nổi, cù lao,...
• Tài nguyên du lịch văn hóa: các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, lễ hội,...
-Sự đa dạng về văn hóa: Trà Vinh là nơi sinh sống của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, tạo nên sự đa
dạng về văn hóa, phong tục tập quán,... Đây là điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng
đồng.
Nhóm các yếu tố thách thức:
-Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ: Hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Trà Vinh còn
chưa đồng bộ, nhất là ở các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
-Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn: Các sản phẩm du lịch của Trà Vinh chưa đa dạng, chưa có
tính cạnh tranh cao.
-Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu: Nguồn nhân lực du lịch của Trà Vinh còn
thiếu về số lượng, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Nhìn chung, Trà Vinh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng này,
tỉnh cần tập trung giải quyết các thách thức, đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển du lịch theo hướng
bền vững, đa dạng, chất lượng.
4.2. Cơ sở pháp lý phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2030
Cơ sở pháp lý phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2030 bao gồm các văn
bản pháp luật của Trung ương và của tỉnh, cụ thể như sau:
Văn bản pháp luật của Trung ương:
Luật Du lịch năm 2017
Luật Quy hoạch năm 2017
Luật Đầu tư năm 2020
Luật Tài nguyên và Môi trường năm 2014
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Luật Di sản văn hóa năm 2017
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2017
Luật Thủy sản năm 2017
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Luật Giao thông đường sắt năm 2005
Luật Hàng không dân dụng năm 2014
Luật Đường thủy nội địa năm 2004
Luật Khí tượng thủy văn năm 2015
Luật Đăng ký doanh nghiệp năm 2017
Luật Thương mại năm 2005
Luật Hợp tác xã năm 2012
Luật Doanh nghiệp xã hội năm 2018
Văn bản pháp luật của tỉnh
Văn bản pháp luật của tỉnh:
-Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh về
phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về
phê duyệt Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3. Định hướng, dự báo một sô chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh trà Vinh
4.3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.1.1. Định hướng chung
-Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có
tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất
lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; hình thành hạ tầng thiết yếu
phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm đủ khả năng tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao quy mô
vùng và cấp quốc gia.
-Đón hơn 1,7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 30.000 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch trên
930 tỷ đồng. Số cơ sở lưu trú 150, số buồng lưu trú du lịch trên 1.750. Chi tiêu bình quân của khách
du lịch là 1.000.000 đồng/lượt.
4.3.1.2. định hướng chủ yếu
-Chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch đối với GRDP của tỉnh là 0,9%.
- Hình thành sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu di sản của dân tộc Khmer Trà Vinh: Danh lam
thắng cảnh Ao Bà Om, các di tích tại thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành, huyện Trà Cú.
- Xây dựng tái hiện Khu căn cứ Tỉnh ủy thời chiến tranh ở thị xã Duyên Hải.
- Nâng tầm tổ chức Lễ hội Ok Om Bok quy mô cấp quốc gia.
- Hình thành sản phẩm du lịch tham quan làng nghề, thưởng thức ẩm thực truyền thống của các dân
tộc Kinh, Hoa, Khmer Trà Vinh.
- Hình thành 01 khu mua sắm, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Hình thành 02 cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh (thị xã Duyên Hải và
thành phố Trà Vinh).
- Hình thành 01 khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn 4 - 5 sao tại thành phố Trà Vinh.
- Hình thành 02 - 03 khu du lịch nghỉ dưỡng biển tại thị xã Duyên Hải.
- Hình thành 02 - 03 điểm du lịch cộng đồng.
- Đầu tư nâng cao các dịch vụ phục vụ khách gắn với Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh.
- Hình thành 01 - 02 điểm du lịch sinh thái miệt vườn tại huyện Cầu Kè.
4.3.2. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.2.1. Mô hình dự báo
Để dự báo phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, có thể sử dụng mô hình tăng trưởng dựa
trên nhu cầu thị trường
4.3.2.2. Kết quả dự báo
Dự Báo Tăng Trưởng Du Khách:
Dự kiến có sự gia tăng đáng kể về lượng du khách đến Trà Vinh, với mức tăng trưởng hàng năm ổn
định.
Sự đa dạng hóa loại hình du lịch và trải nghiệm làm tăng sự hấp dẫn cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau.
Dự Báo Tăng Trưởng Doanh Thu Du Lịch:
Dự báo sự gia tăng đáng kể về doanh thu du lịch, đặc biệt là từ các nguồn thu nhập chính như chỗ ở,
nhà hàng, và hoạt động giải trí.
Chiến lược tăng cường chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lịch sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
này.
Dự Báo Các Chỉ Tiêu Bền Vững:
Dự kiến giảm lượng rác thải và tăng cường các hoạt động bảo tồn môi trường, đồng thời đảm bảo sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Đánh giá các chỉ tiêu về lợi ích xã hội và nhận thức về du lịch bền vững để đảm bảo sự phát triển ổn
định và tích cực.
Dự Báo Đóng Góp cho Kinh Tế Địa Phương:
Du lịch dự kiến sẽ trở thành một nguồn thu nhập quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và cải
thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.
Tăng cường việc hợp tác giữa ngành du lịch và các doanh nghiệp địa phương để tạo ra cơ hội việc làm
và thu nhập.
Đánh Giá Độ Chính Xác của Mô Hình:
Đánh giá độ chính xác của mô hình thông qua việc so sánh dự báo với thực tế và điều chỉnh mô hình
theo thời gian để giữ cho dự báo có tính động và linh hoạt.
4.4. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030
4.4.1. Mục Tiêu Chung
Xây Dựng Môi Trường Phát Triển Bền Vững:
- Đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh tế đều tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững, bảo vệ và bảo tồn
môi trường tự nhiên.
- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch mà không gây hại đến môi trường và cộng đồng.
4.4.2. Mục Tiêu Kinh Tế
Đa Dạng Hóa Nền Kinh Tế:
- Đa dạng hóa cơ sở kinh tế với sự chú trọng vào ngành du lịch, nông nghiệp bền vững và công nghiệp
sạch.
- Tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển.
Tăng Cường Quy Mô Kinh Tế Địa Phương:
- Nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp địa
phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4.4.3. Mục Tiêu Xã Hội
Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống:
- Đảm bảo mọi người dân có quyền và cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, và văn
hóa.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho cả ngành du lịch
và các lĩnh vực khác.
Xây Dựng Cộng Đồng Đô Thị và Nông Thôn Bền Vững:
- Phát triển và duy trì các khu đô thị và nông thôn bền vững, kết hợp giữa bảo tồn văn hóa địa phương
và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quyết định và thiết kế đô thị và nông thôn.
4.4.4. Mục Tiêu Du Lịch
Đóng Góp Đáng Kể cho Nền Kinh Tế
- Tăng cường đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đảm bảo rằng du lịch trở
thành một ngành quan trọng trong cấu trúc kinh tế địa phương.
- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và cải thiện thu nhập cho cộng đồng.
Du Lịch Bền Vững và Cộng Đồng Hóa
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tăng cường bảo tồn môi trường và văn hóa.
- Tạo ra các chương trình du lịch cộng đồng để thúc đẩy sự tương tác giữa du khách và cộng đồng địa
phương.
Quảng Bá và Tiếp Thị Hiệu Quả:
- Xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị mạnh mẽ để tăng cường hình ảnh và uy tín của Trà Vinh
trên thị trường du lịch.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ để tiếp cận một lượng lớn du khách và tạo ấn
tượng tích cực.
Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 nhấn mạnh vào sự cân bằng giữa
phát triển kinh tế, bảo tồn môi trường và văn hóa, cùng việc tạo ra những cơ hội bền vững cho cộng
đồng và doanh nghiệp địa phương.
4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Trà Vinh trong phát triển du lịch theo hướng bền vững:
4.5. Đánh Giá Khả Năng Cạnh Tranh của Tỉnh Trà Vinh trong Phát Triển Du Lịch Theo
Hướng Bền Vững
4.5.1. Phân Tích SWOT
A. Strengths (Sức Mạnh):
1. Tài Nguyên Thiên Nhiên Đa Dạng: Trà Vinh có cảnh đẹp tự nhiên phong phú, bao gồm đồng bằng
sông Cửu Long, các khu di tích lịch sử, và bảo tồn thiên nhiên.
2. Văn Hóa Độc Đáo: Với sự đa dạng văn hóa dân tộc và di sản lịch sử, Trà Vinh có tiềm năng phát
triển các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo.
B. Weaknesses (Yếu Điểm):
1. Infrastructural Limitations (Hạn Chế Về Cơ Sở Hạ Tầng): Cơ sở hạ tầng du lịch cần được nâng cấp
để đáp ứng nhu cầu của du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
2. Thiếu Chiến Lược Quảng Bá Hiệu Quả: Khả năng tiếp cận thị trường du lịch còn hạn chế do quảng
bá và tiếp thị chưa đạt hiệu suất tối đa.
C. Opportunities (Cơ Hội):
1. Du Lịch Bền Vững Ngày Càng Được Ưa Chuộng: Xu hướng du lịch bền vững ngày càng gia tăng,
tạo cơ hội cho Trà Vinh phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với nguyên tắc bảo tồn môi trường
và văn hóa.
2. Hợp Tác Khu Vực: Hợp tác với các tỉnh lân cận để phát triển các tuyến du lịch khu vực sẽ mở rộng
thị trường và tăng cường cạnh tranh.
D. Threats (Rủi Ro):
1. Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu: Biến đổi khí hậu có thể tác động đến cảnh quan và môi trường
du lịch.
2. Cạnh Tranh Cao: Sự cạnh tranh từ các địa điểm du lịch khác cũng đang gia tăng, đặt ra thách thức
đối với Trà Vinh để thu hút du khách.
4.5.2. Chiến Lược Cạnh Tranh
A. Tăng Cường Trải Nghiệm Du Lịch:
1. Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch Độc Đáo: Tận dụng sức mạnh của văn hóa và thiên nhiên để tạo
ra các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
2. Xây Dựng Các Chương Trình Du Lịch Đặc Sắc: Tổ chức các sự kiện và chương trình đặc sắc để
thu hút sự chú ý của du khách và tạo ra trải nghiệm không thể nào quên.
B. Nâng Cao Cơ Sở Hạ Tầng:
1. Đầu Tư Nâng Cấp Cơ Sở Hạ Tầng: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để cung cấp trải nghiệm du
lịch thuận lợi và an toàn.
2. Phát Triển Các Dịch Vụ Hỗ Trợ: Tăng cường các dịch vụ như hướng dẫn viên, vận chuyển, và chỗ
ở để tạo ra một hệ thống hỗ trợ đầy đủ.
4.6.1. Nhóm Giải Pháp Bền Vững Về Kinh Tế
4.6.1.1. Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chủ Lực Theo Định Hướng Bền Vững
- Nghiên Cứu và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Độc Đáo:
- Tổ chức các đề án nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu và sở thích của du khách, từ đó phát triển các sản
phẩm du lịch độc đáo phản ánh đặc trưng văn hóa và thiên nhiên của Trà Vinh.
- Hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và các chuyên gia để đảm bảo sự sáng tạo và tính độc đáo trong
sản phẩm du lịch.
- Khuyến Khích Doanh Nghiệp Địa Phương Tham Gia:
- Tạo ra các chính sách khuyến khích và ưu đãi để doanh nghiệp địa phương tham gia vào quá trình
phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bền vững và hướng dẫn triển khai
các sản phẩm mới.
4.6.1.2. Tăng Cường Huy Động và Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Vốn
- Thúc Đẩy Hợp Tác Công Tư và Tư Nhân:
- Tổ chức các hội nghị, sự kiện để tạo cơ hội gặp gỡ giữa doanh nghiệp du lịch và các đối tác tư
nhân, khuyến khích hợp tác và đầu tư.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp họ dễ dàng tìm kiếm cơ hội hợp
tác.
- Phát Triển Các Mô Hình Đối Tác Công Tư Cộng Đồng:
- Xây dựng các mô hình hợp tác đối tác công tư cộng đồng để huy động vốn từ cộng đồng và chia sẻ
lợi nhuận một cách công bằng.
- Tổ chức các chương trình hướng dẫn và đào tạo để nâng cao khả năng quản lý tài chính cho các tổ
chức và cộng đồng địa phương.
4.6.1.3. Liên Kết và Tăng Cường Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch Theo Hướng Chuyên
Nghiệp
- Hợp Tác Liên Kết Vùng:
- Xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận để phát triển các tuyến du lịch khu vực, tối
ưu hóa tài nguyên và thu hút đa dạng du khách.
- Tổ chức các sự kiện quảng bá khu vực để tăng cường thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng
lớn hơn.
- Đào Tạo và Hỗ Trợ Đào Tạo Nguồn Nhân Lực:
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quảng bá du lịch chuyên nghiệp cho cán bộ ngành du lịch
và người làm kinh doanh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng đào tạo nhân sự về dịch vụ và quản lý du lịch chất lượng cao.
4.6.1.4. Tăng Cường Xã Hội Hóa Du Lịch
- Phát Triển Các Chương Trình Du Lịch Cộng Đồng:
- Kích thích sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng và quản lý các chương trình du lịch
cộng đồng.
- Tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng để tạo ra trải nghiệm tích cực và
gắn kết.
- Tổ Chức Sự Kiện Giao Thương Văn Hóa:
- Xây dựng các sự kiện quảng bá và thúc đẩy văn hóa địa phương như các lễ hội, triển lãm nghệ
thuật để thu hút du khách.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia tài trợ và hỗ trợ các sự kiện văn hóa để tạo ra môi trường tích
cực và tích cực cho cả cộng đồng và du khách.
4.6.1.5. Đa Dạng Hóa và Nâng Cao Chất Lượng Cơ Sở Vật Chất Ngành Du Lịch
- Khuyến Khích Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch:
- Tạo ra chính sách thuận lợi và ưu đãi để thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là chỗ ở
và nhà hàng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và chủ đầu tư trong việc nâng cấp và duy trì cơ sở hạ tầng
4.6.3. Giải pháp phát triển bền vững tài nguyên- môi trường
4.6.3.1. Bảo Tồn, Tôn Tạo và Khai Thác Bền Vững Tài Nguyên và Đa Dạng Sinh Học
- Thiết Lập Khu Vực Bảo Tồn và Phục Hồi Môi Trường:
- Tạo các khu vực bảo tồn để bảo vệ các loài động, cây cỏ, và môi trường tự nhiên đặc biệt.
- Thiết lập chương trình phục hồi môi trường, bao gồm việc tái tạo rừng, phục hồi đất đai, và xây
dựng các khu vực sinh quyển.
- Quản Lý Bền Vững Tài Nguyên Nước và Đất:
- Phát triển kế hoạch quản lý tài nguyên nước và đất, chú trọng vào việc duy trì chất lượng nước và
giảm hiện tượng lũ lụt.
- Hỗ trợ nghiên cứu và triển khai các phương pháp canh tác và chế biến có ích cho môi trường, giúp
giảm thiểu sự mất mát đất đai và rác thải.
4.6.3.2. Tuyên Truyền Nâng Cao Nhận Thức
- Chiến Dịch Tuyên Truyền Về Bảo Tồn Môi Trường:
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền trực tuyến và offline để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo
tồn môi trường và giữ gìn tài nguyên tự nhiên.
- Sử dụng nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ thông điệp và kích thích thảo luận trong cộng
đồng.
- Hợp Tác với Cộng Đồng và Tổ Chức Phi Chính Phủ:
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, tăng
cường sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng.
- Tổ chức các sự kiện trò chơi và cuộc thi để kích thích sự tò mò và tích cực tham gia từ cộng đồng.
4.6.3.3. Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Thân Thiện Môi Trường, Khuyến Khích Các Cơ Sở
Lưu Trú Phấn Đấu để Đạt Nhãn Du Lịch Bền Vững Bông Sen Xanh
- Khuyến Khích Các Cơ Sở Lưu Trú Chuyển Đổi Sang Mô Hình Bền Vững:
- Tạo ra các chính sách khuyến khích và cung ứng ưu đãi cho cơ sở lưu trú chuyển đổi sang mô hình
bền vững.
- Hỗ trợ cơ sở lưu trú trong việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải, và
sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế.
- Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Thân Thiện Môi Trường:
- Khuyến khích sự phát triển của các hình thức du lịch như trekking, du lịch sinh thái, và du lịch
xanh nhằm giảm áp lực lên môi trường.
4.6.4. Giải Pháp về Quản Lý Nhà Nước
4.6.4.1. Giải Pháp về Ổn Định Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Tăng Cường An Ninh và Trật Tự:
- Đầu tư vào lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn cho du khách và cộng đồng địa phương.
- Hợp tác với cơ quan chức năng để xây dựng một hệ thống giám sát và đối phó với tình trạng xâm
phạm trật tự và an ninh.
- Hỗ Trợ Chính Trị ổn định:
- Tạo ra môi trường chính trị ổn định thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và
các tổ chức cộng đồng.
- Hỗ trợ các chương trình giáo dục về chính trị và dân chủ để tăng cường hiểu biết và tham gia của
cộng đồng.
4.6.4.2. Về Cơ Chế, Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Ngành Du Lịch
- Phát Triển Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính:
- Tạo ra cơ chế và chính sách hỗ trợ tài chính để khuyến khích đầu tư vào ngành du lịch, bao gồm cả
việc cung cấp vốn và ưu đãi thuế.
- Thiết lập các quỹ hỗ trợ dựa trên hiệu suất và tính bền vững của doanh nghiệp du lịch.
- Khuyến Khích Hợp Tác Công Tư và Tư Nhân:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch hợp tác với các đối tác tư nhân trong việc phát
triển dự án và sản phẩm du lịch.
- Đưa ra các chính sách khuyến khích và ưu đãi để động viên doanh nghiệp du lịch hợp tác với các
doanh nghiệp địa phương.
4.6.4.3. Giải Pháp về Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
- Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chặt Chẽ:
- Tăng cường vai trò và chức năng của các cơ quan quản lý du lịch để đảm bảo sự hiệu quả trong
quản lý và phát triển ngành du lịch.
- Hợp nhất các nguồn lực và cơ chế quản lý để tạo ra một hệ thống chặt chẽ và linh hoạt.
4.6.4.4. Liên Kết Phát Triển Du Lịch Vùng
- Hợp Tác Liên Kết Với Các Tỉnh Lân Cận:
- Xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận để tối ưu hóa tài nguyên và thu hút đa dạng
du khách.
- Tổ chức các sự kiện quảng bá khu vực để tăng cường thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng
lớn hơn.
4.6.4.5. Tăng Cường Thực Hiện Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Hoạt Động Du Lịch
- Tăng Cường Công Tác Thanh Tra và Kiểm Tra:
- Tăng cường số lượng và chất lượng các đội thanh tra để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định và
luật lệ trong ngành du lịch.
- Thực hiện kiểm tra đột xuất và định kỳ trên các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch và hoạt động du lịch
để ngăn chặn các hành vi vi phạm.
4.6.4.6. Đẩy Mạnh Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Giảm Bớt Thủ Tục Hành Chính:
- Đánh giá và giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giúp doanh nghiệp du lịch tiết kiệm
thời gian và chi phí.
- Tích hợp các dịch vụ trực tuyến để thuận lợi hóa quá trình đăng ký và quản lý đối với các doanh
nghiệp trong ngành du lịch.
4.7. Kết Luận và Kiến Nghị
4.7.1. Kết Luận
Trong quá trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Trà Vinh đến
năm 2030, chúng tôi đã tìm hiểu và đánh giá bối cảnh chung, cơ sở pháp lý, và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển du lịch trong khu vực. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng các định hướng và dự báo chỉ
tiêu phát triển du lịch, đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, và đánh giá khả năng cạnh tranh của
tỉnh Trà Vinh.
Chúng tôi nhận thức sự quan trọng của việc phát triển du lịch một cách bền vững, không chỉ đối với
nền kinh tế mà còn với môi trường và cộng đồng địa phương. Những định hướng và dự báo đã được
xây dựng nhằm tạo ra một hình ảnh chi tiết và rõ ràng về hướng phát triển du lịch mà tỉnh Trà Vinh
nên hướng đến.
4.7.2. Kiến Nghị
1. Tăng Cường Hợp Tác Đa Bên:
- Kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, và cộng đồng để
đảm bảo sự tham gia và hỗ trợ từ tất cả các bên liên quan.
2. Đào Tạo và Phát Triển Nguồn Nhân Lực:
- Tăng cường đào tạo cho nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đặc biệt là về các kỹ năng quản lý
môi trường và giao tiếp với du khách.
3. Khuyến Khích Đầu Tư vào Các Dự Án Bền Vững:
- Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào các dự án du lịch bền vững thông qua cơ chế ưu đãi và hỗ trợ
tài chính.
4. Hệ Thống Thanh Tra và Kiểm Tra Mạnh Mẽ:
- Tăng cường hệ thống thanh tra và kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và an
toàn du lịch.
5. Thúc Đẩy Du Lịch Cộng Đồng:
- Khuyến khích và hỗ trợ các dự án du lịch cộng đồng để tạo thu nhập và cơ hội phát triển cho cộng
đồng địa phương.
6. Tạo Môi Trường Kinh Doanh Thuận Lợi:
- Cải thiện thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển
ngành du lịch.
Những kiến nghị trên được đề xuất với hi vọng rằng sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của
ngành du lịch trong tỉnh Trà Vinh.
----------------------------------------HẾT--------------------------------------------
| 1/43

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC KHOA DU LỊCH BÀI TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH TRÀ VINH
MÔN HỌC: Tổng quan du lịch
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đinh Thị Thi Họ và tên : Phạm Thanh Tuấn Lớp : 23DL2 MSV : 2354040073
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2023 MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU:
….........................................................................................................................................
1.Tính cấp thiết của luận án
2.Mục tiêu nghiên cứu của luận án
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.Câu hỏi nghiên cứu
5.Điểm mới và những đóng góp chủ yếu của luận án
5.1.Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận
5.2.Những đóng góp về mặt thực tiễn
6.Phương pháp nghiên cứu
7.Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Một số vấn đề về du lịch
2.1.1. Khái niệm về du lịch
2.1.2. Đặc điểm của ngành du lịch
2.1.3. Vai trò của ngành du đối với sự phát triển ngành kinh tế- xã hội
2.2. Lý luận phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
2.2.2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững 2.2.2.1. về kinh tế
2.2.2.2. về xã hội
2.2.2.3. Về môi trường
2.2.2.4. về quản lí nhà nước
2.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch
2.3. Phương thức đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch
2.3.1. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa và sức chứa

2.3.2. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chứ Du Lịch Thế Giới
2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại một số địa phương trên thế giới
2.5. Một số bài học cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Trà Vinh
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH TRÀ VINH
3.1. Tổng quan về tỉnh trà vinh
3.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Trà vinh
3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
3.2.1.1. Địa hình, địa mạo và địa chất 3.2.1.2. Khí hậu
3.2.1.3. Tài nguyên biển
3.2.1.4. Tài nguyên rừng
3.2.1.5. Cảnh quan du lịch tự nhiên
3.2.2. Tài nguyên đu lịch nhân văn
3.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
3.2.2.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể

3.3. Điện kiện phát triển kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại Trà Vinh
3.3.1. Cơ cấu kinh tế
3.3.2. Thu hút vốn đầu tư FDI
3.3.3. Kết cấu hạ tầng
3.3.3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật
3.3.3.2. Kết cấu hạ tầng xã hội
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
3.4. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Trà Vinh ở thời gian qua 3.4.1. Về kinh tế
3.4.1.1. Khách du lịch
3.4.3.2. Thời gian lưu trú bình quân của du khách
3.4.3.3. Doanh thu của ngành du lịch 3.4.2. về xã hội
3.4.2.1. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử
3.4.2.2. Vai trò cải thiện chất lượng sống của người dân
3.4.3. Về công tác quản lý nhà nước
3.4.3.1. Ban hành, thực thi cơ chế, chính sách quản lý nhà nước
3.4.3.2. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội
3.4.4. Về tài nguyên- môi trường
3.4.4.1. Bảo vệ sự sống và tính đa dạng sinh học

3.4.4.2. Sử dung hiệu quả nguồn tài nguyên không tái tạo được
3.4.4.3. Tăng cường vai trò các cộng đồng tự quản lý môi trường
3.4.4.4. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân của người dâm địa phương
3.5. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại Trà Vinh
3.5.1. Đánh giá dựa vào phương pháp PRA
3.5.2. Đánh giá dựa theo tiêu chí bền vững
3.6. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Trà Vinh thời gian qua
3.6.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
3.6.2. Ảnh hưởng của điều kiện quản lý- kinh tế
3.7. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Trà Vinh
3.7.1. Từ góc độ bền vững kinh tế
3.7.2. Từ góc độ bền vững xã hội
3.7.3. Từ góc độ bền vững môi trường
3.7.4. Từ góc độ quản lý nhà nước
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TRÀ VINH THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030

4.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh
4.2. Cơ sở pháp lý phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2030
4.3. Định hướng, dự báo một sô chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh trà Vinh
4.3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.1.1. Định hướng chung
4.3.1.2. Một số định hướng chủ yếu
4.3.2. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.2.1. Lựa chọn mô hình dự báo
4.3.2.2. Kết quả dự báo
4.4. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030
4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của tỉnh Trà Vinh trong phát triển du lịch theo hướng bền vững
4.6. Đề xuất giải pháp bền vững về kinh tế
4.6.1. Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế
4.6.1.1. Hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo định hướng bền vững

4.6.1.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
4.6.1.3. Liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp
4.6.1.4. Tăng cường xã hội hóa du lịch
4.6.1.5. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất ngành du lịch
4.6.2. Giải pháp phát triển bền vững về văn hóa- xã hội
4.6.2.1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn
4.6.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
4.6.2.3. Đề cao vai trò của cộng đồng dân cư
4.6.2.4. Tăng cường liên kết giữa cấc ngành chức năng và cộng đồng trong phát triển du lịch
4.6.3. Giải pháp phát triển bền vững tài nguyên- môi trường
4.6.3.1. Bảo tồn, tôn tạo và khai thác bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học
4.6.3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
4.6.3.3. Phát triển các loại hình du lịch thân thiện môi trường, khuyến khích các cơ sở lưu trú
phấn đấu để đạt Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh.
4.6.4. Giải pháp về quản lý nhà nước
4.6.4.1. Giải pháp về ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội
4.6.4.2. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch
4.6.4.2. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch
4.6.4.3. Giải pháp về tổ chức lãnh thổ du lịch
4.6.4.4. Liên kết phát triển du lịch vùng
4.6.4.5. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch
4.6.4.6. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính

4.7. Kết luận và kiến nghị 4.7.1. Kết luận 4.7.2. Kiến nghị LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án:
Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người trong xã hội, những năm gần qua du
lịch là ngành có tốc độ phát triển mạnh và chiếm 65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển du lịch trong cả nước, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã không ngừng nổ lực
phấn đấu để trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là nhân tố góp phần làm thây đổi bộ mặt kinh tế, xã
hội của tỉnh nhà. Với mong muốn thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung, du lịch miền trung phát triển
hơn nữa, trên cơ sở tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của mình. Sự phát triển du lịch cho phép
khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử cũng
như các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại để phục vụ con người. Vì vậy,
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển
du lịch là mục tiêu hàng đầu. Từ đó, nhà nước có nhiều biện pháp khuyến khích người dân tham gia
kinh doanh và đẩy mạnh du lịch. Tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Thời gian
qua thành phố đã chú trọng đầu tư, khai thác các thế mạnh để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên,
những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Trà Vinh, điều đáng lưu ý là
quá trình phát triển du lịch còn có những mâu thuẫn với phát triển chung của thành phố, chưa phát
triển theo hướng bền vững. Đây là những hạn chế chủ yếu của phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh thời
gian qua. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và trong giới hạn nghiên cứu, tập trung giới thiệu, phân tích
và nghiên cứu nội dung: “Phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững” cho luận án kết thúc học phần của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu luận án:
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững
(2) Đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững thời gian vừa qua
(3) Đưa ra các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm giúp du lịch tỉnh Trà Vinh phát triển nhanh
theo hướng bền vững từ nay đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là: phát triển du lịch bền vững và các yếu tố liên quan đến phát
triển du lịch bền vững của tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về không gian: Tỉnh Trà Vinh.
+ Về thời gian: Đánh giá hiện trạng chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ 2000-2015; định hướng và
giải pháp từ nay đến năm 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay đã bền vững chưa?
(2) Đâu là các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?
(3) Đâu là các giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?
5. Điểm mới và những đóng góp chủ yếu của luận án:
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Luận án đã đưa ra khái niệm “phát triển du lịch bền vững” đầy đủ hơn, thiết lập các nhân tố ảnh
hưởng và xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du lịch bền vững. Đồng thời vận dụng
mô hình SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thời cơ và thách thức đối với phát
triển du lịch theo hướng bền vững tại Trà Vinh, áp dụng mô hình hồi quy dãy số thời gian (Time
Series Regression) cho dự báo khách du lịch và sử dụng phương pháp đánh giá PRA để đánh giá tính
bền vững của hoạt động du lịch Trà Vinh.
5.2. Những góp về mặt thực tiễn:
Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở tỉnh Trà Vinh; phân tích những lợi thế và tiềm năng về tự nhiên và nhân văn của Trà Vinh để
xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền
vững ở Trà Vinh giai đoạn từ 2001-2015. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhanh quá trình phát triển theo
hướng bền vững của du lịch Trà Vinh đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu sau đây được sử dụng: Phương pháp điều tra
khảo sát thực địa, phương pháp so sánh, Phương pháp nghiên cứu SWOT, Phương pháp phân tích hồi
quy dãy số thời gian, Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận án gồm 04 chương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ XX, khi khái niệm “phát triển bền vững” được đề cập đã có nhiều
nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển
bền 4 vững. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế tác
động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Chỉ tính đến năm 1999, theo thống
kê của Tổ chức du lịch thế giới đã có trên 100 cuốn sách và 250 bài báo (công bố quốc tế) nói về du
lịch bền vững. Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững đã có một số công trình đề cập như:
(1). Công trình Phát triển bền vững: Các khái niệm và sự ưu tiên, Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc (Sustainable development: Concepts and Priorities, United Nations Development Programme)
của Sudhir Anand và Amartya Sen.
(2). Công trình nghiên cứu: Nông nghiệp và Môi trường, nhận thức về phát triển nông thôn bền vững
(Agriculture and Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development), của Ernst Lutz, World Bank.
(3). Công trình: Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững (Tourism and sustainable community
development) của Greg Richards và Derek.
(4). Công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực cộng đồng cho phát triển du lịch (Building
Community Capacity for Tourism Development) của Gianna Moscardo.
(5). Công trình Phát triển du lịch và môi trường: phía bên kia tính bền vững (Tourism development
and the environment: beyond sustainability?) của Richard Sharpley.
(6). Công trình nghiên cứu Du lịch và phát triển bền vững: hình thức du lịch mới ở các nước thế giới
thứ ba (Tourism and 5 Sustainability: New Tourism in the Third World) của Martin Mowforth và Ian Munt.
(7). Công trình Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về phát triển bền vững (Is
the concept of sustainble development – developing sustainable development benchmarking
tool) của Lucian Cernar và Julien Gourdon.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Tại Việt Nam khái niệm “du lịch bền vững” còn khá mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về du lịch
bền vững mới được quan tâm từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du lịch nước ta.
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam: “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”
có thể xem là tuyên ngôn của Việt Nam về phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn
từ năm 2005 đến năm 2020. Đối với hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, có các công
trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách như:
(1). Công trình “Phát triển bền vững ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Quang Thái và PGS.TS Ngô Thắng Lợi.
(2). Công trình nghiên cứu “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững,
chất lượng cao ở Việt Nam” của TS. Đinh Văn Ân.
(3). Công trình nghiên cứu “Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (Thời kỳ 2011-
2020)” của PGS.TS Bùi Tất Thắng.
(4). Đề tài khoa học cấp Bộ “Phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020” PGS.TS Ngô Thắng Lợi.
(5). Nghiên cứu “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010” của Tổng cục Du lịch.
(6). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực Lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ”của Tổng Cục Du lịch. Qua
sơ lược lịch sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững, có thể khái
quát thành những điểm sau:
- Thứ nhất, trên thế giới tuy “du lịch bền vững” mới chỉ được đầu tư nghiên cứu từ những năm 1990
đến nay nhưng đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu.
- Thứ hai, ở Việt Nam, du lịch bền vững là một lĩnh vực còn mới mẻ, các vấn đề lý luận của du lịch
bền vững đang tiếp tục được thảo luận để thống nhất về nhận thức và quan điểm.
- Thứ ba, riêng đối với tỉnh Nghệ An, cũng đã có một số nghiên cứu về du lịch, song chủ yếu là
nghiên cứu một sản phẩm hoặc một lĩnh vực đặc thù của du lịch trên địa bàn.
Chính vì vậy, lựa chọn Nghệ An để nghiên cứu phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
2.1.1. Khái Niệm về Du Lịch
Du lịch là một hoạt động của con người, trong đó người ta di chuyển từ một nơi đến nơi khác với mục
đích giải trí, thưởng thức văn hóa, học hỏi hoặc kinh doanh. Đây là một lĩnh vực rộng lớn, gồm nhiều
loại hình như du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, và du lịch doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc Điểm của Ngành Du Lịch
Ngành du lịch có những đặc điểm đặc thù như sự đa dạng, tính mùa vụ, và sự phụ thuộc vào yếu tố tự
nhiên và văn hóa. Đặc biệt, nó liên quan mật thiết đến sự hài hòa giữa con người và môi trường.
2.1.3. Vai Trò của Ngành Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
Ngành du lịch không chỉ đóng góp vào thu nhập quốc gia mà còn tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển
văn hóa, và kích thích hoạt động kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để bảo vệ sự cân bằng giữa lợi ích
kinh tế và bảo tồn môi trường, cần có chiến lược phát triển bền vững.
2.2. Lý luận phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch theo hướng bền vững
Phát triển du lịch bền vững là một chiến lược toàn diện nhằm đảm bảo rằng hoạt động du lịch không
chỉ đáp ứng nhu cầu ngay cả của thế hệ hiện tại mà còn bảo vệ và làm tăng giá trị cho cả thế hệ tương
lai. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc đặc biệt đối với ba khía cạnh chính: kinh tế, xã hội, và môi trường.
2.2.2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững 2.2.2.1. Về Kinh tế
Nguồn lực tài chính: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, cần có nguồn lực tài chính lớn để đầu
tư phát triển. Các nguồn lực tài chính có thể đến từ vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân, vốn tín dụng,...
Sự phát triển của thị trường du lịch: Thị trường du lịch là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
của du lịch. Sự phát triển của thị trường du lịch được thể hiện qua số lượng khách du lịch, cơ cấu khách du lịch,...
Chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế của Chính phủ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của du
lịch. Các chính sách kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, như chính sách đầu tư, chính sách thuế,... 2.2.2.2. Về xã hội
Cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương là chủ thể quan trọng trong phát triển du lịch. Sự ủng
hộ của cộng đồng địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững.
Văn hóa và giá trị truyền thống: Văn hóa và giá trị truyền thống là tài nguyên du lịch quan trọng. Việc
bảo tồn và phát huy văn hóa và giá trị truyền thống sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
Giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
2.2.2.3. Về môi trường
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên du lịch quan trọng. Việc bảo vệ và phát
triển tài nguyên thiên nhiên sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển du lịch bền
vững. Các hoạt động du lịch cần được thực hiện theo hướng thân thiện với môi trường, hạn chế tác
động tiêu cực đến môi trường.
2.2.2.4. Về quản lí nhà nước
Chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch: Chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch là cơ sở để triển
khai các hoạt động phát triển du lịch. Chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch cần được xây dựng
trên cơ sở phát triển bền vững.
Cơ chế, chính sách quản lí du lịch: Cơ chế, chính sách quản lí du lịch cần được xây dựng phù hợp với
yêu cầu phát triển du lịch bền vững.
Quản lí tài nguyên du lịch: Quản lí tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để bảo vệ và phát triển tài
nguyên du lịch. Các hoạt động quản lí tài nguyên du lịch cần được thực hiện theo hướng bền vững.
2.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch
Tính kinh tế: Du lịch bền vững cần đảm bảo tính kinh tế, tức là mang lại lợi ích kinh tế cho các bên
liên quan, bao gồm cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch và Chính phủ.
Tính xã hội: Du lịch bền vững cần đảm bảo tính xã hội, tức là mang lại lợi ích xã hội cho cộng đồng
địa phương, bao gồm việc tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo tồn văn hóa và di sản,...
Tính môi trường: Du lịch bền vững cần đảm bảo tính môi trường, tức là hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
2.3. Phương Thức Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Du Lịch
2.3.1. Đánh Giá Tính Bền Vững Của Du Lịch Dựa Vào Sức Chứa
Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa vào sức chứa tập trung vào việc đảm bảo rằng lưu lượng du
khách không vượt quá khả năng chấp nhận của một địa điểm du lịch cụ thể. Đây là một phương thức
quan trọng để giữ cho môi trường và cộng đồng địa phương không bị quá tải bởi số lượng du khách. Các bước chính bao gồm: 1. Xác Định Sức Chứa:
- Đánh giá và xác định mức độ du khách mà một địa điểm có thể chấp nhận mà không gây hậu quả
tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương.
2. Quản Lý Lưu Lượng Du Khách:
- Xây dựng các biện pháp quản lý để kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng du khách, bao gồm việc
thiết lập giới hạn số lượng và thời gian lưu trú. 3. Giáo Dục Du Khách:
- Thực hiện các chiến dịch giáo dục để tăng cường nhận thức của du khách về sức chứa và tác động
của họ đối với môi trường và cộng đồng địa phương.
2.3.2. Đánh Giá Tính Bền Vững Của Hoạt Động Du Lịch Dựa Vào Bộ Chỉ Tiêu Môi Trường của
Tổ Chức Du Lịch Thế Giới
Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO) nhấn mạnh vào việc đánh giá và quản lý tác động của du lịch đối với môi trường. Các bước chính bao gồm:
1. Thực Hiện Đánh Giá Môi Trường:
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước, và đất đai, sự
suy giảm đa dạng sinh học, và các vấn đề khác liên quan đến môi trường.
2. Lập Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường:
- Xây dựng kế hoạch hành động để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường bảo
tồn tài nguyên tự nhiên.
3. Chứng Nhận Du Lịch Bền Vững:
- Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường của UNWTO để đánh giá và chứng nhận tính bền vững của các hoạt động du lịch.
4. Giáo Dục và Tuyên Truyền:
- Tăng cường giáo dục và tuyên truyền về các vấn đề môi trường trong ngành du lịch, khuyến khích
hành động tích cực từ du khách và doanh nghiệp du lịch.
Những phương thức này giúp đảm bảo rằng du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ
và bảo tồn môi trường, đồng thời khuyến khích các hành vi du lịch có trách nhiệm và bền vững.
2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại một số địa phương trên thế giới
Nhiều địa phương trên thế giới đã thành công trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, kết
hợp giữa việc thu hút du khách và bảo tồn nguồn lực. Dưới đây là một số kinh nghiệm tích cực: 1. Costa Rica:
- Costa Rica được coi là một điển hình về du lịch bền vững. Nước này đã đầu tư mạnh mẽ vào việc
bảo tồn các khu dự trữ sinh quyển và di sản thiên nhiên, thu hút du khách quan tâm đến thiên nhiên và môi trường. 2. New Zealand:
- New Zealand đặt sự bền vững vào trung tâm phát triển du lịch. Việc bảo tồn văn hóa Māori, quản
lý chặt chẽ các khu vực thiên nhiên, và khuyến khích du lịch thể thao mạo hiểm là những yếu tố quan trọng. 3. Bhutan:
- Bhutan áp dụng mô hình du lịch hạn chế với số lượng du khách quy định mỗi năm để bảo vệ cộng
đồng địa phương và duy trì văn hóa truyền thống. Họ cũng đặt mức chất lượng cao với các tiêu chuẩn du lịch bền vững. 4. Iceland:
- Iceland tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy du lịch xanh và giáo dục du khách về bảo tồn
môi trường. Họ cũng quản lý việc phát triển du lịch một cách cân nhắc để tránh quá tải các điểm du lịch phổ biến. 5. Barcelona, Tây Ban Nha:
- Barcelona đã áp dụng các biện pháp như giới hạn số lượng du khách trên các tuyến phố chính,
khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, và đầu tư vào việc bảo tồn di sản văn hóa.
2.5. Một Số Bài Học Cho Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững ở Tỉnh Trà Vinh
1. Kết Hợp Du Lịch và Bảo Tồn Văn Hóa
- Hãy xem xét cách tích hợp văn hóa địa phương vào trải nghiệm du lịch. Bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa sẽ tạo sự hấp dẫn cho du khách và giúp bảo tồn di sản văn hóa độc đáo của Trà Vinh. 2. Quản Lý Sức Chứa:
- Học từ các địa phương đã thành công trong việc quản lý sức chứa, đặt giới hạn cho lưu lượng du
khách để giữ cho môi trường và cộng đồng không bị ảnh hưởng tiêu cực.
3. Phát Triển Du Lịch Xanh:
- Khuyến khích và phát triển du lịch xanh, bao gồm các hoạt động thể thao mạo hiểm và khám phá
thiên nhiên, để giữ cho du khách có thể tận hưởng môi trường tự nhiên của Trà Vinh mà không gây tác động tiêu cực.
4. Đầu Tư vào Năng Lượng Tái Tạo:
- Xem xét việc sử dụng năng lượng tái tạo trong ngành du lịch. Điều này không chỉ giúp giảm ô
nhiễm mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch bền vững.
5. Giáo Dục và Tuyên Truyền:
- Tăng cường hoạt động giáo dục và tuyên truyền để tạo sự nhận thức và hiểu biết về du lịch bền
vững, cả đối với cộng đồng địa phương và du khách. 6. Hợp Tác Cộng Đồng:
- Hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương để đảm bảo rằng phát triển du lịch mang lại lợi ích cho
cả cộng đồng và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày của họ.
7. Quản Lý Thông Tin Du Lịch:
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin du lịch để du khách có thể dễ dàng truy cập thông
tin và hướng dẫn về các hoạt động du lịch bền vững và địa điểm tham quan.
8. Thúc Đẩy Các Mô Hình Kinh Doanh Bền Vững:
- Hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các mô hình kinh doanh du lịch bền vững, bao
gồm cả doanh nghiệp xã hội và các dự án hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Bằng cách này, Trà Vinh có thể học hỏi từ các bài học quốc tế và điều chỉnh chiến lược
phát triển du lịch của mình để đảm bảo sự bền vững và bảo tồn nguồn lực cho thế hệ tương lai.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH TRÀ VINH
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An 1.Giới thiệu chung:
Trước đây, vùng đất Trà Vinh còn được gọi là xứ Trà Vang. Tên Trà Vang vốn có nguồn gốc từ ngôn
ngữ Môn-khmer cổ mà dân gian thường gọi là Trah Păng. Tên gọi ấy phản ánh đặc điểm cảnh quan
thuở xa xưa của một vùng đất mới được bồi đắp ở ven sông, ven biển, có nhiều vùng trũng, đầm lầy,...
Vì vậy, Trà Vinh là tỉnh còn tương đối non trẻ.
Trà Vinh có diện tích tự nhiên là 2.358 km2, dân số khoảng 1,1 triệu người, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu và ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài bờ biển 65 km, mặt
giáp biển thông qua 02 cửa biển chính là cửa Cung Hầu và cửa Định An là tuyến hàng hải quan trọng
của vùng đồng bằng sông Cửu Long thông thương ra biển Đông với cả nước và quốc tế. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng bởi bão và lũ, có độ cao nền cao hơn so với các vùng lân cận.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý:
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long, vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ
độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200
km đi bằng quốc lộ 53 qua tỉnh Vĩnh Long, khoảng cách rút ngắn thời gian chỉ còn 130 km nếu đi
bằng quốc lộ 60 qua tỉnh Bến tre, cách thành phố Cần Thơ 50 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông
Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển.
Về vị trí địa lý, Trà Vinh tiếp giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển đông
Trà vinh có vị trí thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông cửu long, là cửa ngỏ giao lưu
giữ miền tây nam bộ và miền đông nam bộ. Tỉnh có hệ thống giao thông thủy, giao thông bộ khá
thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế- xã hội 2.2. Diện tích:
Theo thống kê năm 2023, diện tích tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 2.358 km², chiếm 5,77% diện tích
của vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 7 huyện. Tỉnh
Trà Vinh có chiều dài bờ biển là 65 km, trải dài trên địa bàn hai huyện Duyên Hải và Trà Cú. 2.3. Địa hình:
Trà Vinh nằm ở cuối cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là đất bằng phẳng với
độ cao dưới 1m so với mực nước biển. Vì nằm ở vùng đồng bằng ven biển, có nhiều giồng cát chạy
dọc theo bờ biển, tạo thành các đường cong song song. Các giồng càng gần biển càng cao và rộng hơn.
Với sự chia cắt bởi các giồng và mạng lưới đường lộ, kinh rạch, địa hình Trà Vinh khá phức tạp. Có
các vùng trũng xen kẹp giữa các giồng cao, và độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Đặc biệt, phần
nam tỉnh có đất thấp, bị chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung thành nhiều vùng trũng nhỏ, với độ
cao chỉ từ 0,5 - 0,8m. Do đó, hàng năm, vùng này thường bị ngập mặn trong khoảng thời gian từ 3-5 tháng.
Địa hình của tỉnh Trà Vinh tương đối bằng phẳng, với độ cao trung bình khoảng 1,5 - 2,5 m. Địa hình
được chia thành hai vùng chính:
-Vùng đất giồng cát ven biển: Đây là vùng đất có độ cao cao nhất tỉnh, với độ cao trung bình từ 2,5 -
3,5 m. Các giồng cát chạy dọc theo bờ biển, tạo thành các đường cong song song. Các giồng càng gần
biển càng cao và rộng hơn.
-Vùng đất nội đồng: Đây là vùng đất chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, với độ cao trung bình từ 0,5 -
1,5 m. Vùng đất nội đồng bị chia cắt bởi các kênh rạch, tạo thành các ô trũng, cao.
Các giồng cát ven biển có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển khỏi xói lở. Vùng đất nội đồng
là nơi trồng trọt, chăn nuôi chính của tỉnh.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Trà Vinh:
-Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển
giao thông vận tải và du lịch.
-Có nhiều giồng cát ven biển, tạo nên cảnh quan đặc sắc, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
-Có nhiều kênh rạch, tạo nên hệ thống thủy lợi và giao thông thuận lợi. 2.4. Khí hậu:
Nằm trong vùng đồng bằng sông cửu long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều
kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven
biển, tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 20 - 27 °C, độ ẩm trung
bình 80 - 8000%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng
12 – tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm, có điều kiện thuận lợi cho việc đầu
tư sản suất, kinh doanh và du lịch.
Hàng năm, hạn hán thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ 10
đến 18 ngày, trong đó các huyện như Cầu Kè, Tràng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu
Cần hạn đầu vụ khoảng tháng 6 và tháng 7 là quan trọng, trong khi các huyện còn lại như Châu
Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ nhưng tháng 7 và 8 thường nghiêm trọng hơn.
Trà Vinh cũng gặp một khó khăn hiện nay đó chính là bị ngập mặn vào một số mùa khô trong năm.
3. Điều kiện xã hội: 3.1. Dân cư:
Trà Vinh là một tỉnh có dân số thấp trong vùng ĐBSCL, đứng thứ 11/13 tỉnh thành trong khu vực,
theo niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh năm 2022, dân số của tỉnh Trà Vinh là 1.019.258 người,
chiếm 5,77% dân số của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số trung bình là 426 người/km².
Dân cư tỉnh Trà Vinh có sự đa dạng về thành phần dân tộc, với 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer và
Hoa. Dân tộc Kinh chiếm đa số, chiếm khoảng 85% dân số. Dân tộc Khmer chiếm khoảng 12% dân
số, tập trung chủ yếu ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Ngang và Trà Cú . Dân tộc Hoa chiếm
khoảng 3% dân số, tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải. 3.2. Dân tộc:
Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác.
Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 67%), người Khmer chiếm 32%, là tỉnh có người
Khmer sinh sống đông thứ 2 ở vùng ĐBSCL cũng như cả nước (sau tỉnh Sóc Trăng), người Hoa và
dân tộc thiểu số khác chiếm tổng số gần 1%.
3.3. Kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng giao thông

Kết cấu hạ tầng giao thông Trà Vinh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, từng bước hoàn
thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không.
Giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ của Trà Vinh có tổng chiều dài 3.307 km, gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện
lộ và đường giao thông nông thôn. Trong đó, quốc lộ 54, 60, 61, 63 là những tuyến giao thông huyết
mạch kết nối Trà Vinh với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Tỷ lệ nhựa hóa đường bộ trên địa bàn tỉnh đạt 68,8%, trong đó tỷ lệ nhựa hóa đường trục xã, liên xã
đạt 97,14%; đường trục ấp, liên ấp đạt 89,75%.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, như:
-Quốc lộ 54 đoạn Trà Vinh - Cầu Kè - Cầu Nước Mặn
-Quốc lộ 60 đoạn Trà Vinh - Bến Tre
-Quốc lộ 61 đoạn Trà Vinh - Vĩnh Long
-Quốc lộ 63 đoạn Trà Vinh - Sóc Trăng
-Tỉnh lộ 915 đoạn Trà Vinh - Cầu Cái Đôi Vàm
-Tỉnh lộ 923 đoạn Trà Vinh - Cầu Rạch Miễu 2
Giao thông đường thủy
Trà Vinh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông
đường thủy. Tổng chiều dài đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh là 1.087 km, trong đó 745 km là
đường sông tự nhiên, 342 km là kênh đào.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến giao thông đường thủy, như: Cảng biển Trà Vinh Cảng cá Ba Động Cảng cá Cầu Quan Cảng cá Rạch Gốc Giao thông đường sắt
Trà Vinh nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, có chiều dài 22 km. Hiện nay, tuyến đường sắt này
đang được nâng cấp và mở rộng.
Giao thông hàng không
Trà Vinh có sân bay Trà Vinh, nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 3 km. Sân bay này có
đường băng dài 1.800 m, rộng 30 m, có thể tiếp nhận các loại tàu bay tầm trung.
Kết cấu hạ tầng khác
Ngoài kết cấu hạ tầng giao thông, Trà Vinh còn chú trọng đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng khác, như:
Kết cấu hạ tầng đô thị: Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường, cầu, công viên,
trường học, bệnh viện,... tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
Kết cấu hạ tầng nông thôn: Tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, điện, nước,... phục vụ sản
xuất và đời sống của nhân dân nông thôn.
Kết cấu hạ tầng du lịch: Tỉnh đã đầu tư xây dựng các khu du lịch, cơ sở lưu trú,... nhằm thu hút du khách đến với Trà Vinh.
Với sự đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, Trà Vinh đang từng bước nâng cao năng lực kết nối,
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
PHẦN 2: Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh
1.Tài nguyên du lịch của tỉnh Trà Vinh:
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Ngành du lịch Trà Vinh có nhiều điều kiện khai thác và phát triển, ngoài những cảnh đẹp thiên nhiên
rừng ngập mặn, nhiều cồn, cù lao nằm giữa Sông Tiền, Sông Hậu, Trà Vinh còn sở hữu những thắng
cảnh nổi tiếng như: biển Ba Động, ao Bà Om, Thiền viện Trúc Lâm cùng nhiều di tích lịch sử, kiến
trúc cổ xưa, di sản văn hóa, chùa và những cảnh quan sông nước miệt vườn kết hợp với các dự án
điện gió tạo nên các điểm tham quan lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
- Bãi biển Ba Động: Có chiều dài hơn 10km, trải dài từ vàm Láng Nước đến vàm Khâu Lầu với
những đụn cát, hàng phi lao và bãi cát trải dài. Đây là địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng từ thời Pháp
thuộc. Nơi đây, hiện còn nhiều khu rừng nguyên sinh được bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng; có hệ động
thực vật đa dạng, gồm các loài đước, mắm, bần, dừa nước, tôm, cua, nghêu, sò huyết, rắn...
Từ năm 2000, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động thuộc xã Trường Long Hòa đã được
quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, quy mô 368,80ha, bao gồm các hạng mục kêu gọi đầu tư: du lịch sinh
thái biển, nghỉ dưỡng; các loại hình sinh hoạt giải trí trên biển; du lịch cắm trại dã ngoại… đã hình
thành Khu du lịch biển Ba Động, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Kiên Giang SG đang đầu tư xây
dựng Khu tham quan du lịch nghỉ dưỡng Ba Động, với tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng, trên diện tích 2,76 ha.
-Mỏ nước khoáng nóng Cồn Ông - Long Thạnh: chạy dài từ ấp Cồn Ông, xã Dân Thành đến khóm
Long Thạnh, Phường 1, thị xã Duyên Hải được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước xét
và phê duyệt ở cấp B (240m³/ngày đêm), với nhiệt nóng 37,5 độ, rất lý tưởng để khai thác dịch vụ tắm
khoáng nóng… đây là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ưu ái cho Trà Vinh, là điểm đến duy nhất
trong khu vực ĐBSCL về khoáng nóng.
-Khu Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, với diện
tích khoảng 650ha, đã được tỉnh đầu tư để khôi phục và phát triển đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn
ven biển, trong đó có quy hoạch lại các phân khu chức năng, mở rộng và phát triển rừng đệm, khu bảo
tồn sinh thái, bảo tồn các giống thực vật quý hiếm… kết hợp phát triển nơi đây thành khu du lịch sinh
thái tiêu biểu của của tỉnh.
-Rừng đước cồn chim: có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoang sơ với những hàng đước xanh mướt,
những con kênh rạch uốn lượn, những bãi bồi cát trắng mịn,…. Đến với rừng đước Cồn Chim, du
khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp của hệ sinh thái rừng ngập mặn, tìm hiểu
về các loài động thực vật quý hiếm.
Một số hoạt động du lịch hấp dẫn tại rừng đước Cồn Chim:
•Tham quan rừng đước: Du khách sẽ được đi thuyền len lỏi giữa những hàng đước xanh mướt, ngắm
nhìn vẻ đẹp của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
•Tìm hiểu về các loài động thực vật quý hiếm: Tại khu du lịch có nhiều bảng hướng dẫn, thông tin về
các loài động thực vật quý hiếm, giúp du khách hiểu thêm về hệ sinh thái rừng ngập mặn.
•Ngắm bình minh và hoàng hôn: Buổi bình minh và hoàng hôn là thời điểm đẹp nhất để ngắm cảnh tại
rừng đước Cồn Chim. Lúc này, mặt trời mọc hoặc lặn trên nền trời đỏ rực, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng.
-Khu du lịch sinh thái Cồn Long Trị:
Khu du lịch sinh thái Cồn Long Trị nằm ở xã Long Trị, huyện Cầu Kè, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 40 km.
Cồn Long Trị là một cù lao lớn, nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu. Nơi đây có cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, với những bãi cát trắng mịn, những hàng dừa xanh mát, những vườn cây trái trĩu quả,...
Du khách đến với khu du lịch sinh thái Cồn Long Trị có thể tham gia các hoạt động du lịch hấp dẫn
như: tắm biển, câu cá, chèo thuyền kayak, tham quan vườn trái cây,…
1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa:
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa trên việc tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của một
địa phương. Trà Vinh là một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, với nhiều di tích lịch sử, văn
hóa nổi tiếng. Do đó, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch tiềm năng của tỉnh.
Các điểm đến du lịch văn hóa của Trà Vinh
Trà Vinh có nhiều điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham
quan, khám phá. Một số điểm đến du lịch văn hóa nổi tiếng của Trà Vinh, như:
-Làng Văn hóa - Du lịch Khmer
Làng Văn hóa - Du lịch Khmer là một khu du lịch văn hóa nằm ở xã Hòa Phú, huyện Cầu Kè, cách
trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 40 km.
Làng Văn hóa - Du lịch Khmer là một quần thể kiến trúc gồm nhiều ngôi chùa, nhà sàn,... mang đậm
bản sắc văn hóa Khmer. Đến với làng Văn hóa - Du lịch Khmer, du khách sẽ được tìm hiểu về đời
sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer, tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như: múa lượn, múa trống,... -Chùa Hang
Chùa Hang là một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở xã Long Đức, huyện Càng Long, cách
trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 30 km.
Chùa Hang được xây dựng trong hang đá, có kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Khmer.
Chùa Hang là một trong những ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất của tỉnh Trà Vinh. -Chùa Âng
Chùa Âng là một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm ở xã Âng, huyện Trà Cú, cách trung tâm
thành phố Trà Vinh khoảng 50 km.
Chùa Âng là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thế kỷ 17. Chùa Âng có kiến trúc độc đáo, với nhiều
hoa văn, họa tiết tinh xảo. Chùa Âng là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất của tỉnh Trà Vinh.
-Ngoài ra, Trà Vinh còn có nhiều điểm đến du lịch văn hóa khác, như:
Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh Đình Long Hòa
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Khu di tích lịch sử Cầu Kè
3. Các lễ hội văn hóa:
Trà Vinh là một tỉnh có nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào
các dân tộc anh em. Một số lễ hội văn hóa nổi tiếng của Trà Vinh, như:
Lễ hội Ok Om Bok Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, được tổ
chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội cầu mưa, cầu mùa bội thu. Lễ hội diễn
ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, như đua ghe ngo, thả đèn lồng, múa lân, múa rồng,...
Lễ hội Cúng Ông Lễ hội Cúng Ông là một lễ hội truyền thống của người Hoa, được tổ chức vào
tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội Cúng Ông là một lễ hội tưởng nhớ các vị thần, tổ tiên. Lễ hội diễn
ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, như rước kiệu, cúng tế, hát múa,...
Lễ hội Dinh Thầy Thím Lễ hội Dinh Thầy Thím là một lễ hội truyền thống của người dân xã Tân
Long, huyện Duyên Hải, được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội Dinh Thầy Thím là một
lễ hội cầu an, cầu phúc cho nhân dân. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa đặc
sắc, như rước kiệu, cúng tế, hát múa,...
Ngoài ra, Trà Vinh còn có nhiều lễ hội văn hóa khác, như: Lễ hội cầu ngư
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Lễ hội Kỳ Yên Lễ hội đua ghe ngo
Phần 2. Tiềm năng phát triển du lịch của Trà Vinh
1. Điều kiện đón tiếp khách của Trà Vinh:
Điều kiện đón tiếp khách của Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh đang phát triển du lịch, do đó, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để cải thiện điều kiện đón tiếp khách. Hạ tầng giao thông
Tỉnh Trà Vinh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, xã
được nâng cấp, mở rộng. Các tuyến đường thủy cũng được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận chuyển hàng hóa và khách du lịch. Hạ tầng lưu trú
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 200 cơ sở lưu trú, với các loại hình từ bình dân đến cao
cấp. Các cơ sở lưu trú này đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách với đa dạng lựa chọn. Hạ tầng dịch vụ
Trà Vinh đã có nhiều loại hình dịch vụ du lịch phát triển, như: ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí,
tham quan du lịch. Các dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của du khách với chất lượng ngày càng được nâng cao.
Trà Vinh đã có nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch của tỉnh
đến với du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của du
khách về du lịch Trà Vinh.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đang tập trung đầu tư phát triển du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Phần 3: Đánh giá tiêm năng phát triển du lịch ở Trà Vinh
1. Tầm nhìn và khát vọng phát triển:
Trà Vinh được đánh giá là địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên và văn hóa vô cùng phong phú. Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, với 65 km bờ biển,
Trà Vinh có kiểu địa hình duyên hải nổi bật tạo nên hệ sinh thái rất khác biệt so với các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long. Trà Vinh có sự xuất hiện cộng cư lâu đời của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên
vùng đất Trà Vinh, đây là điều kiện để tỉnh tạo các sản phẩm du lịch văn hóa khác biệt so với các địa
phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đối với văn hóa Khmer. Kho tàng di sản
văn hóa của đồng bào Khmer nơi đây vô cùng phong phú, với hệ thống ngôn ngữ và chữ viết cùng các
di sản nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tô ›c.
điều kiện thuận lợi trong phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Trà Vinh đã xây dựng một số
mô hình du lịch gắn với gắn với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương như: Cồn Chim (xã Hòa
Minh, huyện Châu Thành), Cồn Hô (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long), Làng Văn hóa - Du lịch Khmer
tỉnh Trà Vinh (xã Lương Hòa, huyện Châu Thành) và điểm du lịch nông nghiệp Sokfarm (thị trấn
Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần)…
Thời gian qua, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt với các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng
sông Cửu Long, giúp người dân nông thôn tăng thu nhập, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt vùng
nông thôn, những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chủ trương phát triển nhiều mô hình du lịch "thuận
thiên" gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tỉnh Trà Vinh đã
ra mắt 2 mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành) và Cồn Hô (xã
Đức Mỹ, huyện Càng Long) với những trải nghiệm du lịch kết nối với thiên nhiên.
Nhằm xúc tiến và thương mại hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới,
đến nay, ngành du lịch Trà Vinh đã chủ động kết nối với gần 300 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
trên cả nước thông qua các chương trình hội thảo, hội nghị, hội chợ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh mở các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng cho người dân, nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
Bên cạnh phát huy các sản phẩm đặc trưng của du lịch tỉnh như: du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch
văn hóa tâm linh, thì theo Đề án phát triển kinh tế biển Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng
đến năm 2030, dựa vào những đặc điểm về tự nhiên, tiềm năng về cảnh quan, sinh thái, nhân văn của
khu vực biển Trà Vinh, du lịch của tỉnh sẽ được chia thành 5 tiểu vùng với các chiến lược phát triển
khác nhau theo “hành trình từ sông ra biển” gồm:
Tiểu vùng cửa sông Cổ Chiên, bao gồm hệ thống các cồn, cù lao giữa sông và khu vực ven bờ thuộc 2
xã Mỹ Long Bắc, Nam và thị trấn Mỹ Long: Phát triển hệ thống du lịch trên các cồn, ven sông, phát
huy cảnh quan cửa sông lớn. Tiểu vùng trung tâm: Là vùng cồn cát rộng lớn thuộc hai huyện Trà Cú,
Cầu Ngang, bên trong đất liền là vùng hội tụ các ý tưởng bảo tồn hệ sinh thái và văn hoá tiểu vùng
Mekong, trong đó văn hoá Khmer và cảnh quan nông nghiệp Khmer làm chủ đạo.
Tiểu vùng đô thị công nghiệp ven Kênh đào Trà Vinh và ven cửa sông Hậu thuộc Trà Cú: Phát triển
không gian công nghiệp, cảng và đô thị công nghiệp. Tiểu vùng thị xã Duyên Hải, bao gồm khu vực
đô thị thị xã Duyên Hải hiện nay ra tới biển: Trong tương lai xác định là một đô thị biển quy mô trung
bình, tương ứng với tầm nhìn là đô thị loại 3 sẽ là khu vực đô thị du lịch biển trung tâm. Tiểu vùng đô
thị sinh thái rừng ngập mặn huyện Duyên Hải: Là một vùng sinh thái rừng ngập mặn xen lẫn đô thị du lịch vùng ngập mặn. Nắm bắt thời cơ:
Từ năm 2017, Tỉnh ủy Trà Vinh đã ban hành Kế hoạch để thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày
16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó đến nay,
Tỉnh đã tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, trong đó phát huy
vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch xanh, nói không với bê tông hóa”. Nhờ đó,
từ năm 2018 đến nay, du lịch Trà Vinh đã có vị trí trên bản đồ du lịch cả nước nhờ các sản phẩm du
lịch xanh, du lịch bền vững; tiêu biểu như mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim, du lịch sinh thái Cồn
Hô là mô hình mẫu cho việc phát triển du lịch bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng hành cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, trong năm 2020, Dự án SME Trà
Vinh đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển du lịch tại đây. Theo đó, Dự án sẽ tài trợ nghiên cứu
khả thi du lịch văn hóa - sinh thái tỉnh Trà Vinh, kết hợp đầu tư thí điểm bổ sung tuyến du lịch văn
hóa - sinh thái các huyện Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang và Thành phố Trà Vinh
để làm tiền đề phát triển du lịch văn hóa - sinh thái trong tỉnh.
Nhận diện thách thức:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, ngành Du lịch Trà Vinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng về giao thông đến các khu, điểm
tham quan du lịch còn một số hạn chế nhất định. Một số dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch triển khai còn chậm tiến độ; thiếu các khu vui chơi, dịch vụ giải trí có quy mô lớn, hiện đại để
giữ chân du khách; Thứ hai, nguồn nhân lực tuy được quan tâm đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của du khách; tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ trong phục vụ du khách
còn hạn chế. Thứ ba, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, lượng khách quốc
tế đến Việt Nam chưa nhiều, tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn,… cũng
gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất của người dân vùng du lịch sinh thái.
khát vọng bứt phá:
Trà Vinh là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Trà Vinh sở hữu một điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa độc đáo
của người dân địa phương.
Quyết tâm phát triển ngành du lịch ở Trà Vinh có thể đem đến nhiều cơ hội kinh tế và mang lại lợi
ích cho cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường những hoạt động quảng bá du lịch như
quảng cáo, tổ chức sự kiện, điều hành các tour du lịch, và xây dựng hạ tầng du lịch chất lượng.
Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch cũng rất quan trọng. Đảm
bảo rằng hướng dẫn viên, nhân viên lễ tân và nhân viên dịch vụ có kiến thức sâu về văn hóa, lịch sử
và các đặc sản địa phương sẽ giúp tăng cường trải nghiệm du lịch cho khách hàng.
Hơn nữa, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng là yếu tố quan trọng. Tỉnh
Trà Vinh nổi tiếng với di tích chùa Ang, di tích cụ Rạch Ân, hệ thống kênh rừng Tràm và nhiều ngôi
chùa lịch sử khác. Bảo tồn và bảo vệ những di sản này sẽ giúp thu hút khách du lịch và giữ gìn bản
sắc văn hóa độc đáo của địa phương.
Cuối cùng, sự hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương cũng cần được thúc
đẩy. Thông qua việc hỗ trợ và đồng hành với nhau, ngành du lịch Trà Vinh có thể phát triển bền vững
và tạo thêm cơ hội việc làm, tăng cường thu nhập và đời sống cho người dân địa phương.
2. Thực trạng phát triển du lịch của địa phương:
Quy mô cơ cấu ngành du lịch:
heo Cục Thống kê Trà Vinh, giá trị tổng sản phẩm nội địa tỉnh Trà Vinh (GRDP) tăng bình quân hàng
năm của giai đoạn 2000 - 2010 là 11,64%; giai đoạn 2010 - 2015 là 11,53%, giai đoạn 2016 -2019 là
12,3% riêng trong năm 2019 tăng 14,85%. Theo sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ
ngành du lịch cũng được phát triển. Toàn tỉnh hiện có có 47 di tích được xếp hạng, trong đó có15 di
tích cấp quốc gia; 32 di tích cấp tỉnh.
Từ năm 2017 đến năm 2019, số cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 132 cơ sở năm 2017 lên 150 cơ sở năm
2019, theo đó số phòng phục vụ khách du lịch lưu trú cũng tăng từ 1.493 phòng lên 1.669 phòng. Số
lượng khách sạn 2-3 sao tăng đáng kể, từ 6 lên 10 khách sạn. Năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng
phát dẫn đến hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh cả nước chung tay chống dịch, áp
dụng cách ly toàn xã hội, các sự kiện văn hóa thể thao du lịch của Tỉnh cũng phải tạm ngừng, kéo theo
một số cơ sở lưu trú, công ty lữ hành tạm ngừng hoạt động. Đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 138 cơ
sở lưu trú với số phòng phục vụ là 1.568 phòng. Tuy nhiên, sang năm 2021, khi tình hình dịch bệnh
đã dần được kiểm soát, với cơ sở vật chất như trên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vì
số khách sạn từ 4 sao trở lên của tỉnh chưa có. Bên cạnh đó, hình thức lưu trú dạng homestay và khu
nghỉ dưỡng chưa nhiều, cũng cần được đầu tư mở rộng do tỉnh Trà Vinh đang đầu tư phát triển loại
hình du lịch sinh thái và du lịch có sự tham gia của cộng đồng.
Phân loại khách du lịch:
Giai đoạn 2017-2019, tổng lượt khách du lịch đến Trà Vinh tăng liên tục qua các năm, bao gồm cả
khách nội địa và khách quốc tế, năm 2017 từ 652.000 lượt khách, đến năm 2018 tăng 136.000 lượt,
tương đương 20,9%. Đến năm 2019, bên cạnh sự gia tăng về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục
vụ du lịch, dự án xã hội hóa trùng tu tôn tạo di tích kết hợp khai thác dịch vụ du lịch, công tác xây
dựng sản phẩm, điểm nhấn du lịch tại một số khu du lịch trọng điểm được quan tâm đầu tư xây dựng.
Trà Vinh là điểm sáng về du lịch cộng đồng, du lịch thuận thiên được đông đảo du khách trong nước
và quốc tế biết đến nên lượng khách tiếp tục tăng 236.900 lượt tương ứng 30,1% so với năm 2018, tốc
độ tăng bình quân 25%/năm. Mặc dù lượt khách du lịch đến Trà Vinh khá nhiều, nhưng tổng doanh
thu từ hoạt động du lịch nói chung và doanh thu từ du lịch lữ hành còn thấp, do khách du lịch lưu trú
lại Trà Vinh chưa nhiều, chỉ khoảng 65-67%. Giai đoạn 2017-2019, doanh thu du lịch tăng liên tục,
đỉnh điểm năm 2019 doanh thu tăng 70,9% so với năm 2017. Cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19
bùng phát và diễn biến phức tạp dẫn đến lượt khách du lịch đến Trà Vinh năm 2020 giảm 234.800
lượt, tương ứng 22,9% so với năm 2019, chủ yếu do lượt khách quốc tế giảm. Doanh thu từ hoạt động
du lịch cũng giảm 48,8% so với năm 2019. Tuy lượt khách du lịch giảm, nhưng vẫn còn cao hơn năm
2017, tốc độ tăng bình quân chung giai đoạn 2017-2020 là 6,6%/năm. Cơ sở lưu trú:
Từ năm 2017 đến năm 2019, số cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 132 cơ sở năm 2017 lên 150 cơ sở năm
2019, theo đó số phòng phục vụ khách du lịch lưu trú cũng tăng từ 1.493 phòng lên 1.669 phòng. Số
lượng khách sạn 2-3 sao tăng đáng kể, từ 6 lên 10 khách sạn. Năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng
phát dẫn đến hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh cả nước chung tay chống dịch, áp
dụng cách ly toàn xã hội, các sự kiện văn hóa thể thao du lịch của Tỉnh cũng phải tạm ngừng, kéo theo
một số cơ sở lưu trú, công ty lữ hành tạm ngừng hoạt động. Đến năm 2020, toàn tỉnh chỉ còn 138 cơ
sở lưu trú với số phòng phục vụ là 1.568 phòng. Tuy nhiên, sang năm 2021, khi tình hình dịch bệnh
đã dần được kiểm soát, với cơ sở vật chất như trên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch vì
số khách sạn từ 4 sao trở lên của tỉnh chưa có. Bên cạnh đó, hình thức lưu trú dạng Tổng doanh thu:
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021, lượng khách ngành du lịch Trà Vinh phục vụ ước
453.075 lượt, đạt 41,19% so với kế hoạch năm; tổng doanh thu du lịch của tỉnh ước hơn 151,1 tỷ
đồng, giảm hơn 17,7% so với năm 2020.
thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2022, lượng khách du lịch đến Trà
Vinh tăng vọt, với gần 1,5 triệu lượt, tăng hơn gấp đôi so với năm 2021; trong số này có trên 18.400
lượt khách quốc tế, trên 347.000 lượt khách lưu trú. Tổng doanh thu ngành du lịch đạt gần 900 tỷ
đồng, bằng 473% kế hoạch năm, tăng gần 5 lần so với năm 2021.
Tiềm Năng du lịch tại Trà Vinh:
Tỉnh Trà Vinh có tiềm năng du lịch đáng chú ý, góp phần vào sự phát triển kinh tế và thu hút du
khách. Dưới đây là một số tiềm năng du lịch tại Trà Vinh:
-Cảnh quan tự nhiên: Trà Vinh nằm ở vùng đồng bằng sông nước và có hệ thống rừng ngập mặn
phong phú, diện tích đệm sen rộng lớn và cảnh quan ven biển đẹp. Những điều này tạo cơ hội để phát
triển du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái và du lịch biển.
-Di sản văn hóa: Với đa dạng dân tộc và văn hóa đặc trưng, Trà Vinh là nơi có cộng đồng người
Khmer đông đúc. Du khách có thể khám phá và trải nghiệm các di tích, đền chùa, lễ hội và nghệ thuật
truyền thống của người Khmer.
-Du lịch cộng đồng: Trà Vinh có những làng nghề truyền thống đặc biệt như làng nghề dệt lụa, làng
gốm sứ, làng chài, và làng làm nước mắm. Du khách có thể tham gia vào hoạt động sản xuất và trải
nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
-Du lịch lịch sử: Tỉnh Trà Vinh cũng có nhiều di tích và khu di tích lịch sử như Đình Bà Om, Khu di
tích Ông Bổn, những tàn tích lịch sử từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây là điểm đến hấp dẫn cho
du khách quan tâm đến lịch sử và văn hóa địa phương.
-Đặc sản ẩm thực: Trà Vinh được biết đến với các đặc sản đồng quê như bánh xèo, bánh tét, bún
nước lèo và món ăn từ cá linh, cá rô... Du khách có thể khám phá và thưởng thức hương vị ẩm thực
độc đáo của vùng đất này.
-Du lịch ánh sáng: Thành phố Trà Vinh đang phát triển du lịch ánh sáng như triển lãm ánh sáng,
show ánh sáng và các hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra trải nghiệm mới cho du khách.
Những tiềm năng trên cung cấp cơ sở để phát triển ngành du lịch tại Trà Vinh, tạo thu nhập và việc
làm cho cộng đồng địa phương, đồng thời thu hút du khách viếng thăm và khám phá nét độc đáo của vùng đất này.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển bền vững du lịch tại Trà Vinh:
Để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững tại Trà Vinh, có thể áp dụng các giải pháp sau:
-Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Đảm bảo sự quản lý bền vững và bảo vệ các di sản thiên
nhiên như rừng ngập mặn, đệm sen, biển và cảnh quan tự nhiên. Xây dựng các khu vực bảo tồn, áp
dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và khuyến khích du khách ghiền du lịch giữ vệ sinh, không phá
rừng hoặc gây tổn hại đến môi trường.
-Phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp: Tận dụng và phát triển tiềm năng du lịch sinh thái
và du lịch nông nghiệp tại các khu vực nông thôn. Khuyến khích việc sử dụng phương pháp canh tác
và sản xuất bền vững, tạo mô hình du lịch gắn kết với nông nghiệp và các hoạt động trải nghiệm nông
sản, truyền thống nông thôn.
-Phát triển du lịch cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình
phát triển du lịch, đảm bảo lợi ích được chia sẻ và giúp tạo thu nhập cho cộng đồng. Đồng thời, phát
triển các tour du lịch cộng đồng để khách du lịch có thể tương tác với người dân địa phương, tham gia
vào các hoạt động văn hoá và truyền thống cộng đồng.
-Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đầu tư vào đào tạo và nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng cho người làm trong ngành du lịch, bao gồm hướng dẫn viên du lịch, nhân viên đón
tiếp, nhân viên khách sạn và nhà hàng. Sự chuyên nghiệp và thân thiện của người làm trong du lịch có
thể góp phần vào trải nghiệm tốt hơn cho du khách và hình thành hình ảnh tốt cho địa điểm du lịch.
-Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo: Phát triển những sản phẩm du lịch đặc biệt và độc đáo,
điểm đến du lịch độc nhất vô nhị, tạo điểm khác biệt so với các địa điểm du lịch khác. Điều này có thể
bao gồm thúc đẩy các hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch cuộc sống, du lịch sáng tạo và du lịch văn hóa.
-Xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch: Đầu tư vào việc cải thiện và mở rộng hạ tầng giao thông, hệ
thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch và các tiện ích khác. Điều này giúp cung cấp trải nghiệm
tốt hơn cho du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch.
Những giải pháp trên có thể giúp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững tại Trà Vinh, đảm
bảo sự cân nhắc giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời tạo
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
TRÀ VINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030
4.1. Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh:
Bối cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh có thể được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm các yếu tố thuận lợi:
-Vị trí địa lý thuận lợi: Trà Vinh nằm ở cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Cửu Long, giáp biển
Đông, có địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, mưa thuận gió hòa. Đây là những điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
-Tài nguyên du lịch phong phú: Trà Vinh có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, nổi bật như:
•Tài nguyên du lịch tự nhiên: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển, các cồn nổi, cù lao,...
• Tài nguyên du lịch văn hóa: các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, lễ hội,...
-Sự đa dạng về văn hóa: Trà Vinh là nơi sinh sống của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, tạo nên sự đa
dạng về văn hóa, phong tục tập quán,... Đây là điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Nhóm các yếu tố thách thức:
-Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ: Hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Trà Vinh còn
chưa đồng bộ, nhất là ở các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
-Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn: Các sản phẩm du lịch của Trà Vinh chưa đa dạng, chưa có tính cạnh tranh cao.
-Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu: Nguồn nhân lực du lịch của Trà Vinh còn
thiếu về số lượng, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Nhìn chung, Trà Vinh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng này,
tỉnh cần tập trung giải quyết các thách thức, đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển du lịch theo hướng
bền vững, đa dạng, chất lượng.
4.2. Cơ sở pháp lý phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2030
Cơ sở pháp lý phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2030 bao gồm các văn
bản pháp luật của Trung ương và của tỉnh, cụ thể như sau:
Văn bản pháp luật của Trung ương: Luật Du lịch năm 2017 Luật Quy hoạch năm 2017 Luật Đầu tư năm 2020
Luật Tài nguyên và Môi trường năm 2014
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Luật Di sản văn hóa năm 2017
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2017 Luật Thủy sản năm 2017
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Luật Giao thông đường sắt năm 2005
Luật Hàng không dân dụng năm 2014
Luật Đường thủy nội địa năm 2004
Luật Khí tượng thủy văn năm 2015
Luật Đăng ký doanh nghiệp năm 2017
Luật Thương mại năm 2005
Luật Hợp tác xã năm 2012
Luật Doanh nghiệp xã hội năm 2018
Văn bản pháp luật của tỉnh
Văn bản pháp luật của tỉnh:
-Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh về
phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về
phê duyệt Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3. Định hướng, dự báo một sô chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững ở tỉnh trà Vinh
4.3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.1.1. Định hướng chung
-Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có
tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất
lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; hình thành hạ tầng thiết yếu
phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm đủ khả năng tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao quy mô vùng và cấp quốc gia.
-Đón hơn 1,7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 30.000 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch trên
930 tỷ đồng. Số cơ sở lưu trú 150, số buồng lưu trú du lịch trên 1.750. Chi tiêu bình quân của khách
du lịch là 1.000.000 đồng/lượt.
4.3.1.2. định hướng chủ yếu
-Chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch đối với GRDP của tỉnh là 0,9%.
- Hình thành sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu di sản của dân tộc Khmer Trà Vinh: Danh lam
thắng cảnh Ao Bà Om, các di tích tại thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành, huyện Trà Cú.
- Xây dựng tái hiện Khu căn cứ Tỉnh ủy thời chiến tranh ở thị xã Duyên Hải.
- Nâng tầm tổ chức Lễ hội Ok Om Bok quy mô cấp quốc gia.
- Hình thành sản phẩm du lịch tham quan làng nghề, thưởng thức ẩm thực truyền thống của các dân
tộc Kinh, Hoa, Khmer Trà Vinh.
- Hình thành 01 khu mua sắm, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Hình thành 02 cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh (thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh).
- Hình thành 01 khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn 4 - 5 sao tại thành phố Trà Vinh.
- Hình thành 02 - 03 khu du lịch nghỉ dưỡng biển tại thị xã Duyên Hải.
- Hình thành 02 - 03 điểm du lịch cộng đồng.
- Đầu tư nâng cao các dịch vụ phục vụ khách gắn với Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh.
- Hình thành 01 - 02 điểm du lịch sinh thái miệt vườn tại huyện Cầu Kè.
4.3.2. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2030
4.3.2.1. Mô hình dự báo
Để dự báo phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, có thể sử dụng mô hình tăng trưởng dựa
trên nhu cầu thị trường
4.3.2.2. Kết quả dự báo
Dự Báo Tăng Trưởng Du Khách:
Dự kiến có sự gia tăng đáng kể về lượng du khách đến Trà Vinh, với mức tăng trưởng hàng năm ổn định.
Sự đa dạng hóa loại hình du lịch và trải nghiệm làm tăng sự hấp dẫn cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Dự Báo Tăng Trưởng Doanh Thu Du Lịch:
Dự báo sự gia tăng đáng kể về doanh thu du lịch, đặc biệt là từ các nguồn thu nhập chính như chỗ ở,
nhà hàng, và hoạt động giải trí.
Chiến lược tăng cường chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lịch sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng này.
Dự Báo Các Chỉ Tiêu Bền Vững:
Dự kiến giảm lượng rác thải và tăng cường các hoạt động bảo tồn môi trường, đồng thời đảm bảo sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Đánh giá các chỉ tiêu về lợi ích xã hội và nhận thức về du lịch bền vững để đảm bảo sự phát triển ổn định và tích cực.
Dự Báo Đóng Góp cho Kinh Tế Địa Phương:
Du lịch dự kiến sẽ trở thành một nguồn thu nhập quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và cải
thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.
Tăng cường việc hợp tác giữa ngành du lịch và các doanh nghiệp địa phương để tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập.
Đánh Giá Độ Chính Xác của Mô Hình:
Đánh giá độ chính xác của mô hình thông qua việc so sánh dự báo với thực tế và điều chỉnh mô hình
theo thời gian để giữ cho dự báo có tính động và linh hoạt.
4.4. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2030
4.4.1. Mục Tiêu Chung
Xây Dựng Môi Trường Phát Triển Bền Vững:
- Đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh tế đều tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững, bảo vệ và bảo tồn môi trường tự nhiên.
- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch mà không gây hại đến môi trường và cộng đồng.
4.4.2. Mục Tiêu Kinh Tế
Đa Dạng Hóa Nền Kinh Tế:
- Đa dạng hóa cơ sở kinh tế với sự chú trọng vào ngành du lịch, nông nghiệp bền vững và công nghiệp sạch.
- Tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển.
Tăng Cường Quy Mô Kinh Tế Địa Phương:
- Nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4.4.3. Mục Tiêu Xã Hội
Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống:
- Đảm bảo mọi người dân có quyền và cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, và văn hóa.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho cả ngành du lịch và các lĩnh vực khác.
Xây Dựng Cộng Đồng Đô Thị và Nông Thôn Bền Vững:
- Phát triển và duy trì các khu đô thị và nông thôn bền vững, kết hợp giữa bảo tồn văn hóa địa phương
và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quyết định và thiết kế đô thị và nông thôn.
4.4.4. Mục Tiêu Du Lịch
Đóng Góp Đáng Kể cho Nền Kinh Tế
- Tăng cường đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đảm bảo rằng du lịch trở
thành một ngành quan trọng trong cấu trúc kinh tế địa phương.
- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và cải thiện thu nhập cho cộng đồng.
Du Lịch Bền Vững và Cộng Đồng Hóa
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tăng cường bảo tồn môi trường và văn hóa.
- Tạo ra các chương trình du lịch cộng đồng để thúc đẩy sự tương tác giữa du khách và cộng đồng địa phương.
Quảng Bá và Tiếp Thị Hiệu Quả:
- Xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị mạnh mẽ để tăng cường hình ảnh và uy tín của Trà Vinh
trên thị trường du lịch.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ để tiếp cận một lượng lớn du khách và tạo ấn tượng tích cực.
Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 nhấn mạnh vào sự cân bằng giữa
phát triển kinh tế, bảo tồn môi trường và văn hóa, cùng việc tạo ra những cơ hội bền vững cho cộng
đồng và doanh nghiệp địa phương.
4.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Trà Vinh trong phát triển du lịch theo hướng bền vững:
4.5. Đánh Giá Khả Năng Cạnh Tranh của Tỉnh Trà Vinh trong Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
4.5.1. Phân Tích SWOT A. Strengths (Sức Mạnh):
1. Tài Nguyên Thiên Nhiên Đa Dạng: Trà Vinh có cảnh đẹp tự nhiên phong phú, bao gồm đồng bằng
sông Cửu Long, các khu di tích lịch sử, và bảo tồn thiên nhiên.
2. Văn Hóa Độc Đáo: Với sự đa dạng văn hóa dân tộc và di sản lịch sử, Trà Vinh có tiềm năng phát
triển các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo.
B. Weaknesses (Yếu Điểm):
1. Infrastructural Limitations (Hạn Chế Về Cơ Sở Hạ Tầng): Cơ sở hạ tầng du lịch cần được nâng cấp
để đáp ứng nhu cầu của du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
2. Thiếu Chiến Lược Quảng Bá Hiệu Quả: Khả năng tiếp cận thị trường du lịch còn hạn chế do quảng
bá và tiếp thị chưa đạt hiệu suất tối đa. C. Opportunities (Cơ Hội):
1. Du Lịch Bền Vững Ngày Càng Được Ưa Chuộng: Xu hướng du lịch bền vững ngày càng gia tăng,
tạo cơ hội cho Trà Vinh phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với nguyên tắc bảo tồn môi trường và văn hóa.
2. Hợp Tác Khu Vực: Hợp tác với các tỉnh lân cận để phát triển các tuyến du lịch khu vực sẽ mở rộng
thị trường và tăng cường cạnh tranh. D. Threats (Rủi Ro):
1. Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu: Biến đổi khí hậu có thể tác động đến cảnh quan và môi trường du lịch.
2. Cạnh Tranh Cao: Sự cạnh tranh từ các địa điểm du lịch khác cũng đang gia tăng, đặt ra thách thức
đối với Trà Vinh để thu hút du khách.
4.5.2. Chiến Lược Cạnh Tranh
A. Tăng Cường Trải Nghiệm Du Lịch:
1. Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch Độc Đáo: Tận dụng sức mạnh của văn hóa và thiên nhiên để tạo
ra các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
2. Xây Dựng Các Chương Trình Du Lịch Đặc Sắc: Tổ chức các sự kiện và chương trình đặc sắc để
thu hút sự chú ý của du khách và tạo ra trải nghiệm không thể nào quên.
B. Nâng Cao Cơ Sở Hạ Tầng:
1. Đầu Tư Nâng Cấp Cơ Sở Hạ Tầng: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để cung cấp trải nghiệm du
lịch thuận lợi và an toàn.
2. Phát Triển Các Dịch Vụ Hỗ Trợ: Tăng cường các dịch vụ như hướng dẫn viên, vận chuyển, và chỗ
ở để tạo ra một hệ thống hỗ trợ đầy đủ.
4.6.1. Nhóm Giải Pháp Bền Vững Về Kinh Tế
4.6.1.1. Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chủ Lực Theo Định Hướng Bền Vững
- Nghiên Cứu và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Độc Đáo:
- Tổ chức các đề án nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu và sở thích của du khách, từ đó phát triển các sản
phẩm du lịch độc đáo phản ánh đặc trưng văn hóa và thiên nhiên của Trà Vinh.
- Hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và các chuyên gia để đảm bảo sự sáng tạo và tính độc đáo trong sản phẩm du lịch.
- Khuyến Khích Doanh Nghiệp Địa Phương Tham Gia:
- Tạo ra các chính sách khuyến khích và ưu đãi để doanh nghiệp địa phương tham gia vào quá trình
phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bền vững và hướng dẫn triển khai các sản phẩm mới.
4.6.1.2. Tăng Cường Huy Động và Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Vốn
- Thúc Đẩy Hợp Tác Công Tư và Tư Nhân:
- Tổ chức các hội nghị, sự kiện để tạo cơ hội gặp gỡ giữa doanh nghiệp du lịch và các đối tác tư
nhân, khuyến khích hợp tác và đầu tư.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp họ dễ dàng tìm kiếm cơ hội hợp tác.
- Phát Triển Các Mô Hình Đối Tác Công Tư Cộng Đồng:
- Xây dựng các mô hình hợp tác đối tác công tư cộng đồng để huy động vốn từ cộng đồng và chia sẻ
lợi nhuận một cách công bằng.
- Tổ chức các chương trình hướng dẫn và đào tạo để nâng cao khả năng quản lý tài chính cho các tổ
chức và cộng đồng địa phương.
4.6.1.3. Liên Kết và Tăng Cường Hoạt Động Xúc Tiến, Quảng Bá Du Lịch Theo Hướng Chuyên Nghiệp
- Hợp Tác Liên Kết Vùng:
- Xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận để phát triển các tuyến du lịch khu vực, tối
ưu hóa tài nguyên và thu hút đa dạng du khách.
- Tổ chức các sự kiện quảng bá khu vực để tăng cường thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng lớn hơn.
- Đào Tạo và Hỗ Trợ Đào Tạo Nguồn Nhân Lực:
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quảng bá du lịch chuyên nghiệp cho cán bộ ngành du lịch và người làm kinh doanh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng đào tạo nhân sự về dịch vụ và quản lý du lịch chất lượng cao.
4.6.1.4. Tăng Cường Xã Hội Hóa Du Lịch
- Phát Triển Các Chương Trình Du Lịch Cộng Đồng:
- Kích thích sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng và quản lý các chương trình du lịch cộng đồng.
- Tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng để tạo ra trải nghiệm tích cực và gắn kết.
- Tổ Chức Sự Kiện Giao Thương Văn Hóa:
- Xây dựng các sự kiện quảng bá và thúc đẩy văn hóa địa phương như các lễ hội, triển lãm nghệ
thuật để thu hút du khách.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia tài trợ và hỗ trợ các sự kiện văn hóa để tạo ra môi trường tích
cực và tích cực cho cả cộng đồng và du khách.
4.6.1.5. Đa Dạng Hóa và Nâng Cao Chất Lượng Cơ Sở Vật Chất Ngành Du Lịch
- Khuyến Khích Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch:
- Tạo ra chính sách thuận lợi và ưu đãi để thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là chỗ ở và nhà hàng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và chủ đầu tư trong việc nâng cấp và duy trì cơ sở hạ tầng
4.6.3. Giải pháp phát triển bền vững tài nguyên- môi trường
4.6.3.1. Bảo Tồn, Tôn Tạo và Khai Thác Bền Vững Tài Nguyên và Đa Dạng Sinh Học
- Thiết Lập Khu Vực Bảo Tồn và Phục Hồi Môi Trường:
- Tạo các khu vực bảo tồn để bảo vệ các loài động, cây cỏ, và môi trường tự nhiên đặc biệt.
- Thiết lập chương trình phục hồi môi trường, bao gồm việc tái tạo rừng, phục hồi đất đai, và xây
dựng các khu vực sinh quyển.
- Quản Lý Bền Vững Tài Nguyên Nước và Đất:
- Phát triển kế hoạch quản lý tài nguyên nước và đất, chú trọng vào việc duy trì chất lượng nước và
giảm hiện tượng lũ lụt.
- Hỗ trợ nghiên cứu và triển khai các phương pháp canh tác và chế biến có ích cho môi trường, giúp
giảm thiểu sự mất mát đất đai và rác thải.
4.6.3.2. Tuyên Truyền Nâng Cao Nhận Thức
- Chiến Dịch Tuyên Truyền Về Bảo Tồn Môi Trường:
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền trực tuyến và offline để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo
tồn môi trường và giữ gìn tài nguyên tự nhiên.
- Sử dụng nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ thông điệp và kích thích thảo luận trong cộng đồng.
- Hợp Tác với Cộng Đồng và Tổ Chức Phi Chính Phủ:
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, tăng
cường sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng.
- Tổ chức các sự kiện trò chơi và cuộc thi để kích thích sự tò mò và tích cực tham gia từ cộng đồng.
4.6.3.3. Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Thân Thiện Môi Trường, Khuyến Khích Các Cơ Sở
Lưu Trú Phấn Đấu để Đạt Nhãn Du Lịch Bền Vững Bông Sen Xanh
- Khuyến Khích Các Cơ Sở Lưu Trú Chuyển Đổi Sang Mô Hình Bền Vững:
- Tạo ra các chính sách khuyến khích và cung ứng ưu đãi cho cơ sở lưu trú chuyển đổi sang mô hình bền vững.
- Hỗ trợ cơ sở lưu trú trong việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải, và
sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế.
- Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Thân Thiện Môi Trường:
- Khuyến khích sự phát triển của các hình thức du lịch như trekking, du lịch sinh thái, và du lịch
xanh nhằm giảm áp lực lên môi trường.
4.6.4. Giải Pháp về Quản Lý Nhà Nước
4.6.4.1. Giải Pháp về Ổn Định Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Tăng Cường An Ninh và Trật Tự:
- Đầu tư vào lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn cho du khách và cộng đồng địa phương.
- Hợp tác với cơ quan chức năng để xây dựng một hệ thống giám sát và đối phó với tình trạng xâm
phạm trật tự và an ninh.
- Hỗ Trợ Chính Trị ổn định:
- Tạo ra môi trường chính trị ổn định thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và
các tổ chức cộng đồng.
- Hỗ trợ các chương trình giáo dục về chính trị và dân chủ để tăng cường hiểu biết và tham gia của cộng đồng.
4.6.4.2. Về Cơ Chế, Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Ngành Du Lịch
- Phát Triển Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính:
- Tạo ra cơ chế và chính sách hỗ trợ tài chính để khuyến khích đầu tư vào ngành du lịch, bao gồm cả
việc cung cấp vốn và ưu đãi thuế.
- Thiết lập các quỹ hỗ trợ dựa trên hiệu suất và tính bền vững của doanh nghiệp du lịch.
- Khuyến Khích Hợp Tác Công Tư và Tư Nhân:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch hợp tác với các đối tác tư nhân trong việc phát
triển dự án và sản phẩm du lịch.
- Đưa ra các chính sách khuyến khích và ưu đãi để động viên doanh nghiệp du lịch hợp tác với các
doanh nghiệp địa phương.
4.6.4.3. Giải Pháp về Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch
- Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chặt Chẽ:
- Tăng cường vai trò và chức năng của các cơ quan quản lý du lịch để đảm bảo sự hiệu quả trong
quản lý và phát triển ngành du lịch.
- Hợp nhất các nguồn lực và cơ chế quản lý để tạo ra một hệ thống chặt chẽ và linh hoạt.
4.6.4.4. Liên Kết Phát Triển Du Lịch Vùng
- Hợp Tác Liên Kết Với Các Tỉnh Lân Cận:
- Xây dựng mô hình hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận để tối ưu hóa tài nguyên và thu hút đa dạng du khách.
- Tổ chức các sự kiện quảng bá khu vực để tăng cường thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng lớn hơn.
4.6.4.5. Tăng Cường Thực Hiện Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Hoạt Động Du Lịch
- Tăng Cường Công Tác Thanh Tra và Kiểm Tra:
- Tăng cường số lượng và chất lượng các đội thanh tra để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định và
luật lệ trong ngành du lịch.
- Thực hiện kiểm tra đột xuất và định kỳ trên các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch và hoạt động du lịch
để ngăn chặn các hành vi vi phạm.
4.6.4.6. Đẩy Mạnh Công Tác Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Giảm Bớt Thủ Tục Hành Chính:
- Đánh giá và giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giúp doanh nghiệp du lịch tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tích hợp các dịch vụ trực tuyến để thuận lợi hóa quá trình đăng ký và quản lý đối với các doanh
nghiệp trong ngành du lịch.
4.7. Kết Luận và Kiến Nghị 4.7.1. Kết Luận
Trong quá trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Trà Vinh đến
năm 2030, chúng tôi đã tìm hiểu và đánh giá bối cảnh chung, cơ sở pháp lý, và các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển du lịch trong khu vực. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng các định hướng và dự báo chỉ
tiêu phát triển du lịch, đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, và đánh giá khả năng cạnh tranh của tỉnh Trà Vinh.
Chúng tôi nhận thức sự quan trọng của việc phát triển du lịch một cách bền vững, không chỉ đối với
nền kinh tế mà còn với môi trường và cộng đồng địa phương. Những định hướng và dự báo đã được
xây dựng nhằm tạo ra một hình ảnh chi tiết và rõ ràng về hướng phát triển du lịch mà tỉnh Trà Vinh nên hướng đến. 4.7.2. Kiến Nghị
1. Tăng Cường Hợp Tác Đa Bên:
- Kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, và cộng đồng để
đảm bảo sự tham gia và hỗ trợ từ tất cả các bên liên quan.
2. Đào Tạo và Phát Triển Nguồn Nhân Lực:
- Tăng cường đào tạo cho nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đặc biệt là về các kỹ năng quản lý
môi trường và giao tiếp với du khách.
3. Khuyến Khích Đầu Tư vào Các Dự Án Bền Vững:
- Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào các dự án du lịch bền vững thông qua cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính.
4. Hệ Thống Thanh Tra và Kiểm Tra Mạnh Mẽ:
- Tăng cường hệ thống thanh tra và kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn du lịch.
5. Thúc Đẩy Du Lịch Cộng Đồng:
- Khuyến khích và hỗ trợ các dự án du lịch cộng đồng để tạo thu nhập và cơ hội phát triển cho cộng đồng địa phương.
6. Tạo Môi Trường Kinh Doanh Thuận Lợi:
- Cải thiện thủ tục hành chính và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành du lịch.
Những kiến nghị trên được đề xuất với hi vọng rằng sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của
ngành du lịch trong tỉnh Trà Vinh.
----------------------------------------HẾT--------------------------------------------